Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Lãnh đạo Hà Nội yếu kém, người dân "ngóng" tầu điện đến bao giờ?


02/03/14 08:52
(GDVN) - Ngoài số tiền 9 triệu Euro mà Sytra đang yêu cầu phải trả để họ tiếp tục hợp tác, không biết còn chuyện gì sẽ xảy ra với tuyến tàu điện đầu tiên ở Thủ đô?
Có lẽ không phải bàn thêm về sự cần thiết khi xây dựng tuyến tàu điện Nhổn – ga Hà Nội, dù rằng khi dự án này được công bố thì đã có những chuyên gia chỉ ra sự bất hợp lý trong thiết kế vì có tới 8 ga trên cao, chỉ có 4 ga dưới lòng đất.
Có lẽ cũng không cần phải lăn tăn nhiều tới số tiền rất có thể phải chi ra thêm (9 triệu Euro) nếu muốn đơn vị tư vấn Sytra (Pháp) tiếp tục hợp tác để hoàn thành dự án này vào cuối năm 2018. Bởi việc xây dựng các tuyến tàu điện ngầm ở Hà Nội bây giờ đã bị coi là quá chậm so với thế giới văn minh. Thủ đô không thể mãi lạc hậu.
Có lẽ nhiều người dân sẽ cảm thấy buồn phiền trước sự việc này, nhưng rồi chuyện cũng sẽ nhanh chóng trôi qua, vì “chậm tiến độ” vẫn là bài ca quen thuộc ở Hà Nội.
Có thể kể tới đó là dự án cầu Vĩnh Tuy vài lần xin gia hạn tiến độ so với dự kiến ban đầu. Dự án này khởi công từ tháng 2/2005, dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2007 với số vốn đầu tư rất lớn – gần 3.600 tỷ đồng.
Tại lễ khởi công, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: Công trình phải được thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, đặc biệt phải quán triệt tinh thần chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản.
Nhưng rồi UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT đã cho phép lui thời hạn hoàn thành đến tháng 9/2007 với lý do quen thuộc… “nhiều khó khăn”. Rồi sau đó lại tiếp tục “gia hạn” thêm 12 tháng nữa, dự kiến hoàn thành đầu năm 2008. Tính toán của các nhà nghiên cứu độc lập đã chỉ ra rằng, lần chậm tiến độ này gây thiệt hại do phải trả tiền lãi lên đến khoảng 130 tỷ đồng.
Bi hài hơn nữa là tới thời hạn hoàn thành thì UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT lại tiếp tục lùi thời hạn hoàn thành tới Tết Âm lịch 2008. Nhưng trên thực tế thì phải tới tận ngày 26/9/2010 Hà Nội mới tổ chức được lễ khánh thành cây cầu này.
Một buổi lễ được hoành tráng, nhưng sau đó không thấy nhắc tới trách nhiệm của cá nhân hay tổ chức nào nữa. Mọi chuyện cũng rơi vào quên lãng!
Không chỉ "giật" kỷ lục chậm tiến độ mà bây giờ cây cầu này còn bị nứt 3 trụ, đích thân Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã phải xuống thị sát mà cũng chưa biết hướng xử lý cụ thể sẽ ra sao. Nhưng có một điều chắc chắn là nhiều người dân sẽ cảm thấy bất an trước thông tin này.

Hệ lụy từ Thông tư 16 có thể khiến thị trường bất động sản thêm lạnh giá


Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD chỉ có vài dòng, nhưng đã khiến người dân khốn khổ, có thể mất thêm tỷ đồng chỉ để mua cột nhà, tường bao chung cư. Tuy nhiên, theo giải trình của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 28/2, thông tư này được xây dựng đúng luật, thì làm sao Bộ phải xin lỗi.
Như vậy, sau 3 năm tồn tại, khi thị trường bất động sản đã đóng băng, người dân ngán ngẩm và những xung đột, tranh chấp nổi lên khắp nơi, Thông tư 16 cuối cùng đã được đưa ra ánh sáng. Đầu tháng 2/2014, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Pháp luật lên tiếng khẳng định việc hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư trong hợp đồng mua bán theo Thông tư 16 và Công văn 124, 397 của Bộ Xây dựng là trái quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71. Ngay lập tức, thông tư 03 được ban hành nhằm “phù hợp với thực tiễn” hơn. Còn theo lý giải của Bộ, thông tư 16 không sai Luật Nhà ở khi đưa ra 2 cách tính diện tích (thông thủy hoặc tim tường) để cho các bên tự thỏa thuận với nhau.

Sở hữu căn hộ xpHOMES từ 550 triệu đồng


Sàn giao dịch bất động sản VIC cho biết sẽ mở bán căn hộ chung cư xpHOMES vào ngày 2/3 tại Hà Nội.

Sở hữu căn hộ xpHOMES từ 550 triệu đồng
Hình ảnh thực tế tiến độ dự án chung cư xpHOMES.
Dự án căn hộ xpHOMES nằm tại khu vực cửa ngõ phía Tây Hà Nội, trong khu đô thị Tân Tây Đô sát mặt đường 32; cách khu vực Mỹ Đình khoảng 8km.

Dự án bất động sản nổi bật tuần từ 23/2 đến 1/3

Tuần cuối cùng của tháng 2 có khá nhiều lượt dự án chào bán tuy nhiên thị trường không ghi nhận dự án mới, hầu hết những dự án chào bán tuần này đều đã được giới thiệu từ trước đó.



Dự án bất động sản nổi bật tuần từ 23/2 đến 1/3
Dự án chung cư Star City Lê Văn Lương

Thị trường bất động sản và những chiêu trò làm hàng


Chủ nhật 02/03/2014 07:14
ANTĐ - Ở  chính đâu đó lại đang thì thầm chờ đợi một cơn sốt mới trên thị trường bất động sản (BĐS). Những thông tin nhà đất lại đang được bàn tán từ các quán cà phê phố cổ Hà Nội tới các quán nhậu hạng sang quận 3 TP Hồ Chí Minh. Phải chăng bong bóng BĐS không vỡ mà lại phình to ra? Lại có cơ hội để đầu tư một vốn bốn lời chăng?

Thị trường bất động sản đang hồi phục?

(ĐSPL) - Tính đến hết năm 2013, thị trường bất động sản đã trải qua hơn 3 năm suy thoái. Theo nhận định của giới chuyên môn, thông thường phải mất 3 năm để kết thúc một chu kỳ bùng nổ - suy thoái. Vì vậy, nhiều người lạc quan cho rằng, năm 2014 thị trường sẽ từng bước hồi phục.
Những tín hiệu lạc quan
Ngay trong những ngày đầu tháng đầu tiên của năm 2014, theo ghi nhận từ báo điện tử vtv online, thị trường BĐS đã đón nhận một giải pháp mới trong giao dịch BĐS đó là chủ đầu tư cho trả góp tiền mua nhà với thời gian lên tới 10 năm, cơ hội mua nhà sẽ mở rộng hơn cho nhiều đối tượng.
Phương thức này phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, thậm chí chính phủ nhiều nước khuyến khích thời hạn trả góp tới 30 năm. Dự án này, tính từ thời điểm ký hợp đồng đến khi bàn giao nhà người mua có quyền trả 60% tổng giá trị của hợp đồng, 40% còn lại được chịu trong 10 năm nhưng không phải trả lãi suất.
Thị trường bất động sản đang hồi phục? - Ảnh 1
Thị trường bất động sản đang hồi phục?

Sự bất lực của cơ quan quản lý

Chủ nhật 02/03/2014 06:27

ANTĐ - Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 02 /2014/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 2-4-2014 cho phép các công trình xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị sẽ chỉ phải đóng phạt để được tồn tại thay vì dỡ bỏ như trước đây. 

Theo quy định mới này, đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng nhưng chưa thực hiện tháo dỡ, cơ quan chức năng xem xét hủy quyết định cưỡng chế phá dỡ. Sau đó, cấp thẩm quyền phạt mức 40% đối với nhà ở riêng lẻ, với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng phạt 50% giá trị công trình sai phép, không phép. Với trường hợp theo quy định phải có giấy phép xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc cấp giấy phép sau khi chủ đầu tư chấp hành đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 

Sao đi xe máy phải cứu đại gia cưỡi Phantom?

"Mấy đại gia BĐS Hà Nội đi Phantom đã ông nào bán xe đâu? Chứng tỏ tiền còn nhiều lắm", "bác Thăng nói quá chính xác. Tại sao dân đi xe đạp và xe bus lại đi cứu dân đi xe hơi xịn?"
“Chủ đầu tư bất động sản toàn đại gia, toàn đi xe Phantom thì giải cứu cái gì? Bất động sản phải giảm giá, thì chắc chắn sẽ tiêu thụ được”, chính kiến của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại phiên họp của Chính phủ sáng 28/2, đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.

Thông tư 16 không rõ, Thông tư 03 lại vội vàng


Sau khi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kết luận cách tính diện tích theo Thông tư 16 của Bộ Xây dựng là trái quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71, nhiều người dân khẳng định sẽ kiện chủ đầu tư, thậm chí kiện cả Bộ Xây dựng vì những thiệt hại mà họ phải chịu. Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng (ảnh) về vấn đề này.
* Phóng viên: Mặc dù Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD, trong đó, cách tính diện tích căn hộ chung cư sẽ được tính theo kích thước thông thủy, thế nhưng bức xúc của dư luận xung quanh Thông tư 16 vẫn chưa hết nóng. Nhiều người dân vẫn cho rằng quyền lợi của họ đã bị xâm phạm và chủ đầu tư đã được hưởng lợi quá nhiều bằng cách tính diện tích từ tim tường, quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Thông tư 16 và sự "chối tội" của Bộ Xây dựng

Thông tư 16/2010 của Bộ Xây dựng về cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư đang gây bất an cho không chỉ người mua chung cư.
Càng nghe đại diện bộ này giải thích dư luận lại càng thấy khó chấp nhận khi Ủy ban pháp luật Quốc hội đã quả quyết “trái luật” mà bộ vẫn cứ khăng khăng “không sai, không xin lỗi”.
Thông tư 16 ra đời nhằm “quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở”. Đối chiếu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì phải khẳng định ngay: Bộ Xây dựng đã không vi phạm về thẩm quyền trong việc ban hành thông tư này. Tuy nhiên, với cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư, Thông tư 16 đã có “tội” lớn khi chỉ vẽ những điều hoàn toàn trái với các “luật mẹ” là Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở và Nghị định 71/2010.
Theo Điều 225 Bộ luật Dân sự năm 2005, phần diện tích dùng chung trong chung cư thì thuộc sở hữu chung của tất cả chủ sở hữu các căn hộ. Khoản 2, 3 Điều 70 Luật Nhà ở năm 2005 chi tiết hơn: Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm phần diện tích bên trong căn hộ (có cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó)... Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm: không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ... Tiếp nữa, Điều 49 Nghị định 71/2010 của Chính phủ quy định: Phần sở hữu riêng trong chung cư bao gồm phần diện tích bên trong căn hộ (kể cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó) của chủ sở hữu căn hộ… Phần sở hữu chung của chung cư là phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư bao gồm: khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ...

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Nộp phạt… “xóa” sai phạm (28/02/2014)

Một Thông tư vừa mới ban hành của Bộ Xây dựng đang gây nhiều tranh cãi khi đưa ra một quy định khá bất ngờ đó là: Cho phép công trình xây dựng sai phạm nộp tiền phạt để không bị cưỡng chế, phá dỡ. Với quy định này, dư luận lo ngại, chiếc áo khoác lên mình thủ đô vốn chắp vá nay lại càng trở nên khó coi hơn.


Thời gian qua, thủ đô Hà Nội vẫn tồn tại thực trạng xây dựng tràn lan, 
vô tội vạ, tạo nên một thủ đô với những mảng màu lộn xộn
Ảnh: Hoàng Long

Nộp phạt để… tiếp tục sai phạm

Dự án “treo”,xử lý cách nào?



KTĐT - Thời gian qua, thị trường bất động sản "đóng băng" khiến các dự án "treo" ngày càng gia tăng. Tại Hà Nội, hàng loạt dự án chậm triển khai, đang được Sở TN&MT đề nghị thu hồi với diện tích gần 9,7 triệu mét vuông đất.
 Tuy nhiên, ứng xử thế nào đối với các dự án "treo" vẫn đang là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Cân nhắc từng dự án
Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nếu thu hồi đất đối với các dự án "treo" đã được GPMB hoặc có thể triển khai một phần (chưa kể, có những dự án đã đem thế chấp ngân hàng, huy động vốn của các nhà đầu tư và khách hàng) sẽ gây thiệt hại cho cả Nhà nước, doanh nghiệp lẫn người dân có đất bị thu hồi. Do đó, việc sử dụng công cụ thuế luỹ tiến vẫn là giải pháp tốt hơn thay vì thu hồi các dự án "treo".


Một khu đất dự án biến thành Trung tâm sửa xe trên đường Lê Văn Lương kéo dài.   Ảnh: Thanh Hải

Một khu đất dự án biến thành Trung tâm sửa xe trên đường Lê Văn Lương kéo dài. Ảnh: Thanh Hải

Không đồng tình với phương án đánh thuế lũy tiến, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, do thị trường suy thoái, chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên chưa triển khai được. Nếu đánh thuế lũy tiến, doanh nghiệp càng thêm khó khăn, trong khi dự án vẫn nằm đấy. "Việc đánh thuế chỉ nên áp dụng ở thời điểm thị trường bất động sản còn tốt, hoặc đối với các dự án mà giới đầu cơ đã "ôm đất". Trong thời điểm hiện tại, nên cân nhắc, phân loại từng dự án để có cách xử lý thích hợp, lý do tại sao dự án chậm triển khai. Đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), phải kiên quyết thu hồi, nhưng chỉ đền bù phần nào, thậm chí không đền bù. Nếu thu hồi, phải có kế hoạch sử dụng khu đất đó. Đối với các dự án ở khu vực ngoại thành, có thể thu hồi đấu giá đất để phát triển trang trại. Còn ở khu vực nội thành, phải cân nhắc kỹ, nếu thu hồi lại phải bỏ tiền ra để quản lý khu đất, trả lại tiền cho nhà đầu tư, vậy cơ quan chức năng lấy tiền đâu để trả?" - ông Liêm nêu quan điểm.

Dự án “treo”,xử lý cách nào?

KTĐT - Thời gian qua, thị trường bất động sản "đóng băng" khiến các dự án "treo" ngày càng gia tăng. Tại Hà Nội, hàng loạt dự án chậm triển khai, đang được Sở TN&MT đề nghị thu hồi với diện tích gần 9,7 triệu mét vuông đất.
 Tuy nhiên, ứng xử thế nào đối với các dự án "treo" vẫn đang là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Cân nhắc từng dự án
Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nếu thu hồi đất đối với các dự án "treo" đã được GPMB hoặc có thể triển khai một phần (chưa kể, có những dự án đã đem thế chấp ngân hàng, huy động vốn của các nhà đầu tư và khách hàng) sẽ gây thiệt hại cho cả Nhà nước, doanh nghiệp lẫn người dân có đất bị thu hồi. Do đó, việc sử dụng công cụ thuế luỹ tiến vẫn là giải pháp tốt hơn thay vì thu hồi các dự án "treo".
 
 
Một khu đất dự án biến thành Trung tâm sửa xe trên đường Lê Văn Lương kéo dài.   Ảnh: Thanh Hải
Một khu đất dự án biến thành Trung tâm sửa xe trên đường Lê Văn Lương kéo dài. Ảnh: Thanh Hải

Mua nhà “ôm” cột: Người chấp nhận, kẻ bảo… kiện!

Nhiều ý kiến cho rằng, Thông tư 03, Bộ Xây dựng mới ban hành có hiệu lực từ ngày 8/4 tới không đem lại quyền lợi cho người mua nhà đã "trót" ký vào bản hợp đồng mua bán được hướng dẫn theo Thông tư 16 trước đó, tuy nhiên, trong giới chuyên gia đã có những ý kiến trái chiều nhau.
Như báo Đời sống và Pháp luật đã đưa tin, từ ngày 8/4 tới đây, Thông tư 03 của Bộ Xây dựng nhằm sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Thông tư 16/2010 và hướng dẫn thêm thực hiện Nghị định 71 của Chính phủ sẽ có hiệu lực. 
Thông tư 03 quy định cách tính diện tích căn hộ chung cư theo nguyên tắc thông thủy, thay vì tính diện tích chung cư theo tim tường đã gây ra những tranh chấp căng thẳng giữa người mua nhà, chủ đầu tư nhiều năm qua.
Tuy nhiên, Thông tư 03 lại chỉ rõ, trường hợp các bên đã ký hợp đồng mua bán căn hộ trước ngày thông tư này có hiệu lực việc xác định diện tích căn hộ để tính tiền mua bán tiếp tục theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán căn hộ các bên đã ký kết.
Chính vì điều này, đã dẫn đến những tranh cãi xung quan bản thông tư mới này. Thậm chí, đã có những ý kiến cho rằng, cùng với việc ban hành Thông tư 03, Bộ Xây dựng đã "bỏ rơi" quyền lợi của khách hàng cũ.
Để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề, Báo Đời sống và Pháp luật đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và các luật sư xung quanh "điểm nhạy cảm" này:
Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội: Người dân phải chấp nhận sự lựa chọn của mình!
Về nguyên tắc, khi một Thông tư được ban hành mà không vi phạm pháp luật thì nó có hiệu lực kể từ ngày ban hành, và có giá trị đến thời điểm Thông tư đó có điều chỉnh/chỉnh sửa. Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 không sai vì Thông tư đưa ra 2 cách tính diện tích và để chủ đầu tư – người mua nhà tự thỏa thuận, chứ Bộ không yêu cầu bắt buộc phải theo cách tính nào cả.

Thông tư trái Luật, Bộ Xây dựng có 'phủi' được trách nhiệm?

Thông tư 16 cho phép chủ đầu tư tính diện tích căn hộ theo tim tường đã gây thiệt hại lớn cho khách hàng, vậy nếu thông tin này sai, ai sẽ bồi thường cho dân?

Bộ Xây dựng có “phủi” được trách nhiệm?
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa có kết luận việc hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư trong hợp đồng mua bán theo Thông tư 16 là trái quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71, gây thiệt hại cho người dân.
keangnam
Chung cư Keangnam cũng là một trong những điểm "nóng" về tranh chấp diện tích
Là đơn vị trực tiếp ban hành thông tư 16, dù một mực khẳng định “không sai”, nhưng mới đây Bộ Xây dựng đã phải ban hành thông tư 03 bỏ quy định tính diện tích theo tim tường. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm của Bộ Xây dựng như thế nào trong vụ việc này?

Một căn hộ, một cách tính sẽ hết tranh chấp?

Một số tòa nhà chung cư tại quận Bình Thạnh nhìn từ khu trung tâm TPHCM. Đình Dũng
(TBKTSG Online) - Bộ Xây dựng cuối cùng cũng đã ban hành thêm một thông tư mới quy định lại cách tính diện tích căn hộ theo phương pháp thông thủy (lọt lòng) sau những tranh chấp liên miên, thậm chí gay gắt giữa người mua nhà và chủ đầu tư.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng Thông tư 03/2014/TT-BXD chưa thể giải quyết một sớm một chiều những tranh chấp hiện nay khi mà thông tư mới chỉ giải quyết chuyện sẽ diễn ra, trong khi điều thị trường bất động sản cần là giải quyết những rắc rối hiện tại khi một căn hộ có đến hai cách tính diện tích.
Thông tư 16 ban hành năm 2010 cho phép các chủ đầu tư có thể tích diện tích căn hộ bao gồm tường căn hộ hoặc lọt lòng. Rắc rổi xảy ra khi làm giấy chủ quyền, phần diện tích được công nhận lại được tính theo phương pháp lọt lòng căn hộ, không khớp với diện tích trên hợp đồng mua bán, khiến người dân thấy mình bị thua thiệt.
Chẳng hạn một căn hộ có diện tích ghi trên hợp đồng mua bán là 73 mét vuông, lúc ra sổ có thể chỉ còn 68 mét vuông, năm mét vuông bị biến mất kia là diện tích tường căn hộ.

Làm rõ trách nhiệm hướng dẫn trái luật, bồi thường cho dân

TP - Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn tính diện tích căn hộ chung cư thiếu đồng nhất, gây thiệt hại lớn cho dân. Đã không nhận sai, lại không cho người bị hại hồi tố.
Đại diện ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẳng định bên cạnh việc khắc phục hậu quả, Bộ Xây dựng phải công khai xin lỗi.
Hướng dẫn trái luật gây thiệt hại lớn
Theo bà Trịnh Thuý Mai, đại diện cho nhiều người dân mua nhà tại khu căn hộ Keangnam, người mua nhà đang phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do quy định bất hợp lý của Thông tư 16 gây ra.
Cụ thể, về diện tích căn hộ, người mua nhà đã phải trả tiền cho phần diện tích sở hữu chung mà chủ đầu tư tính vào diện tích căn hộ. Người dân cũng phải đóng phí dịch vụ hàng tháng, phí bảo trì, thuế nhà đất hàng năm cho phần diện tích thuộc sở hữu chung này.

Không sai, sao lại sửa?



Từ hơn một năm trước, trong sự băng giá của thị trường bất động sản, lại thấy “nóng” lên hàng loạt vụ khách hàng mua chung cư phản đối, khởi kiện việc chủ đầu tư tính cả diện tích cột chịu lực, hộp kỹ thuật, tường nhà... vào diện tích mua bán.

Đơn từ gửi khắp nơi, biểu ngữ căng tràn đường, thậm chí xô xát đã xảy ra… nhưng chủ đầu tư khăng khăng khẳng định đã làm đúng luật.

Rõ ràng, chủ đầu tư có “chỗ dựa” vì đã thực hiện theo đúng quy định ở thông tư mà cơ quan chủ quản trong lĩnh vực này là Bộ Xây dựng ban hành, nên dù người mua có kiện đến Bộ Xây dựng, thì các văn bản trả lời của cơ quan công quyền này cũng đều ủng hộ chủ đầu tư “tận thu” với khách hàng. Nhờ “cây gậy” của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư đã thu lợi tiền tỷ, thậm chí vài chục tỷ ở những dự án cao cấp như Keangnam. Còn người dân, chắt chiu cả đời mới mua được nhà, lại phải “bo” thêm một số tiền khổng lồ cho diện tích không thể sử dụng vì “chẳng lẽ lại chui vào cột mà sống”. Chắc chắn, sau khi tổng rà soát trên toàn quốc con số thiệt hại từ cách tính theo những quy định sai của Bộ Xây dựng, sẽ là một con số giật mình.

Người mua nhà có thể kiện Bộ Xây dựng

Dù Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD để “sửa sai”, nhưng vô số khách mua nhà trước ngày 8/4/2014 đã phải chịu thiệt tiền tỷ khi phải trả cả tiền cho diện tích cột, hộp kỹ thuật... Để đòi lại quyền lợi của mình, các nhóm khách hàng đang lên kế hoạch khởi kiện Bộ Xây dựng - cơ quan ban hành văn bản sai luật để các chủ đầu tư lợi dụng, gây thiệt hại cho người mua nhà.
 
Ông Trần Xuân Trạch - chủ căn hộ 1609 tại tầng 16, tòa nhà Keangnam bức xúc vì phải trả tiền mua và phí bảo trì căn hộ diện tích 160m2 nhưng diện tích sử dụng thực tế chỉ 138m2
Ông Trần Xuân Trạch - chủ căn hộ 1609 tại tầng 16, tòa nhà Keangnam bức xúc vì phải trả tiền mua và phí bảo trì căn hộ diện tích 160m2 nhưng diện tích sử dụng thực tế chỉ 138m2

Sửa cách tính diện tích căn hộ chung cư: “Hạ nhiệt” mâu thuẫn?


(HNM) - Sau rất nhiều tranh luận, thậm chí mâu thuẫn gay gắt giữa chủ đầu tư và khách hàng, ngày 20-2-2014 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD, sửa đổi, bổ sung điều 21 của Thông tư 16/2010/TT-BXD, theo đó sẽ chỉ có một cách tính diện tích sử dụng căn hộ chung cư. Phần tường bao, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm trong căn hộ không được tính là diện tích sử dụng khi tính tiền mua bán.

Quy định gây tranh cãi

Theo quy định tại Thông tư 16/2010/TT-BXD, diện tích sử dụng của căn hộ chung cư được xác định theo nguyên tắc kích thước thông thủy của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ. Viện dẫn hướng dẫn này, hầu hết chủ đầu tư áp dụng cách tính thứ hai, tức là từ tim tường bao, tường ngăn phân chia căn hộ. Như vậy, bình quân mỗi căn hộ khách hàng phải trả thêm tiền 3-5m2 diện tích mà thực tế không sử dụng. Nhận thấy sự vô lý này, khách hàng yêu cầu chủ đầu tư áp dụng cách tính theo phương pháp thông thủy, tuy nhiên chủ đầu tư từ chối và hai bên nảy sinh mâu thuẫn.
 
Cách tính diện tích căn hộ chung cư theo Thông tư 16/2010/TT-BXD đã gây tranh chấp, mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và khách hàng mua căn hộ. Ảnh: Anh Tuấn
Cách tính diện tích căn hộ chung cư theo Thông tư 16/2010/TT-BXD đã gây tranh chấp, mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và khách hàng mua căn hộ. Ảnh: Anh Tuấn

Người mua nhà bị móc túi ngàn tỷ vì thông tư sai luật của Bộ Xây dựng

"Đẻ" ra cách tính diện tích chung cư sai luật, Bộ xây dựng đã khiến người mua nhà bị móc túi hàng ngàn tỷ đồng và số tiền này bay sang túi các chủ đầu tư.
Việc Bộ Xây dựng tự “vẽ” thêm một cách tính diện tích căn hộ chung cư theo tim tường bao, tường ngăn chia căn hộ tại Thông tư 16/2010/TT-BXD trái với Luật Nhà ở đã “giúp” chủ đầu tư nhiều dự án chung cư thu lợi hàng nghìn tỷ đồng.
Điển hình, một số chung cư đã xảy ra tranh chấp, khiếu kiện do chủ đầu tư áp dụng cách tính diện tích theo hướng dẫn của thông tư 16 mâu thuẫn luật, gây thiếu hụt diện tích thực tế sẽ thấy rõ số tiền mà người dân mua chung cư bị thiệt hại do cách tính diện tích căn hộ chung cư theo tim tường là con số khổng lồ.
Một trong những dự án gây thiệt hại lớn cho người dân mua nhà là dự án chung cư cao cấp Keangnam trên đường Phạm Hùng (Từ Liêm, Hà Nội).
Theo số liệu mà bà Trịnh Thúy Mai, một cư dân đang sống tại chung cư Keangnam cung cấp cho PV Infonet, chỉ tính riêng căn hộ B606 bị tính gộp cả diện tích thuộc sở hữu chung lên tới 20,99m2 (gồm diện tích cột chịu lực, hộp kỹ thuật, tường chung) và diện tích thuộc sở hữu riêng theo quy định tại Luật Nhà ở là 176,66 m2. Trong khi đó, diện tích mà chủ căn hộ này phải trả tiền mua theo hợp đồng là 206,95 m2, dẫn tới thiếu 30,21m2 so với hợp đồng.
Với giá bán lên tới 3.000USD/m2, những căn hộ bị thiếu tới hơn 30m2 như căn B606 thì số tiền trả “oan” này lên tới trên 1,5 tỷ đồng.
Với những căn thiếu diện tích ở mức ít nhất, người dân cũng đã phải trả “oan” cho chủ đầu tư vài trăm triệu đồng. 
Tương tự, kết quả đo giám định tại căn hộ A610 xác định diện tích còn thiếu so với hợp đồng là 14,74m2; căn B3306 thiếu 27,48 m2. Tại các căn hộ A1101, A710, B3504, B4511, A1404... cũng đều thiếu tới gần 20m2 diện tích so với tổng số diện tích đã trả tiền ở hợp đồng.
Bà Mai cho biết: Theo kết quả trưng cầu giám định, toàn bộ diện tích phần sở hữu chung đã được Keangnam phân chia và cộng vào diện tích của các căn hộ bán cho khách hàng. Trung bình mỗi căn hộ phải thanh toán khoảng 15% diện tích thuộc sở hữu chung.

Bồi thường theo kiểu… chọc ghẹo dân!

Ông Phạm Văn Đông, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.HCM, phải thốt lên như vậy tại buổi giám sát việc bồi thường, giải phóng mặt bằng ở quận Bình Tân để phục vụ dự án nạo vét, chỉnh trang kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, ngày 27-2.

Chính vì chọc ghẹo dân mà đến nay đã trên 10 năm kể từ khi dự án có quyết định phê duyệt quận Bình Tân vẫn còn gần 400 hộ dân, doanh nghiệp chưa bàn giao mặt bằng, trong khi lẽ ra dự án phải xong trong năm 2013. Sự chậm trễ kéo dài này không chỉ gây bức xúc cho các hộ dân, doanh nghiệp trong diện bị giải tỏa mà còn gây bức bối cho hàng triệu người dân khác trên lưu vực kênh do chậm được xóa ngập, giảm ô nhiễm. Chưa hết, dự án còn đang đối diện với nguy cơ bị đơn vị tài trợ cắt nguồn vốn trên 2.000 tỉ đồng và mất hy vọng tìm thêm nguồn tài trợ gần 700 triệu USD cho giai đoạn kế tiếp.
Có điều lạ là chính quyền cấp phường, quận ở Bình Tân cũng bức xúc không kém. Ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, nói: “Dự án qua quận dài 16 km (tổng dự án là 33 km, đi qua tám quận/huyện), phải giải tỏa gần 2.270 trường hợp. Bình Tân là địa phương đầu tiên lập phương án bồi thường nhưng hóa ra chính sách bồi thường lúc này lại cho ra mức bồi thường thấp hơn so với các quận/huyện thực hiện sau. Đã vậy có một khoảng thời gian dài không có tiền để chi trả bồi thường và nơi bố trí tái định cư cũng không. Đến khi có tiền, đủ chỗ tái định cư thì dân chê nơi tái định cư xuống cấp, xa chỗ giải tỏa và không phù hợp với nếp sống của họ.

Kiến nghị tái định cư cho người có nhà trên kênh rạch

Việc giải phóng mặt bằng kéo dài nhiều năm khiến nhà thầu không cầm cự nổi đã xin thanh lý hợp đồng”

- ông Trần Đăng Nghĩa, đại diện chủ đầu tư dự án chỉnh trang kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, nói tại buổi giám sát của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.HCM, ngày 27-2.
Theo ông Nghĩa, dự án sẽ nạo vét tuyến kênh dài gần 33 km đi qua quận 8, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Chánh; sửa, lắp mới 134 cống nhằm đảm bảo thoát nước, giảm ô nhiễm cho lưu vực rộng 14.900 ha. Lẽ ra dự án phải hoàn thành trong năm 2013 nhưng đến nay vẫn còn vướng mặt bằng ở nhiều địa phương, trong đó nhiều nhất là quận Bình Tân với gần 400 trường hợp.
Ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết số hộ bị giải tỏa trên địa bàn lớn nhưng lại thiếu kinh phí bồi thường, thiếu quỹ nhà, đất tái định cư. Đơn giá bồi thường thấp hơn so với các quận/huyện khác cũng gây ra phản ứng, khiếu kiện từ người dân. Ngoài ra, ở dự án này có nhiều trường hợp nhà trên kênh rạch bị giải tỏa không được bồi thường trong khi họ bức bách về chỗ ở.

Cụ thể hóa các quy định về đất đai trong Hiến pháp sửa đổi


 
Người dân quận Ba Đình (Hà Nội) làm thủ tục nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân quận Ba Đình (Hà Nội) làm thủ tục nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28-11-2013.
Đây là sự kiện có tính chất lịch sử quan trọng của đất nước ta trong thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Hiến pháp thể hiện tinh thần đổi mới và thể hiện được ý Đảng, lòng dân, phản ánh được nguyện vọng của đại đa số nhân dân.
Các quy định về đất đai trong Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung chặt chẽ hơn, thể hiện quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đồng thời, khẳng định đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật.