Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Sáu tháng, gói 30.000 tỷ “xài” chưa hết 2%

Sáu tháng, gói 30.000 tỷ “xài” chưa hết 2%
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định không có chuyện dừng triển khai gói 30.000 tỷ như một số tin đồn trước đó.


Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% của gói hỗ trợ.
Đáng chú ý, dù các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước cũng như các địa phương đã khẳng định đã dỡ bỏ hầu hết các rào cản về thủ tục, hồ sơ, xác nhận…, song giá trị giải ngân thực tế đến gần cuối năm 2013 cũng chỉ đạt chưa đầy 30% trong tổng số 1.654 tỷ đồng cam kết trong năm nay. 

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận bằng văn bản về việc đăng ký hợp đồng cho vay đối với 11 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng. Có 6 doanh nghiệp đã được giải ngân số tiền 205 tỷ đồng. 

Về phía khách hàng cá nhân, thống kê từ 5 ngân hàng được chỉ định giải ngân gói 30.000 tỷ đồng cho thấy các tổ chức tín dụng cũng đã cam kết cho vay 1.450 khách hàng cá nhân với số tiền là 527 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân cho 1.436 khách hàng với dư nợ 350 tỷ đồng. 

Hiện BIDV đang dẫn đầu về kết quả giải ngân với dư nợ là 201 tỷ đồng. BIDV đã cam kết cho 443 khách hàng vay số tiền 187 tỷ đồng. 

Đứng ở vị trí thứ hai là Vietcombank cũng đã giải ngân được 112 tỷ đồng trên số cam kết 161 tỷ đồng cho 425 khách hàng vay. Tiếp đến là Vietinbank với mức dư nợ đạt 85 tỷ đồng trên mức cam kết 122 tỷ đồng dành cho 380 khách hàng vay. 

Sáu tháng, gói 30.000 tỷ “xài” chưa hết 2%

Sáu tháng, gói 30.000 tỷ “xài” chưa hết 2%
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định không có chuyện dừng triển khai gói 30.000 tỷ như một số tin đồn trước đó.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% của gói hỗ trợ.
Đáng chú ý, dù các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước cũng như các địa phương đã khẳng định đã dỡ bỏ hầu hết các rào cản về thủ tục, hồ sơ, xác nhận…, song giá trị giải ngân thực tế đến gần cuối năm 2013 cũng chỉ đạt chưa đầy 30% trong tổng số 1.654 tỷ đồng cam kết trong năm nay. 

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận bằng văn bản về việc đăng ký hợp đồng cho vay đối với 11 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng. Có 6 doanh nghiệp đã được giải ngân số tiền 205 tỷ đồng. 

Về phía khách hàng cá nhân, thống kê từ 5 ngân hàng được chỉ định giải ngân gói 30.000 tỷ đồng cho thấy các tổ chức tín dụng cũng đã cam kết cho vay 1.450 khách hàng cá nhân với số tiền là 527 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân cho 1.436 khách hàng với dư nợ 350 tỷ đồng. 

Hiện BIDV đang dẫn đầu về kết quả giải ngân với dư nợ là 201 tỷ đồng. BIDV đã cam kết cho 443 khách hàng vay số tiền 187 tỷ đồng. 

Đứng ở vị trí thứ hai là Vietcombank cũng đã giải ngân được 112 tỷ đồng trên số cam kết 161 tỷ đồng cho 425 khách hàng vay. Tiếp đến là Vietinbank với mức dư nợ đạt 85 tỷ đồng trên mức cam kết 122 tỷ đồng dành cho 380 khách hàng vay. 

Trong số 5 ngân hàng được chỉ định giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, hiện Agribank mới giải ngân được 27,6 tỷ đồng và MHB chỉ đạt 5 tỷ đồng. 

Bộ Xây dựng cho biết, các ngân hàng thương mại đều khẳng định con số giải ngân vẫn tiếp tục tăng bởi còn nhiều hồ sơ của khách hàng vẫn đang chờ thẩm định. 

Tiết kiệm nhà ở giúp dân “tránh ỷ lại Nhà nước”

Tiết kiệm nhà ở giúp dân “tránh ỷ lại Nhà nước”
Với mức sống và điều kiện của phần lớn người lao động ở Việt Nam, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” cho cuộc sống hiện tại vốn đã khó khăn thì việc lập kế hoạch tài chính cho tương lại là một việc không được nhiều người tính đến.
In

Mô hình tiết kiệm nhà ở đã được thực hiện thành công tại một số nước trên thế giới, song Việt Nam có áp dụng khả thi khi mặt bằng thu nhập khá thấp?
"Trách nhiệm lo nhà ở cho người dân là của nhà nước, của toàn xã hội và của chính bản thân mỗi hộ gia đình". Chính sách đó được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhắc lại khá nhiều lần tại hội thảo về mô hình tiết kiệm nhà ở, do Bộ Xây dựng phối hợp với ngân hàng tiết kiệm nhà ở Bausparkasse Schwäbisch Hall (Đức) tổ chức sáng 6/12.

Giúp tránh "ỷ lại"


Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, dù là bất kỳ một chính sách, một giải pháp may mô hình nào thì riêng mỗi giải pháp đó không thể là “chiếc đũa thần” có thể giúp người dân có nhà ở một cách dễ dàng được. Do vậy, mô hình tiết kiệm nhà ở dẫu sao cũng chỉ là một trong những giải pháp góp phần biến giấc mơ có nhà của người dân thành hiện thực.

Thống kê đưa ra tại hội thảo cho thấy, từ năm 1775, ngân hàng tiết kiệm nhà ở đầu tiên đã ra đời tại Anh.

Giới đầu tư bất động sản “bất động” khi Từ Liêm lên quận

Giới đầu tư bất động sản “bất động” khi Từ Liêm lên quận
Giá đất thổ cư và căn hộ chung cư gần như không có biến động trong nhiều tháng nay.


Cùng với sự trầm lắng của thị trường, thông tin Hà Nội sắp sửa lập hai quận mới tại Từ Liêm xem ra không tác động nhiều đến giới đầu tư bất động sản cũng như giá nhà đất tại khu vực này.

Với hầu hết những người trong nghề và ngay cả những người dân quanh khu vực, thông tin thành lập hai quận mới đã manh nha và sau đó lan truyền rộng rãi suốt từ  4 - 5 năm nay. Chính vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính lần này, dù được đánh giá là khá quan trọng và có ảnh hưởng nhất định đến kinh tế - xã hội của khu vực, song nó lại khá mờ nhạt nếu so với "cú sốc" thông tin Hà Nội có ý định dời trung tâm hành chính lên Ba Vì hồi đầu năm 2010.

Nhà giá rẻ - chớ ham


Thứ năm 19/12/2013 07:10
ANTĐ - Trong thời điểm thị trường nhà đất ảm đạm như hiện nay, để kích cầu, nhiều chủ đầu tư đã tung ra nhiều chiêu khuyến mãi hấp dẫn kèm theo mức giá rẻ bất ngờ đối với các căn hộ. Tuy vậy, nếu không xem xét kỹ hợp đồng, khách hàng sẽ nếm phải quả đắng…

Việc sở hữu một căn hộ chung cư là niềm mơ ước của nhiều gia đình
Tưởng rẻ hóa đắt
Do mới xây dựng gia đình, lại chưa có chỗ ở ổn định nên anh Vũ Đức Thông (ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) quyết định tìm mua nhà chung cư ở khu vực huyện Từ Liêm hoặc quận Hà Đông (Hà Nội) để thuận lợi cho công tác. Với số tiền chưa đến 600 triệu đồng, anh Thông khá khó khăn trong việc tìm một căn hộ vừa túi tiền. Được một người bạn giới thiệu, anh Thông biết thông tin ở quận Hà Đông có chủ đầu tư đang rao bán nhà chung cư với giá 12 triệu đồng/m2 nên vội vã đến xem. Đọc lời quảng cáo của công ty này trên băng rôn: “Khách hàng không những mua được nhà với giá rẻ hơn hẳn so với giá thị trường mà còn có cơ hội được hưởng nhiều quà tặng hấp dẫn”, anh Thông mừng như bắt được vàng. 

Những vùng đất 'chết' sau 5 năm mang danh Hà Nội

Sau 5 năm điều chỉnh địa giới hành chính TP. Hà Nội, diện mạo thủ đô đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, mặt trái của làn sóng đầu tư ồ ạt, đầu cơ là những khu đô thị hoang lạnh vắng bóng người và hàng nghìn tỷ đồng bất động trong các dự án BĐS.   
Trên khắp các quận, huyện vùng ven nội đô như Hà Đông, Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ... tràn lan các dự án "chết".
Số dự án "chết" nhiều phải kể đến huyện Mê Linh. Với 50 dự án trên địa bàn, Mê Linh từng được xếp vào vùng trọng điểm trên bản đồ BĐS Hà Nội. Sau 5 năm được phê duyệt, BĐS Mê Linh hoàn toàn bất động. Các khu đô thị nơi đây vẫn là những bãi đất hoang dùng để chăn thả trâu bò và những ngôi nhà xây thô để hoang cho cỏ mọc.
Các dự án tiêu biểu như khu đô thị Minh Giang - Đầm Và, Tiền Phong, Phúc Việt, Hà Phong, River land, AIC, Chi Đông, Diamond Park New... tạo thành chuỗi các đô thị nằm giữa vành đai 3 và 4. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay các dự án đình đám trên đều đang trong tình trạng bỏ hoang, chưa giải phóng mặt bằng.
{keywords}
Đốt tiền, chôn chân ở vùng đất mới Mê Linh. (Ảnh D.A)
Cùng với hàng loạt dự án đình đám đang để hoang cho cỏ mọc, nhiều chủ đầu tư cũng đã âm thầm biến mất. Theo thống kê của Ban GPMB huyện Mê Linh, hiện trên địa bàn có khoảng 50 dự án của 47 chủ đầu tư, với tổng diện tích đất lên đến 14.394ha. Tuy nhiên, có tới 49 dự án chưa hoàn thành xong GPMB.

Làm ẩu- Cần quy rõ trách nhiệm! (19/12/2013)

Vào chiều 16-12, đường ống nước sạch của Công ty nước sạch Sông Đà lại bị vỡ tại địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất- Hà Nội, khiến hơn 70.000 người dân Hà Nội tiếp tục lâm vào cảnh mất nước. Gia đình nào không có bể chứa, lại phải vài ngày đi sơ tán, hoặc xin đâu đó vài thùng để tạm sống qua ngày. Chưa kể người dân khổ vì phải rửa bể, hay cháy máy bơm đột ngột…

Chuyện mất nước ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân chỉ vì vỡ đường ống, dân cũng đành phải thông cảm. Tuy nhiên, sự thông cảm một, vài lần còn dễ chấp nhận. Đằng này, ống vẫn cứ liên tục vỡ. Theo chỉ huy công trường khắc phục sự cố "việc vỡ đường ống có thể là do địa chất, nền đất yếu gây ra lún nứt và dịch chuyển đường ống”. Lại nguyên nhân…lún nứt. Xem ra chuyện lún, nứt, việc của tự nhiên sẽ còn diễn ra  hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng…Và như vậy, chuyện vỡ ống cũng sẽ còn tiếp tục…Sự thông cảm, sự khổ vì vỡ ống này sẽ còn dài dài, và không biết bất cứ lúc nào.

Hậu quả xảy ra, cho thấy cần xem lại từ khâu đầu tư, thiết kế, thi công cho đến bảo quản. Ai cũng biết rằng, việc lún nứt, tác động của tự nhiên là đương nhiên. Vì sao khi thiết kế, thi công không tính đến? Lẽ nào công trình vì chạy đua với thời gian, hay bớt xén vật liệu, quy trình…?

Lâu nay không ít các công trình, dự án làm ẩu, thiếu trách nhiệm, hay do bớt xén đã gây hậu quả tức thì. Tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng thì lại hòa cả làng. Trong tinh thần toàn Đảng, toàn dân vào cuộc đấu tranh với tệ nạn tiêu cực, tham nhũng hiện nay, yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm, không thể để tiền của nước, của dân cứ mãi sử dụng tùy tiện, hoang phí, cuối cùng sự khổ vẫn lại vẫn người dân gánh chịu.

Vốn ngoại nhòm bất động sản

Không riêng thị trường TP. Hồ Chí Minh, một số tỉnh khác ở khu vực phía Nam cũng là điểm đến của nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực BĐS.

Tại Bình Dương, Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) đã chi mạnh tay hơn 2,1 tỷ USD xây dựng dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương. Tại Khánh Hòa, Tập đoàn Alma của Israel đã công bố đầu tư 300 triệu USD xây dựng khu nghỉ dưỡng Bãi Rồng (Cam Ranh)….
Đứng thứ 3 trong 18 ngành, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tính đến tháng 11/2013, bất động sản (BĐS) dường như đang tạo sức hút trở lại đối với nhà đầu tư ngoại. Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đã có 20 dự án BĐS được nhà đầu tư nước ngoài đăng ký rót vốn (tăng 10 dự án so với cùng kỳ năm 2012), với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 884 triệu USD.

Các dự án chung cư vẫn là bài toán khó giải đối với nhà đầu tư
Ông Vinh Nguyễn, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, mặc dù thị trường BĐS Việt Nam cả năm 2013 chưa có bước đột phá đáng kể, nhưng đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ, nhất là ở phân khúc nhà ở trung, cao cấp, khu thương mại phức hợp và du lịch nghỉ dưỡng... Cơ sở cho quan điểm này xuất phát từ hàng loạt vụ đầu tư triệu đô vào các dự án BĐS tại TP. Hồ Chí Minh.

Bộ Xây dựng: Giá bất động sản sẽ dần được "điều hòa"

-

Với hơn 120 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai, Bộ Xây dựng cho rằng, nguồn cung phân khúc nay đang dần vào nhịp để “điều hòa” giá bất động sản.
Bộ Xây dựng cho hay, hiện cả nước có khoảng 124 dự án nhà ở xã hội với số vốn 30.672 tỷ đồng đang được triển khai. Tại Hà Nội, thành phố đã chấp thuận cho phép khởi công 14 dự án nhà ở xã hội cũng cấp hơn 15.400 căn hộ. Trong đó, 6 dự án đã hoàn thành bàn giao với số lượng đã bán trên 3.100 căn.
 
 Hiện cả nước có khoảng 124 dự án nhà ở xã hội
Trong khi thị trường bất động sản còn trầm lắng, hàng loạt nhà giá rẻ ồ ạt mở bán đã hâm nóng phân khúc nhà bình dân. Bộ Xây dựng dự báo, khi nguồn cung nhà xã hội tăng mạnh, giá bất động sản sẽ được đ iều hòa.
Việc thực hiện đầu tư xây dựng chuyển đổi dự án, vay vốn ưu đãi để đầu tư phải trải qua nhiều thủ tục liên quan nhiều cơ quan khác nhau nên Bộ Xây dựng khẳng định, sẽ cùng UBND các thành phố lớn tiếp tục triển khai các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nhà ở.

Thị trường Bất động sản chạm đáy: Cơ hội nào cho cổ phiếu xây dựng và BĐS?

Kể từ đầu quý IV, TTCK đã xác lập xu hướng tăng điểm trung hạn khá bền vững ở hầu hết các nhóm CP, kể cả những CP thuộc lĩnh vực được đánh giá là khó khăn như CP xây dựng, BĐS cũng đạt mức tăng hơn 20%.
Đây có lẽ là thời điểm thích hợp để tích lũy CP BĐS và xây dựng. Ảnh: B.A
    Với những diễn biến của thị trường, một số tổ chức đầu tư trong và ngoài nước cho rằng cơ hội vẫn còn đối với  CP xây dựng, BĐS, vấn đề là lựa chọn thời điểm mua thích hợp.

    Gia đình, biệt thự "khủng" của bầu Kiên giờ thế nào?

     Gia đình “ông trùm ngân hàng” vẫn sinh hoạt bình thường tại căn biệt thự hoành tráng bên bờ hồ Tây sau hơn 1 năm bầu Kiên bị bắt giữ.

    Ngày 20/8/2012, cả nước chấn động trước thông tin Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ. Hơn 1 năm sau, quay trở lại khu biệt thự hoành tráng của đại gia này bên bờ hồ Tây trước khi vụ đại án sắp được xét xử, mọi thứ không có nhiều xáo trộn.
    Khu biệt thự của bầu Kiên nằm cuối ngõ 27 đường Xuân Diệu (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) nằm sừng sững bên ven hồ Tây, rộng khoảng 500 m2, với 3 mặt tiền, um tùm những cây cảnh giá trị, đẹp mắt.
    Chỉ còn ít ngày nữa, bầu Kiên sẽ phải đứng trước vành móng ngựa, theo cáo trạng, “ông trùm ngân hàng” bị truy tố với nhiều tội danh trong đó tội danh có mức án cao nhất là chung thân. Tuy nhiên, theo quan sát của Kiến Thức, có vẻ sinh hoạt của gia đình bầu Kiên không có nhiều xáo trộn trước khi vụ “đại án” sắp được xét xử.
     Căn biệt thự khủng của bầu Kiên ở Tây Hồ. Ảnh: N.Đan.

    3.200 tỷ đồng cho dự án đường dây Sơn La – Lai Châu

    19/12/2013 08:52:00

    Ngày 18/12/2013, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã ký thoả thuận hợp tác song phương và hợp đồng tín dụng trị giá 3.200 tỷ đồng tài trợ vốn cho Dự án đường dây 500 kV Sơn La – Lai Châu và mở rộng Trạm biến áp 500kV Sơn La.

    CôngThương - Đây là dự án quan trọng, cấp bách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với nhiệm vụ truyền tải điện từ Nhà máy Thủy điện Lai Châu hoà vào lưới điện quốc gia; kết nối các nhà máy thủy điện nhỏ khu vực Tây Bắc vào hệ thống điện toàn quốc; đảm bảo khả năng cung cấp điện từ các nhà máy thuỷ điện khu vực Tây Bắc cho các phụ tải Miền Bắc; đáp ứng nhu cầu điện cho khu vực cũng như toàn quốc. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015 nhằm đón điện của tổ máy số 1 nhà máy Thuỷ điện Lai Châu.

    Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

    Báo Mỹ lạc quan dè chừng về bất động sản Việt

    Phải mất một năm nữa thì mọi chuyện mới trở nên rõ ràng. Ở thời điểm này, tất cả vẫn còn lờ mờ”...

    Báo Mỹ lạc quan dè chừng về bất động sản Việt
    Tại Tp.HCM, giá thuê văn phòng được chào ở mức 20-30 USD/m2. Theo công ty CBRE, giá thuê văn phòng ở Tp.HCM từ cuối năm 2012 đã bắt đầu tăng lần đầu tiên kể từ năm 2007.

    Công việc kinh doanh đồ nướng của anh Dinh Thien Thien trở nên phát đạt giữa lúc thị trường bất động sản của Việt Nam đi xuống. Đây hoàn toàn không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

    Xuất hiện trong câu chuyện trên báo New York Times của Mỹ, Thien cho biết, anh đã thuê một lô đất trống ở khu trung tâm Tp.HCM, nơi hoạt động xây dựng gần như bị ngừng lại, và xây một quán nướng. Phong cách bài trí kiểu phương Tây độc đáo của quán đã nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng Facebook. Trong vòng vài tháng, Thien thuê tất cả 15 lô đất với mức giá từ 1.000-5.000 USD/tháng.

    Tuy nhiên, khi hoạt động xây dựng khởi sắc trở lại, Thien, 32 tuổi, đã phải giảm số địa chỉ quán nướng xuống còn 5. Một vài trong số những điểm quán cũ của anh hiện đã xuất hiện cần cẩu và máy trộn bê tông. Thien đoán, trong vòng 3 năm tới, anh sẽ buộc phải chuyển nghề vì không còn đất mở quán nướng.

    Hà Nội yêu cầu tạm dừng giao đất, cấp dự án mới tại Từ Liêm

    Dự kiến chiều 6/12, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xem xét thông qua đề án thành lập hai quận mới...


    Hà Nội yêu cầu tạm dừng giao đất, cấp dự án mới tại Từ Liêm
    Dự kiến quyết định lập hai quận mới tách ra từ huyện Từ Liêm sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2014.

    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa có chỉ đạo liên quan đến việc lập quy hoạch và quản lý đất đai trên địa bàn huyện Từ Liêm.

    Trong công văn gửi lãnh đạo các sở, ngành và huyện Từ Liêm ngày 2/12, Chủ tịch Hà Nội cho biết, trong khi thực hiện các thủ tục điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố yêu cầu các sở, ngành và huyện Từ Liêm tạm dừng giới thiệu địa điểm, lập quy hoạch chi tiết, giao đất triển khai các dự án đầu tư mới và tổ chức đấu thầu các dự án, đấu giá quyền sử dụng đất.

    Bên cạnh đó, để phục vụ việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu đạo huyện Từ Liêm tăng cường quản lý các lĩnh vực, nhất là đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng...không để xảy ra việc cấp đất trái thẩm quyền, mua bán, chuyển nhượng đất trái quy định, xây dựng trái phép. Đồng thời quản lý chặt chẽ tài chính, tài sản công để không xảy ra thất thoát, lãng phí.

    Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các đơn vị và huyện Từ Liêm không đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan, mua sắm trang thiết bị của các cơ quan, không chia tách, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc, không tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ.

    Chung cư Việt Nam đầu tiên mạ vàng lan can và thang máy

    Chung cư Việt Nam đầu tiên mạ vàng lan can và thang máy
    Chủ đầu tư cho biết, toàn bộ ban công căn hộ và thang máy của dự án Hoa Binh Green City đều được mạ vàng 24k.

    Vào ngày 5/12, Công ty TNHH Hoà Bình - chủ đầu tư dự án Hoa Binh Green City (số 505 Minh Khai, Hà Nội), sẽ chính thức giới thiệu với khách hàng căn hộ thật tại dự án này, với những chi tiết được cho là "chưa từng có tiền lệ" trong hệ thống các dự án bất động sản cả nước hiện nay.
    Theo ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc chủ đầu tư dự án, đây chính là điểm khác biệt không chỉ với nhiều dự án chung cư khác hiện nay, mà ngay cả với căn hộ mẫu của dự án này đã từng giới thiệu trước đây, các chi tiết lan can cũng chỉ được làm bằng inox sơn tĩnh điện.

    Đại diện Hoà Bình cho biết, để mạ mỗi mét dài lan can, chủ đầu tư phải bỏ ra một chỉ vàng, và nếu tính bình quân mỗi căn hộ có 5m lan can thì chủ đầu tư sẽ tốn thêm hơn 20 triệu đồng. Không chỉ lan can được mạ vàng mà toàn bộ cửa thang máy cũng được mạ vàng 24K, sảnh tầng 1 với các phào cũng đều được dát vàng.

    Khi bắt đầu xây dựng Hoa Binh Green City, chủ đầu tư không cam kết mạ vàng lan can, thang máy. Nhưng để căn hộ đạt tiêu chuẩn 6 sao, ông Đường cho biết đã quyết định mạ vàng cho công trình, để "vừa khẳng định sự vĩnh cửu, vì vàng không bị oxy hóa, vừa tăng thêm giá trị cho căn hộ, mà người mua hoàn toàn không phải trả thêm chi phí này".

    “Cần tạo ra nhiều nhà ở giá rẻ”

    Thách thức đối với chi phí phát triển nhà ở là tạo ra nhiều căn hộ giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân...

    “Cần tạo ra nhiều nhà ở giá rẻ”
    Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, hiện tại, Bộ Xây dựng đang thực hiện chiến lược về nhà ở, trong đó quan điểm quan trọng là phát triển nhà ở cần vai trò chủ đạo của Nhà nước.

    Thách thức đối với chi phí phát triển nhà ở là tạo ra nhiều căn hộ giá rẻ phù hợp với đại đa số người dân các nước đang phát triển như Việt Nam.

    Thông điệp trên được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra tại hội nghị về phát triển đô thị quốc tế (Inta 37) do Hiệp hội Phát triển đô thị quốc tế và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 3/12, tại Hà Nội, nhằm huy động các sáng kiến từ giới chuyên gia các nước tham dự hội nghị cho vấn đề phát triển nhà ở, phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam.

    Ông Dũng cho biết, hiện tại, Bộ Xây dựng đang thực hiện chiến lược về nhà ở, trong đó quan điểm quan trọng là phát triển nhà ở cần vai trò chủ đạo của Nhà nước.

    Đề án lập hai quận Từ Liêm có dấu hiệu “làm số”?

    Đại biểu Nguyễn Hữu Kiên cho rằng có những chi tiết “không thể chấp nhận được” trong đề án lập hai quận Từ Liêm...


    Đề án lập hai quận Từ Liêm có dấu hiệu “làm số”?
    Đề án thành lập hai quận mới Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, chỉ còn chờ Chính phủ phê duyệt.

    Đại biểu duy nhất của huyện Từ Liêm (Hà Nội) không bấm nút thông qua thành lập hai quận mới vừa có công văn gửi Chính phủ và các bộ, ngành nhằm chỉ ra một số điểm mà theo ông là sai phạm và bất hợp lý của đề án do huyện Từ Liêm xây dựng.

    Trước đó, ngay sau khi Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua việc thành lập hai quận mới Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm, đại biểu Nguyễn Hữu Kiên đã chính thức lên tiếng vì sao ông không bấm nút thông qua, cũng như chỉ ra một số điểm “chưa đạt” của đề án.

    Và sau gần hai tuần xem xét, phân tích kỹ hơn về đề án cũng như báo cáo tóm tắt của huyện Từ Liêm, ông Kiên tiếp tục cho biết đã phát hiện ra những chi tiết “không thể chấp nhận được” trong đề án này.

    Người dân không kế sinh nhai - Hệ lụy từ việc ồ ạt phát triển KCN


    (VTV News)- Người dân giao đất, bỏ nghề nông để chờ đợi một khu công nghiệp sẽ cho con cháu họ có công ăn việc làm tốt hơn, ổn định hơn. Nhưng cuối cùng, hy vọng lại trở thành thất vọng.
    Đã từng có những giai đoạn, việc xin đất để làm khu công nghiệp trở thành một cách kinh doanh đem lại siêu lợi nhuận. Những khu công nghiệp cứ mọc lên như nấm sau mưa khắp các địa phương. Thế nhưng đến giờ, hệ lụy là việc tràn lan những khu công nghiệp không hoạt động, để hoang hóa.
    Những thiệt hại kinh tế khổng lồ sẽ còn được tính toán, nhưng một thực tế không khó thấy, đó là người dân giao đất cho khu công nghiệp chẳng những mất đất canh tác mà cũng không kế sinh nhai khi khu công nghiệp không hoạt động.
    Xem video :
    - See more at: http://vtv.vn/kinh-te/nguoi-dan-khong-ke-sinh-nhai-he-luy-tu-viec-o-at-phat-trien-kcn/93908.vtv#sthash.Nsa6Qn5b.dpuf

    VN sắp có viện đào tạo kỹ sư kiến trúc đầu tiên


    Dự kiến, đến tháng 3/2014, Viện Đào tạo Năng lượng và Kiến trúc xanh với tên gọi “Viện Kiến thức ngày mai” sẽ ra mắt.
    Viện được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho một lực lượng thiết kế kiến trúc đủ năng lực, có thể đóng góp lớn cho sự phát triển công trình xanh tại Việt Nam.
    Đào tạo những gì thị trường chưa có
    Viện Đào tạo Năng lượng và Kiến trúc xanh sẽ tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính là: Đào tạo các cấp độ sơ cấp, các khóa ngắn hạn, trung cấp, liên kết các đại học đào tạo hệ cử nhân về kiến trúc xanh; Nghiên cứu và trao đổi học viên nghiên cứu sinh; Tư vấn công trình xanh.
    Đây là một nội dung quan trọng đã được ký kết trong biên bản ghi nhớ ngày 20/09/2013 giữa Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (TKNL) TP. Hồ Chí Minh (ECC HCMC) và trường Đại học Bắc Đan Mạch (UCN) cùng công ty Thiết kế kiến trúc KAAI, góp phần xây dựng một lực lượng thiết kế kiến trúc đủ năng lực phục vụ cho việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam. Đây cũng là viện đào tạo đầu tiên của Việt Nam về kiến trúc xanh.
     - 1
    Một khóa đào tạo về kiến trúc xanh do ECC- HCMC tổ chức.
    Ông Huỳnh Kim Tước – Giám đốc ECC HCMC chia sẻ: Các chương trình đào tạo của Viện sẽ hướng đến cung cấp những công cụ bổ sung, phương pháp tiếp cận mới. Định hướng kinh doanh của Viện là đào tạo những gì thị trường chưa có nhưng thị trường có nhu cầu và dẫn dắt xu hướng thiết kế mới.
    Cụ thể, Viện có các khóa đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng các kỹ năng và công cụ phục vụ thiết kế công trình xanh, tính toán năng lượng, quản lý dự án… với các công cụ như Be10, BIM… Đây đều là những công cụ mới, chưa có ở các cơ sở đào tạo của Việt Nam.

    Phê bình UBND quận Thủ Đức về sự cố bể bờ bao



    Chủ tịch UBND TP phê bình UBND quận Thủ Đức, UBND phường Hiệp Bình Chánh đã không kiên quyết vận động và xử lý hộ ông Lê Hòa Đức có ao cá sát cạnh bờ bao rạch Cầu Làng - chỗ yếu nhất dễ sụp lún sạt lở bờ bao dài 12 mét- gây thiệt hại ngập úng cho 200 hộ dân và 10 ha đất vườn, ao nuôi cá của các hộ dân trong khu vực.
    Yêu cầu UBND quận Thủ Đức phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Thủ Ðức trước mắt, sử dụng Quỹ vì người nghèo của quận sớm hỗ trợ đúng đối tượng và đúng quy định đối với các hộ dân bị thiệt hại do bể bờ bao.
    Thời gian qua, TP  đã triển khai đầu tư nâng cấp nhiều công trình bờ bao phòng chống triều cường và xây dựng mới 5 cống ngăn triều với tổng kinh phí khoảng 230 tỷ đồng (cống Gò Dưa, cống Ông Dầu, cống Rạch Cầu Đúc Nhỏ, cống rạch Đá và cống rạch Thủ Đức) trên địa bàn quận Thủ Đức, nhằm chủ động ngăn triều hiệu quả, góp phần giảm thiểu tối đa thiệt hại do triều cường gây ra.
    Đến nay, các dự án nêu trên đang thực hiện giai đoạn cuối. Nay giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND quận Thủ Đức rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng các hạng mục của 5 cống ngăn triều; trình UBND TP bố trí bổ sung đủ kinh phí 100 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP để hoàn thành trong quý I năm 2014 nhằm đưa công trình vào khai thác phát huy hiệu quả đồng bộ trong việc ngăn triều, bảo vệ đời sống, sản xuất của nhân dân các phường trong phạm vị dự án trên địa bàn quận Thủ Đức

    Hà Nội gây sốc với ý kiến làm hầm vượt sông Hồng đề giãn dân phố cổ

    Theo các tác giả của bản quy hoạch giao thông, đường hầm vượt sông Hồng sẽ gián tiếp tạo động lực để người dân sống trong khu phố cổ hiện nay sang phía Bắc sông Hồng sinh sống.

    Trong báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch giao thông Thủ đô Hà Nội do Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ, Hà Nội sẽ làm 15 cầu và một hầm vượt sông Hồng. Trong đó có tám cầu vượt sông Đuống, ba cầu vượt sông Đà và các cầu vượt sông Đáy. 

    Việc xây dựng hầm vượt sông Hồng cần được xem xét thận trọng
    Việc xây dựng hầm vượt sông Hồng cần được xem xét thận trọng

    Như vậy nếu tính cả những cầu đang nằm trong dự án, Hà Nội sẽ có hơn 20 cây cầu bắc qua sông Hồng. 

    Cùng 15 cầu đang chờ báo cáo thẩm định, hiện tại Hà Nội đang có khoảng 10 cây cầu gồm: cầu Nhật Tân, Long Biên, Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, cầu Đông Trù (dự án đường 5 kéo dài), cầu Phù Đổng 2, cầu Vĩnh Thịnh và cả cầu Long Biên mới đang nằm trong dự án. 

    Từ năm 2010 khi bàn về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết: Hà Nội có thể xây dựng đường hầm vượt sông Hồng nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy để giải quyết nhu cầu giao thông đường bộ.

    Bảo lãnh giao dịch nhà ở: Coi chừng “lợi bất cập hại”


    Thứ ba 17/12/2013 10:07
    (Tài chính) Vấn đề bảo lãnh khi giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai là một quy định rất mới được Ban soạn thảo đưa vào Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.
       Bảo lãnh giao dịch nhà ở: Coi chừng “lợi bất cập hại”
      Nhiều tranh chấp, khiếu kiện xảy ra liên quan đến việc chủ đầu tư chậm bàn giao nhà. Nguồn: internet
      Đảm bảo quyền lợi cho người mua
      Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), đại diện Ban soạn thảo cho biết, mục đích đưa quy định này vào Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi là do có nhiều vấn đề đối với hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh nhà ở nói riêng trong thời gian qua, gây nhiều rủi ro cho người mua nhà, đặc biệt người mua nhà ở hình thành trong tương lai.
      “Nhiều trường hợp, chủ đầu tư tham gia huy động vốn góp của người dân, sau đó không chịu trách nhiệm về việc hoàn thành dự án, hoặc không tiến hành bàn giao nhà ở theo đúng cam kết cũng như không có khả năng tài chính để thanh toán lại và đền bù cho người mua”, ông Khởi phản ánh thực tế và cho rằng, để vừa phát triển được các dự án bất động sản, vừa bảo vệ được quyền lợi của người mua nhà, giải pháp bảo lãnh nhà ở được đưa ra để dung hoà quyền lợi của các bên.
      Ông Khởi cho biết, hiện nay, hầu hết các nước đều yêu cầu nhà đầu tư phải xây gần xong nhà mới được bán, chỉ có rất ít nước như Hàn Quốc là cho phép bán nhà ở hình thành trong tương lai. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc, có thể đề xuất thành lập một công ty bảo lãnh riêng, hoặc cũng có thể đưa ra cho các tổ chức tài chính/ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, chỉ bắt buộc đóng bảo lãnh khi chủ đầu tư cần bán nhà ở hình thành trong tương lai, không bắt buộc đối với chủ đầu tư có khả năng về tài chính, xây nhà hoàn thiện nhà xong để bán.
      Ngoài ra, cũng như Hàn Quốc, Dự thảo Luật không đưa ra cụ thể các nội dung như bên đứng ra bảo lãnh, mức phí, cách thức thực hiện..., mà sẽ được quy định chi tiết tại Nghị định hướng dẫn.
      Ủng hộ việc đưa quy định này vào Dự thảo Luật Nhà ở, nhưng ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, không nên gọi hoạt động này là “bảo lãnh khi giao dịch”, mà nên gọi là “đảm bảo khi giao dịch”.
      Cụ thể, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi quy định, bảo lãnh giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai là việc bên thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với người mua nhà ở hình thành trong tương lai sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với người mua nhà ở nếu đến thời hạn mà chủ đầu tư không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng mua bán nhà ở đã ký giữa các bên là không đúng với bản chất vấn đề.

      Ở đây là câu chuyện chủ đầu tư phải đóng một khoản phí để tổ chức tín dụng đứng ra cam kết đảm bảo cho giao dịch thành công, nó giống như hoạt động mở chứng thư đảm bảo (L/C) trong hoạt động thương mại.

      Góp vốn xây nhà: “Thượng đế” có nguy cơ trắng tay

      Thời gian gần đây, dư luận rất bức xúc việc các chủ đầu tư huy động vốn theo kiểu bán nhà “trên giấy”. Và hệ hụy là người mua vẫn chưa có nhà, còn tiền góp vốn có nguy cơ mất trắng.

      “Thượng đế” đi “hầu”
      Có thể nói chưa khi nào thị trường BĐS lại chứng kiến nhiều vụ tranh chấp nảy lửa như hiện nay. Nhiều cuộc “xung đột” giữa chủ đầu tư và khách hàng vây quanh vấn đề thuế phí, chậm bàn giao, huy động góp vốn sử dụng sai mục đích. Trong đó, đỉnh điểm là các cuộc tranh chấp tại dự Keangnam Landmark Tower, chung cư Đại Thanh, dự án B5 Cầu Diễn, Tricon Towers, chung cư 409 Lĩnh Nam,..
      Vào ngày 4/12 vừa qua, hàng chục khách hàng mua căn hộ tại dự án Thảo Loan Plaza, huyện Bình Chánh đã kéo đến trụ sở Công ty Thảo Loan ở chung cư Mỹ Vinh (quận 3, Tp.HCM) treo băng rôn tố cáo Công ty này chiếm dụng vốn, lừa đảo, chậm bàn giao căn hộ cho khách hàng.
      Theo cam kết của Công ty Thảo Loan, tại điều 8 của hợp đồng, trong quý II/2012 sẽ bàn giao căn hộ cho khách hàng, như vậy đã trễ gần một năm rưỡi, nếu tính luôn cả thời gian hoàn thiện thì trễ hẹn hơn hai năm.
      Dự án Thảo Loan Plaza được khởi công từ năm 2011, do Công ty TNHH đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Thảo Loan làm chủ đầu tư, gồm 9 block, khoảng 664 căn hộ. Do khó khăn về nguồn vốn nên chủ đầu tư mới xây dựng xong phần thô được hai block với hơn 160 căn hộ và hiện đã dừng thi công.
      Trước đó, khoảng cuối tháng 8/2013, tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân (Tp.HCM) đã xét xử đơn kiện chủ đầu tư chậm giao nhà thuộc dự án chung cư Nhất Lan 3. Đây là dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Chánh (BCCI) làm chủ đầu tư. Theo đơn kiện, mấy năm trước, bà Nguyễn Thị Hồng (69 tuổi, quận Bình Tân) có ký hợp đồng mua một căn hộ trị giá 1,2 tỉ đồng tại dự án chung cư Nhất Lan 3 và sẽ giao nhà vào ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, bà Hồng đã đóng hơn 877 triệu đồng và vẫn phải đi thuê nhà trọ.
      Sau nhiều năm khởi công, hàng loạt dự án bắt đầu lộ nguyên hình “đầu voi đuôi chuột”. Ảnh minh họa

      Không bắt buộc giao dịch qua sàn: 7 năm - 1 chính sách

      Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) ra đời năm 2006, quy định: "tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS phải thông qua sàn giao dịch BĐS". 7 năm sau, Dự thảo sửa đổi bộ Luật này thay từ "phải" bằng "khuyến khích". Có ý kiến cho rằng, tính minh bạch và quyền lợi giữa các bên được bảo đảm (mục tiêu của chính sách), là điều không tưởng trong thị trường địa ốc.
         Không bắt buộc giao dịch qua sàn: 7 năm - 1 chính sách
        Chuyên nghiệp hóa từng khâu thị trường, là điều kiện cần thiết trước khi nghĩ tới sự minh bạch, đảm bảo quyền lợi cho các bên. Nguồn: internet
        Một số chuyên gia và chủ đầu tư đánh giá đề xuất mới của Bộ Xây dựng là cần thiết. Đồng thời, câu hỏi về tương lai của hàng nghìn sàn giao dịch BĐS cũng được đặt ra.
        Bao giờ minh bạch?
        Ngành Xây dựng Việt Nam ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước. Tới thời kỳ sau thống nhất đất nước, cùng với công cuộc tái thiết, thị trường BĐS bắt đầu được quan tâm phát triển ở đầu thế kỷ 21. Sau Luật Đất đai 1993 (sửa đổi vào năm 2003; tới nay là Luật Đất đai sửa đổi 2013), Nhà nước cũng như Bộ Xây dựng ban hành Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở năm 2006 với đích ngắm quản lý, phát triển bền vững thị trường địa ốc. Tốc độ phi mã của nền kinh tế vĩ mô kéo theo bong bóng BĐS ngày càng lớn trong khoảng thời gian 2005 - 2010 đã khiến giới hoạch định chính sách đau đầu. Trong đó, xét riêng ngành Xây dựng - BĐS, bài toán nan giải nhất vẫn là sự minh bạch thị trường cùng với bảo đảm an sinh xã hội và quản lý vĩ mô.
        Trở lại với câu chuyện "giao dịch phải thông qua sàn" (Luật Kinh doanh BĐS 2006), Bộ Xây dựng đã đón đầu được sự phát triển "nóng" của nền địa ốc.