Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Tp.HCM: Hơn 70% doanh nghiệp BĐS không thể "sống" thiếu ngân hàng

Hơn 70% doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản ở Tp.HCM có quy mô vốn nhỏ (dưới 10 tỉ đồng), khó có khả năng thực hiện các dự án lớn nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng.

 
Do quy mô vốn nhỏ nên doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi thị trường thay đổi.
Đó là nhận định do Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (Horea) đưa ra trong báo cáo tình hình thực hiện Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản trên địa bàn Tp.HCM và các kiến nghị sửa đổi luật gửi Bộ Xây dựng và một số ban ngành vào ngày 20.9.

Hà Nội: Khó như bán nhà phố cổ

Câu chuyện vài m2 nhà phố cổ Hà Nội có thể đổi được một căn hộ chung cư hay cả mảnh đất lớn ở quê từ mấy năm trước giờ đây đã qua đi trong những tiếc nuối của nhiều cư dân phố cổ.

Hàng loạt căn hộ khu phố cổ Hà Nội đang được rao bán nhưng không mấy người hỏi mua.
Cũng vì thế mà các giá trị và vị thế trong quan hệ mua bán nhà phố cổ từ mấy năm trước nay đã bị đảo lộn, từ thế “thượng phong” của người bán, trong khi người mua phải mướt mồ hôi cùng với hàng bao tải tiền cũng chưa mong sẽ được trở thành “dân phố”. Nay người mua mới được vào đúng vai của mình, chỉ tiếc rằng, số muốn làm “thượng đế” hiện nay cũng quá ít.

Bán nhà theo NĐ 61 tại khu 13-14 phường Bách Khoa: Thực hiện theo tiến độ rùa bò!

Đã gần một năm kể từ khi UBND TP Hà Nội đồng ý về mặt nguyên tắc và chỉ đạo các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ giải quyết bán nhà theo Nghị định 61/CP cho hàng trăm hộ dân thuộc khu dân cư số 13-14 phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng). Thế nhưng ý kiến chỉ đạo này đã được một số cơ quan liên quan thực hiện với tốc độ "rùa bò"!

>>   Mua nhà theo NĐ 61: Hà Nội cần chấm dứt ngay đùn đẩy, om “sổ đỏ” của dân /Bán nhà theo NĐ 61: Phân loại các trường hợp vướng mắc để giải quyết
Mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố nhưng các hộ dân khu dân cư 13-14 phường Bách Khoa vẫn chưa được mua nhà theo NĐ 61/CP. Ảnh: Gia Khánh

Thêm 600 căn hộ chào bán giá từ 10 triệu đồng/m2 tại Hà Nội

Tập đoàn Mường Thanh vừa tung ra thị trường khoảng 600 căn nhà thương mại tại chung cư CT12 Kim Văn Kim Lũ với mức giá dao động từ 10-14,5 triệu đồng/m2.

Ảnh minh họa.
Dự án nằm ở Khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (Hà Nội) (Đường vành đai 3 gần Khu đô thị Linh Đàm).
Tòa chung cư CT 12 được xây dựng với gần 600 căn hộ có diện tích nhỏ từ

Giám đốc bán căn hộ “ma” bị phạt tù 20 năm

Không có dự án do hợp đồng góp vốn kinh doanh không còn hiệu lực, Dương Mạnh Hùng (35 tuổi, ngụ Thanh Xuân, Hà Nội) - Tổng giám đốc Công ty TNHH Tổ hợp Vi Na - vẫn lên sàn giao dịch bất động sản và các phương tiện truyền thông rao bán căn hộ, thu gần 6 tỷ đồng của nhiều nhà đầu tư.

Ngày 17/9/2013, ông tổng giám đốc lừa đảo này đã phải ra trước vành móng ngựa, trả giá cho hành vi phạm tội.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 12/2010 biết vợ chồng ông Lê Quang Diệu (SN 1958) và bà Trần Thị Hồng Loan (SN 1961) ở Nha Trang cần bán một căn nhà ở đường Cộng Hòa, P13Q.Tân Bình, Hùng đến hỏi mua. Khi gặp ông Diệu - bà Loan, Hùng đề nghị vợ chồng ông bà hợp tác góp vốn kinh doanh bằng căn nhà nói trên và được ông bà Diệu - Loan đồng ý. Nội dung hợp đồng góp vốn là bên A (vợ chồng ông bà Diệu - Loan) đồng ý cho bên B (Cty Vi Na, đại diện là Dương Mạnh Hùng) được đề xuất phương án kinh doanh, thiết kế dự án đầu tư, bỏ vốn xây dựng và bán căn hộ thuộc tòa nhà VINACOMPLEXIII.
Ông Dương Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Vinacomplex (bìa phải),
trong một lần trao đổi với các khách hàng và hứa hẹn trả lại tiền. Ảnh: C.T.V

Phiền phức vì 2 cách tính diện tích cho 1 căn hộ

Cùng một căn hộ nhưng Bộ Xây dựng cho phép tính diện tích bằng cách thông thủy, tức đo lọt lòng của căn nhà nhưng khi cấp giấy chứng nhận (sổ hồng), cơ quan chức năng lại có những cách đo đạc khác gây rất nhiều phiền phức.

Tại 2 chung cư TDH - Trường Thọ (Q.Thủ Đức, Tp.HCM) và TDH - Phước Bình (Q.9, Tp.HCM) do Công ty phát triển nhà Thủ Đức (TDH) làm chủ đầu tư đã bàn giao căn hộ cho khách hàng và đang trong giai đoạn làm sổ hồng. Tuy nhiên, trong quá trình đo đạc ra sổ thì diện tích trong hợp đồng lại không khớp với diện tích ghi trong sổ hồng. Dẫn đến tranh chấp giữa chủ đầu tư với khách hàng.
Thiệt đủ bề
Theo phản ánh của ông Hiệp, chủ căn hộ 403, chung cư TDH - Phước Bình, trước đây ông ký hợp đồng mua căn hộ diện tích 65,7 m2, với giá hơn 18 triệu đồng/m2. Ngày 10.9, chủ đầu tư mời ông lên thỏa thuận lại diện tích ra sổ hồng. Theo đó, với cách đo từ tim tường đến tim tường, căn hộ của ông Hiệp còn 65,2 m2 và cách đo thông thủy chỉ còn 61,22 m2, đều nhỏ hơn so với diện tích trong hợp đồng. “Chúng tôi chấp nhận mọi cách tính diện tích, miễn sao đúng như trong hợp đồng. Nếu chênh lệch, các bên sẽ phải ngồi lại để tính toán lại. Diện tích tăng so với hợp đồng khách hàng sẽ trả thêm tiền, diện tích giảm chủ đầu tư phải trả lại tiền cho khách hàng”, một cư dân tại đây nêu quan điểm.

Ngày làm thợ hồ, tối cư ngụ trong biệt thự "triệu đô"

Khi các nhà đầu tư đang quằn quại vì vốn "chết" thì những "đứa con tinh thần" là các khu chung cư, biệt thự... một thời nổi đình nổi đám bỗng biến thành con rơi, con vãi, chẳng ai thèm mua. Thế nhưng những biệt thự này lại trở thành nơi cư ngụ lý tưởng của dân tứ chiếng dạt về.

Oái oăm là, nhiều chủ đầu tư đang tỏ ra chán nản thì không ít người cảm thấy vui mừng vì bất động sản "chết đứng". Đó là những người vô gia cư, con nghiện, các nhóm đạo chích... Đã từ lâu, những căn biệt thự siêu sang bỗng nhiên trở thành "đại bản doanh" của họ. Bên trong những căn biệt thự triệu USD này là cả một “thế giới ngầm” mà không phải ai cũng biết.
Đến khu đô thị Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội), bất cứ ai cũng cảm thấy choáng vì hàng trăm căn biệt thự bỏ hoang, cỏ mọc quá đầu người. Tuy nhiên, đằng sau cái đám cỏ rậm rạp, bẩn thỉu đó chính là "thiên đường" của những người vô gia cư. Người thiếu chỗ ở, kẻ mong muốn gỡ gạc lại chút tiền, họ thương lượng với nhau và kinh doanh trên những căn nhà siêu tiền tỷ.
Dinh thự “ma” và “tỷ phú”... vô gia cư
Một lần ra chợ lao động ở Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) thuê người sửa lại ngôi nhà, tôi vô tình gặp chị Nguyễn Thị D. (32 tuổi, quê Thanh Thuỷ, Phú Thọ). Sau khi nhanh chóng thống nhất được giá cả, chị N. đã bốc máy điện thoại gọi cho một nữ đồng nghiệp khác đến làm cùng. Thấy tôi có vẻ sốt ruột, người đàn bà này trấn an: "Chúng tôi ở trọ ở khu đô thị Văn Khê, từ đó ra đây nhanh thôi. Anh chịu khó đợi chút". Nghe người đàn bà này nói vậy, tôi cảm thấy vô cùng bất ngờ. Chẳng ai tin được người làm nghề xách hồ, lại ở trọ trong khu đô thị ngàn tỷ. Chính vì thế sau này, khi đã xong việc, tôi đã xin địa chỉ tìm đến tận chỗ trọ của người phụ nữ này.
  

Tp.HCM: Kết quả cấp "sổ đỏ" đạt 88,3%

Ngày 19/9, báo cáo về kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố với Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Sở TNMT TP cho biết, toàn thành phố đạt 88,3% đối với hộ gia đình, cá nhân.

>>   Tiến độ cấp sổ đỏ mới chỉ đạt 18% yêu cầu /Làm sổ hồng cho nhà đồng sở hữu
 
Số còn lại chưa được cấp là do nguồn gốc phức tạp, không có giấy tờ đầy đủ, mua bán giấy tay, lấn chiếm… Đặc biệt, có nhiều hộ dân đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không kê khai thủ tục vì phải nộp phí sử dụng đất trong khi không nhu cầu mua bán, thế chấp. 
 
Từ nay đến hết năm 2013, Sở TNMT sẽ phân loại các trường hợp, tham mưu với UBND Tp.HCM hướng giải quyết. Trong đó, các trường hợp lấn chiếm, nhưng thực tế đã sử dụng ổn định lâu dài trước ngày 1/7/2004, không có tranh chấp, khiếu nại, phù hợp với quy hoạch thì UBND các quận, huyện xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. 
(Theo HNM) 

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Quá tầm thu nhập thấp

Giải thích về tiến độ giải ngân gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội quá chậm và nhiều vướng mắc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói rằng, gói tín dụng này không phải để cứu bất động sản, mà để tăng cầu về kinh tế, giúp người thu nhập thấp có nhà ở. Do đó không thể giải ngân nhanh mà phải từ từ, đúng đối tượng.

>>   Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng: Để gỡ được “nút thắt” /Gói hỗ trợ 30 nghìn tỉ đồng: “Mỡ treo, mèo nhịn”
Trong năm nay, cố gắng giải ngân 5.000 tỷ đồng là đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, sau 3 tháng mới có hơn 330 khách hàng cá nhân được cam kết cho vay, 305 khách hàng được giải ngân và 3 doanh nghiệp được cho vay 708 tỷ đồng.
 
Đúng như lời Bộ trưởng Bộ Xây dựng, không thể giải ngân nhanh, nhưng với tiến độ ì ạch như hiện nay, theo nhiều chuyên gia, khó có thể đạt được mục tiêu lan tỏa và làm “ấm” thị trường bất động sản. Mới đây, Bộ này cũng kiến nghị Chính phủ dỡ bỏ những quy định trong Nghị quyết 19 về chương trình thí điểm cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. 
 
 

Dùng tiền đặt cọc "trói" khách mua NƠXH gây bức xúc

Việc chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thu tiền đặt cọc nhằm trói chân khách đăng ký mua nhà gây bức xúc, thậm chí chuyên gia còn cho rằng quan điểm về nhà ở xã hội (NƠXH) của Bộ Xây dựng chưa rõ ràng nên mới có chuyện sẽ đưa ra quy định cho phép chủ đầu tư thu tiền đặt cọc.

Ngay sau khi lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, sắp tới Bộ sẽ ban hành quy định cho phép các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) được phép nhận đặt cọc của người mua nhà dưới hình thức thỏa thuận dân sự đã có nhiều ý kiến không đồng tình.
Theo tìm hiểu, tại dự án NƠXH 143 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) chủ đầu tư đã và đang thu tiền đặt cọc mua nhà của mỗi khách hàng là 70 triệu đồng. Mục đích của việc thu tiền đặt cọc này được chủ đầu tư lý giải là để “giữ chân” khách hàng cam kết chắc chắn mua nhà tại dự án. Khi ký hợp đồng mua nhà, số tiền đặt cọc sẽ được chuyển thành tiền đóng đợt 1. Nếu khách hàng không mua sẽ mất tiền đặt cọc.
Tuy nhiên, số đông khách hàng tại dự án này không đồng ý đặt cọc và lo sợ rủi ro.

Doanh nghiệp địa ốc phải hùn tiền để tiếp khách

Thị trường ế ẩm buộc các doanh nghiệp bất động sản trước đây coi nhau như đối thủ cạnh tranh thì nay có trường hợp phải cùng nhau hùn tiền tiếp đãi đối tác nhằm tiết giảm chi phí.

Tháng 8 vừa qua, công ty chuyên về tiếp thị, kinh doanh bất động sản do ông H. làm giám đốc đón một đối tác từ Thái Lan sang Việt Nam xem dự án bất động sản của công ty.
Tất nhiên, theo đúng "luật chơi", ai mời thì bên đó phải bao trọn gói chi phí tiếp đối tác trong những ngày ở Việt Nam. Chi phí dự kiến để tiếp đãi đối tác Thái Lan trong vòng một tuần tốn khoảng 100 triệu đồng.
Chia sẻ gánh nặng
Ông H. kể khi tình hình làm ăn thuận lợi thì chi phí 100 triệu đồng "không là cái gì" nhưng lúc khó khăn như thế này, số tiền đó sẽ là gánh nặng dù rằng việc mời đối tác sang xem dự án rất quan trọng.
Trước tình hình đó, công ty của ông H. đã tìm một vài công ty bất động sản đang có nhu cầu chào mời một số dự án nhằm chia sẻ gánh nặng chi phí mời đối tác.
“Sau một thời gian tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng tìm được một công ty chào bán dự án tương đồng. Hai bên thỏa thuận mỗi bên sẽ chịu 50% chi phí tiếp đón nhà đầu tư từ Thái Lan sang. Công ty tôi sẽ được 1% hoa hồng nếu công ty kia chào bán thành công dự án cho đối tác Thái Lan”, ông H. nói thêm.
 
"Năm người đi chung một chiếc xe tất nhiên tiết kiệm hơn năm người đi năm chiếc xe khác nhau rồi"
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM
Cũng là "chung lưng đấu cật" nhằm tiết giảm chi phí nhưng việc hùn tiền của công ty do ông Q. làm giám đốc lại nhằm mục đích khác.
Công ty của ông Q. đang có một dự án nhà đất ở Bình Chánh (Tp.HCM). Và để tiết kiệm, các doanh nghiệp bất động sản đang triển khai dự án ở đây hùn tiền lại để đãi đối tác, nhà thầu, tư vấn, thiết kế...
Ông Q. kể trước đây việc mời tiệc đối tác hay cơ quan quản lý thì mạnh ai nấy mời. Nhưng tình hình khó khăn, dự án không bán được buộc doanh nghiệp phải hùn tiền lại với nhau để tiết kiệm chi phí.
“Đã làm dự án thì không thể thiếu những bữa tiệc xã giao như thế này. Cái lợi của những cuộc nhậu chung này là doanh nghiệp vừa đỡ tốn tiền và thời gian đón tiếp. Thậm chí đại diện doanh nghiệp này không nhậu được thì có doanh nghiệp kia gánh. Anh chỉ cần hùn đủ tiền và đến dự thôi. Tất nhiên phải những doanh nghiệp thân quen, thực hiện những dự án tương tự nhau mới có thể hùn với nhau được”, ông Q. nói.
Thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc

Sau miền Nam, chủ đầu tư miền Bắc cũng "lên tiếng"

Tiếp bước thị trường phía Nam, nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Bắc cũng liên tục bung hàng trong tháng 9 này.

Từ đầu tháng 9 đến nay, thị trường địa ốc Hà Nội liên tục đón nhận các đợt bung hàng của chủ đầu tư, sàn bất động sản. Đặc biệt, việc mở bán không chỉ diễn ra với căn hộ giá trung bình, mà còn cả sản phẩm căn hộ cao cấp, thậm chí với cả sản phẩm nhà biệt thự, liền kề, vốn được cho là có thanh khoản rất khó khăn hiện nay.
Ngay từ những ngày đầu của tháng 9/2013, Liên minh sàn G5 đã ký hợp tác và mở bán căn hộ Dự án Discovery Complex (quận Cầu Giấy). Theo một đại diện của Liên minh G5, thanh khoản của phân khúc cao cấp hiện nay rất khó khăn, song nhu cầu không phải không có, đặc biệt là các dự án chứng minh được tiến độ và chất lượng, nên Liên minh quyết định mở bán dự án này.
“Với mức giá bán hợp lý, tiến độ thanh toán nhiều đợt và được Ngân hàng BIDV tài trợ vốn với lãi suất thấp, chúng tôi hy vọng sẽ bán được sản phẩm”, vị đại diện này cho biết. Mới đây, CTCP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cũng đã mở bán nhà liền kề, biệt thự tại Dự án Xuân Phương của Viglacera. Đây là động thái hiếm hoi, bởi tại thị trường Hà Nội trong suốt 2 năm qua, các đợt mở bán nhà liền kề, biệt thự chỉ đếm trên đầu ngón tay. Giá trị lớn, tính thanh khoản không cao, nên kết quả các đợt mở bán nhà liền kề, biệt thự trước đây cũng rất khiêm tốn.
Sau 2 đợt mở bán không thành công, Suree đã liên kết với 4 sàn lớn khác để tiếp tục mở bán khu liền kề, biệt thự Dự án Nam An Khánh

BĐS rầm rộ bung hàng trong tháng 9

Trong tháng 9 này, hàng loạt các doanh nghiệp địa ốc từ Nam chí Bắc đang ồ ạt bung hàng với nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn.

Đồng loạt bung hàng
Tâm điểm tạo sự chú ý nhất của thị trường gần đây là sự kiện Tập đoàn Novaland và Công ty Bất động sản Phát Đạt công bố giá giảm 50% so với mức giá ban đầu cho các dự án bất động sản cao cấp của mình. Dự án Sunrise City của Novaland và The EverRich 3 của Phát Đạt là 2 dự án cao cấp thuộc hàng bậc nhất hiện nay tại quận 7, Tp.HCM.
Khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư bất động sản, sau gần một tuần công bố thông tin giảm giá bán, dù chưa có kết quả cụ thể, nhưng lượng khách quan tâm đến các dự án đã tăng đáng kể. Nhiều khách hàng vẫn nghi ngờ về đợt giảm giá này và không biết là giảm giá thật, hay đây chỉ là “chiêu” để thu hút sự quan tâm của khách hàng từ các chủ đầu tư?
Trao đổi với chúng tôi, đại diện các chủ đầu tư này đều khẳng định, việc giảm giá lần này là một thực tế và đây là giải pháp để tạo thanh khoản cho dự án, cơ cấu lại dòng vốn, giải quyết khó khăn của thị trường.
“Thực hư thế nào, trước khi quyết định mua sản phẩm, người tiêu dùng sẽ phải tìm hiểu rõ, nhưng tôi khẳng định, đây là cơ hội thực sự cho khách hàng, bởi mức giá bán này đã chạm giá vốn đầu tư, thậm chí đã bị lỗ và không thể giảm thêm”, ông Võ Tấn Thành, Phó tổng giám đốc Công ty Phát Đạt cho biết. Cùng với sự giảm giá của 2 dự án cao cấp trên, từ sau tháng “cô hồn”, hàng loạt dự án khác ở thị trường phía Nam cũng được mở bán với mức giá mềm hơn và có nhiều khuyến mãi mới. Công ty Tấc Đất Tấc Vàng đang giới thiệu đến khách hàng Dự án Khu đô thị IJC@ VSIP tại Thành phố mới Bình Dương. Đây là dự án khu đô thị thương mại dịch vụ đẳng cấp quốc tế do Công ty Becamex IJC bắt tay cùng VSIP đầu tư, Tấc Đất Tấc Vàng chính thức phân phối. Dự án được chào bán với mức giá trung bình từ 3,1 - 3,6 triệu đồng/m2 cùng với nhiều chính sách “độc”, khi mua sản phẩm, khách hàng chỉ cần thanh toán 20% sẽ được nhận nền. Ngoài ra, khách hàng còn được tặng ngay một chuyến du lịch tại đảo quốc Sư Tử - Singapore và có cơ hội bốc thăm trúng thưởng 1 xe Honda SH.
Trong tháng 9, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản phía Nam đã tung hàng ra bán với nhiều chính sách hấp dẫn

Nhà ngoại ô giá rẻ hút khách

Nhiều công ty quy mô nhỏ mua lại các khu đất thổ cư, sau đó chia lô xây nhà liền kề diện tích khoảng 30-40 m2 và bán với giá 700-900 triệu đồng.

Nhận thấy nhu cầu thị trường, nhiều doanh nghiệp có quy mô gần đây đã tích cực bỏ vốn vào những dự án liền kề, diện tích nhỏ ở vùng ngoại thành. Với diện tích chỉ 30-40 m2, căn hộ có giá khoảng 700-900 triệu đồng.

Sau khi thành công với dự án tại Phùng Xá (Thạch Thất, Hà Nội), khu Hàng không Nội Bài (Sóc Sơn), Công ty cổ phần Phát triển Nhà Bình Dân (Hà Đông) tiếp tục bỏ vốn làm 2 dự án tại La Phù, Hoài Đức. Suất đầu tư gần đây nhất được khởi công hồi tháng 5/2013, với 12 căn liền kề, hiện bán chỉ còn 2 căn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là các cặp vợ chồng trẻ.

Ông Lưu Văn Hải, Giám đốc công ty cho biết, đơn vị này bắt đầu bước vào phân khúc nhà giá rẻ ở các khu vực ngoại ô từ khoảng cuối năm 2011, đến giờ đã đầu tư được 6 dự án.
Các căn hộ diện tích nhỏ, giá từ 700-900 triệu ở ngoại ô đang được nhiều đơn vị đẩy mạnh đầu tư.

BĐS cao cấp tại Hà Nội không giảm giá, chỉ thêm ưu đãi

Nếu một vài chủ đầu tư BĐS cao cấp tại Tp.HCM gây rúng động vì giảm giá sốc thì các chủ đầu tư tại Hà Nội không giảm giá trực tiếp nhưng cũng đã “mạnh tay” đưa ra các chương trình khuyến mại khá linh hoạt.

>>   Nhiều chủ đầu tư BĐS vẫn đặt cược vào căn hộ cho thuê /Giá nhà đất thực giảm được bao nhiêu?
Sau một thời gian dài thị trường bất động sản bất động, sản phẩm tồn kho tăng vọt làm cho không ít các doanh nghiệp điêu đứng. Gần đây, nhiều doanh nghiệp bất động sản trên thị trường đã áp dụng các hình thức giảm giá nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư khác lại chọn phương án có phần "khôn ngoan" hơn cách giảm giá trực tiếp này.
Cam kết lạ
Thị trường BĐS Hà Nội vừa qua xôn xao với cam kết lạ của chủ đầu tư Dự án căn hộ Watermark (Đường Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội), "cam kết cho thuê - Lợi tức đầu tư lên đến 14%/năm". Theo đó, cam kết tiền thuê lên đến hơn 80 triệu đồng/tháng trong năm đầu tiên sau khi nhận bàn giao, dù căn hộ đó có cho thuê được hay không thì chủ đầu tư vẫn cam kết sẽ trả khoản tiền thuê này.
Được biết, ngoài cam kết cho thuê, chủ đầu tư còn hỗ trợ gói nội thất cao cấp (bao gồm trọn bộ điện máy gia dụng) được thiết kế dành riêng cho từng loại căn hộ của Watermark lên đến 200 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng còn được miễn phí 1 năm phí quản lý tòa nhà.
Theo như lý giải của ông Vũ Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS Tây Hồ Tây (Refico): "Đây là lần đầu tiên và duy nhất chủ đầu tư chia sẻ lợi nhuận và khó khăn với khách hàng, vì vậy các nhà đầu tư nên nắm bắt cơ hội sở hữu BĐS cao cấp với mức giá không thể hấp dẫn hơn. Chủ đầu tư tự chịu toàn bộ rủi ro về tài chính và biến động kinh tế trong năm đầu tiên, còn nhà đầu tư không phải chịu áp lực tự quản lý tài sản mà vẫn nhận được tiền thuê đều đặn, được cam kết và hưởng lợi khi BĐS tăng giá."
Ảnh minh họa

Những cam kết... giật mình từ phía chủ đầu tư BĐS

Bên cạnh động thái giảm giá “sốc” để thoát hàng, nhiều chủ đầu tư các dự án bất động sản còn áp dụng nhiều “chiêu trò” nhằm thu hút khách hàng, trong đó có không ít cam kết "giật mình".

“Giảm giá” là từ “nhạy cảm”
Khác với thị trường bất động sản phía Nam, chủ đầu tư thường tìm mọi cách để thoát hàng khi thị trường khó khăn, thì tại thị trường Hà Nội, chủ đầu tư lại thường “dị ứng” với từ “giảm giá”. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện tại, nhiều “chiêu trò” biến tấu cũng đã được chủ đầu tư đưa ra.
Thị trường bất động sản Hà Nội những ngày qua xôn xao với thông tin chủ đầu tư Dự án căn hộ Watermark (đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội) sắp triển khai chương trình “Cam kết cho thuê - Lợi tức đầu tư lên đến 14% tại Watermark”. Theo đó, trong năm đầu tiên sau khi nhận bàn giao, chủ đầu tư cam kết sẽ trả tiền thuê tới 80 triệu đồng/tháng, dù có cho thuê được hay không. Không những thế, khách hàng còn được tặng gói nội thất giá trị lên đến 200 triệu đồng, đồng thời được miễn một năm phí quản lý, cũng như được chủ đầu tư hỗ trợ gói dịch vụ cho thuê mà không tính phí.
Chủ đầu tư Dự án Watermark cam kết trả tiền thuê 80 triệu đồng/tháng trong năm đầu

Các nhà tiếp thị BĐS “ngoại” dần tháo lui khỏi thị trường

Cùng với khó khăn của thị trường, hàng loạt nhà tư vấn bất động sản ngoại cũng dần tháo lui khỏi thị trường bởi sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các doanh nghiệp trong nước.

Các nhà tư vấn, tiếp thị ngoại đang ngày càng thất thế trên thị trường bất động sản Việt.
Lâu nay, nhắc đến các nhà tiếp thị, tư vấn dự án bất động sản, không ít người vẫn nghĩ tới những cái tên vốn ít nhiều đã tạo được vị thế tại Việt Nam như Savills, CBRE, Cushman & Wakefield…mà thực tế những doanh nghiệp này cũng đã từng có một thời “làm mưa làm gió” khi gần như độc quyền trong mảng tiếp thị, quản lý, môi giới các dự án bất động sản trên cả nước từ 3 - 5 năm về trước.
Nhưng mọi chuyện đã khác đi rất nhiều kể từ khi thị trường lao dốc, thanh khoản sụt giảm nhanh chóng, người mua nhà để ở lẫn giới đầu tư gần như vắng bóng trên thị trường. Về lý thuyết, khi khó khăn mới cần đến những nhà tư vấn, tiếp thị giỏi, song trong giai đoạn này, khi mà mọi giao dịch gần như “đóng băng”, những kinh nghiệm hay thậm chí là chiêu bài tiếp thị, bán hàng của các nhà tư vấn ngoại cũng gần như “vô dụng”, không giúp được nhiều cho các chủ đầu tư.
Ngay cả việc công bố các báo cáo khảo sát thị trường hàng tháng, quý của các nhà tư vấn bất động sản ngoại cũng đang dần trở nên nhàm chán về nội dung, trong khi tính khách quan về thông tin lại đang ngày càng bị nghi ngờ về độ trung thực. Đến thời điểm này, ngoại trừ Savills Việt Nam là đơn vị duy nhất tổ chức công bố báo cáo khảo sát thị trường hàng quý vẫn duy trì được một lượng khách hàng, báo chí tham dự khá đông, từ 500 - 700 người.
Số các nhà tư vấn còn lại dường như tự bản thân cũng đang cảm thấy nhàm chán với chính mình khi số người tham dự để lắng nghe những thông tin “hữu ích” về thị trường từ các nhà tư vấn ngoại đang thưa dần.
Trong một cuộc công bố thông tin thị trường bất động sản Hà Nội mới đây của CBRE, vị giám đốc đồng thời cũng là người thuyết trình đã không hài lòng và tỏ ra cáu giận với cấp dưới vì số phóng viên lẫn khách mời tham dự quá ít. Điều này cho thấy, sự tin tưởng hay kỳ vọng vào những thông tin và khả năng tư vấn, tiếp thị của doanh nghiệp ngoại đang ngày càng lung lay đối với các chủ đầu tư bất động sản trong nước.
Sự khó khăn của các nhà tư vấn ngoại càng được thể hiện rõ hơn khi các bản hợp đồng tư vấn, tiếp thị dự án đến với họ cũng thưa dần. Bi kịch hơn, những bản hợp đồng mà họ đang đứng tên lần lượt được thay thế bằng các doanh nghiệp nội khác chỉ với một lý do đơn giản từ các chủ đầu nhằm “giảm bớt chi phí” trong thời điểm mà “ngoại bán cũng không tốt hơn nội”.
Trong bối cảnh như vậy, sự thất thế của những thương hiệu đến sau như Knight Frank, Coldwell Banker, Jones Lang LaSalle, Collier…cũng là dễ hiểu. Việc thay đổi nhà tư vấn, đơn vị bán hàng của từ “ngoại” sang “nội” cũng được các chủ đầu tư dự án công bố dồn dập hơn.
Ngay cả thương hiệu lớn như Savills, sau một thời gian dài kỳ công đàm phán để trở thành nhà tiếp thị dự án cao thứ 3 Hà Nội 50 (tầng) Discovery tại 302 Cầu Giấy, Hà Nội cũng phải ngậm ngùi ra đi để nhường chỗ cho một nhà tư vấn nội là công ty Đất Xanh.
Ngoài những doanh nghiệp, sàn bất động sản có tên tuổi, trong 2 năm liền, tại Hà Nội đã chứng kiến sự ra mắt của 2 liên minh sàn bất động sản G5 và R9 mới đây đã cho thấy quyết tâm đòi lại thị phần môi giới, tiếp thị dự án của các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội lại tỏ ra khá tự tin. Theo ông, “miếng bánh” thị phần môi giới, tiếp thị dự án tại Việt Nam hiện vẫn còn lớn lắm, có chăng chỉ là do thời điểm khó khăn của thị trường. Do đó, doanh nghiệp này không hề lo ngại trước sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư vấn nội.
“Tôi nghĩ thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm tới vẫn đầy tiềm năng nên chỉ lo là không có sức mà thưởng thức miếng bánh đó thôi”, ông Trung nói.
Trong khi đó, giám đốc bộ phận kinh doanh nhà ở của Savills bà Hoàng Quỳnh Phương lại thừa nhận rằng, hiện các doanh nghiệp tư vấn đang chịu sức ép bán hàng, giá bán… khá lớn từ các chủ đầu tư do thanh khoản thị trường quá ảm đạm.
Bên cạnh đó, do vẫn phải duy trì hoạt động nên dù là đơn vị tư vấn ngoại vốn chỉ quen với các dự án cao cấp, có thương hiệu, thì nay, Savills cũng phải chuyển sang tiếp thị, bán hàng cho các dự án hạng trung, bình dân, thậm chí là nhà ở xã hội ở các tỉnh lẻ.
Còn theo ông Vũ Cương Quyết, Giám đốc Đất Xanh miền Bắc, thực tế trong mấy năm trước đây, so với các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu học làm dịch vụ bất động sản thì các doanh nghiệp làm dịch vụ của nước ngoài có truyền thống, kinh nghiệm và chuyên nghiệp từ rất lâu nên họ được các chủ đầu tư và khách hàng đón nhận trong những năm vưa qua.
Ông cũng thừa nhận thương hiệu, cách làm, chiến lược, kinh nghiệm bán hàng…c ủa doanh nghiệp tư vấn ngoại là khá tốt. Nền tảng này lại được cộng hưởng bởi tâm lý sính ngoại của không ít các chủ đầu tư khi muốn dự án của mình phải ít nhiều có “dính” đến thương hiệu nước ngoài, dù chỉ là khâu bán hàng.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khoảng cách này gần như đã được rút lại, thậm chí là bị xoá bỏ khi các doanh nghiệp dịch vụ trong nước cũng đã bắt nhịp được cách làm với tính chuyên nghiệp cao, trong khi chi phí và các điều kiện khác mà chủ đầu tư phải bỏ ra lại thấp hơn nhiều so với việc thuê nhà tư vấn, tiếp thị ngoại.
(Theo VnEconomy) 

Hiệu ứng domino giảm giá của thị trường BĐS

Thị trường bất động sản BĐS Tp.HCM vẫn chưa thôi bàn luận về đợt giảm giá "gây sốc" của Novaland và Phát Đạt.

Để bổ sung tiền mặt

Ngay sau khi Novaland công bố bán đợt 3 căn hộ Sunrise City, giai đoạn 3 với tỷ lệ giảm 50% so với mức giá chào bán 50 triệu đồng/m2, ngay lập tức, hàng rào xung quanh dự án cũng nổi bật với thông tin sở hữu căn hộ Sunrise City chỉ từ 1,8 tỷ đồng (thay vì 4 - 5 tỷ đồng như trước). Vị trí và thông tin nổi bật này đã lấn át dự án giảm giá 50% trước đó là Hoàng Anh Thanh Bình (thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai). Chuyện sẽ không là gì nếu thông tin giảm giá gắn liền với một cái tên khác và trước đây không có sự so sánh giữa chuyện Hoàng Anh Gia Lai giảm giá căn hộ Thanh Bình (quận 7) với sự kiên định của Sunrise City.

Nó cũng giống như người nổi tiếng, niềm vui của họ là thương hiệu, là đẳng cấp nhưng nỗi khổ của họ cũng từ danh tiếng mà ra; nhất cử nhất động đều bị nhòm ngó, chỉ được ở trên cao, không được tuột dốc... Khi thông tin giảm giá của Phát Đạt và Novaland được tung ra, hàng loạt nguyên nhân được đặt trên bàn cân, nổi bật hơn hết là lý do bổ sung tiền mặt.
Đây là căn bệnh trầm kha của các nhà phát triển BĐS Việt Nam hiện nay. Nói như các chuyên gia kinh tế, không ít chủ đầu tư chỉ có 1 - 2 đồng nhưng lại "bạo gan" xây dự án 10 đồng, khi thị trường ổn định thì bình yên; ngược lại, bất kỳ sự biến động nào cũng làm họ "rung lắc".

Đề xuất táo bạo: Cho phép mở casino tại Phú Quốc

Nhiều chuyên gia kinh tế, nhà khoa học cho rằng để sớm đưa Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế cần phải có một cơ chế “vượt lên” các chính sách hiện tại.

Nhiều đề xuất quan trọng mang tính đột phá đã được đưa ra nhằm sớm đưa Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, ngày 16/9, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội thảo nhằm đóng góp ý kiến cho đền án thành lập đặc khu kinh tế Phú Quốc.
Theo báo cáo của tỉnh Kiên Giang, so với mục tiêu mà Thủ tướng đã phê duyệt về phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đảo này vẫn chưa đạt yêu cầu so với tiềm năng lợi thế vốn có, dù trong đề án đã cho phép Phú Quốc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù trong xây dựng, đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế, du lịch, giáo dục…

Nếu Hanco 3 "nuốt" cam kết, khách hàng sẽ đòi tiền thuê nhà

Nếu nhà thu nhập thấp của Hanco 3 không bàn giao đúng cam kết ngày 31/12/2013 thì phải lo cho khách 3 triệu đồng/tháng/hộ để đi thuê nhà và trả lãi cho khách hàng tính từ ngày 1/7 năm nay.

Ngày 15/9, chủ đầu tư dự án NTNT ở Sài Đồng là Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco 3) và những người mua nhà đã có buổi gặp mặt để bàn thảo về vấn đề tiến độ hoàn thành dự án sau khi dự án chậm tiến độ, không bàn giao được nhà theo thời gian dự kiến trong hợp đồng mua bán.
Bà Trần Ngọc Minh, phụ trách đầu tư Hanco 3 khẳng định với các cư dân: Chúng tôi cam kết sẽ giao nhà chậm nhất là ngày 31/12 năm nay, đồng thời dự kiến đến đầu tháng 12/2013 sẽ để các hộ dân vào kết hợp cùng đơn vị thi công hoàn thiện thêm phần nội thất cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt của từng hộ sau này.
Bà Trần Ngọc Minh, phụ trách đầu tư Hanco 3 cho rằng, trong hợp đồng mua bán có ghi thời gian dự kiến
bàn giao nhà vào quý II-2013 nên thời gian có thể dao động sớm hơn hoặc chậm hơn. Ảnh: Nguyễn Lê

Chủ đầu tư tại Hà Nội mang dự án mời khách ngoại tỉnh

Ngày 18/9 tới đây, các dự án căn hộ tại Hà Nội như Ho Guom Plaza, Hoa Binh Green City, Thang Long Number one sẽ được giới thiệu và mở bán tại tỉnh Quảng Ninh.

Trong khoảng thời gian chục năm gần đây, nhu cầu về việc sở hữu bất động sản tại Hà Nội của những người đến từ nhiều tỉnh, thành khác hiện đang sống và làm việc tại đây đang trở nên ngày một lớn. Tuy nhiên khác với thời điểm trước khi giá cả địa ốc tại thủ đô ở mức rất cao và người có nhu cầu khó có thể chi trả, thì hiện nay, chính trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường bất động sản, người mua đang sở hữu nhưng cơ hội đặc biệt hấp dẫn, đó là sỡ hữu các căn hộ vị trí đẹp, thiết kế tinh tế với những mức giá trong tầm tay.
Theo một số khảo sát của Savills, những khách hàng thường trú tại các tỉnh thành lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương là một trong những bộ phận khách hàng tiềm năng hơn cả. Sự cần thiết của việc sở hữu nhà ở tại thủ đô xuất phát từ nhu cầu đi lại, công tác thường xuyên, hay ý muốn tạo điều kiện cho con em học tập và làm việc tại thủ đô.
  
Nhận thấy tiềm năng cũng như nhu cầu thực của các thị trường này, ngày 18 tháng 9, Savills Việt Nam sẽ phối hợp các chủ đầu tư tổ chức triển lãm giới thiệu tới khách hàng Quảng Ninh về những cơ hội đặc biệt tốt để sở hữu nhà ở tại Hà Nội.
Ông John Gallander, Giám đốc Savills Hà Nội chia sẻ: “Khi thị trường hoàn toàn thuộc về người mua, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm tốt để những người có nhu cầu ở thực quyết định mua căn hộ”.
(Theo VnMedia) 

Nhà ở xã hội cũng huy động vốn trái luật?

Khách hàng mua nhà tại dự án nhà thu nhập thấp 143 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) rất bất ngờ khi nhận được thông báo đến nộp tiền đặt cọc để “chắc chân” có một suất nhà ở xã hội.

Tiền đặt cọc…tùy tâm
Chị Hà, một khách hàng đang nộp hồ sơ mua nhà tại dự án nhà thu thu nhập thấp 143 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU) thuộc Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư cho biết, mới đây chị rất bất ngờ khi nhận được thông báo từ SDU yêu cầu đến công ty nộp 70 triệu đồng đặt cọc mua nhà và ký vào bản cam kết do chủ đầu tư soạn sẵn và phát với nội dung người mua nhà tự nguyện nộp số tiền đặt cọc.
“Tôi rất ngạc nhiên vì mua nhà thu nhập thấp theo quy định là người mua chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nộp cho chủ đầu tư. Các hồ sơ đạt tiêu chuẩn sẽ nộp lên Sở Xây dựng để xét duyệt. Vì vậy, việc chủ đầu tư yêu cầu đặt cọc như vậy là không bình thường”, chị Hà chia sẻ.
  
Phối cảnh dự án 143 Trần Phú
Cũng theo chị Hà, SDU chỉ đưa ra một mức đặt cọc là 70 triệu đồng, không hơn không kém. Nếu tất cả 366 khách hàng cùng nộp 70 triệu đồng, chủ đầu tư sẽ thu được hơn 20 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ, ít ai có thể giám sát được họ dùng số tiền này vào mục đích gì.
Đặc biệt, theo một khách hàng tên Nguyễn Văn Cường, chủ đầu tư hứa hẹn, nếu nộp đặt cọc sẽ chắc suất mua nhà hơn khiến cho nhiều người rất phân vân. Nộp thì sợ mất tiền, không nộp thì sợ mất quyền mua nhà.
“Chúng tôi cũng rất lo lắng, nếu nộp tiền đặt cọc, chẳng may sau này không bốc thăm được căn hộ phù hợp với gia đình mình, mua thì không ở được mà không mua thì mất tiền đặt cọc”, anh Cường bày tỏ.
Dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú (Q.Hà Đông, Hà Nội) là một trong những dự án nhà ở thương mại được phép chuyển sang nhà ở xã hội đầu tiên.
Công trình có tổng diện tích xây dựng 2.590m2, cao 35 tầng, tổng diện tích sàn lên đến 48 nghìn m2, mức đầu tư là 560 tỉ đồng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015 với hơn 512 căn hộ.
Trao đổi với PV VTCNews xung quanh việc thỏa thuận đặt cọc với khách hàng, ông Hoàng Văn Anh, giám đốc SDU cho biết, do có nhiều khách hàng đến đặt cọc rồi sau đó lại xin rút hồ sơ về, nên công ty mới yêu cầu khách hàng phải ký thỏa thuận nộp tiền đặt cọc để họ phải cân nhắc kỹ hơn trước khi quyết định nộp hồ sơ. Số tiền đặt cọc theo ông Hoàng Văn Anh là… tùy tâm. Mức cao nhất là 70 triệu đồng, còn không giới hạn mức thấp nhất.
Để minh chứng cho điều này, ông Hoàng Văn Anh cho biết, đến nay đã có khoảng 9 khách hàng nộp tiền đặt cọc với mức tiền là 30, 50 và 70 triệu đồng. “Đây là số tiền đặt cọc để “giữ chân” khách hàng và là thỏa thuận dân sự, không trái luật. Khách hàng có thể đặt cọc hoặc không đặt cọc và không ảnh hưởng đến việc xét duyệt hồ sơ”, ông Hoàng Văn Anh nhấn mạnh.
Cũng theo giám đốc SDU, công ty đã lập một tài khoản ở ngân hàng SHB để cất giữ tiền đặt cọc của khách hàng, cam kết không sử dụng vào mục đích khác, chủ đầu tư chỉ giữ giúp. Khi ký hợp đồng mua nhà, số tiền đặt cọc sẽ được chuyển thành tiền đóng đợt 1. Nếu khách hàng không mua sẽ mất tiền đặt cọc. Ông Hoàng Văn Anh cũng cho biết, hiện chủ đầu tư đã tiếp nhận và trình Sở Xây dựng Hà Nội duyệt được 366 trường hợp đủ tiêu chuẩn mua nhà của dự án.
Nhiều khuất tất
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, trong lúc nộp hồ sơ mà có cam kết đặt cọc để không rút hồ sơ là chuyện bình thường. Còn trong qúa trình xem xét chấm điểm, nếu đủ điều kiện sẽ thành khoản tiền đặt cọc trong hợp đồng. Nếu không đủ điều kiện mua sẽ phải trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng.
“Việc đó không sai nếu hợp đồng đặt cọc là hợp đồng đặt cọc nộp hồ sơ. Như là đi mua hồ sơ thầu, chưa biết anh trúng thầu hay không nhưng một là anh phải trả lệ phí mua hồ sơ, hai là có thủ tục đặt cọc dự thầu. Sau này nếu anh trượt sẽ trả lại. Nếu như thế thì không trái với luật”, Thứ trưởng Nam phân tích.
Nếu đứng về phía chủ đầu tư, việc ký một bản thỏa thuận đặt cọc với khách hàng để “giữ chân” là không trái luật và có vẻ rất hợp lý. Tuy nhiên, khi “mổ xẻ” cụ thể vấn đề thì còn rất nhiều điểm cần phải làm rõ.
Thứ nhất, ông Hoàng Văn Anh khẳng định, đến thời điểm này mới có 366 hồ sơ đạt yêu cầu, trong khi số căn hộ của dự án là 512. Như vậy, cung nhiều hơn cầu. Vậy nếu đứng về phía khách hàng, việc đặt cọc chỉ là thỏa thuận và số tiền thì “tùy tâm”, chắc chắn sẽ không có khách hàng nào dại gì ký vào bản thỏa thuận tự nguyện nộp tiền đặt cọc này. Trừ khi việc ký này là bắt buộc.
Thứ hai, theo phản ánh của khách hàng “nếu nộp đặt cọc sẽ chắc suất mua nhà hơn”. Phải chăng vì điều này nên một số khách hàng mới chấp nhận ký vào bản thỏa thuận đặt cọc. Đây có lẽ là lời lý giải hợp lý hơn cho việc dù số tiền tùy tâm và không bắt ký nhưng khách hàng vẫn ký.
Nếu như vậy, câu hỏi về tính công bằng và sự minh bạch trong xét duyệt hồ sơ nhà thu nhập thấp lại khiến nhiều khách hàng phải đặt câu hỏi.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, sau khi nộp hồ sơ, chủ đầu tư sẽ gửi lên Sở Xây dựng duyệt. Sau đó sẽ niêm yết công khai. Sau 45 ngày công khai không có vấn đề gì kiện cáo thì mới được ký hợp đồng với khách hàng.
Như vậy, người quyết định là Sở Xây dựng, vậy việc chủ đầu tư hứa “chắc chân” hơn là điều không bình thường.
Lãnh đạo một doanh nghiệp có kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội (xin giấu tên) cho hay, đây là lần đầu tiên thấy dự án nhà ở xã hội áp dụng đặt cọc mua nhà đối với khách hàng. Theo vị này, điều kiện mua nhà ở xã hội ở nước ta quy định đã khá chặt chẽ, doanh nghiệp không nên làm phức tạp thêm, vô tình tạo hàng rào tiếp cận mua nhà đối với người nghèo.
Hơn nữa, ở Hà Nội hiện nay cũng ít dự án có vị trí đẹp như 143 Trần Phú nên việc chủ đầu tư lo giữ chân khách hàng là thừa. “Rất có thể đây một chiêu lách luật để huy động vốn của khách hàng trong thời kỳ khó khăn”, ông này nhận định.
(Theo VTC) 

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Việc sửa Luật Đất đai “không thể kéo dài mãi”!

Bên cạnh dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cũng sẽ là nội dung chính được bàn thảo tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26/9/2013.

Nhấn mạnh rằng kỳ họp thứ 6 là lần thứ ba Quốc hội xem xét dự án Luật Đất đai, trong khi các dự án khác thường chỉ kéo dài hai kỳ họp, Chủ tịch yêu cầu hội nghị chuyên trách “phải thông” được những nội dung quan trọng.

Theo kế hoạch về hội nghị này, 180 vị tham dự sẽ gồm cả các chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan, đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Thường trực Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Đây được coi là bước đệm quan trọng để có thể thông qua dự án luật, mà nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là “rất không bình thường”, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội dự kiến sẽ bắt đầu từ 21/10 tới đây.

Chiều 12/9 vừa qua, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đã yêu cầu chỉ chọn 5 - 7 nội dung quan trọng để “cùng nhau xem xét lần nữa cho chắc chắn, tạo đồng thuận cao” tại hội nghị đại biểu chuyên trách.

Nhấn mạnh rằng kỳ họp thứ 6 là lần thứ ba Quốc hội xem xét dự án luật này, trong khi các dự án khác thường chỉ kéo dài hai kỳ họp, Chủ tịch yêu cầu hội nghị chuyên trách “phải thông” được những nội dung quan trọng. "Như vậy là được khoảng 130 người rồi, thêm Thường vụ mình ngồi đấy nữa", ông nói.

Đây cũng không phải lần đầu tiên Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng không giấu được lo lắng với số phận của dự án luật vốn rất long đong này.

Bởi, ở kỳ họp Quối hội thứ 5 diễn ra giữa năm nay, chỉ trước giờ biểu quyết khoảng hai ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu về phương án lùi thời điểm nhấn nút đến kỳ họp sau và nhận được sự đồng thuận của đa số.

Nhiều nội dung quan trọng khác cũng đã được xin ý kiến các vị đại biểu ngay từ lúc đó. Và, kết quả được thể hiện tại dự thảo báo cáo tiếp thu giải trình do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày cho thấy sự tán thành cao với quy định tại dự thảo luật.

Đáng chú ý là, một số nội dung được sự quan tâm đặc biệt của cả cử tri và đại biểu Quốc hội, đáp án cũng khá rõ ràng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, 370 đại biểu đồng ý với quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", 18 vị không đồng ý.

Báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật mới nhất của Chính phủ được trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu, có ý kiến đề nghị nên nghiên cứu thêm về đa sở hữu đất đai; xem xét quy định đất ở, đất vườn ao thuộc sở hữu tư nhân; Quốc hội nên cho lấy phiếu biểu quyết hoặc trưng cầu dân ý về vấn đề đa sở hữu để thể hiện ý chí của toàn dân.

Theo cơ quan soạn thảo, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai đã được quy định tại Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Đất đai là thành quả do công sức khai phá, bồi bổ của các thế hệ người Việt Nam và là thành quả cách mạng to lớn của nhân dân ta. Quá trình lấy ý kiến, đa số ý kiến nhân dân khẳng định và đồng tình với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Việc tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai là phù hợp với bản chất chế độ xã hội ta. Do đó, cơ quan soạn thảo đề nghị giữ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Với quy định thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, kết quả xin ý kiến cho thấy có 265 đại biểu đồng ý, 109 đại biểu không đồng ý.

Đề nghị Quốc hội cho giữ quy định thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội như trong dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đã dự kiến quỹ đất sử dụng cho các mục đích, trong đó có quỹ đất dành cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Các dự án phát triển kinh tế, xã hội thuộc lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phải do Nhà nước thu hồi đất để bảo đảm thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã tách các trường hợp sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội mà không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất thành điều mới và giao cho Chính phủ quy định cụ thể.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn đề nghị phải quy định cụ thể hơn để tránh tùy tiện, như cấp nào thì được quyết định thu hồi đến mức nào và tránh trùng với thu hồi vì lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.

Bên cạnh hai vấn đề lớn nói trên, các nội dung liên quan đến thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất... tại dự thảo luật cũng nhận được tỷ lệ tán thành khá cao.

Dù vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn dặn cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp thu thêm ý kiến đóng góp, rà lại thật đầy đủ để tới đây trình Quốc hội “có đầu có đũa” chứ không phải là giải trình tiếp thu bình thường, để Quốc hội đọc và suy nghĩ thêm.

Bởi theo sự nhấn mạnh của Chủ tịch thì đây là "dự án luật rất quan trọng, là tư liệu sản xuất, sinh sống, làm mồ làm mả khi qua đời nhưng đất đai lại không sinh ra, mà chỉ từ thế hệ này đến hệ khác nối nhau, nên nó điều chỉnh các mối quan hệ mang tính chính trị, nếu chúng ta giải quyết tốt thì ổn cho xã hội. Lâu nay khiếu tố tham nhũng tiêu cực cũng từ cái đất đai này, nó liên quan thiết thực đến đời sống của dân và sự ổn định chính trị kinh tế xã hội của đất nước".

Vì thế, theo Chủ tịch, kỳ họp Quốc hội tới phải “quyết tâm thông qua chứ không thể kéo dài mãi!”.
(Theo VnEconomy) 

Khởi công dự án VSIP thứ 5 tại Việt Nam

Trưa 13/9, tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cùng hơn 1.000 quan chức hai nước, người dân đã tham dự nghi lễ khởi công dự án Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, do VSIP Group chủ đầu tư. Dự án có quy mô trên 1.226ha, trong đó giai đoạn 1 gần 460ha với vốn đầu tư hơn 125 triệu USD.

Đây là dự án VSIP thứ 5 tại Việt Nam.

Khu liên hợp công nghiệp - đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi có mục tiêu là đầu tư, xây dựng, khai thác, quản lý và kinh doanh KCN, khu dịch vụ tổng hợp (thương mại, dịch vụ, nhà ở). Quy mô của toàn dự án trên 1.226ha.

Giai đoạn 1 của dự án được triển khai trên diện tích 260ha đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ, tổng vốn đầu tư hơn 125 triệu USD liên doanh giữa Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex IDC (49%) và liên minh các nhà đầu tư Singapore do Sembcorp dẫn đầu (51%).

Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự vui mừng khi chứng kiến lễ khởi công dự án VSIP Quảng Ngãi và các dự án VSIP thành công khác đã trở thành biểu tượng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Singapore luôn giữ vai trò là đối tác thương mại hàng đầu của VN những năm qua, các dự án VSIP đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội VN 17 năm qua.
Lãnh đạo hai nước gặp gỡ tại buổi lễ khởi công

Hà Nội: Dân bức xúc vì dự án "đắp chiếu" 4 năm

Người dân xã Trung Châu (Đan Phượng, Hà Nội) rất bức xúc trước việc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và du lịch Bình Minh (Công ty Bình Minh) được thuê hàng trăm ha đất để thực hiện dự án khai thác vật liệu xây dựng nhưng sau 4 năm, dự án này vẫn nằm im bất động, gây lãng phí tài nguyên đất.

Khoảng 30% diện tích dự án để hoang có thể canh tác.

Trước sự việc dự án khai thác vật liệu xây dựng tại bãi Tân Bồi, ven sông Hồng của Công ty Bình Minh vẫn nằm im, ông Bùi Ngọc Sáng, Bí thư Đảng ủy xã Trung Châu, cho biết: 5 năm qua, người dân xã Trung Châu rất bức xúc khi thấy 100ha đất bãi bồi của địa phương được giao cho Công ty Bình Minh bị bỏ hoang. Theo ông Sáng, 100ha đất bãi Tân Bồi, trong đó khoảng 30% diện tích có thể canh tác, số còn lại là đất pha cát có thể trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Trước năm 2008, khi chưa giao đất cho Công ty Bình Minh diện tích trên, ngân sách xã thu về mỗi năm 1 tỷ đồng từ việc giao khoán cho nhân dân trồng rau màu, nếu 5 năm qua không cho thuê, ngân sách xã Trung Châu đã có 5 tỷ đồng. Ông Sáng đề nghị, trong trường hợp năng lực của Công ty Bình Minh không kham nổi thì cần sớm thu hồi đất trả lại địa phương sử dụng.

Lãnh đạo xã Trung Châu cho biết thêm, đã có phương án tiếp quản, sử dụng hiệu quả diện tích đất nêu trên. Đối với diện tích không có khả năng sản xuất, xã mời các doanh nghiệp khác vào đầu tư khai thác vật liệu xây dựng, diện tích khác đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp gieo trồng cây có thu nhập cao. Xem ra việc tính toán của lãnh đạo xã này có cơ sở, bởi trên một số diện tích đất bãi liền kề sử dụng vào mục đích nông nghiệp, người dân trồng hai vụ ngô, một vụ đậu cho hiệu quả kinh tế cao. Trên vùng đất bãi này, 5ha chuối tiêu hồng và 20ha chuối tây hồng mới đưa vào trồng đã đứng vững, trung bình mỗi năm cho thu nhập không dưới 160-200 triệu đồng/hécta/năm.

Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 9/9 đến 14/9

Thị trường BĐS tuần qua ghi nhận một số tin tức đáng chú ý: Hai dự án BĐS cao cấp giảm giá "sốc"; Gói hỗ trợ đã giải ngân được 70 tỷ đồng; Báo cáo thị trường căn hộ tháng 8...và sự kiện mở bán một số dự án BĐS như: Mở bán khu nhà ở thu nhập thấp N05 Đặng Xá; Mở bán căn hộ Lotus Apartment; Đất nền KDC Phú Quý...

Tin tức nổi bật:

- Đã giải ngân 70 tỷ đồng trong gói tín dụng 30 nghìn tỷ: Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết 31/08 các Ngân hàng Thương mại đã cam kết cho vay 331 khách hàng cá nhân với số tiền là 105,32 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân cho 305 khách hàng với số tiền là 69,4 tỷ đồng. Cụ thể: cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội là 42,9 tỷ đồng cho 181 khách hàng; Cho vay để mua, thuê nhà ở thương mại là 26,5 tỷ đồng cho 124 khách hàng.

Tiềm năng phân khúc nhà ở trung bình của thị trường BĐS Bình Dương: Theo báo cáo về thị trường nhà ở khu vực Bình Dương mà Savills Việt Nam vừa công bố, tính đến tháng 8/0213 tỉnh Bình Dương có 49 dự án căn hộ và biệt thự/nhà phố tại thị trường sơ cấp và thứ cấp, cung cấp khoảng 11.000 căn/nền.

Tất cả các dự án nhà ở nằm tại 5 khu vực chính gồm Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một, Bến Cát và Thành Phố mới Bình Dương.
Ảnh minh họa

Hà Nội: Mở bán hơn 1.100 căn hộ nhà thu nhập thấp KĐT Đặng Xá

Ngày 13/9, Tổng Công ty Viglacera cho biết, Viglacera Land công bố mở bán dự án khu nhà ở cho người thu nhập thấp NO5, Khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Ảnh: Xuân Hương

Dự án được xây dựng trên diện tích 3,7ha, gồm 5 khối nhà cao 6 tầng, có thang máy; cung cấp cho thị trường 1.139 căn hộ, có diện tích 35,8-69,5m2, cho đối tượng là người thu nhập thấp với giá bán dự kiến dưới 9 triệu đồng/m2.

Như vậy, căn hộ diện tích nhỏ nhất chỉ có giá khoảng 300 triệu đồng. Khách hàng sẽ thanh toán 3 đợt, đợt 1 thanh toán 30% giá trị; đợt 2, thanh toán 40% và đợt 3 thanh toán 30% khi nhận nhà. Các căn hộ đầu tiên sẽ được bàn giao trong quý I-2014. Ngoài ra, khách hàng còn được hỗ trợ tín dụng lãi suất 6%/năm, với khoản vay tối đa 80% giá trị căn hộ từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.

Viglacera chính thức nhận hồ sơ đăng ký từ ngày 16/9. Giai đoạn 1, khu nhà ở thu nhập thấp Đặng Xá, với gần 1.000 căn hộ đã được bàn giao cho khách hàng.
(Theo HNM)