Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Nghĩa vụ tài chính khi chuyển mục đích sử dụng đất

Ảnh minh họa










Năm 1990, ông Vũ Tài (ductai223tnmt@...) mua một mảnh đất loại thổ canh (đất vườn) của người họ hàng. Gia đình ông Tài đã xây dựng nhà ở ổn định từ đó đến nay, không tranh chấp và vẫn đóng thuế sử dụng đất hàng năm.
Vừa qua, ông Tài đến UBND phường để làm các thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) lần đầu. Sau khi kiểm tra hồ sơ, ông Tài được cán bộ địa chính hướng dẫn, loại đất ông Tài nhận chuyển nhượng là thổ canh (đất vườn) mà hiện ông Tài đã xây dựng nhà ở, nên ông phải chuyển mục đích sử dụng một phần đất vườn thành đất ở theo hạn mức và phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng.Ông Tài hỏi, việc thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp của gia đình ông có đúng quy định không?

Đại gia thâu tóm đất vàng 36 Phạm Hùng đã bỏ ra bao nhiêu tiền?

Tập đoàn mua lại 99% vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý tòa nhà ION Complex tại 36 Phạm Hùng. Giá trị phần vốn góp là 198 tỷ đồng.

Gần đây, dư luận đặc biệt chú ý đến thông tin có một tập đoàn bất động sản đại gia đã không ngần ngại chi tiền nhằm tâu tón khu đất vàng ở địa chỉ 36 Phạm Hùng.
Theo đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, một tập đoàn tư nhân trong nước chính thức là chủ đầu tư mới của dự án 36 Phạm Hùng. Cùng với việc đổi chủ ngoạn mục này, dự án ION Complex 36 Phạm Hùng sẽ khởi động trở lại sau 5 năm gần như bất động.
Ngày 4/6 vừa qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014. Tại đại hội, nhiều vấn đề đã được thống nhất: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013; định hướng kinh doanh năm 2014; kế hoạch phân phối lợi nhuận sau thuế và chi trả cổ tức; phương án tăng vốn điều lệ của Tập đoàn, bầu thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát… Và một thông tin “mật” về thương vụ mua lại mảnh đất vàng ở Phạm Hùng cũng được tiết lộ.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông (ảnh FLC)

Đất Xanh Miền Trung phản hồi về dự án Vision City

Ngày 03/6/2014, Công ty CP Đất Xanh Miền Trung (Đất Xanh Miền Trung) có công văn phản hồi, cung cấp thêm một số thông tinliên quan đến hợp đồng dự án Vision City mà Vland đã đề cập trong bài viết trước đó.
Cụ thể, về mức thuế quy định ở Điều 5.2 mà khách hàng phải đóng khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đất Xanh Miền Trung cho rằng, Điều 5.1 trong hợp đồng đã quy định rõ “Bên chuyển nhượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, phí trước bạ, lệ phí công chứng theo quy định hiện hành”. Vậy tất cả các khoản phí và thuế tại thời điểm chuyển nhượng đã được Chủ đầu tư bao trọn gói cho khách hàng. Khoản thuế sử dụng đất quy định ở điều 5.2 là khoản thuế sử dụng đất ở hằng năm mà bất kỳ người sử dụng đất nào cũng phải đóng cho cơ quan nhà nước theo quy định hiện hành, và khoản tiền này được nộp trực tiếp cho cơ quan nhà nước theo quy định (mức thuế hiện tại khoảng dưới 500.000 đồng – tùy theo diện tích đất ở).
 
Đất Xanh Miền Trung, dự án Vison city, bất động sản Đà Nẵng, hợp đồng mua bán căn hộ
Phối cảnh dự án Vision City

Nứt trụ cầu Vĩnh Tuy do chênh lệch nhiệt độ

Các chuyên gia về cầu đường cho rằng nguyên nhân gây xuất hiện vết nứt là do chênh lệch nhiệt độ trong quá trình thi công.
Theo Dự thảo Báo cáo kiểm tra, làm rõ nguyên nhân gây nứt trụ T22 cầu Vĩnh Tuy do Bộ Xây dựng tập hợp từ các chuyên gia, đơn vị có liên quan về tư vấn kiểm định, tư vấn thẩm tra cùng kết quả khảo sát hiện trạng, các chi tiết thu thập được từ hồ sơ thiết kế, thi công và nghiệm thu trụ T22 cầu Vĩnh Tuy và các kết cấu liên quan, tư vấn kiểm định đã khoanh vùng 2 nguyên nhân chính gây nứt trụ cầu.
Nguyên nhân thứ nhất là do trụ cầu Vĩnh Tuy được thiết kế với kết cấu bê tông có kích thước lớn nên khi thi công đã phát sinh lượng nhiệt lớn trong lòng khối đổ (nhiệt do phản ứng thuỷ hoả xi măng, trong khi đó lại không thực hiện các biện pháp phòng chống phát sinh nhiệt độ cao và chênh lệch nhiệt độ cao của khối đổ bê tông.
Sự chênh lệch nhiệt độ trong một khối đổ và giữa các khối đổ đã tạo ra sự chênh lệch về biến dạng và phát sinh ứng suất nhiệt. Bê tông trụ đã bị nứt tại những vị trí có ứng suất nhiệt vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông.
Trụ T22 cầu Vĩnh Tuy xuất hiện vết nứt dọc.

Bắc Giang chỉ đạo kiểm tra kiến nghị về đền bù khi thu hồi đất

Theo phản ánh của bà Phạm Thị Đạt (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), toàn bộ nhà, đất của gia đình bà nằm trong khu vực thu hồi để đầu tư xây dựng công trình Hồ chứa nước Suối Mỡ. Bà Đạt cho rằng, việc giải quyết đền bù cho gia đình bà chưa hợp lý nên đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến cấp có thẩm quyền.
Tuy nhiên, khi kiến nghị của bà Đạt chưa được xem xét, giải quyết thỏa đáng thì Ban giải phóng mặt bằng, Ban quản lý Dự án hồ Suối Mỡ đã xả nước nhấn chìm toàn bộ nhà, đất của gia đình bà.
Hiện giờ, hai mẹ con bà Đạt không có chỗ ở. Bà Đạt đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết thỏa đáng quyền lợi của gia đình bà.
Tiếp nhận kiến nghị của bà Đạt qua Cổng TTĐT Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND huyện Lục Nam kiểm tra, rà soát nội dung, quá trình giải quyết vụ việc và đề xuất biện pháp giải quyết để trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này khi nhận được kết quả giải quyết của cơ quan chức năng.

SSG khẳng định thương hiệu với dự án SSG Tower

Tập đoàn SSG chuẩn bị mở bán căn hộ cao cấp SSG Tower. Dự án là khu phức hợp thương mại - dịch vụ - văn phòng - căn hộ nằm trên khu đất vàng của TPHCM.
02

Hà Nội: Gần 100 khu đô thị chậm tiến độ

Theo báo cáo của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội, trong tổng số 200 dự án khu đô thị mới, nhà ở còn 99 dự án chậm so với tiến độ đã duyệt, 17 dự án cần tiếp tục kiểm tra, rà soát thông tin và 36 dự án chưa đến thời điểm hoàn thành dự án….
HĐND TP cho rằng, để xảy ra tình trạng này trước hết là do Sở kế hoạch và đầu tư  không thực hiện tốt việc giám sát, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư , hướng dẫn chủ đầu tư chưa kịp thời, việc kiểm tra, giám sát còn hạn chế, tiến độ các dự án không bảo đảm. Việc tham mưu giải quyết những vấn đề phát sinh chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến một số dự án bị chậm tiến độ, hạ tầng xã hội thực hiện chậm so với hạ tầng kỹ thuật

Trên cơ sở đó, HĐND yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cần quan tâm hơn việc công bố công khai chương trình phát triển nhà ở để kêu gọi đầu tư; chủ động rà soát các công trình, dự án để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, thu hồi dự án nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng quy định.

Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng ra quyết định thu hồi hàng loạt dự án chậm tiến độ. Đơn cử, trên địa bàn quận Hoàng Mai, Thành phố thu hồi dự án xây dựng Bệnh viện Chữ Thập Đỏ (Hoàng Mai, Hà Nội) do Bệnh viện đa khoa dân lập Chữ Thập Đỏ.
Ảnh minh họa

Tiện ích, an toàn, an ninh là yếu tố hàng đầu cho một môi trường sống tốt

Hiện nay, ở các nước tiên tiến, người dân có xu hướng thiên về lựa chọn sống tại các căn hộ không chỉ vì những tiện ích của nó mà đặc biệt còn vì vấn đề an toàn, an ninh. Mỗi khu căn hộ được quản lý bởi một đơn vị chuyên nghiệp là điều cần thiết vì đơn vị này cùng với cư dân xây dựng nên một tiêu chuẩn và chuẩn mực sống.

Cư dân Sunrise City có thể an tâm với môi trường sống tốt và sự chuyên nghiệp của đơn vị quản lý tòa nhà - Ảnh: Novaland
Cư dân Sunrise City có thể an tâm với môi trường sống tốt và sự chuyên nghiệp của đơn vị quản lý tòa nhà - Ảnh: Novaland 

Tỷ phú sống khổ trong những khu đô thị xa trung tâm

(ĐTCK) Khu đô thị mới nếu không đi kèm tiện ích thật chất lượng, thì cũng chỉ như cô gái có sắc mà không có hương. Vì vậy, hãy trở thành một cư dân thông minh trước khi trở thành người tiêu dùng thông thái.

Hàng rào xanh mướt, lãng mạn của biệt thự đại gia

Phủ xanh biệt thự đang là một trào lưu của không ít các đại gia Hà Nội. Những cây dây leo không chỉ tôn thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn làm mát trong mùa hè.
biệt-thự, đại-gia, nhà-xanh, cây-xanh, cây-dây-leo, làm-mát-nhà, nhà-đẹp, biệt thự, lâu đài
Cây xanh chằng chịt leo kín tường đang là mốt của nhiều nhà đại gia

Chưa đủ điều kiện an cư

Để có thể nhanh chóng tái định cư cho dân tại các khu vực giải tỏa, chính quyền TPHCM đã đầu tư trên 1.000 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư Vĩnh Lộc B (tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) với quy mô trên 2.000 căn hộ. Thế nhưng đến nay vẫn rất ít căn hộ có người ở.
Khu tái định cư khang trang, bề thế nhưng vắng bóng người.

Ngủ gật trong nhà vệ sinh chờ hứng nước sinh hoạt

Tại chung cư Đại Thanh (Hà Đông – Hà Nội), hàng ngàn hộ gia đình đang sống trong tình trạng “sống dở chết dở”. Cứ từ 4-6 giờ sáng ông bà, bố mẹ thay nhau vào nhà vệ sinh bày xô chậu ra... hứng nước.

Mỗi ngày được 30 phút

Theo phản ánh của nhiều người dân hiện đang sinh sống tại chung cư Đại Thanh thì tình trạng thiếu, mất nước sinh hoạt đang khiến cuộc sống của cả trăm, cả ngàn người đang sinh sống tại đây đảo lộn. 

Sống giữa chung cư tưởng chừng sẽ được hưởng các dịch vụ tối ưu, tốt nhất thế nhưng nhu cầu tối thiểu nhất đó là nước sinh hoạt không thể phục vụ đủ nhu cầu thiết yếu của cư dân tại đây. Đã 2-3 tháng nay, hiện tượng nước sinh hoạt bị thiếu một cách trầm trọng đã diễn ra. 

Ngủ gật trong nhà vệ sinh chờ hứng nước sinh hoạt 1
Người dân ở tòa CT8C phải mua nước đóng bình để dùng trong đun nấu.

Nhà ở riêng lẻ trong khu quy hoạch được cấp phép xây dựng tối đa 3 tầng




(SGGP).- Tại cuộc họp giữa Sở Xây dựng TP với 12 quận-huyện có 3 tuyến đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt và Xa lộ Hà Nội đi qua nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép xây dựng (CPXD) sau khi 3 tuyến đường này được UBND TPHCM phê duyệt đồ án thiết kế đô thị riêng 1/2000 (gọi là thiết kế đô thị) và Quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trên các trục đường này vào ngày 5-6, đa số các quận-huyện cho biết gặp nhiều khó khăn khi căn cứ vào thiết kế đô thị được duyệt để CPXD, đặc biệt là đối với những dự án nhà ở riêng lẻ.
Bởi lẽ, các quy hoạch 1/2000, 1/500 của những dự án trên các trục đường này có “độ vênh” về chiều cao, chức năng sử dụng đất và khoảng lùi so với thiết kế đô thị được duyệt.
 

Lúng túng cấp phép xây dựng

Quy định về thiết kế đô thị của UBND TP HCM và quy hoạch 1/2.000 đã được phê duyệt “vênh” nhau khiến các địa phương gặp khó khi cấp phép xây dựng

Chiều 5-6, các phòng quản lý đô thị quận - huyện của TP HCM đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở Xây dựng.
Theo nhận định của hầu hết phòng quản lý đô thị, Quy định về thiết kế đô thị (do UBND TP HCM ban hành vào tháng 3-2014) ở 3 tuyến đường lớn của TP HCM là Võ Văn Kiệt, xa lộ Hà Nội, Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài) và quy hoạch 1/2.000 đã được phê duyệt tại các tuyến đường này có sự “vênh” nhau.
Nội dung “vênh” nhiều nhất là chức năng sử dụng đất, khoảng lùi và tầng cao xây dựng khiến các địa phương có 3 tuyến đường này đi qua lúng túng khi thực hiện cấp phép xây dựng (CPXD).
Nhà xây dựng trái phép trên đường Phạm Văn Đồng (TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH
Nhà xây dựng trái phép trên đường Phạm Văn Đồng (TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH

TP.HCM: Duyệt Nhiệm vụ quy hoạch 1/500 Khu phức hợp Cape Pearl

UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 2595/QĐ-UBND về duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu phức hợp Cape Pearl tại phường 27, quận Bình Thạnh.

Đã chạm đáy, bất động sản VN hấp dẫn hơn các nước khu vực

Từ trái sang, ông Neil MacGregor (thứ 2), ông Đặng Đức Thành (thứ 3) đang thảo luận về thị trường bất động sản Việt Nam với khách tham dự - Ảnh: Lê Hoàng
(TBKTSG Online) - Thị trường bất động sản trong nước đang ở giai đoạn vừa "chạm đáy" và có những dấu hiệu phục hồi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn so với các nước khác trong khu vực.
Đây là thông tin được các diễn giả là các nhà tư vấn bất động sản, chuyên gia kinh tế, ngân hàng, doanh nghiệp... nêu ra trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Singapore, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào chiều ngày 5-6 tại TPHCM.
Tại phiên thảo luận về thị trường bất động sản của diễn đàn, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam - đơn vị tư vấn bất động sản, cho rằng dòng tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư trong khu vực còn nhiều và họ đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia...

16 m2 nhà ở cho người nhập khẩu vào thành phố?

Ðược sở hữu một căn nhà ở TP Hồ Chí Minh là ao ước của nhiều người.
Ðược sở hữu một căn nhà ở TP Hồ Chí Minh là ao ước của nhiều người.

Yêu cầu công chức phải có thái độ nhã nhặn khi tiếp dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy chế thực hiện kỷ cương hành chính và văn hóa công sở tại Văn phòng UBND thành phố. Theo quy chế này, công chức Văn phòng UBND thành phố khi giao tiếp với người dân phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Khi giao tiếp qua điện thoại, cần trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
Nhân viên UBND thành phố không được hút thuốc lá trong phòng họp và nơi công cộng; không sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc tại công sở; trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ, Tết, tiếp khách ngoại giao. Không được đánh bạc, đánh cờ, chơi game hoặc chơi thể thao trong giờ làm việc. Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với người dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ...

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Xử lý dứt điểm các hạng mục xây dựng trái phép

Báo Kinh tế & Đô thị nhận được phản ánh của công dân về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) tại chung cư D11 - Sunrise Trần Thái Tông (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Theo đó, tòa nhà do Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội (HANCO3) làm chủ đầu tư, được cấp phép xây dựng 13 tầng nhưng hiện tại "mọc" thêm tầng 14 với nhiều hạng mục công trình xây dựng trái phép.
Xây dựng sai thiết kế
Theo phản ánh của đại diện Ban Quản trị (BQT) khu chung cư D11, Dự án chung cư D11- Sunrise Trần Thái Tông được UBND TP Hà Nội cấp phép xây dựng cho HANCO3 trên cơ sở thẩm định thiết kế cơ sở số 503/TĐ-SXD ngày 29/4/2005 của Sở Xây dựng Hà Nội với 1 tầng hầm và 13 tầng nổi. Năm 2009, toàn bộ đơn nguyên A đã được HANCO3 chuyển nhượng cho các hộ dân, phần diện tích thương mại tầng 1 và tầng 2 cũng được chuyển nhượng cho 2 cá nhân. Năm 2010, các hộ dân tại tòa nhà đã được cấp Giấy chứng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Đến nay, HANCO3 không còn sở hữu bất cứ diện tích nào trong tòa nhà. Tuy nhiên, điều khó hiểu là HANCO3 đã tự ý tập kết vật liệu, xây dựng thêm nhiều khu văn phòng nằm sát nhà sinh hoạt cộng đồng (SHCĐ). 
Công trình xây dựng trái phép trên nóc chung cư D11.  Ảnh: Lê Đạt
Công trình xây dựng trái phép trên nóc chung cư D11. Ảnh: Lê Đạt

Lập lại trật tự, kỷ cương trong giao đất dự án

Sáng 4/6, Đoàn giám sát số 2 của Thường trực HĐND TP Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt dẫn đầu đã có buổi làm việc với Sở TN&MT về việc chấp hành pháp luật thực hiện đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
Nhiều khu vực phát triển quá “nóng”
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, kết quả công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP giai đoạn từ năm 2006 đến nay là 410 dự án, với tổng diện tích giao đất 4.993ha. Tuy nhiên, dự án phát triển nhà ở tại một số khu vực phát triển quá "nóng", hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không theo kịp, dẫn đến tình trạng dự án không có người mua nhà, hoặc dự án đầu tư đã hoàn thành nhưng không có người đến ở.

Dự án Khu đô thị mới Xuân Phương, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm hiện vẫn chậm tiến độ và bỏ hoang hóa. Ảnh: Phạm Hùng
Dự án Khu đô thị mới Xuân Phương, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm hiện vẫn chậm tiến độ và bỏ hoang hóa. Ảnh: Phạm Hùng

Xử lý dứt điểm các hạng mục xây dựng trái phép

Báo Kinh tế & Đô thị nhận được phản ánh của công dân về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) tại chung cư D11 - Sunrise Trần Thái Tông (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Theo đó, tòa nhà do Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội (HANCO3) làm chủ đầu tư, được cấp phép xây dựng 13 tầng nhưng hiện tại "mọc" thêm tầng 14 với nhiều hạng mục công trình xây dựng trái phép.
Xây dựng sai thiết kế
Theo phản ánh của đại diện Ban Quản trị (BQT) khu chung cư D11, Dự án chung cư D11- Sunrise Trần Thái Tông được UBND TP Hà Nội cấp phép xây dựng cho HANCO3 trên cơ sở thẩm định thiết kế cơ sở số 503/TĐ-SXD ngày 29/4/2005 của Sở Xây dựng Hà Nội với 1 tầng hầm và 13 tầng nổi. Năm 2009, toàn bộ đơn nguyên A đã được HANCO3 chuyển nhượng cho các hộ dân, phần diện tích thương mại tầng 1 và tầng 2 cũng được chuyển nhượng cho 2 cá nhân. Năm 2010, các hộ dân tại tòa nhà đã được cấp Giấy chứng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Đến nay, HANCO3 không còn sở hữu bất cứ diện tích nào trong tòa nhà. Tuy nhiên, điều khó hiểu là HANCO3 đã tự ý tập kết vật liệu, xây dựng thêm nhiều khu văn phòng nằm sát nhà sinh hoạt cộng đồng (SHCĐ). 
Công trình xây dựng trái phép trên nóc chung cư D11.  Ảnh: Lê Đạt
Công trình xây dựng trái phép trên nóc chung cư D11. Ảnh: Lê Đạt

Bộ GTVT "cấm cửa" TVTK, nhà thầu thực hiện Dự án nâng cấp QL18


Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa có Công điện về việc xử lý trách nhiệm các đơn vị có liên quan Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Uông Bí - Hạ Long theo hình thức BOT.

Nội dung Công điện nêu rõ: Vừa qua, sau khi thi công và đưa vào khai thác một thời gian ngắn Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Uông Bí - Hạ Long theo hình thức BOT đã có một số đoạn xuất hiện hư hỏng (lún nứt, hằn vết bánh xe, … ) trên mặt đường.
Để thực hiện nghiêm túc việc quản lý chất lượng công trình, không để lặp lại các hiện tượng tương tự tại các dự án khác, Bộ GTVT yêu cầu nhà đầu tư xử lý trách nhiệm các đơn vị có liên quan tham gia Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long.
Đồng thời các đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công này không được tham gia Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí.
Bộ trưởng Bộ GTVT cũng nghiêm cấm đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công đã tham gia Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Uông Bí - Hạ Long tham gia các dự án ngành GTVT trong thời gian 3 năm.

Phê bình Ban quản lý dự án đường sắt Hà Nội

TP - Do để chậm chễ trong việc triển khai thi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, Ban quản lý dự án đường sắt Hà Nội vừa bị UBND TP Hà Nội có văn bản nhắc nhở và phê bình.
Văn bản do Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký, yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị nghiêm túc rút kinh nghiệm, khẩn trương đôn đốc các nhà thầu tăng nhân lực và thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công các nhà ga và tuyến trên cao.
TP Hà Nội cũng yêu cầu quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh giải phóng mặt bằng khu depot và đường dẫn vào khu depot trước ngày 10/6; Sở Quy hoạch Kiến trúc phải khẩn trương cắm mốc giới tuyến, các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa phải hoàn thành thủ tục thu hồi đất để thực hiện ngay giải phóng mặt bằng.

Sống khổ ở chung cư Đại Thanh


Sống khổ ở chung cư Đại Thanh
Các cư dân tại chung cư Đại Thanh phải huy động cả xô chậu để dự trữ nước
(ĐTCK) Không đủ nước sinh hoạt, chỗ gửi xe chật chội, các tiện ích sinh hoạt khác bất tiện là những nỗi khổ mà nhiều cư dân tại chung cư thương mại rẻ nhất Hà Nội - Đại Thanh đang phải nếm trải.

Hầu hết chung cư cũ đều hư hỏng, xuống cấp

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, Sở đã kiểm định xong chất lượng 85chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
Trong đó, có 3 công trình nguy hiểm cấp D, gồm đơn nguyên 3 chung cư C8 Giảng Võ; nhà tập thể P16A Thụy Khuê và đơn nguyên 1-3 chung cư tập thể Bộ Tư pháp, phố Kim Mã Thượng. Đối với đơn nguyên 3 chung cư C8 Giảng Võ, UBND thành phố đã có quyết định di dời các hộ dân đang sinh sống và bố trí tạm cư. Tuy nhiên, thực tế sau khi chống đỡ tạm tránh sụp cầu thang, các hộ dân không đồng ý di chuyển. 

Tương tự, tập thể P16A Thụy Khuê cũng có quyết định di dời, nhưng mới có 13/29 hộ di chuyển, các hộ còn lại không đồng ý do chưa thống nhất việc bồi thường. Với tập thể Bộ Tư pháp, Sở Xây dựng đã chấp thuận kết quả kiểm định. Theo quy định, công trình nguy hiểm cấp D phải di dời các hộ dân để bảo đảm an toàn. 

Cũng theo Sở Xây dựng, trên địa bàn thành phố còn rất nhiều chung cư cũ là nhà tự quản, Sở đã yêu cầu địa phương kiểm tra, rà soát để có phương án bảo đảm an toàn trước mùa mưa bão 2014 nhưng đến nay mới có 8/12 quận có báo cáo. Hầu hết các khu tập thể Giảng Võ, Thành Công, Hào Nam, Văn Chương, Khương Thượng, Quỳnh Mai… đều hư hỏng, xuống cấp, cấp nguy hiểm B và C.

Cấp 'sổ đỏ' cho nhà đất người dân tự chuyển nhượng

Ngày 4.6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín chủ trì cuộc họp với các sở ngành chức năng của TP nhằm xử lý các vướng mắc khi triển khai Nghị quyết 16 của HĐND TP.HCM về công tác lập quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch trên địa bàn.

Cấp 'sổ đỏ' cho nhà đất người dân tự chuyển nhượng
Nhà lấn chiếm kênh rạch trên địa bàn Q.9 (TP.HCM) - Ảnh: Đình Sơn

Xếp hạng năng lực nhà thầu sẽ hết xin - cho

Bộ GTVT đang hoàn thiện dự thảo quy định xếp hạng năng lực nhà thầu xây lắp. Khi triển khai vào thực tế, việc xếp hạng này sẽ tạo ra sự minh bạch và phân loại triệt để, tránh tình trạng xin - cho tại các công trình, dự án giao thông.
Việc xếp hạng toàn diện năng lực nhà thầu sẽ giúp lựa chọn được các nhà thầu phù hợp với từng loại công trình
Việc xếp hạng toàn diện năng lực nhà thầu sẽ giúp lựa chọn được các nhà thầu phù hợp với từng loại công trình

Xử lý vi phạm trật tự xây dựng bằng... thông báo?

 "7 hộ dân chúng tôi đều qua "hầm" đi chung này. Phía trên là nhà ở của ông Lý, bà Thủy. Theo thiết kế được phê duyệt, nhà ông Lý, bà Thủy có 2 tầng phía trên đường "hầm", nhưng chủ hộ đã tự ý xây thêm 2 tầng và đang tiếp tục thi công thêm tầng nữa, làm thiết kế bị biến dạng, tải trọng quá lớn đã làm rạn nứt đường đi, hạn chế ánh sáng, nguy cơ có thể sập "hầm" bất cứ lúc nào…". Đó là nội dung đơn tố cáo của bạn đọc hiện đang sinh sống tại khu nhà ở để bán Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm gửi Đường dây nóng Báo Hànộimới. 
Việc "chồng" thêm tầng tại nhà N5B2 sẽ gây ảnh hưởng đến kết cấu, tải trọng công trình.
Việc "chồng" thêm tầng tại nhà N5B2 sẽ gây ảnh hưởng đến kết cấu, tải trọng công trình.

Xem xét việc ghi chú quy hoạch trên giấy hồng

Ngày 4-6, UBND TP làm việc với các sở, ngành về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 16 của HĐND TP về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch trên địa bàn TP.
 Về quy định về diện tích tối thiểu khi tách thửa, Sở TN&MT báo cáo trong thời gian qua có tình trạng các đối tượng đầu nậu lợi dụng quy định nêu trên để thu gom, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để phân lô kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, một số quận, huyện hiểu chưa đúng về nội dung các quyết định nêu trên nên từ chối giải quyết tách thửa, gây bức xúc cho người dân. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín yêu cầu Sở TN&MT tiếp tục nghiên cứu sửa đổi nhằm ngăn chặn tình trạng nêu trên, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khó khăn về nhà ở được tách thửa với điều kiện phải đảm bảo kết nối hạ tầng. Sau khi lấy ý kiến các sở ngành, quận huyện UBND TP sẽ ban hành các quyết định để thay thế các quyết định nêu trên.

Phải tuần tra cầu treo nông thôn ít nhất 1 lần/tuần

Tin từ Bộ GTVT ngày 4-6 cho biết, Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa ký ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn. 
Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành phải thực hiện tuần tra theo dõi tình trạng cầu ít nhất 1 lần/tuần đối với cầu đưa vào khai thác dưới 5 năm, 2 lần/tuần đối với cầu đã đưa vào khai thác từ 5 năm trở lên; 1 lần/ngày đối với tất cả các cầu trong những ngày có bão, lũ, lụt. Khi bàn giao cầu, chủ đầu tư, nhà thầu thi công, chủ quản lý sử dụng cầu phải tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các hạng mục công trình, đảm bảo chất lượng, quy định thiết kế thì mới được tổ chức bàn giao, đưa vào sử dụng. Cầu phải được cắm các loại biển báo hiệu đường bộ, lắp đặt bảng hướng dẫn và các biện pháp bảo đảm an toàn khác. 

Thông tư cũng quy định, mọi tổ chức, cá nhân không được tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại các bộ phận, hạng mục của công trình cầu, đặc biệt, phải tuân thủ nghiêm quy định về tải trọng, khổ giới hạn của cầu, tốc độ cho phép khi đi trên cầu.

Gian nan xác định đất bồi thường

Bà Phan Thị Đông Hải (ngụ đường số 4, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM) gửi đơn phản ánh dự án Trường Mầm non phường Bình Trị Đông bị quy hoạch kéo dài gây thiệt thòi cho gia đình bà. Nhiều năm qua, bà Hải không kinh doanh hoặc canh tác gì được trên mảnh đất của mình. do Nhà nước không xác định được đất bồi thường

Dự án Trường Mầm non phường Bình Trị Đông nằm trên khu đất của gia đình bà Hải và bà là đại diện thừa kế, rộng 5.000 m2 mặt tiền đường Trương Phước Phan (phường Bình Trị Đông). Bà Hải cho biết khu đất này do ông cố nội của bà tạo lập từ trước năm 1975. Sau đó, gia đình xây dựng nhà ở và trồng cây ăn quả, phía sau có nghĩa trang gia đình. Theo hồ sơ do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP cung cấp thì lô đất này là đất thổ cư. Tuy nhiên, UBND quận Bình Tân lại ra quyết định thu hồi và bồi thường theo giá đất nông nghiệp.
Khu đất của gia đình bà Phan Thị Đông Hải bị bỏ hoang nhiều năm do quy hoạch làm trường mầm non
Khu đất của gia đình bà Phan Thị Đông Hải bị bỏ hoang nhiều năm do quy hoạch làm trường mầm non

Gian nan xác định đất bồi thường

Bà Phan Thị Đông Hải (ngụ đường số 4, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM) gửi đơn phản ánh dự án Trường Mầm non phường Bình Trị Đông bị quy hoạch kéo dài gây thiệt thòi cho gia đình bà. Nhiều năm qua, bà Hải không kinh doanh hoặc canh tác gì được trên mảnh đất của mình. do Nhà nước không xác định được đất bồi thường

Dự án Trường Mầm non phường Bình Trị Đông nằm trên khu đất của gia đình bà Hải và bà là đại diện thừa kế, rộng 5.000 m2 mặt tiền đường Trương Phước Phan (phường Bình Trị Đông). Bà Hải cho biết khu đất này do ông cố nội của bà tạo lập từ trước năm 1975. Sau đó, gia đình xây dựng nhà ở và trồng cây ăn quả, phía sau có nghĩa trang gia đình. Theo hồ sơ do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP cung cấp thì lô đất này là đất thổ cư. Tuy nhiên, UBND quận Bình Tân lại ra quyết định thu hồi và bồi thường theo giá đất nông nghiệp.
Khu đất của gia đình bà Phan Thị Đông Hải bị bỏ hoang nhiều năm do quy hoạch làm trường mầm non
Khu đất của gia đình bà Phan Thị Đông Hải bị bỏ hoang nhiều năm do quy hoạch làm trường mầm non

Cây đổ hàng loạt, tài xế taxi bị đè chết trong mưa lớn


Cơn mưa lớn tối 4/6 ở Hà Nội khiến nhiều đoạn đường bị ngập, hàng loạt cây xanh, biển quảng cáo bị đổ. Tại khu vực quận Ba Đình, một chiếc taxi bị đè bẹp, tài xế chết tại chỗ.
Nhập mô tả cho ảnh
19h30 ngày 4/6, trong cơn mưa lớn, một cây xanh bị đổ tại khu vực vườn hoa Mai Xuân Thưởng (Quán Thánh, Ba Đình) đã đè bẹp một chiếc taxi làm chết lái xe.