Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khi những căn hộ hào nhoáng trở thành... quả đắng

(HNM) - Thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt" giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Dư luận đang ồn ào chuyện chủ đầu tư dự án Mulberry Lane (phường Mộ Lao, Hà Đông) đang bị khách hàng cũ yêu cầu phải giảm giá, sau khi thị trường BĐS rơi vào tình trạng "đóng băng". Ông Lã Xuân Thắng (phố Trần Thái Tông - Cầu Giấy), đại diện các khách hàng làm đơn kiến nghị cho biết, ông là một trong những người đầu tiên đặt mua căn hộ tại dự án Mulberry Lane. Khi ấy, ông phải nhờ cậy nhiều mối quan hệ mới có một suất mua ưu đãi với giá khoảng 35 triệu đồng/m2. Giờ giá bán căn hộ đã hoàn thiện chỉ hơn 20 triệu đồng/m2. Đáng lẽ chủ đầu tư - Công ty Capitaland Hoàng Thành - phải thỏa thuận và xem xét điều chỉnh giá với những người mua nhà đầu tiên.
 
Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.
Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.

Ngoài những bức xúc trước việc chủ đầu tư hạ giá bán mà không quan tâm đến khách hàng cũ, những người đồng hành với chủ đầu tư từ ngày bắt đầu dự án, ông Thắng chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư như: Không cung cấp cho khách hàng giấy xác nhận của sàn giao dịch BĐS; không thông báo cho Sở Xây dựng Hà Nội trước khi ký hợp đồng mua bán. Trong khi theo quy định, chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở qua sàn giao dịch BĐS trước khi ký hợp đồng mua bán. Đồng thời, phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Cùng với đó, sai phạm trong thông báo giá bán căn hộ khi thỏa thuận đặt cọc bằng USD; giá bán căn hộ gồm cả thuế giá trị gia tăng giá trị quyền sử dụng đất; không quy định rõ quyền sở hữu chung, riêng với nơi để xe… Những sai phạm này được Thanh tra Bộ Xây dựng nêu tại văn bản 413/TTr-TTXD3, ngày 15-11, gửi đại diện các hộ dân.

Quận ra tay giúp doanh nghiệp thu hồi đất

Lô đất xen kẹt mặt phố của người dân Thượng Thanh bị UBND quận đe cưỡng chế cho doanh nghiệp.
Dự án khu nhà ở Gia Quất – Thượng Thanh (thuộc phường Thượng Thanh, Long Biên) được UBND TP cho phép triển khai thực hiện theo phương thức doanh nghiệp (DN) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân. Thế nhưng, UBND quận Long Biên lại “sốt sắng” ra quyết định thu hồi đất cho DN.
  • Ngâm đất xen kẹt… làm dự án
Dự án khu nhà ở Gia Quất – Thượng Thanh do Cty CP BIC Việt Nam (Cty BIC) đề xuất thực hiện có quy mô trên 10.000m2 đất, trong đó UBND thành phố xác định có 5.233m2 đất của các hộ gia đình đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ).
Theo các hộ dân ở tổ dân phố số 14 phường Thượng Thanh, những mảnh đất của họ là đất nông nghiệp xen kẹt nằm trong 

Doanh nhân Trung Quốc dùng chục tấn tiền mặt để… trang trí

Một doanh nhân Trung Quốc đã dùng 16 tấn tiền mặt để trang trí một studio ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào đêm Giáng sinh.
Chen Guangbiao đã sử dụng 16 tấn tiền mặt có mệnh giá 100 tệ để trang trí phòng studio ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào đêm Giáng sinh.
Doanh nhân Trung Quốc chi hàng chục tấn tiền mặt để… trang trí studio

Doanh nhân Chen Guangbiao

Số tiền này được vận chuyển tới studio bằng một xe tải lớn. Hai mươi người đã mất 5 tiếng đồng hồ mới trang trí xong phòng studio bằng số tiền khổng lồ này.
Chen cho biết cuộc tổng điều tra dân số sẽ đưa ra số liệu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách khoa học và việc làm này của Chen có thể thu hút được sự chú ý của công chúng mà không mất nhiều không gian dành cho báo chí quảng cáo.
Chen cũng nói rằng anh sẵn lòng để mọi người điều tra về công ty của mình.
“Đây là lần thứ 6 và cũng sẽ là lần cuối cùng tôi dùng tiền mặt để làm việc này nhưng là khoản tiền lớn nhất từ trước đến nay”, Chen chia sẻ.

Tránh lệnh pha cung cầu trong phát triển nhà ở

Trong phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật ngày 25/12, Chính phủ đã nghe báo cáo và cho ý kiến về Dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) và Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo đó, thảo luận Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều thành viên Chính phủ cho rằng việc xây dựng Dự án Luật này thay thế cho Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành, cần phải điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn với các đạo luật khác có liên quan như Bộ Luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư.

Đồng thời phải kế thừa, phát triển những ưu điểm và quy định còn phù hợp, đang phát huy hiệu quả, đồng thời bổ sung các quy định mới cho đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản nói chung và hoạt động kinh doanh bất động sản nói riêng phát triển hiệu quả, ổn định, công khai, minh bạch.

Về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đã nêu lên 5 quan điểm xây dựng dự án Luật, trong đó nhấn mạnh phải thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực phát triển nhà ở, tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân có thu nhập và có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước để phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người thu nhập thấp khó khăn về nhà ở nhưng không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường, trên nguyên tắc phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và người dân.

Một quan điểm mới đáng chú ý trong sửa đổi Luật Nhà ở lần này là mở rộng đối tượng và điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhằm huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm phục vụ cho phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tập trung vào 10 nhóm nội dung, trong đó nhấn mạnh bảo đảm việc phát triển nhà ở phải đúng quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt nhằm khắc phục tình trạng đầu tư phát triển nhà ở tràn lan theo kiểu phong trào, gây mất cân đối, lệnh pha cung cầu như trong những năm vừa qua.

Sờ gáy” 300 dự án đầu tư ngoài ngân sách tại Thái Nguyên

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh.


Một trong các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Mục đích của đợt kiểm tra nhằm rà soát, đánh giá đúng thực trạng tiến độ triển khai của các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh từ đó tham mưu các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, tránh tình trạng có dự án nhưng nhà đầu tư không thực hiện. Đoàn kiểm tra sẽ tập trung vào các dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư, các dự án trung tâm thương mại, khách sạn, chợ trên địa bàn.

Theo kế hoạch đợt kiểm tra này sẽ thực hiện trong 3 tháng, kiểm tra khoảng 300 dự án đầu tư ngoài ngân sách, và kết thúc vào ngày 20/5/2014. Riêng các dự án của Công ty CP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (APEC) hoàn thành trước ngày 20/1/2014. 

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất để Việt kiều mua nhà

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng mở tối đa, tạo thuận lợi nhất cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở Việt Nam.
Ngày 25/12, báo cáo Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay, một trong những nội dung của dự luật là mở rộng đối tượng và điều kiện cho người Việt định cư ở nước ngoài cũng như tổ chức, người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.
 
Theo quan điểm của cơ quan soạn thảo, việc này nhằm huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm để phục vụ phát triển đất nước; đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường xây dựng trong nước phát triển...
 
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, nếu quy định mở hơn như để họ được mua một cách bình thường, có thời hạn thì chắc chắn sẽ có nhiều người nước ngoài mua nhà. Đây chính là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản ngay trong năm 2014.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tán thành và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng mở tối đa, tạo thuận lợi nhất cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở Việt Nam.
 
Chỉ trừ những đối tượng bị kiểm soát an ninh. Vấn đề còn lại là cách thể hiện trong luật cho chặt chẽ, phù hợp với Luật Đất đai (sửa đổi) và Bộ luật Dân sự...
 
Thủ tướng yêu cầu mở tối đa quy định cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Ảnh: VGP.

Khi những căn hộ hào nhoáng trở thành... quả đắng

Ảnh minh họa
Nay, vợ ông Bình muốn ly hôn, ông Bình muốn được biết, khi ly hôn ông có quyền sở hữu căn nhà đó không?
Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Bình như sau:
Khoản 3, Điều 14 và khoản 2, Điều 15 Bộ luật Dân sự quy định: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản...
Đối với người chưa thành niên, tại Điều 20, Điều 21 Bộ luật Dân sự quy định: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) được xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất được hình thành từ thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng... nhưng khi giao dịch, thực hiện thủ tục nhận chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất phải được người đại diện theo pháp luật là cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Trường hợp ông Trần Bình trong thời kỳ hôn nhân có tài sản riêng là nhà ở, đất ở, đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở đứng tên ông. Ông Bình đã lập hợp đồng tặng cho tài sản riêng của mình cho 2 người con chưa thành niên tại tổ chức công chứng. Hợp đồng này đã được bên tặng cho tài sản là ông Bình và bên nhận tài sản tặng cho là 2 người con chưa thành niên do vợ ông Bình làm đại diện theo pháp luật của 2 người con đó xác lập, ký kết có chứng nhận của công chứng viên.

Khi những căn hộ hào nhoáng trở thành... quả đắng

Thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt" giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Dư luận đang ồn ào chuyện chủ đầu tư dự án Mulberry Lane (phường Mộ Lao, Hà Đông) đang bị khách hàng cũ yêu cầu phải giảm giá, sau khi thị trường BĐS rơi vào tình trạng "đóng băng". Ông Lã Xuân Thắng (phố Trần Thái Tông - Cầu Giấy), đại diện các khách hàng làm đơn kiến nghị cho biết, ông là một trong những người đầu tiên đặt mua căn hộ tại dự án Mulberry Lane. Khi ấy, ông phải nhờ cậy nhiều mối quan hệ mới có một suất mua ưu đãi với giá khoảng 35 triệu đồng/m2. Giờ giá bán căn hộ đã hoàn thiện chỉ hơn 20 triệu đồng/m2. Đáng lẽ chủ đầu tư - Công ty Capitaland Hoàng Thành - phải thỏa thuận và xem xét điều chỉnh giá với những người mua nhà đầu tiên.
 
Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.
Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.

Ngoài những bức xúc trước việc chủ đầu tư hạ giá bán mà không quan tâm đến khách hàng cũ, những người đồng hành với chủ đầu tư từ ngày bắt đầu dự án, ông Thắng chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư như: Không cung cấp cho khách hàng giấy xác nhận của sàn giao dịch BĐS; không thông báo cho Sở Xây dựng Hà Nội trước khi ký hợp đồng mua bán. Trong khi theo quy định, chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở qua sàn giao dịch BĐS trước khi ký hợp đồng mua bán. Đồng thời, phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Cùng với đó, sai phạm trong thông báo giá bán căn hộ khi thỏa thuận đặt cọc bằng USD; giá bán căn hộ gồm cả thuế giá trị gia tăng giá trị quyền sử dụng đất; không quy định rõ quyền sở hữu chung, riêng với nơi để xe… Những sai phạm này được Thanh tra Bộ Xây dựng nêu tại văn bản 413/TTr-TTXD3, ngày 15-11, gửi đại diện các hộ dân.
 

Khi những căn hộ hào nhoáng trở thành... quả đắng

Thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt" giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Dư luận đang ồn ào chuyện chủ đầu tư dự án Mulberry Lane (phường Mộ Lao, Hà Đông) đang bị khách hàng cũ yêu cầu phải giảm giá, sau khi thị trường BĐS rơi vào tình trạng "đóng băng". Ông Lã Xuân Thắng (phố Trần Thái Tông - Cầu Giấy), đại diện các khách hàng làm đơn kiến nghị cho biết, ông là một trong những người đầu tiên đặt mua căn hộ tại dự án Mulberry Lane. Khi ấy, ông phải nhờ cậy nhiều mối quan hệ mới có một suất mua ưu đãi với giá khoảng 35 triệu đồng/m2. Giờ giá bán căn hộ đã hoàn thiện chỉ hơn 20 triệu đồng/m2. Đáng lẽ chủ đầu tư - Công ty Capitaland Hoàng Thành - phải thỏa thuận và xem xét điều chỉnh giá với những người mua nhà đầu tiên.
 
Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.
Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.

Ngoài những bức xúc trước việc chủ đầu tư hạ giá bán mà không quan tâm đến khách hàng cũ, những người đồng hành với chủ đầu tư từ ngày bắt đầu dự án, ông Thắng chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư như: Không cung cấp cho khách hàng giấy xác nhận của sàn giao dịch BĐS; không thông báo cho Sở Xây dựng Hà Nội trước khi ký hợp đồng mua bán. Trong khi theo quy định, chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở qua sàn giao dịch BĐS trước khi ký hợp đồng mua bán. Đồng thời, phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Cùng với đó, sai phạm trong thông báo giá bán căn hộ khi thỏa thuận đặt cọc bằng USD; giá bán căn hộ gồm cả thuế giá trị gia tăng giá trị quyền sử dụng đất; không quy định rõ quyền sở hữu chung, riêng với nơi để xe… Những sai phạm này được Thanh tra Bộ Xây dựng nêu tại văn bản 413/TTr-TTXD3, ngày 15-11, gửi đại diện các hộ dân.
 

Giao dịch địa ốc: Không bắt buộc qua sàn

Sau 7 năm kể từ khi Luật kinh doanh BĐS ra đời năm 2006 qui định giao dịch BĐS phải qua sàn giao dịch nhưng tới đây, nếu Dự thảo sửa đổi luật này được thông qua, quy định sẽ được dỡ bỏ.



Hoạt động giao dịch qua sàn có sát với những giao dịch đang diễn ra trên thị trường hay không, là điều mà các cơ quan quản lí rất khó nắm bắt
Theo đó, các chủ thể trên thị trường có thể tự nguyện thực hiện, hoặc không thực hiện giao dịch qua sàn cũng chẳng… chết ai.
Một quy định xa thực tiễn
Quy định của Luật kinh doanh BĐS năm 2006 nêu rõ các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS phải thông qua sàn giao dịch BĐS. Kể từ khi có quy định, trong vòng 7 năm, thị trường đã chứng kiến hàng loạt sàn giao dịch BĐS được mở ra. Thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến tháng 3/2013, cả nước đã có 1.012 sàn giao dịch BĐS được thành lập, trong đó Hà Nội có 469 sàn, TP HCM có 397 sàn. Nhiều sàn giao dịch cũng lập các sàn “con” của mình tại các khu vực “nóng sốt” địa ốc tùy từng thời điểm, chẳng hạn như có Cty địa ốc lập sàn tại TP HCM, và sàn con tại Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… Số sàn “con” này không được tính vào con số thống kê nêu trên.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Bộ trưởng Thăng tiết kiệm 35.000 tỷ đồng thế nào?

Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển Kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014, Bộ trưởng GTVT  Đinh La Thăng đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, hiện nay có nhiều địa phương đầu tư tràn lan, lãng phí. Bộ trưởng dẫn chứng, nhiều đường ven biển rộng thênh thang 6 làn nhưng không có ai đi.
 
“Nhiều địa phương kết hợp làm đường và sân phơi lúa luôn nên đường rộng lắm”, ông Thăng nói.

Báo cáo thêm về những bất cập trong sử dụng vốn hiện nay, Bộ trưởng Thăng cho biết: “Hôm trước tôi đi kiểm tra trong Quảng Nam thấy đường rộng mênh mông mà không ai đi. Tôi đã cho rà soát lại. Qua việc rà soát lại dự án để phân kỳ đầu tư, giảm thiểu quy mô thiết kế nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu, đến nay đã giảm được 35.000 tỷ đồng".
 
Bộ trưởng Thăng đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.
Bộ trưởng Thăng tiết kiệm 35.000 tỷ đồng thế nào?
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng 
Cho rằng thiết kế dự án hiện nay là “vô cùng lãng phí”, Bộ trưởng Thăng đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.
 
Trước thực trạng đó, Thủ tướng giao cho Bộ trưởng Đinh La Thăng, những dự án giao thông có sử dụng ngân sách Trung ương thì Bộ GTVT phải phối hợp với các địa phương thống nhất thẩm định, phê duyệt quy mô của dự án phù hợp với nguồn vốn bởi vì vốn trung ương là vốn hỗ trợ có mục tiêu.
 

Thăng Long Victory – dự án mới ra nhập thị trường

KTĐT - Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Hạ tầng khu Công nghiệp Phúc Hà vừa công bố triển khai thực hiện Dự án tòa T1 – Thăng Long Victory thuộc khu dịch vụ hỗn hợp 33ha Khu đô thị mới Nam An Khánh (Hoài Đức).
Thăng Long Victory có quy mô 31.934 m2, gồm 5 tòa Tổ hợp chung cư và dịch vụ hỗn hợp T1 đến T5. Trong đó 14.689 m2 dành cho khuôn viên, cây xanh. Diện tích các căn hộ tại đây rất hợp lý: 59,8 - 69,8m2 - 87,8 m2  (2 - 3 phòng ngủ). Giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Dự án nằm giữa khu vực có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang phát triển đồng bộ, thừa hưởng cơ sở hạ tầng xã hội sẵn có như chợ Phú An, trường tiểu học An Khánh A, THCS An Khánh, THPT Hoài Đức B,… và nhiều tiện ích của các khu đô thị lân cận Geleximco, Splendora.
Theo chủ đầu tư, Công ty Phúc Hà sẽ triển khai thi công tòa nhà T1 cao 25 tầng với quy mô hơn 5.400 m2 diện tích khu đất, diện tích xây dựng gần 2.700 m2 cho giai đoạn đầu tiên của toàn dự án.

 

Hàng loạt sai phạm về xây dựng tại Q.Cầu Giấy: Dân không biết hay chính quyền "làm ngơ"?


“Đối với những cán bộ yếu kém để xảy ra tình trạng vi phạm quy định về xây dựng cần thiết sẽ được thay thế”- Đó là khẳng định của ông Trần Việt Hà, Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy (TP.Hà Nội) trước hàng loạt công trình xây dựng vi phạm quy định đang tồn tại trên địa bàn .
"Vạch trần" hàng loạt công trình vượt phép
Những năm qua, nhà cao tầng ở các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội mọc lên nhanh chóng. Điều này là hết sức đáng mừng khi thấy Thủ đô có những bước tiến vượt trội như vậy. Thế nhưng “ẩn sau” những ngôi nhà cao tầng là một vấn đề hết sức nhức nhối đang được dư luận quan tâm, đó là tình trạng vượt phép, không phép trong quá trình xây dựng.
Sau một thời gian lực lượng Thanh tra Xây dựng (TTXD) cấp quận, huyện, phường, xã bị “xóa sổ” và tập trung đầu mối TTXD cấp sở và bộ thì đầu tháng 11, lực lượng Thanh tra xây dựng TP Hà Nội đã được kiện toàn. Khi bộ máy ngành thanh tra xây dựng bắt đầu vào guồng, nhiều người mong chờ đến một thành phố nghiêm minh, không có chuyện vi phạm trật tự về xây dựng. Vậy nhưng nhìn lại đô thị lúc này thì thấy rằng, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đang tràn lan trên diện rộng, nhất là ở địa bàn quận Cầu Giấy.
ảnh

Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết vành đai 5 Hà Nội


Văn phòng chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc quy hoạch vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội.


Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết vành đai 5 Hà Nội
Ảnh minh họa.
Theo đó, Phó thủ tướng giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì và thống nhất với các địa phương bản quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 Hà Nội, hoàn chỉnh hồ sơ và trình lên Thủ tướng trong tháng 1/2014. 

Nam Cường mất hơn 17 triệu mét vuông đất trong năm 2013

Nguyên nhân của việc các đại gia bất động sản bị thu hồi diện tích đất khủng theo các nhà phân tích là do thị trường bất động sản suy thoái, nhiều dự án bị thu hẹp hoặc không thể thực hiện trong đó các dự án này chủ yếu rơi vào các khu ngoại thành trực thuộc các khu ngoại thành của thủ đô và các khu quy hoạch chung Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn 2050.
Tập đoàn Nam Cường được coi là tập đoàn bất động sản có nhiều dự án thuộc khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội, vì thế dễ hiểu khi tập đoàn này là đơn vị bị mất nhiều đất nhất trong năm 2013.
Dự án Nam Cường bị thu hồiPhối cảnh dự án Khu đô thị Quốc Oai
Số liệu tống kê cho thấy, với hàng loạt dự án ngoại thành Hà Nội bị thu giữ, trong năm 2013, Nam Cường mất tới 17.437.692m2 (hơn 1.743ha) đất.

Chủ đầu tư Gia Phú Land: Đem con bỏ chợ

Ngày 23/12, hơn 30 khách hàng đã bao vây trụ sở Công ty Địa ốc Gia Phú tại số 112 Đề Thám, quận 1, Tp.HCM yêu cầu lãnh đạo công ty ra mặt để đối chất về việc chậm bàn giao căn hộ tại chung cư Gia Phú (gọi tắt là Gia Phú Land) đường Lê Văn Chí, quận Thủ Đức.
Hơn 30 khách hàng đã tập trung đến công ty Gia Phú để đối chất với chủ đầu tư về việc chậm bàn giao nhà nhưng không chịu trả tiền đúng hẹn khi đã thanh lý hợp đồng. Ảnh: ĐT
Trong nhóm khách hàng này có người đã đóng đến 95% giá trị căn hộ, chủ đầu tư hứa bàn giao nhà vào tháng 6/2012 (được gia hạn 3 tháng, chậm nhất đến tháng 9/2012) nhưng đến nay sau 3 lần có công văn xin gia hạn bàn giao thì chủ đầu tư đã chậm bàn giao nhà hơn 1 năm. Điều này khiến nhiều người như ngồi trên đống lửa khi vẫn phải trả tiền lãi vay ngân hàng và tiền thuê nhà hàng tháng nhưng phía chủ đầu tư thì liên tục hứa và thất hứa để lại nỗi lo đến “mất ăn mất ngủ” cho hơn 100 khách hàng đã mua căn hộ tại dự án này.

Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ

Triển khai từ ngày 1/6/2013, đến nay, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản (BĐS) vẫn giải ngân "nhỏ giọt" nên không có tác dụng nhiều đối với cả doanh nghiệp lẫn người mua.

Sáu tháng: 2%
Thông tin của Bộ Xây dựng cho hay, tính đến giữa tháng 12, tổng số tiền 5 ngân hàng được chỉ định cho vay gói 30.000 tỷ đồng, gồm: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank và Ngân hàng CPTM Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long giải ngân chỉ mới đạt 555 tỷ đồng trên 1.654 tỷ đồng đã cam kết, tức chưa bằng 2% tổng nguồn vốn dự kiến. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tốc độ này quá khiêm tốn so với kỳ vọng ban đầu.
Nhìn lại quá trình giải ngân gói hỗ trợ thị trường BĐS này có thể tạm chia thành hai giai đoạn, đó là trước và sau khi có Thông tư 18/2013/TT-BXD (ban hành ngày 31/10/2013 về việc sửa đổi bổ sung một số Điều tại Thông tư 07/2013/TT-BXD nhằm hướng dẫn xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ).
Một khách hàng ngụ tại quận 7 cho biết, đã phải mất gần 6 tháng, kể từ khi gói hỗ trợ chính thức triển khai mới tiếp cận được gói vay hỗ trợ lãi suất 6%/năm do gặp trở ngại lớn nhất là văn bản xác nhận tình trạng sở hữu nhà của địa phương. Trong khi đó, sau ngày 31/10, tiến độ giải quyết có phần nhanh hơn.
Theo kinh nghiệm chia sẻ của một nữ khách hàng tại buổi lễ chào bán đợt 2 khu căn hộ EHome 4 tại Bình Dương, chị chỉ mất khoảng 1 tháng để hoàn tất thủ tục vay trong gói hỗ trợ lãi suất 6%/năm (cố định trong thời hạn 10 năm) để mua căn hộ EHome 3 Tây Sài Gòn (Q. Bình Tân).

Hôm nay, cất nóc dự án đất vàng Golden Palace

Nằm trong “khu đất vàng” của Hà Nội, Dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Golden Palace (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) do Cty CP Đầu tư Mai Linh làm chủ đầu tư dường như đang làm chộn rộn thị trường BĐS cuối năm với quyết định tổ chức lễ cất nóc dự án đúng dịp Giáng sinh 2013.
    Với nhiều ưu thế nổi bật, “bán cái nhìn thấy”, Golden Palace đã gây sốc trên thị trường khi tung ra các căn hộ nội thất mẫu đầy ấn tượng, thu hút sự chú ý của khách hàng khi chất lượng căn hộ cao cấp nhưng mức giá lại rất hấp dẫn.
    Quả thật, nếu so sánh với các dự án chung cư cao cấp đang cùng được triển khai xây dựng, dự án Golden Palace có một vị trí đẹp hiếm thấy.

    Mất bò mới lo làm chuồng!



    Quy hoạch đã có, nhưng công tác quản lý đô thị đang bộc lộ nhiều yếu kém.
    Cuối tuần qua, một hội thảo lớn về quản lý đô thị theo quy hoạch được 3 cơ quan: Bộ Xây dựng; Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Diễn đô thị Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội. Tại hội thảo, một bức tranh về thực trạng đô thị Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra mổ xẻ, phơi bày đầy đủ các mặt yếu kém. Và cũng tại hội nghị này, các giải pháp cũng được các nhà quản lý, các chuyên gia về đô thị, về xây dựng đưa ra. Xem ra, đúng là “mất bò mới lo làm chuồng”…
      Thực trạng nhức nhối
      Theo ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, công tác tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị ở Việt Nam đang thực sự “có vấn đề”. Hàng loạt nhà cao tầng ở Hà Nội và TPHCM đã xây dựng với mật độ dày đặc, nhấp nhô, khấp khểnh, vi phạm quy hoạch đã được duyệt và quy hoạch hiện hành, đặc biệt là ở các khu trung tâm, những mảnh đất vàng.

      15 năm không hoàn thành một dự án



        LTS: Theo thống kê của Ban Pháp chế - HĐND TP Hà Nội, năm 2013, số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng theo Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND là 22 vụ, đã giải quyết xong 6 vụ, nâng tổng số vụ việc tồn đọng đã giải quyết dứt điểm là 160/176 vụ việc. Trong số 16 vụ việc tiếp tục tồn đọng, hầu hết đã có văn bản giải quyết của cấp có thẩm quyền nhưng qua nhiều năm vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nguyên nhân xuất phát từ việc các cấp chính quyền cơ sở chưa tập trung, quyết liệt, còn có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, thiếu chặt chẽ trong quá trình giải quyết, có những vụ việc bị thất lạc hồ sơ dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài…
        Bài 1: 15 năm không hoàn thành một dự án

        Đã có quyết định giải quyết của UBND TP Hà Nội từ năm 1998 nhưng cho đến nay, vụ việc khiếu nại của 14 hộ dân ở thôn Giáp Nhất, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (trước năm 2004 là thôn Giáp Nhất thuộc xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì) vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đây là vụ việc có "tuổi thọ" lớn nhất trong số 16 vụ còn tồn đọng theo Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND.
         
        Tuyến đường "trên giấy" rộng 13,5m nay là ngõ 4, phố Kim Đồng, quận Hoàng Mai.
        Tuyến đường "trên giấy" rộng 13,5m nay là ngõ 4, phố Kim Đồng, quận Hoàng Mai.

        Căn hộ 10 triệu/m2 "loạn" bung hàng: DN khôn... có câu khách?


        (Kienthuc.net.vn) - Việc bung căn hộ giá rẻ cũng giúp thị trường bất động sản giải quyết được lượng hàng tồn kho, nhưng "hút khách" thì dự án đó cần có vị trí đắc địa...
        Cận Tết, loạt căn hộ giá rẻ bung hàng
        Không chỉ Hà Nội và TP.HCM, hai thị trường bất động sản lớn nhất nước ta mà ở một số địa phương khác, tình hình rao bán căn hộ giá rẻ cũng khá rầm rộ.
        Phối cảnh dự án căn hộ Tây Mỗ của Viglacera. 
        Mới đây, Tổng công ty Viglacera mở bán căn hộ với giá 10,9 triệu đồng/m2, tương đương 360 triệu đồng/căn trong dự án nhà ở thu nhập thấp Tây Mỗ (huyện Từ Liêm, Hà Nội). Dự án nằm trên tuyến đường 70, gần chợ Đại Mỗ và khu đô thị Đại Mỗ. Dự án gồm 2 tòa nhà chung cư cao 9 tầng với 288 căn hộ, có diện tích dao động từ 33 - 65 m2. Khách hàng sẽ được nhận căn hộ bàn giao vào quý 4/2014. Đây là một trong những dự án nhà ở nằm trong gói ưu đãi 30.000 tỷ đồng với lãi suất 6%/năm.
        Trong tháng 12/2013, nhiều dự án cũng mở đợt chào bán căn hộ. Trong đó, chủ đầu tư dự án chung cư CT12C Kim Văn - Kim Lũ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) vừa mở bán hơn 600 căn hộ chung cư diện tích nhỏ 54 -73 m2 với giá thành dao động từ 10 - 14 triệu đồng/m2. Trong đó các căn từ tầng 26 đến tầng 35 có giá bán 12 - 12,5 triệu đồng/m2 được khách hàng quan tâm nhiều nhất. Đối tượng có nguồn tài chính eo hẹp hơn thì lựa chọn các căn hộ tầng cao hơn giá 11 triệu đồng/m2 và tầng trên cùng chỉ còn 10 triệu đồng/m2. Hiện, dự án được xây dựng đến tầng 10 và dự kiến giao nhà vào quý 1/2015.

        Ở căn hộ siêu nhỏ dễ bị tâm thần?


        SGTT.VN - New York thiếu nhà ở là lý do cho dự án phát triển “căn hộ siêu nhỏ”, nhưng các chuyên gia cảnh báo những không gian chật chội này có liên quan đến các vấn đề tâm thần của người thuê.
        Xây căn hộ siêu nhỏ ở New York. Ảnh: TLCK
        Cuộc thi xây dựng các đơn vị ở siêu nhỏ trên đường Đông Thứ 27 do thị trưởng Michael Bloomberg đề xướng đã cho ra đời những căn hộ từ 23 – 34m2. Dak Kopec, giám đốc thiết kế về sức khoẻ con người tại đại học Kiến trúc Boston, cho rằng căn hộ siêu nhỏ “dứt khoát là có thể nguy hại cho người độ tuổi 30 – 40 vốn phải đối mặt với nhiều yếu tố căng thẳng. Điều kiện sống chật hẹp trở thành một vấn đề đối với họ”.
        Kopec còn cho rằng căng thẳng do đông đúc, như kiểu sống trong căn hộ siêu nhỏ, có thể làm gia tăng mức độ bạo lực gia đình và lạm dụng thuốc. Một vấn đề khác với căn hộ siêu nhỏ, tờ Atlantic dẫn lại lời Kopec, là do thiết kế đóng hộp, cư dân phải sắp xếp các góc sống suốt ngày. Khi đã mệt mỏi và ngưng sắp xếp đồ đạc, căn hộ lại trở thành chật chội.
        Kopec, cùng với Susan Saegert, giáo sư về tâm lý môi sinh đại học thành phố New York, nói rằng, căn hộ nhỏ có thể tốt cho cư dân mới trưởng thành. Tuy nhiên theo Saegert, căn hộ nhỏ có thể gây nguy hại cho tâm lý về lâu dài. “Tôi đã nghiên cứu trẻ em trong các căn hộ chật chội và nhà ở của người thu nhập thấp, chúng có thể biến thành lãnh đạm, học hành khó khăn, rối loạn chú ý”. Ngoài ra, căn hộ siêu nhỏ cũng tốn không ít tiền thuê gây căng thẳng. Cũng giá đó họ có thể thuê những không gian rộng hơn, theo Saegert.

        Từ Nội Bài đi Vĩnh Phúc chỉ còn 20 phút

        Từ 27/12, 25km thuộc gói thầu đầu tiên của dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ được thông xe. Thời gian từ Nội Bài đi Vĩnh Phúc rút ngắn chỉ còn 20 phút, thay vì gần 1 giờ như trước kia.
         
        Đi đường cao tốc từ Hà Nội lên Vĩnh Phúc chỉ  mất 20 phút
        Đi đường cao tốc từ Hà Nội lên Vĩnh Phúc chỉ mất 20 phút

        Thông xe “mở hàng” 

        Được khởi công từ năm 2009, thời gian đầu gần như cả 8 gói thầu của dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai đều không đảm bảo kế hoạch. Thậm chí đến cuối năm 2012, một số gói thầu cũng chỉ thi công đạt khoảng chục phần trăm khối lượng. Gói thầu được coi là có tiến độ tốt nhất chính là gói thầu A1 do nhà thầu Posco thi công sẽ được thông xe đưa vào khai thác tới đây. Khoảng 1 năm gần đây, nhà thầu này đã có nhiều nỗ lực, tăng cường tối đa nhân lực, máy móc, thiết bị để thi công đảm bảo kế hoạch.

        Ông Mai Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết, khoảng thời gian đó, những người lạc quan nhất cũng không dám “mơ” cuối năm 2013, đầu 2014 cao tốc Nội Bài - Lào Cai có thể đưa vào khai thác.

        Sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT mà trực tiếp là Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm chuyển biến tư duy và hành động của chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị triển khai dự án. Bằng sự quyết tâm và dồn sức thi công tổng lực ngày đêm, “diện mạo” công trường đã thực sự thay da đổi thịt. Các nhà thầu phụ yếu kém bị loại ra khỏi dự án. Bộ GTVT cũng tăng cường nhiều đơn vị thi công mạnh cho các gói thầu chậm. Công tác GPMB được thúc đẩy và đến nay những khó khăn cơ bản được tháo gỡ” - ông Tuấn Anh nói.

        Dùng “chiêu” cho thuê để cứu bất động sản


        Mặc dù còn nhiều vướng mắc, thế nhưng xây dựng căn hộ cho thuê dài hạn đang được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm giải cứu DN BĐS.

        Nhiều chuyên gia nhận định gói tín dụng 30.000 tỉ đồng dùng để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ngành mua bán bất động sản (BĐS) dường như vẫn đang bất động, thậm chí là bế tắc. Trong khi đó, các dự án căn hộ cho thuê dài hạn lại đang thu hút đông đảo người dân có thu nhập trung bình và thấp.
        Ít tiền nhưng được an cư hơn “nửa đời người”
        Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành được đánh giá là doanh nghiệp (DN) đi đầu về hình thức kinh doanh căn hộ cho thuê ổn định dài hạn. Theo đó, người mua nhà có thể an cư trong vòng 49 năm, chỉ với giá từ 330 triệu đến 400 triệu đồng/căn hộ với diện tích 35 m². Đặc biệt, khách hàng chỉ cần thanh toán 50 triệu đồng khi ký hợp đồng là có thể nhận căn hộ. Phần tiền còn lại khách hàng chỉ cần trả góp 6 triệu đồng/tháng không lãi suất.
        Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết ngay khi tung ra thị trường, gói sản phẩm này đã được người dân đón nhận tích cực. 1.000 căn hộ thuộc dự án chung cư Lê Thành Twin Towers (quận Bình Tân) vừa mới hoàn thành đã được đặt mua hết. Trước Twin Towers, các dự án chung cư theo kiểu này cũng đã được bán gần hết.

        Số lượng khách hàng đang tìm hiểu về căn hộ cho thuê dài hạn ngày càng đông. Ảnh: QH
        Cũng theo ông Nghĩa, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, các dự án căn hộ cho thuê sẽ “dễ ăn” hơn. Bởi lẽ, dự án này không chỉ giúp giải quyết được nhu cầu “an cư” của người dân mà còn giúp DN huy động nguồn vốn hiệu quả.

        Đại án BĐS: Đã có chung thân cho đại gia

        Trong cơn bĩ cực của thị trường bất động sản kéo dài gần 2 năm qua, nhiều đại gia bất động sản còn rơi vào vòng lao lý. Canh bạc bất động sản là một bài học lớn cho nhiều doanh nhân Việt, họ đã trả học phí quá đắt.
        Đầu tháng 7/2013, dư luận xôn xao với thông tin ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Megastar bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố và bắt tạm giam vì hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. 

        Đã từ lâu rất nhiều nhà đầu tư, khách hàng hiện đang “sống dở chết dở” với những dự án mang thương hiệu Megastar. Lo ngại về năng lực tài chính của chủ đầu tư, từ cuối năm 2011, rất nhiều nhà đầu tư, khách hàng đã tập trung thành nhóm để tìm cách đòi lại vốn mình đã góp vào dự án, nhưng gần như rất khó thực hiện. Cho đến thời điểm này, khi ông Nguyễn Hoàng Long bị bắt, số phận của dự án và hàng trăm khách hàng không biết đi về đâu.
        đại-gia-bất-động-sản, nhà-đất, đại-gia-vào-tù, dự-án-bỏ-hoang, chủ-đầu-tư, huy-động-vốn, dự-án
        Nhiều đại gia BĐS dính vòng lao lý.
        Megastar từng nổi danh bởi  sở hữu rất nhiều dự án bất động sản lớn tại Hà Nội, trong đó có dự án Hesco Văn Quán và Vĩnh Hưng Dominium (Lĩnh Nam, Hai Bà Trưng), dự án C2 Xuân Đỉnh (Tây Hồ Tây, Hà Nội), tổ hợp chung cư 254 Thụy Khuê, Khu đô thị mới Hữu Hòa, Hà Nội... Trong số dự án này chỉ có duy nhất dự án chung cư C2 Xuân Đỉnh được triển khai xây dựng xong phần thô.

        Phú Mỹ Hưng: Phát triển thị trường ngách vẫn hút hàng

        Trong hai năm 2012 - 2013, bên cạnh dòng sản phẩm truyền thống là căn hộ, chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng vẫn mạnh dạn khai thác thị trường ngách với dòng sản phẩm biệt thự có giá trị cao.

        Phát huy ưu điểm của trường phái bán cổ điển, dự án biệt thự Nam Viên chú trọng khai thác chi tiết ngoại quan tạo nét kiến trúc sang trọng, đồng bộ - Ảnh: PMH
        Phát huy ưu điểm của trường phái bán cổ điển, dự án biệt thự Nam Viên chú trọng khai thác chi tiết ngoại quan tạo nét kiến trúc sang trọng, đồng bộ - Ảnh: PMH 
        Năm 2012, Phú Mỹ Hưng tung ra dự án biệt thự lâu đài Chateau - được định vị là cao cấp nhất trong dòng sản phẩm biệt thự và trong vòng hơn 6 tháng, gần 80% trên tổng số 103 căn đã được tiêu thụ. Cùng năm, biệt thự Mỹ Phú 3 tiếp tục tạo sóng ở thị trường khu vực phía nam, chỉ trong thời gian ngắn tỷ lệ tiêu thụ đã đạt ngưỡng kỳ vọng và dự án đã được giao nhà sớm hơn thời hạn do nhiều khách hàng có nhu cầu dọn vào ở ngay. Gần đây nhất, quý 2/2013, Phú Mỹ Hưng chào bán Mỹ Văn 2 với 58 sản phẩm có thiết kế tương tự Mỹ Phú 3 và cũng được thị trường đón nhận nồng nhiệt.

        Phú Mỹ Hưng: Phát triển thị trường ngách vẫn hút hàng

        Trong hai năm 2012 - 2013, bên cạnh dòng sản phẩm truyền thống là căn hộ, chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng vẫn mạnh dạn khai thác thị trường ngách với dòng sản phẩm biệt thự có giá trị cao.

        Phát huy ưu điểm của trường phái bán cổ điển, dự án biệt thự Nam Viên chú trọng khai thác chi tiết ngoại quan tạo nét kiến trúc sang trọng, đồng bộ - Ảnh: PMH
        Phát huy ưu điểm của trường phái bán cổ điển, dự án biệt thự Nam Viên chú trọng khai thác chi tiết ngoại quan tạo nét kiến trúc sang trọng, đồng bộ - Ảnh: PMH 
        Năm 2012, Phú Mỹ Hưng tung ra dự án biệt thự lâu đài Chateau - được định vị là cao cấp nhất trong dòng sản phẩm biệt thự và trong vòng hơn 6 tháng, gần 80% trên tổng số 103 căn đã được tiêu thụ. Cùng năm, biệt thự Mỹ Phú 3 tiếp tục tạo sóng ở thị trường khu vực phía nam, chỉ trong thời gian ngắn tỷ lệ tiêu thụ đã đạt ngưỡng kỳ vọng và dự án đã được giao nhà sớm hơn thời hạn do nhiều khách hàng có nhu cầu dọn vào ở ngay. Gần đây nhất, quý 2/2013, Phú Mỹ Hưng chào bán Mỹ Văn 2 với 58 sản phẩm có thiết kế tương tự Mỹ Phú 3 và cũng được thị trường đón nhận nồng nhiệt.

        Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

        Hoang tàn ở khu biệt thự “đãi sĩ” ven sông Hàn

        Cụm biệt thự “đãi sĩ” ở Tuyên Sơn đang thực trạng hoang tàn.
        Hàng chục ngôi biệt thự xinh đẹp ven sông Hàn, phía đông nam cầu Tuyên Sơn (Đà Nẵng) đã bị bỏ hoang tàn trong lau lách. Đây là những căn biệt thự được xây mới hoàn toàn, đã đưa vào sử dụng, từng là chỗ ở sang trọng, dành cho các chuyên gia, huấn luyện viên và vận động viên có thành tích cao của Đà Nẵng, là nhà khách của UBND TP...

        Hà Nội quyết đóng cửa Zone 9 trước 15/1

        UBND Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động của "hợp tác xã" này bằng biện pháp hành chính hoặc thậm chí là cưỡng chế.

        Theo chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh, các cơ quan, đơn vị, cá nhân tiếp tục thực hiện chỉ đạo ngày 3/12 của UBND thành phố về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh, dịch vụ, cải tạo nhà tại khu đất số 9 Trần Thánh Tông.
        Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp hành chính, quận Hai Bà Trưng có thể cưỡng chế theo quy định để chấm dứt các hoạt động kinh doanh trước ngày 15/1/2014. Đây là mốc thời gian cụ thể hơn được lãnh đạo Hà Nội đưa ra sau quyết định đóng cửa trước đó do UBND phường Bạch Đằng thông báo.
        Lãnh đạo thành phố còn yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, chuẩn bị đầu tư dự án ở khu đất số 9 Trần Thánh Tông, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định; Công an thành phố nhanh chóng đưa ra kết luận, báo cáo thành phố về vụ cháy tại Zone 9 làm 6 người chết ngày 19/11.
        Trong khi đó, dù chính quyền phường Bạch Đằng và quận Hai Bà Trưng đã yêu cầu các hộ kinh doanh tại Zone 9 chấm dứt hoạt động trước 23/12 nhưng nhiều cửa hàng tại đây vẫn mở cửa đón khách.
        4-zone9-dong-cua-23-8914-1387797056.jpg

        Cư dân tố chủ đầu tư "quỵt" tiền bồi thường

        KTĐT - Báo Kinh tế & Đô thị nhận được đơn kiến nghị của cư dân chung cư C17 (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) về việc chủ đầu tư không thực hiện bồi thường việc chậm bàn giao nhà với mức 5 triệu đồng/căn hộ/tháng mặc dù đã ký cam kết.


        Ngoài ra, cư dân còn tố một số vấn đề liên quan tới việc sở hữu diện tích chung - riêng, một số hạng mục của dự án chậm tiến độ ...
        Theo phản ánh, chung cư C17 do Công ty TNHH Thăng Long (Công ty Thăng Long) làm chủ đầu tư. Trong nội dung hợp đồng mua nhà ghi rõ "bên A (bên bán) phải đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ; đúng các trình tự, quy định hiện hành của pháp luật. Tiến độ bàn giao nhà vào tháng 7/2011". Thế nhưng, đến nay, việc bàn giao nhà vẫn chưa xong.

         
        Phần sàn và trần chung cư chưa được hoàn thiện.

        Phú Mỹ Hưng hoàn thành trước hạn nhiều dự án


        Thông tin từ Công ty Phú Mỹ Hưng, đến nay đã cung cấp cho thị trường khoảng 12.000 đơn vị nhà ở với tổng diện tích sàn gần 2,5 triệu m2.
        Suốt hơn 20 năm hình thành và phát triển, Phú Mỹ Hưng luôn hoàn thành đúng tiến độ công trình, thậm chí một số dự án còn được giao trước hạn.
        Mặc dù lịch giao biệt thự Mỹ Phú 3 là đầu quý II-2014 nhưng Phú Mỹ Hưng đã bàn giao 32 biệt thự cho khách hàng có nhu cầu nhận nhà sớm vào tháng 10 và 11 vừa qua. Tuy thời gian sớm hơn sáu tháng so với dự định nhưng các hạng mục như cây xanh, đường giao thông… đã được hoàn tất. Tháng 11 và 12-2013, công ty tiến hành bàn giao biệt thự lâu đài Chateau giai đoạn 2, 3 cho khách hàng theo đúng cam kết. Chateau do Công ty Arkitek Ooi (Malaysia) thiết kế với ý tưởng chủ đạo dựa vào ưu thế tự nhiên sẵn có với cây xanh, mặt nước và cảnh quan. Hiện Phú Mỹ Hưng đang triển khai cuốn sách thiết kế nội thất để khách có thể tham khảo, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí khi tiến hành trang trí nội thất. Ngoài ra, dự án Star Hill đang đi vào giai đoạn hoàn tất để bàn giao. Star Hill có tổng diện tích 2,1 ha do Công ty SURV (Thượng Hải) thiết kế mang dấu ấn đặc trưng của khu nhà ở trong khu thương mại sầm uất. Trong khi đó, Happy Valley được chào bán vào quý I-2013 đã hoàn thành đến tầng 15.

        12.870 người đăng ký mua nhà xã hội

        TP - Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tính đến tháng 12/2013 trên địa bàn thành phố đã có 12.870 trường hợp đăng ký mua nhà xã hội, tương đương 12.870 căn nhà.
        Hà Nội hiện đã chấp thuận đầu tư cho 8 dự án nhà ở thu nhập thấp và đang hoàn thành xây dựng 3.917 căn hộ.
        Ngoài ra đến nay thành phố đã tiếp nhận đề nghị của 15 chủ đầu tư dự án có đơn xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với số lượng căn hộ đề xuất khoảng 10.587 căn.
        Trong đó UBND thành phố đã cho phép chuyển đổi 3 dự án (khoảng 2.797 căn) và tiếp tục xem xét 12 dự án còn lại (7.790 căn). Theo kế hoạch đến năm 2015 tổng số căn hộ hoàn thành khoảng 10.703 căn.

        12.870 người đăng ký mua nhà xã hội

        TP - Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tính đến tháng 12/2013 trên địa bàn thành phố đã có 12.870 trường hợp đăng ký mua nhà xã hội, tương đương 12.870 căn nhà.
        Hà Nội hiện đã chấp thuận đầu tư cho 8 dự án nhà ở thu nhập thấp và đang hoàn thành xây dựng 3.917 căn hộ.
        Ngoài ra đến nay thành phố đã tiếp nhận đề nghị của 15 chủ đầu tư dự án có đơn xin chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với số lượng căn hộ đề xuất khoảng 10.587 căn.
        Trong đó UBND thành phố đã cho phép chuyển đổi 3 dự án (khoảng 2.797 căn) và tiếp tục xem xét 12 dự án còn lại (7.790 căn). Theo kế hoạch đến năm 2015 tổng số căn hộ hoàn thành khoảng 10.703 căn.

        Đảm bảo an dân, an toàn và đúng pháp luật


        KTĐT - Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Cáp Sĩ Phong tại buổi họp báo chiều 23/12, xung quanh việc chấm dứt hoạt động kinh doanh tại khu đất số 9 Trần Thánh Tông (Zone 9), phường Bạch Đằng.
        Trước đó, ngày 20/12, Văn phòng UBND TP Hà Nội có Thông báo số 178, thông báo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh về xử lý vi phạm pháp luật phòng cháy chữa cháy (PCCC), quản lý sử dụng đất và kinh doanh dịch vụ tại số 9 Trần Thánh Tông. Trong đó, lãnh đạo TP yêu cầu các đơn vị, cá nhân liên quan chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, cải tạo, sửa chữa nhà và các hoạt động vi phạm pháp luật khác trên mặt bằng khu đất; giao UBND quận Hai Bà Trưng áp dụng các biện pháp hành chính kiên quyết theo quy định pháp luật để hoàn thành trước ngày 15/1/2014. Tuy nhiên, ông Cáp Sĩ Phong cho biết, để đảm bảo an toàn tính mạng cho các hộ kinh doanh, hộ dân xung quanh trong dịp Noel và Tết Dương lịch năm nay, UBND quận đã ra quyết định yêu cầu: Công ty CP ĐTPT Bình An (đơn vị được giao triển khai dự án Tổ hợp văn phòng làm việc và thương mại tại khu đất) chấm dứt ngay các hoạt động kinh doanh, cho thuê, quản lý và sử dụng đất không đúng quy định đối với các đơn vị liên quan và thu hồi ngay mặt bằng để quản lý sử dụng đúng mục đích chậm nhất trong ngày 23/12/2013, đẩy nhanh triển khai dự án theo đúng quy hoạch; thực hiện di chuyển tài sản, vật dụng phục vụ kinh doanh khỏi khu đất trước 31/12/2013. Bên cạnh đó, Công ty có các biện pháp rào chắn, bảo vệ khu đất sau khi thu hồi; phối hợp chặt với Điện lực Hai Bà Trưng xử lý và dừng cấp điện với các khu vực không đảm bảo an toàn về điện, nhất là PCCC; phối hợp với phường Bạch Đằng đảm bảo an ninh trật tự. 
        Bà Trần Hải Yến - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển Bình An cho biết, doanh nghiệp đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với các bên liên quan về việc giao quản lý, sử dụng có thời hạn mặt bằng và tài sản trên đất tại số 9 Trần Thánh Tông từ ngày 18/12/2013, đồng thời đang tích cực triển khai các công việc theo đúng yêu cầu của UBND TP và quận Hai Bà Trưng.