Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Trung tâm thương mại nào có giá thuê “chát” nhất Hà Nội?


(ĐTCK) Tuy giá chào thuê mặt bằng bán lẻ Hà Nội có xu hướng giảm trong những quý gần đây, nhưng có những trung tâm, không phải nhà bán lẻ nào cũng dám đặt chân đến.
Theo các công ty nghiên cứu thị trường như Savills, Cushman Wakefield, trên địa bàn Hà Nội hiện có 149 dự án, cung cấp gần 1 triệu m2 mặt bằng bán lẻ. Việc nguồn cung liên tục gia tăng trong những quý gần đây khiến giá chào thuê phân khúc này có xu hướng giảm.
Trong quý IV, giá thuê trung bình phân khúc này giảm 2% so với quý trước, theo Savills, trong khi theo Cushman Wakefield, giá thuê tầng trệt giảm 9% xuống 0,844 triệu đồng/m2/tháng và giá chào thuê tầng đế giảm 10% so với quý trước, xuống 1,306 triệu đồng/m2/tháng.
Công suất lấp đầy hiện khoảng 83 - 87% và để tăng tỷ lệ lấp đầy, các chủ đầu tư áp dụng phí thuê trên phần trăm doanh thu chứ không áp theo giá cố định.
Trong các trung tâm thương mại tại Hà Nội, thì Tràng Tiền Plaza là trung tâm có giá thuê thuộc loại cao nhất với mức 4,6 triệu đồng/m2/tháng.
Parkson Viet Tower và Vincom City Tower cũng là những trung tâm có giá thuê khá cao với mức giá hơn 2 triệu đồng/m2/tháng. Trong khi đó, giá chào thuê của 2 trung tâm thương mại đình đám mới gia nhập thị trường trong quý IV/2013 là Vincom Mega Mall - Royal City và Vincom Mega Mall - Times City có mức giá từ 0,63 - 0,74 triệu đồng/m2/tháng.
Về giá thuê mặt bằng bán lẻ ở các tuyến phố, dĩ nhiên, vị trí đắt đỏ nhất thuộc phố Tràng Tiền với giá thuê từ 1,6 - 4,2 triệu đồng/m2/tháng. Trong khi đó, giá thuê trên các tuyến phố như Bà Triệu, Phố Huế, Thái Hà, Láng Hạ đều giảm 20 - 30%, đứng ở mức 0,8 - 1,6 triệu đồng/m2/tháng.
Cũng theo Cushman Wakefield, trong năm 2014, thị trường mặt bằng bán lẻ Hà Nội sẽ có thêm 2 dự án gia nhập là Chợ Mơ Plaza và Lotte Center Hanoi.

Sở hữu căn hộ 64m2 tại Nam Sài Gòn với 680 triệu đồng

BizLIVE - 
Công ty Cổ phần Địa Ốc Đại Việt đang giới thiệu và mở bán dự án Khu dân cư Nam Sài Gòn Riverside giai đoạn 3 với mức giá chỉ 680 triệu đồng/căn nhà liền kề 64m2.

Sở hữu căn hộ 64m2 tại Nam Sài Gòn với 680 triệu đồng
Phối cảnh dự án Nam Sài Gòn Riverside
Tọa lạc ngay trên đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, quy mô dự án khoảng 2,56ha gồm 5 khu với 233 sản phẩm nhà liền kề còn lại là hệ thống giao thông và các khu vực tiện ích khác.
Nhà liền kề trong khu dân cư được thiết kế với 2 loại: loại diện tích 64m2 gồm 1 trệt 1 lửng, 2 - 3 phòng ngủ, 1- 2WC, sân vườn trước hơn 10m2; Loại thứ 2 diện tích 80m2 gồm 1 trệt 1 lầu, 2-3 phòng ngủ, 2WC, sân vườn trước sau hơn 10m2.
Theo thông tin từ đại diện chủ đầu tư, giá bán dự kiến ở mức khoảng 680 triệu đồng/căn nhà liền kề 64m2 với đầy đủ tiện nghi hiện đại.
Tiến độ thanh toán được chủ đầu tư chia làm 6 – 7 đợt thanh toán. Hiện dự án đã hoàn thành 70% cơ sở hạ tầng, dự kiến trong sẽ bàn giao nhà hoàn thiện trong năm 2014.

Hà Nội: Duyệt quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông đến 2020



 
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông đến 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011-2015).

Hà Nội: Duyệt quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông đến 2020
Ảnh minh họa
Theo đó, quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông đến 2020 có 10,42% đất nông nghiệp (503,51ha); 88,96% đất phi nông nghiệp (4.299,81ha); 37,71% đất phát triển hạ tầng (1.621,30ha) và 0,63% đất chưa sử dụng.
UBND quận Hà Đông chịu trách nhiệm tổ chức công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê và chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trên địa bàn.

Dự án nhà ở xã hội sẽ dành tối thiểu 20% diện tích cho thuê

NDH) Dự án nhà ở xã hội sẽ quy hoạch rõ phần diện tích để cho thuê. Nếu dự án không nằm trong khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% để cho thuê.


Theo Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi lần 11 của Bộ Xây dựng vừa hoàn chỉnh, dự án nhà ở xã hội phải nằm trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.

Trong trường hợp xây dựng nhà ở xã hội mà chưa có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi chấp thuận đầu tư dự án..

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê. Trường hợp không thuộc khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích đất xây dựng nhà ở hoặc 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê.

Bộ Xây dựng sẽ giải trình về cách tính diện tích chung cư


Cập nhật, 16:27, Thứ Tư, 12/02/2014 (GMT+7)
Dự kiến trong tháng 2/2014, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về quy định tính diện tích sở hữu chung, riêng căn hộ chung cư hiện nay. 
 
Nhiều vụ tranh chấp chung cư xảy ra liên quan đến cách tính diện tích căn hộ
Nhiều vụ tranh chấp chung cư xảy ra liên quan đến cách tính diện tích căn hộ

Theo ông Nguyễn Sỹ Cương - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ngoài Bộ Xây dựng, trong phiên giải trình sắp tới sẽ có mặt nhiều cơ quan, ban ngành liên quan để đưa ra quan điểm về vấn đề này. Một trong những lý do tổ chức phiên giải trình là thời gian qua xảy ra hàng loạt vụ tranh chấp, khiếu nại phức tạp và kéo dài giữa khách mua căn hộ với chủ đầu tư dự án chung cư về cách tính và ghi trong hợp đồng mua bán diện tích sở hữu chung, riêng. Về phía khách hàng cho rằng, chủ đầu tư tính và bán cả diện tích sở hữu chung như cột, hộp kỹ thuật, trong khi chủ đầu tư lại cho rằng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Căn hộ trung cấp tăng giá


 
Động thái tăng giá bán của một số chủ đầu tư các dự án căn hộ trung cấp đang mang đến tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản.

Thống kê của năm 2013 cho thấy, giá phân khúc căn hộ trung cấp đang có dấu hiệu tăng nhẹ so với thời điểm giữa năm. cùng với đó là tính thanh khoản tăng cao ở những dự án căn hộ chung cư sắp hoàn thiện khiến cả chủ đầu tư lẫn người mua đều hài lòng.

Chỉ số giá căn hộ chung cư tại 10 quận, huyện nội thành theo khỏa sát giá giao dịch mà Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố cho thấy, hầu hết giá chung cư ở những quận này đều tăng từ 1-3%, duy nhật quận Cầu Giấy có mức giảm nhẹ 1% ở phân khúc căn hộ trung cấp. Trong khi đó, báo cáo cho thấy, ở quận Hà Đông quý 4/2013 giá chung cư tăng 3%. Quận Đống Đa tăng cao nhất 4%, trong khi đó các quận Ba Đình, Hoàng Mai, Tây Hồ tăng từ 1-2%…

Mặc dù thanh khoản của thị trường căn hộ Hà Nội còn nhiều khó khăn, nhưng ở phân khúc căn hộ trung cấp có vị trí tốt, tiến độ thi công ổn định đang chiếm phần lớn giao dịch trên thị trường. Điều này dẫn tới ở một số dự án phân khúc trung cấp đã xuất hiện khoản “tiền chênh” so với giá gốc từ 20 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng mỗi căn hộ tùy vào dự án. 
Cụ thể, tại chung cư Khu đô thị Golden Silk do Xí nghiệp Xây dựng số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư, khách hàng vẫn phải mua với giá chênh từ 30 - 70 triệu đồng/căn hộ. Tại Dự án CT2 Trung Văn (huyện Từ Liêm) của Vinaconex 3, khách hàng cũng phải mua chênh đến 50 triệu đồng/căn hộ có diện tích dưới 80m2. Hay muốn mua căn hộ diện tích nhỏ tại Dự án Mandarin Garden (quận Cầu Giấy) do Tập đoàn Hòa Phát làm chủ đầu tư khách hàng phải chấp nhận mất tiền chênh đến cả trăm triệu đồng.
Bên cạnh đó, cũng đã có chủ đầu tư quyết định tăng giá sản phẩm như dự án Thăng Long Number One, chủ đầu tư đã quyết định tăng giá 3% (khoảng 2,4 tỷ đồng/căn) sản phẩm dự án này so với giá công bố hồi tháng 11/2013. Cùng với đó là hàng loạt dự án căn hộ trung cấp đang được giao bán với mức giá khá cao như dự án căn hộ trung cấp CT2 Trung Văn Vinaconex3 (Từ Liêm) có giá 19 - 21 triệu đồng/m2; Dự án Khu Ngoại giao đoàn (Xuân Đỉnh, Từ Liêm) có giá 18 - 19 triệu đồng/m2. Phân khúc căn hộ bình dân cũng có nhiều dự án được mở bán như CT12 Văn Phú, với mức giá 12,7 triệu đồng/m2; Nam Xa La có giá bán 12,2 triệu đồng/m2; CT1B Tân Tây Đô (Quốc lộ 32, Hoài Đức) có giá bán 10 triệu đồng/m2…
Việc thị trường căn hộ tăng mạnh thanh khoản, sự xuất hiện của những dự án có mức giá chênh và niềm tin khách hàng quay trở lại đang báo hiệu một năm ấm lên của thị trường căn hộ.

Dự kiến thông xe toàn bộ cầu Nhật Tân từ 10/10/2014

Đại diện Ban điều hành Dự án cầu Nhật Tân, Ban Quản lý dự án 85, Bộ Giao thông – Vận tải cho biết, nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô vào ngày 10/10/2014 sẽ thông xe toàn bộ cầu Nhật Tân. Đến tháng 12/2014 sẽ hoàn thành xong các hạng mục phụ trợ.
Hình hài cây cầu dây văng hiện đại ngày một rõ nét.
Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu thuộc quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội có tổng mức đầu tư sau khi đã được điều chỉnh là hơn 13.600 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến tính từ điểm đầu đến điểm cuối khoảng 8,95 km, trong đó phần cầu chính theo phương án cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp dài khoảng 3,75 km, đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,2 km.
Dự án được chia làm 4 gói thầu chính gồm 1 gói thầu dịch vụ tư vấn và 3 gói thầu xây lắp. Điểm đáng chú ý của dự án là sử dụng công nghệ đúc hẫng, với ưu điểm khi mặt bằng phía dưới chưa được “sạch” thì vẫn có thể thi công được.
Thêm vào đó, theo yêu cầu mỹ thuật và tâm linh của thành phố Hà Nội, cầu Nhật Tân được thiết kế là cầu dây văng liên tục 5 nhịp, 5 tháp tượng trưng cho 5 cửa ô và theo quan niệm về ngũ hành. Trong khi đó với các cầu trên thế giới chỉ thường thiết kế là 2 tháp 3 nhịp.
Đến nay hầu như các gói thầu đều kiểm soát được tiến độ và dự kiến tháng 4/2014 sẽ hợp long cầu chính và tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại để đến tháng 10/2014 sẽ thông xe toàn bộ cầu Nhật Tân./.

Cấm bán nhà chung cư nếu chưa đủ các công trình xã hội

Những dự án nhà chung cư đã hoàn thành xây dựng nhưng chưa đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình tiện ích xã hội của khu vực có nhà ở, chủ đầu tư sẽ không được bán nhà tại dự án đó.


Cấm bán nhà chung cư nếu chưa đủ các công trình xã hội
Chung cư "ma" nhan nhản ở nhiều nơi.
Đây là một nội dung đáng chú ý tại Dự thảo lần thứ 11 Luật Nhà ở sửa đổi vừa được Bộ Xây dựng hoàn thành trình Chính phủ phê duyệt.
Bởi lẽ, từ thực tế hiện nay của thị trường bất động sản cho thấy rõ, tình trạng “chung cư 3 không”, “chung cư nhiều không” hoặc “thiếu đủ thứ”… không hề hiếm.

Chưa nhận nhà, người mua chỉ phải đóng tối đa 70%

(ĐTCK) Bộ Xây dựng vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần 11.
Theo quy định tại dự thảo lần này, tổng số tiền ứng trước của người mua nhà ở không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua được cấp Giấy chứng nhận sở hữu đối với nhà ở đó.
Trường hợp chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì chỉ được ứng trước tiền mua nhà ở của khách hàng không vượt quá 50% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở và không vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua được cấp Giấy chứng nhận sở hữu đối với nhà ở đ

Thị trường chung cư Hà Nội – những tín hiệu vui đầu năm

Một góc Khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội). (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Thống kê gần đây cho thấy, giao dịch bất động sản căn hộ chung cư tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội có dấu hiệu tăng, đem đến những tín hiệu mừng cho một năm mới được kỳ vọng là "năm ấm áp" của thị trường nhà đất. 

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, chỉ số giá giao dịch căn hộ chung cư phân khúc trung cấp trong quý IV/2013 đã tăng nhẹ. Cụ thể, tại quận Ba Đình tăng từ 81 lên 83%, quận Đống Đa tăng từ 75 lên 79%, Hà Đông tăng từ 66 lên 69%, Hoàng Mai tăng từ 71 lên 72%, Long Biên tăng từ 81 lên 82%, Tây Hồ tăng 82 lên 84%... 

Đáng chú ý, ngay những ngày năm mới, tại một số sàn giao dịch bất động sản lớn khu vực Hà Đông, Linh Đàm, lượng người đến giao dịch mua bán căn hộ chung cư, nhà đất thổ cư từ 1-2 tỷ đồng cải thiện rõ rệt so với cùng thời điểm năm trước. Theo các chuyên gia bất động sản, sở dĩ nhiều người dân quyết định mua nhà thời điểm ngay sau Tết là do họ đang rất kỳ vọng vào gói vay 30.000 tỷ đồng, với điều kiện vay sẽ dễ hơn, thời hạn vay được kéo dài, lãi suất thấp. 

Yêu cầu rà soát các quy hoạch xây dựng trên phạm vi cả nước


(DĐDN) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch xây dựng trên phạm vi cả nước, trong đó chú trọng các đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch chung các đô thị.


Xây dựng quy hoạch và thiết kế đô thị mẫu tại một số đô thị theo vùng, miền để phổ biến rộng rãi cho các địa phương
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành xây dựng cần tập trung cao độ cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước của Ngành, trọng tâm là các dự án Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để trình Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, xây dựng quy hoạch và thiết kế đô thị mẫu tại một số đô thị theo vùng, miền để phổ biến rộng rãi cho các địa phương. Tổng hợp danh mục các tỉnh có khó khăn về kinh phí lập quy hoạch, đặc biệt một số tỉnh miền núi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Những dự án hứa hẹn doanh thu 'khủng' trong năm 2014


Năm 2014, nhiều chủ đầu tư dự án bất động sản có khả năng đạt doanh thu ngàn tỷ  một khi hoàn thành việc  xây dựng cơ sở hạ tầng và có sản phẩm ra thị trường.

Rõ ràng nhất trong số này phải kể đến Times City (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) của Tập đoàn Vingroup, với khoảng 2.000 căn hộ đã hoàn thành xây dựng từ quý III/2013, nhưng chủ đầu tư vẫn còn "găm lại". Nếu thị trường có mãi lực tốt, việc bán đi một nửa số căn hộ này sẽ mang về doanh thu cho Vingroup số tiền vài ngàn tỷ đồng, chưa kể số hàng hoá chưa bán tại 2 dự án khác cũng tại Hà Nội là Royal City (quận Thanh Xuân) và Vincom Village (quận Long Biên).
Những dự án hứa hẹn doanh thu 'khủng' trong năm 2014
Times City là một trong những dự án bất động sản hứa hẹn mang lại doanh thu lớn cho Vingroup
Năm 2013, trong khi nhiều doanh nghiệp BĐS thua lỗ, thì Vingroup vẫn có mức doanh thu và lợi nhuận "khủng". Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2013 cho biết, doanh thu trong quý III của tập đoàn này đạt 8.469 tỷ đồng, tăng 560% so với quý III/2012. Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt 11.601 tỷ đồng, tăng 129% so với cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận sau thuế trong quý III đạt 2.011 tỷ đồng, tăng 1.566% so với mức 120 tỷ đồng trong quý III/2012. Nguồn doanh thu của Vingroup tăng cao trong quý III đến từ việc ghi nhận doanh thu từ 2 dự án lớn trọng điểm là Royal City và Times City.
Một dự án khác cũng có khả năng đạt doanh thu ngàn tỷ đồng trong năm 2014 là Khu đô thị Ecopak (Văn Giang, Hưng Yên) của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico). Dù chủ đầu tư khá kín tiếng về mức doanh thu, lợi nhuận của dự án này trong năm 2013, nhưng với việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và chào bán các sản phẩm hoàn thiện gồm: chung cư Rừng Cọ (1.500 căn hộ), nhà liền kề Phố Trúc, biệt thự Vườn Tùng, Vườn Mai (hơn 350 căn)..., nếu diễn biến thị trường tiếp tục ấm lên, thì năm 2014, Ecopark sẽ mang về cho Vihajico con số doanh thu "

Sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực tiễn


ÔNG LÊ VĂN TĂNG - CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ ĐẤU THẦU (BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ)
(Tài chính) Luật Đấu thầu năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 đã sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật cũ ban hành năm 2005, đáp ứng kịp thời yêu cầu phải có một môi trường minh bạch, cạnh tranh cho hoạt động đấu thầu, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước. Những điểm mới đó là gì và khác luật cũ như thế nào?
    Sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực tiễn
    Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình tổ chức lựa chọn và thực hiện gói thầu. Nguồn: internet
    Luật sửa đổi có gì mới?
    Luật Đấu thầu năm 2013, sau khi được ban hành đã bổ sung, khắc phục yếu điểm của luật cũ. Cụ thể là:
    Thứ nhất, luật mới đã đa dạng hóa phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp giá đánh giá thấp nhất quy định tại Luật Đấu thầu năm 2005, mặc dù là một phương pháp tiên tiến phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng chưa tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam nên trong một số trường hợp khó áp dụng.
    Luật Đấu thầu năm 2013 đã khắc phục hạn chế này, bổ sung thêm các phương pháp đánh giá mới để tăng tính chủ động, linh hoạt cho chủ đầu tư trong việc lựa chọn nhà thầu phù hợp hơn với từng loại hình và quy mô của gói thầu, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ thầu giá thấp, nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Cụ thể, khi đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, thì chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong các phương pháp, như: phương pháp giá thấp nhất, phương pháp giá đánh giá, phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Còn đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong các phương pháp, như: phương pháp giá thấp nhất, giá cố định, dựa trên kỹ thuật, hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
    Thứ hai, bổ sung thêm hình thức lựa chọn nhà thầu. Ngoài những hình thức lựa chọn nhà thầu đã được quy định trong Luật Đấu thầu năm 2005 (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt), Luật Đấu thầu năm 2013 còn bổ sung thêm hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng để phù hợp với thực tiễn, nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và tạo việc làm cho người lao động trong nước. Những gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hay những gói thầu có quy mô nhỏ, nếu cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu có thể đảm nhiệm, thì được giao thực hiện toàn bộ hay một phần gói thầu đó.

    Chỉ được ký bán nhà chung cư từ khi xây xong phần móng

    Dự thảo lần thứ 11 của Luật Nhà ở có quy định về trường hợp bán nhà ở hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư dự án chỉ được phép ký hợp đồng mua bán nhà ở khi có đủ các điều kiện như: Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có Giấy phép xây dựng (nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng); đã giải chấp đối với trường hợp có thế chấp nhà ở;
    Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được ký hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
    Đối với nhà chung cư thì đã hoàn thành việc xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thì đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (gồm đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống cấp điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng) của khu vực nhà ở theo thiết kế và tiến độ được duyệt;
    Và, phải có hợp đồng bảo đảm giao dịch nhà ở ký với tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại theo quy định của Luật này; Đã có văn bản báo cáo và được cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở chấp thuận cho phép kinh doanh bán nhà ở đó.
    Tuy nhiên, Dự thảo Luật này cũng quy định: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không được ký hợp đồng cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai nhưng được ký hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo thỏa thuận khi đã có đủ điều kiện theo quy định tại Luật này.
    Về giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại, Dự thảo Luật quy định do các bên thoả thuận trong hợp đồng; trường hợp pháp luật có các quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định của pháp luật./.

    UBND phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) “tiền trảm hậu tấu”: Doanh nghiệp và người dân điêu đứng

    Chưa có bất kỳ một quyết định thu hồi đất nào từ phía các cơ quan có thẩm quyền nhưng UBND phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn ra thông báo yêu cầu di dời tài sản, dỡ bỏ nhà xưởng ngày cận Tết.

    UBND phường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) “tiền trảm hậu tấu”: Doanh nghiệp và người dân điêu đứng 1
    Khu vực đất ao Hợp Tiến bao gồm cả nhà xưởng của Công ty In và Thương mại Thái Hà và nhà ở của các hộ dân. Ảnh: PB
     
    Theo trình bày của Công ty In và Thương mại Thái Hà và các hộ dân đang sinh sống, sản xuất tại khu vực ao Hợp Tiến, tổ 6, phường Quang Trung: Chiều tối ngày 25/1/2014 (tức ngày 25 tháng Chạp âm lịch), có hai cán bộ phường Quang Trung đến dán thông báo số 03/TB-UBND yêu cầu di dời tài sản, dỡ bỏ nhà xưởng trong khuôn viên Dự án Quy hoạch hồ Ba Giang.
     
    Điều đáng nói là trước đó, cả Công ty và các hộ dân ở đây chưa nhận được bất kỳ quyết định nào về việc thu hồi đất liên quan đến dự án này.
     
    Ông Bùi Hồng Hải, Phó Giám đốc Công ty In và Thương mại Thái Hà cho biết, trên cơ sở Quyết định số 3747/UBND-KHĐT ngày 5/12/2008 của UBND TP Hà Nội giao cho Công ty In và Thương mại Thái Hà làm chủ đầu tư dự án DD1A (dự án xã hội hóa đầu tư xây dựng nhà tái định cư) tại địa chỉ khu vực ao Hợp Tiến, tổ 6, phường Quang Trung, Công ty đã 2 lần xây dựng nhà xưởng cấp 4 để phục vụ sản xuất và làm nhà tạm để triển khai dự án DD1A.

    Nhà tái định cư Hà Nội: Vẫn ngổn ngang trăm bề

    Từ cuối năm 2012, UBND Tp. Hà Nội ban hành quy chế đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư (TĐC) và nhà ở xã hội được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, những bất cập liên quan đến quản lý, phát triển nhà TĐC khó lòng giải quyết một sớm một chiều.
    Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong năm 2014, Hà Nội tiếp tục thực hiện đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 các khu chung cư TĐC thuộc địa bàn.
    Vẫn khó an cư!
    Nhà TĐC đóng vai trò thiết yếu trong rất nhiều kế hoạch, đề án, chương trình đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân mang tầm vóc Quốc gia, tỉnh thành.
    Đặc biệt, với những đô thi đặc biệt, loại 1 hoặc loại 2 có mật độ dân cư ngày càng tăng như Hà Nội.
    Ở Tp.HCM, nhà TĐC đã trở thành một trong số các giải pháp hữu hiệu của cơ quan chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh sống (ổn định lâu dài hoặc thuê) của cư dân.
    Tại Thủ đô, sau khi thị trường BĐS gặp cơn "giá lạnh", dư luận và giới hoạch định chính sách mới nhận ra những khiếm khuyết "chết người" của địa ốc: bỏ quên nhu cầu ở thực – nguồn cầu chính của thị trường bấy lâu nay. Trước đó, nhà TĐC vẫn chỉ được coi là phương án "tạm" cho những trường hợp phải di dời, chuyển chỗ ở để phục vụ giải phóng mặt bằng, phát triển dự án.
    Đến nay, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân Thủ đô đã quen dần với cụm từ "tồn kho", "nợ xấu" hay như "BĐS đóng băng" và tìm cách chung lưng giải quyết. Song hành với sự chờ đợi phập phồng vào nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh trong năm 2014, phần đa người dân tại Hà Nội vẫn đeo đẳng giấc mơ an cư.
    Nhà TĐC vẫn phải vượt qua rất nhiều bất cập để mang tới cuộc sống an cư cho người dân

    Thủ tướng sẽ duyệt những dự án nhà ở “quy mô sử dụng đất lớn”?


    BizLIVE - 
    Theo Dự thảo lần 11 Luật Nhà ở sửa đổi vừa được Bộ Xây dựng hoàn thành, những dự án nhà ở có quy mô sử dụng đất lớn phải trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

    Thủ tướng sẽ duyệt những dự án nhà ở “quy mô sử dụng đất lớn”?
    Luật Nhà ở sửa đổi kỳ vọng sẽ khắc phục được những kẽ hở trong việc cấp phép, giao đất.
    Bộ Xây dựng vừa hoàn thành Dự thảo lần thứ 11 Luật Nhà ở sửa đổi trình Chính phủ phê duyệt, trong đó có một nội dung hoàn toàn mới quan trọng về việc chấp thuận đầu tư, thẩm định phê duyệt các dự án phát triển nhà ở.
    Thời gian qua, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lượng tồn kho bất động sản tăng cao, thị trường gặp khó kéo dài chính là tình trạng các dự án nhà ở được nhiều địa phương phê duyệt, cấp phép “nóng vội”.

    Tăng thời gian sở hữu nhà ở cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) đã "nới" nhiều điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

    Bộ Xây dựng vừa hoàn thành bản Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 4 trình Chính phủ xem xét trong đó có khá nhiều nét mới linh hoạt hơn trong việc quản lý và phát triển nhà ở. Một trong những nội dung khiến dư luận đặc biệt quan tâm chính là Dự thảo lần này đã rộng cửa hơn cho việc sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam.
    Theo đó, Dự thảo Luật Nhà ở quy định đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưngtối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu có nhu cầu.

    Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không vượt quá  thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận  và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này.

    Chưa nhận được sổ đỏ, khách hàng được giữ 5% tiền nhà


    (NDH) Trong việc mua bán nhà thương mại, chủ đầu tư dự án chung cư phải hoàn thiện xong phần móng mới có điều kiện làm hợp đồng mua bán và trước khi nhận giấy chứng nhận sở hữu nhà, người mua chỉ cần trả trước 95% giá trị căn nhà.


    Dự thảo lần thứ 11 mà Bộ Xây dựng vừa sửa đổi và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong năm nay quy định rõ việc mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

    Tân Vũ - cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

    Chiều qua, ngày 11/2, BQL Dự án 2 ( Bộ Giao thông vận tải) đã tổ chức Lễ ký hợp đồng gói thầu xây dựng dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện, nằm ở phía đông thành phố Hải Phòng.

     Cầu vượt Đầm Thị Nại, hiện đang là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

    Theo phê duyệt của Bộ Giao thông vận tải, cây cầu này có chiều dài 15,63, sẽ đi qua quận Hải An, huyện Cát Hải của thành phố Hải Phòng, điểm cuối sẽ tiếp giáp với Cảng Lạch Huyện.Như vậy Tân Vũ sẽ là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nếu hoàn thành. 
    Cầu sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn với 4 làn xe, quy mô mặt cầu 16m, phần vượt biển dài 5,44km. Và theo kế hoạch đề ra, công trình sẽ khởi công vào ngày 15/2 tới đây và gấp rút hoàn thành sau 36 tháng thi công.
    Được biết dự án này được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, tổng mức kinh phí đầu tư là 11.849 tỷ đồng. Theo Bộ Giao thông vận tải, xây dựng cầu Tân Vũ là việc cần thiết phải làm, vì nó có ý nghĩa kết nối các khu vực đang phát triển tại phía Đông thành phố Hải Phòng với cảng Lạch Huyện, và kết nối với đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội cũng đang được đầu tư xây dựng.

    AZLand và 'ván bài' mới ở AZ Lâm Viên Complex

    Tấm biển mới tại dự án AZ Lâm Viên Complex (Ảnh: Quang Hà)Tấm biển mới tại dự án AZ Lâm Viên Complex (Ảnh: Quang Hà)
    Công ty cổ phần Đầu tư Lạc Hồng vừa nhận trách nhiệm thi công tiếp Dự án AZ Lâm Viên Complex nhiều tai tiếng, do Công ty cổ phần Bất động sản AZ (AZ Land) làm chủ đầu tư, sau khi nhà thầu Vinaconex 1 rút đi.
    Dự án Cao ốc hỗn hợp văn phòng - chung cư AZ Lâm Viên nằm tại số 107 - Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội. Theo những thông tin mà chúng tôi có được, Dự án AZ Lâm Viên Complex của AZLand có vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, được khởi công vào đầu năm 2010. Công ty CDC (Bộ Xây dựng), Davis Langdon & Seah Việt Nam và Công ty Coteba (Pháp) tư vấn giám sát.

    Ký hợp đồng xây dựng Dự án đường Tân Vũ - Lạch Huyện


    Chiều qua (11/2), đại diện Ban quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông - Vận tải) và Liên danh Sumitomo Mitsui (Nhật Bản) - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 đã ký hợp đồng Gói thầu số 6 đoạn Km 0 - Km15+630, Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện (TP. Hải Phòng) sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản với giá trúng thầu là 10.182 tỷ đồng.
    Gói thầu số 6 là gói thầu xây lắp chính của Dự án (gói thầu số 6) bao gồm việc xây dựng 16 km đường nối từ Tân Vũ - điểm cuối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tới cảng Lạch Huyện (đảo Cát Hải) trong đó có cầu Tân Vũ vượt biển dài 5,44 km theo tiêu chuẩn đường cấp III, nền đường rộng 29,5 m, quy mô 6 làn xe.
    Dự án có tổng mức đầu tư 11.849 tỷ đồng được khởi công vào ngày 15/2 tại quận Hải An (TP. Hải Phòng).

    Hà Nội thu hồi hơn 92.000m2 đất tại Mê Linh

    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định thu hồi 92.400m2 đất bãi bồi ven sông Hồng tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh.

    Hà Nội thu hồi hơn 92.000m2 đất tại Mê Linh
    Ảnh minh họa
    Theo đó, diện tích đất thu hồi được giới hạn bởi mốc A, B, C, D xác định tại bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 do Công ty Cổ phần Tư vấn trắc địa bản đồ Đông Hải lập tháng 12/2012.
    Hơn 92.000m2 đất này được thu hồi cho Công ty TNHH Phước An thuê để thực hiện dự án đầu tư khai thác đất, cát đen bãi ven sông Hồng và tính tiền thuê đất hàng năm.
    Trong quá trình sử dụng, bên thuê không được xây dựng công trình, không được hoạt động khai thác trong mùa lũ, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Đê điều, phòng chống lụt bão…
    Công ty Phước An có trách nhiệm liên hệ với UBND huyện Mê Linh và các cơ quan có liên quan để thực hiện các thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất, tiến hành bàn giao đất và thực hiện ký hợp đồng thuê đất, xác định tiền thuê đất và nộp tiền thuê đất theo quy định.

    Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

    Hà Nội chốt phương án cho phần diện tích dịch vụ tại các khu tái định cư

    Phần diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 các khu chung cư tái định cư trên địa bàn Hà Nội sẽ tiếp tục được UBND thành phố thực hiện đấu giá quyền thuê trong năm 2014.


    Hà Nội chốt phương án cho phần diện tích dịch vụ tại các khu tái định cư
    Các đơn vị kinh doanh tại khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính. Ảnh: V.M
    Nguồn tin từ Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, thành phố Hà Nội đã chốt phương án cho phần diện tích kinh doanh dịch vụ tại các khu chung cư tái định cư trên địa bàn toàn thành phố trong năm 2014.
    Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện đấu giá quyền thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 các khu chung cư tái định cư trên địa bàn trong năm nay.

    Đầu năm, bàn về tính minh bạch trên thị trường địa ốc

    (ĐTCK) Nhiều kỳ vọng cũng như không ít băn khoăn về tính minh bạch của thị trường bất động sản, khi Luật Đất đai (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
    Đã có thời gian dài, thị trường bất động sản lên cơn “sốt nóng”, giá cả lên từng ngày, thậm chí từng giờ. Người ta có thể làm giàu từ những thông tin kiểu “rỉ tai nhau”, rằng “chỗ này đã được quy hoạch”, “chỗ kia đã có chủ đầu tư”…, và tiếp theo đó là cuộc chạy đua tìm các suất “ngoại giao” hay “ưu đãi”.
    Chính từ những giao dịch “ngầm” như vậy, người ta sẵn sàng chấp nhận mua bán nhà đất kiểu tù mù, đến mức giá trong hợp đồng mua bán giữa hai bên chỉ là một phần, tiền chênh phải trả bên ngoài lên tới hàng trăm, có khi hàng tỷ đồng thì không được ghi nhận. Đến khi có tranh chấp xảy ra thì phần thua thiệt luôn thuộc về khách hàng.
    Là người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực quản lý đất đai, GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong giao dịch đất đai thời gian qua, nhiều hợp đồng chuyển nhượng được ghi giá còn thấp hơn cả khung giá quy định của Nhà nước, làm cho không thể tìm được chứng cứ ghi nhận giá thị trường, dù không ít người đi mua biết rằng nếu xảy ra tranh chấp thì rủi ro hợp đồng bị tuyên vô hiệu trong trường hợp này là rất lớn.

    Ký hợp đồng xây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á


    Chiều nay (11/2), Ban QLDA 2 (Bộ GTVT) đã ký hợp đồng với các nhà thầu thực hiện Gói thầu số 6, xây lắp đoạn từ Km0 đến Km15+630 Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện (Hải Phòng).
    Đại diện Ban QLDA 2 cùng các nhà thầu trong Lễ ký hợp đồng
    Đại diện Ban QLDA 2 cùng các nhà thầu trong Lễ ký hợp đồng
     Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện là một trong những dự án trọng điểm quốc gia, là hợp phần hết sức quan trọng và cần thiết của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện. Dự án được xây dựng mới sẽ kết nối các khu vực đang phát triển tại phía Đông TP.Hải Phòng với cảng Lạch Huyện, KCN Đình Vũ cũng như kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang được đầu tư xây dựng.
     
    Mục tiêu của dự án là giảm chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn và rủi ro do vận chuyển bằng phà và sà lan; Giảm tai nạn và tắc nghẽn giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu; Kích thích phát triển công nghiệp ở ven biển Hải Phòng và thúc đẩy hoạt động du lịch tại quần đảo Cát Bà...
     
    Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 15.63km đi qua địa bàn quận Hải An và huyện Cát Hải của TP.Hải Phòng, với điểm đầu dự án tại nút giao Tân Vũ đi theo hướng Đông qua KCN Nam Đình Vũ, vượt Kênh Nam Triệu sang đảo Cát Hải tại vị trí gần bến phà Ninh Tiếp và kết thúc ở điểm cuối dự án tiếp giáp với cổng cảng Lạch Huyện.
    Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện sẽ là cây cầu bắc qua biển dài nhất Đông Nam Á

    Chủ đầu tư được tự quyết định diện tích nhà chung cư

    Chủ đầu tư được tự quyết định diện tích nhà chung cư


    Đây là điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này.

    Dự thảo nêu rõ, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được quyết định lựa chọn các loại diện tích nhà ở khác nhau, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt và nội dung văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

    Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch, thiết kế được duyệt và phù hợp với từng khu vực khác nhau theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án.

    Dự thảo cũng quy định, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đều được quyền tham gia phát triển nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua. Trường hợp phát triển nhà ở thương mại theo dự án thì chủ đầu tư phải có đủ các điều kiện sau đây: Là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    Có đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển nhà ở thương mại lần đầu tại Việt Nam thì phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a và điểm c khoản này;

    Có đủ vốn pháp định; có vốn để ký quỹ thực hiện đối với từng dự án phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản.

    Hà Nội sắp có hầm 90 tỷ xuyên đê sông Hồng?


     - “Tại nút giao Chương Dương, nếu làm cầu vượt sẽ không đáp ứng được yêu cầu về mỹ thuật, về địa hình… nên thành phố đã quyết định làm hầm xuyên đê”.
    Ông Phạm Hoàng Tuấn - PGĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết xung quanh việc TP chọn phương án làm hầm đường bộ xuyên đê sông Hồng từ phố Chương Dương Độ sang phố Trần Nguyên Hãn thay vì làm cầu vượt.
    Hà Nội, hầm 90 tỷ, xuyên đê, Sông Hồng, Kim Liên, mỹ thuật
     
    Dự kiến, tổng mức đầu tư xây dựng công trình này khoảng 90 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, thời gian hoàn thành là cuối năm 2015.
    Theo đó, UBND TP.Hà Nội vừa quyết định nghiên cứu đầu tư dự án hầm đường bộ từ phố Chương Dương Độ sang phố Trần Nguyên Hãn, nối với Hồ Gươm. 
    Nếu được thông qua, dự án sẽ được khởi công xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2015 với tổng mức đầu tư khoảng 90 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố.
    Theo UBND TP.Hà Nội, việc xây dựng hầm đường bộ có kết hợp đường cho người đi bộ này nhằm tăng cường khả năng khai thác các tuyến đường, tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất dôi dư hiện có của phường Chương Dương và Phúc Tân.