Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Những điểm cần lưu ý khi ký hợp đồng mua bán nhà ở

(ĐTCK) Người mua nhà giờ đây đã trở thành những thượng đế đích thực của các DN bất động sản khi thị trường đang ở tình trạng cung vượt cầu. Tuy nhiên, trước những khối tài sản có giá trị cả tỷ đồng, thậm chí nhiều tỷ đồng, các khách hàng vẫn cần thận trọng với các hợp đồng mua bán căn hộ chung cư do chính các chủ đầu tư soạn thảo.
Hợp đồng thường có lợi cho chủ đầu tư?

Thăng Long Garden:Xây sai phép vì Sở gợi ý bằng... miệng

(VTC News) – Mặc dù chưa có văn bản điều chỉnh quy hoạch nào và cũng chưa có sự thỏa thuận của cư dân, nhưng chủ đầu tư dự án Thăng Long Garden vẫn tự ý xây một sân tennis 2 tầng trên diện tích đất dành cho cây xanh vì được Sở Xây dựng gợi ý…bằng miệng.

Giấy phép bằng... miệng

Như báo điện tử VTC News đã phản ánh trong bài “Dự án Thăng Long Garden bị ‘tố’ hàng loạt sai phạm”, phần diện tích được bố trí là bể ngầm, thảm cỏ trước khu vực tòa nhà A2 nay đã bị biến thành một sân tennis 2 tầng. Hiện công trình này đang thi công một hệ thống cột và đổ xong sàn tầng 1.

Thăng Long Garden:Xây sai phép vì Sở gợi ý bằng... miệng
Khu đất trước tòa nhà A2 được quy hoạch là cây xanh, bể ngầm nhưng cũng đang được xây cột và đổ sàn tầng 1. Ảnh: Châu Anh

Đâu là 'cứu tinh' của bất động sản Đà Nẵng?


VTC News) - 
Trong khi các phân khúc tiếp tục ảm đạm, các nhà đầu tư lâm vào hoàn cảnh khó khăn thì sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng lại khởi sắc. 

BĐS du lịch tiếp tục tăng trưởng tốt
Trong khi các phân khúc tiếp tục ảm đạm, các nhà đầu tư lâm vào hoàn cảnh khó khăn thì sản phẩm BĐS du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng lại tiếp tục khởi khắc. Sự khởi sắc này được ví như “cứu tinh” của thị trường BĐS Đà Nẵng đã chìm lắng quá sâu.

Anh Đình Triên, chủ một khách sạn vừa đưa vào hoạt động cho biết: “Chưa bao giờ kinh doanh khách sạn tại Đà Nẵng lại “khỏe” như hiện nay. Công suất phòng bình quân đạt 60-70%, thấp điểm cũng đạt 50% và cao điểm luôn “full” phòng. Thậm chí “bán” cho các công ty lữ hành cũng sống khỏe. Chính sức hấp dẫn này mà trong thời gian vừa qua, liên tiếp những khách sạn tại trung tâm thành phố cũng như ven biển được mọc lên nhanh chóng”.

Đâu là 'cứu tinh' của bất động sản Đà Nẵng?
Thị trường du khách hấp dẫn kéo theo các công trình khách sạn trên địa bàn Đà Nẵng, nhất là khu vực ven biển được mọc lên nhanh chóng

Choáng” với giá chênh tại dự án Ao Sào




Chưa hết ngạc nhiên về tốc độ bán hàng của dự án này thì chúng tôi choáng váng khi nghe tới giá. Thời điểm này, giá đất tại lô có "view hồ" là 22 triệu đồng/m2, "nhưng đấy là giá ghi trong hợp đồng, còn giá bên em bán ra là 52 triệu đồng/m2. Trong vòng 7 ngày kể từ ngày hợp đồng, anh sẽ phải đóng 40% của giá 22 triệu, cộng với toàn bộ tiền chênh là 2,1 tỉ, cộng với tiền xây dựng, tổng cộng khoảng 3 tỉ thôi".

Hàng "hot"


Chưa nhận định được giá BĐS có giảm nữa hay không?

 Ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group cho rằng, để đánh giá giá BĐS hiện nay đang cao hay thấp thì cần có đánh giá nghiên cứu sâu hơn và giá tăng hay giảm còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Thời điểm “vàng” cho cả người mua và nhà đầu tư


(Xây dựng) - “Các căn hộ có diện tích dưới 100m2 hiện rất khó mua. Các dự án có giá bán trên dưới 20 triệu đồng mỗi m2 không còn hàng. Dự án từ vành đai 3 đổ vào giao dịch vẫn tốt, người mua để ở là chủ yếu, không phải nhà đầu tư", Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định.

Kiến nghị đầu tư thêm 339 triệu USD cho dự án đường sắt trên cao

Bộ GTVT vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức đầu tư cho dự án đường sắt trên cao Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông thêm 339 triệu USD, nâng tổng mức đầu tư của dự án này từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD.

Kiến nghị đầu tư thêm 339 triệu USD cho dự án đường sắt trên cao
Hệ thống trụ cột của tuyến đường sắt số 3 đã được xây dựng xong và đang được thi công lắp dầm. Ảnh: VNE

Thời điểm Vàng đi thuê văn phòng

Theo chương trình “Thời điểm vàng 2014” để thuê văn phòng của công ty Vincom Office, khách thuê văn phòng tại Royal City, Times City và Vincom Center Đồng Khởi sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt, kèm nhiều chính sách hấp dẫn từ 15/4 - 15/07/2014.


Theo đó, khách hàng đăng ký thuê văn phòng sẽ được nhận nhiều ưu đãi như miễn phí thuê và phí dịch vụ; miễn phí chỗ để xe; giảm giá quảng cáo tại màn hình LED; tặng thẻ tập GYM; tặng thẻ thành viên các hiệp hội như Amcham, Eurocham....với thời hạn và điều khoản cụ thể tùy theo từng dự án.
ss

Thi công kiểu bẫy người đi đường


 Thứ tư, 23/04/2014 10:55 
 
(CAO) Những ngày qua, nhiều hộ dân sống ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) gọi điện cho PV Báo CA TP.HCM phản ánh tình trạng các đơn vị thi công cống thoát nước trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Nguyễn Thái Học, Lương Văn Chánh… múc đất đổ trên đường, tạo thành những hố sâu làm tồn đọng nước, bốc mùi hôi thối; trong khi đó xe múc nằm ngổn ngang trên đường gần nửa tháng nay mà không thấy thi công tiếp.
Được biết, tình trạng trên diễn ra đã khá lâu, không chỉ gây bức xúc, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân hai bên đường mà còn gây nên tình trạng mất an toàn, nguy hiểm cho những người tham gia giao thông cũng như mất mỹ quan đô thị.
Một người dân bức xúc cho hay: “Chúng tôi không hiểu sao công trình lại làm dang dở như thế này, đưa xe xúc tới múc đất được 2 – 3 ngày rồi không làm nữa, tạo thành như những hố sâu để dân chịu hậu quả. Đề nghị ngành chức năng có hướng khắc phục chứ cứ thế này thì người dân sống sao nổi!”.
Một số hình ảnh PV ghi lại tại hiện trường:

Những hố sâu chiếm 1/2 tuyến đường, thi công dở dang, không rào chắn rất nguy hiểm

Một người dân ở làng hoa Tây Tựu kiện Chủ tịch Hà Nội


(GDVN) - Ông Nguyễn Khắc Lượng (Đội 12, thôn Hạ, xã Tây Tựu, Từ Liêm) đã đâm đơn kiện đích danh ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Vào ngày 29/3/2007, UBND huyện Từ Liêm ban hành quyết định số 600/QĐ-UBND phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với 18 hộ dân tại xã Tây Tựu, tạo quỹ đất xây dựng đề-pô xe điện thuộc dự án tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội.
Trong số các hộ dân thu hồi đất đợt này có ông Nguyễn Khắc Lượng (Đội 12, thôn Hạ) bị thu hồi 1014m2 trong tổng số 1950m2 đất nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 53%). Với diện tích đất bị thu hồi, gia đình ông Nguyễn Khắc Lượng được đền bù 324.645.000đ. Sau khi nhận tiền đền bù, gia đình ông Lượng kiểm tra lại các văn bản có liên quan tới việc thu hồi đất thì phát hiện quyết định thu hồi số 6276/QĐ-UBND do ông Nguyễn Cao Chí – Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm ký ngày 31/12/2007 không áp dụng Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ra ngày 27/1/2006.
Cần phải nói rõ rằng, tại thời điểm huyện thu hồi đất của hộ ông Nguyễn Khắc Lượng thì Nghị định số 17 đã có hiệu lực pháp luật hơn 1 năm.
Tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 17, nêu rõ: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định sau đây: “Được giao đất có thu tiền sử dụng đất tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp; mức đất được giao do UBND cấp tỉnh căn cứ vào khả năng quỹ đất và mức đất bị thu hồi của từng hộ gia đình, cá nhân để quy định; giá đất được giao bằng giá đất nông nghiệp tương ứng cộng với chi phí đầu tư hạ tầng trên đất nhưng không cao hơn giá đất tại thời điểm thu hồi đất đã được UBND cấp tỉnh quy định và công bố”.
Anh Nguyễn Khắc Kiên (con trai của ông Nguyễn Khắc Lượng): Gia đình chúng tôi kiên quyết kiện tới cùng hành vi làm trái Nghị định 17 của Chủ tịch TP Hà Nội.

Vì sao chi phí đường sắt Cát Linh - Hà Đông vọt lên 891 triệu USD?


Bộ Giao thông vận tải vừa có thông tin chính thức về việc phải tiến hành điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông từ 553 triệu USD lên 891 triệu USD.

Theo Bộ Giao thông vận tải, có 9 nguyên nhân khiến Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông phải tiến hành điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Cụ thể:  thay đổi phương án nhà ga từ 2 tầng thành 3 tầng; bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu Depot; bổ sung hạng mục đường tránh Quốc lộ 6; điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox; bổ sung chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; thay đổi vị trí bãi đúc dầm, phương abs vận chuyển lao lắp dầm; do áp dụng quy trình quy phạm của Trung Quốc; biến động giá, thay đổi tỷ giá; công tác giải phóng mặt bằng kéo dài.

Cận cảnh nội thất chung cư cao cấp Dương Chí Dũng mua cho bồ nhí

Congly.vn - Dương Chí Dũng đã khai nhận việc mình có "bồ" và không tiếc tiền cung phụng cho cô. Ông đã chi ra chục tỉ mua cho bồ nhí 2 căn hộ thuộc dạng cao cấp nhất nhì Hà Nội.

Duong Chi Dung, nha duong chi dung mua cho nguoi tình, nguoi tinh duong chi dung, xet xu Duong Chi Dung
Căn hộ đầu tiên Dương Chí Dũng mua cho người tình là căn hộ 29… nằm ở tầng 29 tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Mỗi căn hộ ở đây được trang bị tiện nghi cực kỳ cao cấp, có giá từ 3-5 tỉ đồng.

DN góp ý dự thảo Luật Kinh doanh BĐS

(Chinhphu.vn) - Các DN kiến nghị sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng coi việc chuyển nhượng toàn bộ dự án hoặc một phần dự án BĐS ở bất kỳ giai đoạn đầu tư nào của dự án là hoạt động kinh doanh bình thường của DN, có hợp đồng, có đăng ký kinh doanh và chịu thuế.
Ngày 22/4, tại hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) do Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng luật cần thể chế hóa thành cơ chế chính sách cụ thể theo hướng tạo điều kiện thuận lợi về chính sách đầu tư và chuyển nhượng dự án cho các DN.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (Horea), mặc dù luật quy định UBND nơi có dự án đầu tư kinh doanh BĐS có trách nhiệm tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án thực hiện giải phóng mặt bằng, nhưng trên thực tế DN phải tự mình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, và đây là công việc khó khăn nhất của DN trong quá trình chuẩn bị quỹ đất để đầu tư kinh doanh BĐS.
Chính vì vậy, theo ông Châu, trong Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) cần thể chế hóa thành cơ chế chính sách cụ thể để chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ DN giải phóng mặt bằng.
Horea kiến nghị trong luật cần có cơ chế tạo điều kiện để tổ chức phát triển quỹ đất của địa phương thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, sau đó đấu giá quyền sử dụng đất để chọn chủ đầu tư dự án. Như vậy sẽ vừa công bằng, công khai minh bạch, hạn chế được khiếu kiện và tăng nguồn thu ngân sách.
Về chuyển nhượng dự án, theo ý kiến của ông Vũ Trọng Đắc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Quân, cùng nhiều DN kinh doanh BĐS khác, việc chuyển nhượng dự án hiện nay thường kéo dài, làm ảnh hưởng tới cơ hội kinh doanh của DN.
Các DN kiến nghị sửa đổi luật theo hướng coi việc chuyển nhượng toàn bộ dự án hoặc một phần dự án ở bất kỳ giai đoạn đầu tư nào của dự án là hoạt động kinh doanh bình thường của DN, có hợp đồng, có đăng ký kinh doanh và chịu thuế. Do vậy, nên cho phép chuyển nhượng dự án BĐS theo nhu cầu kinh doanh của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt.
Theo đại diện của Horea, có quan điểm lo ngại việc chuyển nhượng dự án sẽ dẫn đến tăng giá BĐS khi đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thị trường chỉ chấp nhận giá bán BĐS phù hợp với giá cả phổ biến của BĐS cùng loại trên thị trường chứ không phải DN có thể dễ dàng tự ý nâng giá được.

Người mua nhà đã là thượng đế?

Người mua nhà đã là thượng đế?
Người mua nhà đang đứng trước nhiều lựa chọn do nguồn cung khá dồi dào và sự cạnh tranh giữa các chủ đầu tư.


Diễn biến trên thị trường căn hộ tại Hà Nội dường như đang dần đặt khách hàng vào đúng vị trí vốn đã bị các chủ đầu tư, những người bán hàng chiếm giữ nhiều năm nay.
Thực tế này vốn đã manh nha từ một vài năm nay, khi mà thị trường bất động sản bắt đầu lâm cảnh khó khăn, hàng tồn kho ngày một tăng. Tuy nhiên, chỉ khi khó khăn gõ cửa từng doanh nghiệp địa ốc thì họ mới giật mình nhận ra thời kỳ hoàng kim của mình gần như đã lui dần.

Hết thời “bán nhà trên giấy”

Lỗi của chủ đầu tư và tổng thầu

TT - Đó là khẳng định của Bộ Xây dựng trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về góp ý kiến cho việc điều chỉnh dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Chậm tiến độ, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị đội vốn thêm 339 triệu USD - Ảnh: Nguyễn Khánh

Nhà ở cho công nhân: Biết đến bao giờ!


Phần lớn chủ đầu tư không mặn mà tham gia triển khai các chương trình nhà ở xã hội bởi để hưởng một số ưu đãi nhất định của chương trình thì họ cũng bị giới hạn mức lợi nhuận tối đa 5-10%, trong khi chi phí về vật liệu, nhân công… lại ngày một tăng nên rất khó xoay xở.
Gần chục năm nay, gia đình anh Lê Văn Tải (quê Thái Bình) tạm cư tại thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương). Có việc làm ổn định, thêm em bé, nhưng thu nhập của cả hai vợ chồng anh chỉ được trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Dù chắt chiu, dành dụm bao lâu, gia đình nhỏ này vẫn chưa thể thực hiện được ước mơ sở hữu căn hộ làm chốn an cư.

Người lao động có thu nhập trung bình rất khó để sở hữu một căn hộ

Tăng chất lượng cuộc sống từ kiến trúc xanh


KTĐT - Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu kiến trúc hòa quyện với thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường là xu hướng mà thế giới đã và đang hướng tới.
Tại Việt Nam, khái niệm kiến trúc xanh không còn quá xa lạ. Bởi trong thời gian gần đây việc xây dựng tiêu chuẩn về công trình xanh, thân thiện với môi trường đã trở thành mục tiêu mà các nhà kiến trúc, xây dựng, chủ đầu tư hướng đến.
 Con người là tâm điểm
Nếu trước đây, các công trình xây dựng thường đưa thêm tiêu chí kiến trúc xanh để thu lợi về kinh tế, thì hiện nay quan điểm đó gần như bị xóa bỏ, khi bản thân giới chuyên môn, đơn vị quản lý xây dựng cũng như chủ sở hữu, người sử dụng đã nhìn thấy giá trị, lợi ích thực mà kiến trúc xanh mang lại. Theo KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam: "Hầu hết tác phẩm đạt giải thưởng Kiến trúc xanh 2013 - 2014 đều hướng đến và lấy con người làm tâm điểm. Cụ thể, con người là chủ thể tác động của kiến trúc đó. Sự thân thiện của công trình còn được đánh giá qua đối tượng nó tác động đến khi xây dựng (đối tượng phải GPMB, bị lấy đất) đến đối tượng được hưởng, phục vụ sau này. Tính nhân văn, nhân bản trong mỗi công trình được đề cao hơn".Đồng quan điểm đó, KTS Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kiến trúc sư Việt Nam nhấn mạnh: "Nhiều người vẫn nghĩ đô thị đơn thuần chỉ là không gian vật chất (nhà cửa, đường sá…) nhưng thực chất là không gian sống, nơi diễn ra các hoạt động, việc làm, giao tiếp giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Do đó, không gian sống làm sao giúp con người tăng tính sáng tạo, hiệu quả công việc, tính tương tác lẫn nhau mới là quan trọng".
Không gian vui chơi của trẻ em tại khu nhà ở thu nhập thấp Đặng Xá II.                                                             Ảnh: Hà Nguyên
Không gian vui chơi của trẻ em tại khu nhà ở thu nhập thấp Đặng Xá II. Ảnh: Hà Nguyên

GS Đặng Hùng Võ:Thu hồi đất, làm rõ ai được lợi


(VnMedia) - Khi thu hồi đất cho một dự án, hãy làm rõ xem ai được lợi gì, đừng có chuyện “đưa tay xuống gầm bàn” thì chắc chắn không người dân nào phản đối - GS Đặng Hùng Võ nói về chuyện thu hồi đất…
Ảnh minh họa
GS Đặng Hùng Võ - ảnh: Tuệ Khanh
 
Ngày 22/4, Liên minh Đất đai và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo chia sẻ đề xuất kiến nghị góp ý cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Bên lề hội thảo, GS Đặng Hùng Võ đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề về quy định thu hồi đất trong Luật.

-

Mở lối cho người nước ngoài mua nhà

Theo Dự thảo Luật Nhà ở, người nước ngoài sẽ được mua tối đa 30% số lượng căn hộ, lô nhà trong một dự án được bán cho người nước ngoài. Cùng với đó, dự thảo luật cũng cho phép Việt kiều được mua không hạn chế số lượng căn hộ, lô nhà tại các dự án. Nếu dự thảo được thông qua, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ có thêm cơ hội phục hồi.


Khách hàng tiềm năng

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, với hơn 4 triệu người Việt ở hầu hết các nước trên thế giới, tập trung nhiều nhất tại Hoa Kỳ, hàng năm lượng kiều hồi gửi về nước đạt trên 10 tỷ USD. Chưa kể, nguồn vốn đầu tư của Việt kiều vào các dự án trong nước cũng đã lên đến khoảng 10 tỷ USD. Bên cạnh đó, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện rất đông và ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu mua nhà tại Việt Nam của các đối tượng này để ở và đầu tư kinh doanh là rất lớn.

Mở rộng quy định cho Việt kiều, người nước ngoài được mua nhà sẽ góp phần phục hồi thị trường bất động sản.

Bổ sung xã, phường vào quá trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước


KTĐT - Liên quan đến dự thảo Quy định tiếp nhận nhà ở cũ do cơ quan tự quản chuyển giao và bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định số 34 đang được hoàn thiện, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu bổ sung UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn tham gia vào quá trình này.
Đặc biệt, trong việc xác định phần diện tích được bán, trong đó có phần diện tích ngoài Hợp đồng thuê nhà, để đảm bảo sự thống nhất. TP cũng lưu ý quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp cần đảm bảo đơn giản, rõ ràng, chặt chẽ. Đối với quỹ nhà ở do các cơ quan giao cho các hộ gia đình tự quản, trong trường hợp công trình nhà ở đã phá đi xây dựng lại, TP yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định, không bàn giao lại cho Sở Xây dựng. Các trường hợp chưa phá dỡ nhà, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34.

Chủ đầu tư không được giữ, tự chi tiền huy động vốn

Đó là đề xuất của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM, tại hội thảo góp ý dự án Luật Kinh doanh (KD) BĐS (sửa đổi), do Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP tổ chức ngày 22-4.
 Ông Châu cho hay Luật KDBĐS chỉ kêu gọi chung chung về trách nhiệm của chủ đầu tư như phải sử dụng vốn huy động đúng mục đích, không được sử dụng vào mục đích hay dự án khác. Trường hợp giao BĐS chậm chỉ bị phạt bằng hình thức “trả cho khách hàng một khoản tiền lãi của phần tiền ứng trước, tính theo lãi suất vay ngân hàng”. Do thiếu cơ chế chặt chẽ, chế tài quá nhẹ nên luật thiếu tính răn đe, chưa bảo vệ được lợi ích của người mua. Theo ông, cần quy định chủ đầu tư phải chuyển tiền huy động vào tài khoản đóng của ngân hàng, chỉ được giải ngân theo tiến độ thi công và có sự giám sát của ngân hàng cùng đại diện khách hàng.

Tăng cường sử dụng vật liệu không nung


KTĐT - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên Đỗ Duy Vinh cho biết, cơ quan này vừa ban hành chỉ thị về việc sử dụng vật liệu không nung trên địa bàn tỉnh. Đây được xem là động thái của Phú Yên nhằm hướng tới hạn chế sử dụng vật liệu như gạch, ngói được làm bằng đất sét nung.
Chỉ thị nêu rõ, kể từ ngày 24/9 năm nay, các công trình xây dựng bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước tại các đô thị loại ba trở lên trong tỉnh phải sử dụng vật liệu không nung. Các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% và sau năm 2015 sẽ phải sử dụng 100% vật liệu không nung. Các công trình 9 tầng trở lên (không phân biệt nguồn vốn), từ nay đến 2015 phải sự dụng tối thiểu 30% và sau 2015 là 50% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây.

Hà Nội sẽ di dời hơn 6.500 hộ dân phố cổ

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ di dời hơn 6.500 hộ dân, tương ứng với 26.200 người đang sinh sống trong khu phố cổ phải chuyển sang Khu đô thị mới Việt Hưng thuộc quận Long Biên.

Thông tin này được đại diện Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết tại phiên họp báo thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 22/4.
Phối cảnh tổng thể nơi người dân phố cổ sẽ chuyển đến tại Khu đô thị mới Việt Hưng. Ảnh: VGP

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

5 lý do khiến cung nhà ở xã hội vẫn thiếu

Chương trình nhà ở xã hội đã đạt được kết quả khả quan. Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng về việc phát triển nhà ở xã hội tại đô thị cho thấy, 98 dự án xã hội đã hoàn thành đầu tư xây dựng.

“Siết” điều kiện cho vay

ANTĐ - Thị trường bất động sản tuy có xu hướng ấm dần lên, nhưng lượng hàng tồn kho còn khá lớn, giá nhà vẫn ở mức cao so với thu nhập của người dân. Các doanh nghiệp đầu tư rất khó tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khi chưa trả được nợ cũ. Nhiều dự án đang xây dựng dở dang do người mua nhà không nộp tiền tiếp, nên không có tiền để tiếp tục triển khai. Đó là nội dung báo cáo gửi Chính phủ của Bộ Xây dựng, trong đó đề nghị thực hiện hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm tồn kho.


Tính đến đầu tháng 3 vừa qua, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên cả nước vào khoảng 92.690 tỷ đồng, giảm 1.768 tỷ đồng so với tháng 12-2013. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư 19.210 căn, tương đương 28.582 tỷ đồng; tồn kho nhà thấp tầng 13.516 căn, tương đương 24.029 tỷ đồng… Trên địa bàn Hà Nội, tổng số tồn kho là 12.601 tỷ đồng, giảm 369 tỷ đồng; tồn kho căn hộ chung cư 3.565 tỷ đồng, nhà thấp tầng 9.036 tỷ đồng. Trước thực trạng này, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới các dự án nhà ở thương mại, các đô thị mới trong năm 2014. Hiện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện để ban hành thông tư liên tịch, nhằm hỗ trợ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Dự kiến, người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ dưới 70m2) giá bán dưới 15 triệu đồng/m2) được thế chấp chính căn nhà hình thành từ vốn vay để vay gói 30.000 tỷ đồng. Trước đây, các ngân hàng yêu cầu người vay phải chứng minh được khả năng trả nợ hoặc phải có tài sản thế chấp, điều mà người thu nhập thấp rất khó đáp ứng. 

Xây dựng không phép ở Lào Cai: "Đá bóng" trách nhiệm

Như Đài Tiếng nói Việt Nam đã phản ánh, hầu hết các dự án trong Khu kinh tế Lào Cai đều không có giấy phép xây dựng và hàng loạt dự án vi phạm chỉ giới xây dựng đã và đang phá vỡ qui hoạch và an toàn trong sản xuất của các cụm công nghiệp Lào Cai.
Nhiều hạng mục công trình xây dựng không đúng với giấy chứng nhận đầu tư, nhiều công trình vi phạm nghiêm trọng chỉ giới xây dựng. Tuy nhiên, không hiểu vì sao mà các dự án này vẫn hoàn thành và đi vào hoạt động nhiều năm nay.
Đặt câu hỏi này với lãnh đạo Ban quản lý các cụm công nghiệp Lào Cai, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Ban quản lý đổ lỗi cho nhiều lý do như: Do có những thay đổi trong các văn bản qui định về việc cấp phép cho các công trình xây dựng trong các khu công nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân Hậu Giang xây dựng không phép, vi phạm chỉ giới xây dựng 7 mét, trên tuyến đường chính A1, tại khu công nghiệp bắc Duyên Hải (TP Lào Cai)

85.500 tỷ xây đường Vành đai 5 Hà Nội qua 8 tỉnh


(VnMedia) - Đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội dài 331,5 km gồm 4-6 làn xe sẽ đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Theo phê duyệt, đường Vành đai 5 sẽ đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Trong đó, đoạn qua địa phận TP Hà Nội dài khoảng 48 km sẽ bắt đầu từ cầu Vĩnh Thịnh, tuyến nhập vào đi trùng đường Hồ Chí Minh dài khoảng 21,5km, giao với cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, tuyến đi về phía Nam sang địa phận tỉnh Hòa Bình, đến khu vực chợ Bến rẽ theo hướng Đông vượt sông Đáy sang địa phận tỉnh Hà Nam.

Đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình dài khoảng 35,4 km đi trùng hoàn toàn với đường Hồ Chí Minh, đi song song với quốc lộ 21, giao với quốc lộ 6 tại phía Đông khu công nghiệp Lương Sơn, đi về phía Đông sang địa phận Hà Nội.

Đoạn qua địa phận tỉnh Hà Nam dài 35km, bắt đầu từ điểm vượt sông Đáy tuyến đi mới song song với quốc lộ 21B về phía Tây Nam, sau đó nhập vào và đi trùng tuyến quốc lộ 21B...

Đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình dài khoảng 28,5km từ cầu Thái Hà tuyến đi trùng đường nối 2 tỉnh Hà Nam - Thái Bình tuyến đi theo hướng Đông Bắc song song với ĐT.455, vượt sông Luộc tại vị trí cách cầu Hiệp khoảng 1km về phía hạ lưu sang địa phận tỉnh Hải Dương.
 Ảnh minh họa
 Thủ tướng vừa phê duyệt chi tiết đường vành đai 5 Hà Nội dài 331km qua 8 tỉnh, thành phố. Ảnh: VOV

Long đong số phận các dự án "tái sinh"

Long đong số phận các dự án "tái sinh"

Dự án CT 1 Trung Văn
(ĐTCK) Từng bị “đắp chiếu” trong thời gian dài do thị trường đóng băng và chủ đầu tư thiếu vốn, một số dự án đang âm thầm trở lại nhờ sự “tiếp máu” của ngân hàng và sự ấm lên của thị trường. Tuy nhiên, với thực tế đang diễn ra, những rủi ro đối với khách hàng mua căn hộ tại các dự án này vẫn còn.

Rào rào mở bán, bất động sản Hà Nội bắt đầu 'hút' người mua


(VTC News) – Thời gian gần đây, hàng loạt các dự án bất động sản ở khu vực phía Tây và phía Đông Hà Nội trở thành điểm “nóng” thu hút nhà đầu tư và người có nhu cầu thực.

Ồ ạt mở bán

Theo chỉ số giá giao dịch bất động sản Sở Xây dựng vừa công bố, trong quý I/2014, giá chung cư ở Hà Nội tăng nhẹ ở các khu vực phía Tây và phía Đông Hà Nội. 

Rào rào mở bán, bất động sản Hà Nội bắt đầu 'hút' người mua
 Bất động sản có sóng ngầm. Ảnh: Châu Anh 

Làm công viên để... đứng ngoài nhìn

ANTĐ - Một công trình công cộng được đầu tư tới 20 tỷ đồng bao gồm hồ điều hòa, công viên, thảm cỏ... nhằm phục vụ sinh hoạt chung của nhân dân, nhưng đến khi bàn giao đưa vào sử dụng lại được chính quyền địa phương dựng rào quây kín...


Hàng rào bằng lưới thép thiếu thẩm mỹ ở khu vực tiếp giáp phường Mỗ Lao

Còn nghèo, đừng xây nhà sang

Việc quyết định xây dựng khu nhà khách với 165 tỉ đồng tại TP Tam Kỳ của chính quyền tỉnh Quảng Nam đã thật sự gây sốc. Bởi lẽ đây là một trong những tỉnh mà trung ương và nhân dân cả nước luôn quan tâm trợ giúp trong các chính sách xã hội.
Cách làm của chính quyền nơi đây cũng rất ngược đời. Dùng tiền Nhà nước xây nhà khách rồi dự định để công ty du lịch khai thác và hoàn vốn lại dần. Vậy đâu còn gọi là “xã hội hóa”, huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp tư nhân?
Cũng khó thể chấp nhận cách giải thích rằng để giữ chân khách lưu trú, thu hút nhà đầu tư... Làm du lịch phải biết phát huy thế mạnh truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc hay từng địa phương, vùng miền chứ không chỉ tập trung vào xây dựng khách sạn, nhà nghỉ. Còn hội nghị, hội thảo tầm cỡ trung ương năm thì mười họa mới có. Chẳng lẽ công trình trăm tỉ này cứ mong sống bằng những sự kiện ấy?

Cấp vốn đầu tư phải xem... thời tiết!

Chiều 21-4, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Đầu tư công.
  Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, dự thảo quy định:“dự án được cấp vốn phải nằm trong kế hoạch trung hạn” là chưa phù hợp thực tiễn. Bởi lẽ tại TP có khá nhiều dự án cấp bách, như dự án về sửa chữa cầu đường, tuy không nằm trong kế hoạch trung hạn nhưng cần vốn ngay. Vì vậy nên quy định mở cho các trường hợp cấp bách có thể xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để thi công kịp thời.
Ngoài ra, dự thảo quy định phải giải ngân trước ngày 31-12 hằng năm. Tuy nhiên, đại diện Sở Tài chính cho rằng rất khó thực hiện vì thực tế tại TP, đến khoảng ngày 20-1 hằng năm mới thực hiện được. Qua theo dõi của Sở, cuối tháng 12 thì tỉ lệ giải ngân đạt cao nhất là 70%-80%, từ tháng 12 đến hết tháng 1 là thời điểm giải ngân nhiều nhất. Vì vậy sở này góp ý nên chỉnh sửa quy định cho phù hợp thực tế.
Tuy nhiên, góp ý trên không được Sở GTVT hưởng ứng. Ông Phạm Quốc Chương (Sở GTVT) cho rằng dự thảo quy định ngày 31-12 là một bước tiến bộ. “Nên thực hiện giao vốn sớm đi chứ giao trễ, có những năm đến tận tháng 3 mới giao vốn thì giao vốn xong là đến mùa mưa luôn rồi” - ông Chương giải thích. Vị này nói thêm thi công mùa mưa rất khó khăn, mưa cũng gây chậm trễ trong thi công. Có những công trình ngắn hạn trong vòng 3-4 tháng nhưng vì gặp mưa nên bị kéo dài.
Bên cạnh đó, ông Đặng Nguyên Phương Vũ, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển TP, góp ý dự thảo nên bổ sung quy định về trình tự, thủ tục và chế tài đối với các trường hợp chậm triển khai dự án, làm đọng vốn Nhà nước.
Dự kiến luật này sẽ được thông qua vào tháng 6, trong kỳ họp Quốc hội tới.

Hà Nội: Các dự án nhà ở ôm trăm tỷ "ngã ngựa" giờ ra sao?

Nhiều dự án nhà ở đã huy động hàng trăm tỷ đồng của người mua nhà như 409 Lĩnh Nam, 83 Ngọc Hồi hay AZ Định Công… nhưng dính bê bối, "ngã ngựa" giữa đường giờ ra sao?
Đầu tiên phải kể đến dự án Vĩnh Hưng Dominium nằm ở số 409 Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng. Dự án Dự án gồm tổ hợp 2 công trình có chức năng thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng (25 tầng và 35 tầng) và 1 khu nhà thấp tầng gồm 12 căn cao 4 tầng nằm giữa 2 toà nhà. Tổng mức đầu tư 1.500 tỷ.
Từ cuối năm 2010, Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng- chủ đầu tư dự án đã tiến hành huy động vốn thông qua Sàn giao dịch bất động sản của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và thương mại Hạ Long tại Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Bên ngoài cổng dự án luôn "cửa đóng, then cài". Ảnh: Minh Thư

Hà Nội cấm xe 6 tuyến phố phục vụ đi bộ


 Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông báo cấm các phương tiện giao thông lưu thông trên 6 tuyến phố phục vụ tuyến đi bộ mở rộng từ 19h đến 24h (mùa hè) và từ 18h đến 24h (mùa đông) vào các tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

Nhằm bảo đảm trật tự giao thông, Sở Giao thông vận tải vừa có quyết định 217/QĐ-SGTVT tổ chức phân luồng giao thông phục vụ mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I, khu phố cổ Hà Nội thuộc quận Hoàn Kiếm.
Theo đó, cấm các phương tiện giao thông lưu thông trên các tuyến phố Hàng Buồm - Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiền phục vụ tuyến đi bộ mở rộng từ 19h đến 24h (mùa hè) và từ 18h đến 24h (mùa đông) vào các tối thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
 Ảnh minh họa
 Hà Nội vừa quyết định tổ chức thêm 6 tuyến phố đi bộ quanh khu vực phố cổ. Ảnh: Internet