Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Thêm một buổi thảo luận Luật Đất đai trước “giờ G”

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được lùi thông qua từ kỳ họp thứ Năm đến kỳ họp này của Quốc hội...

 

Thêm một buổi thảo luận Luật Đất đai trước “giờ G”
Nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau được đề nghị tiếp tục rà soát, bổ sung để hoàn thiện thêm đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

 
Trước khi nhấn nút biểu quyết, Quốc hội sẽ dành thêm một buổi chiều để thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo chương trình kỳ họp Quốc hội thứ sáu vừa được điều chỉnh ngày 13/11 thì hai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được rút khỏi chương trình.

Do vậy, phiên bế mạc sẽ diễn ra chiều 29/11, sớm hơn một ngày so với chương trình đã được Quốc hội thông qua đầu kỳ họp.

Trong số các nội dung được điều chỉnh có liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Vào sáng 18/11, Quốc hội sẽ nghe Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ và hội trường và chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).

Sau đó, thay vì thảo luận ở hội trường về việc chỉnh lý hai bản dự thảo này thì  đại biểu Quốc hội sẽ góp ý trực tiếp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi phiếu xin ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.

Đáng chú ý là Quốc hội sẽ dành thêm một buổi chiều 22/11 để tiếp tục thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) còn việc biểu quyết thông qua dự án luật này vẫn vào đầu phiên họp sáng 29/11.

Lùi thông qua từ kỳ họp thứ Năm đến kỳ họp này của Quốc hội, ban đầu dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được sắp xếp thảo luận một buổi sáng ngày 6/11.

Hôm đó, đã có 17/58 đại biểu đăng ký phát biểu tại hội trường. Qua đây, nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau được đề nghị tiếp tục rà soát, bổ sung để hoàn thiện thêm. Như trách nhiệm của nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu quản lý thống nhất về đất đai; vai trò, thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý về đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Quy định về giá đất, cơ chế, chính sách, phương pháp xác định giá đất, khung giá đất, thẩm quyền quyết định giá đất, cơ quan định giá đất độc lập cũng vẫn tiếp tục được tranh luận.

Đặc biệt, không ít đại biểu còn rất băn khoăn với quy định về thu hồi, trưng dụng đất, trong đó có điều kiện thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng, sau khi tiếp thu thì quy định về các trường hợp thu hồi đất còn không tốt bằng dự luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Bên cạnh đó quy định về trưng dụng đất, theo ông Minh cũng không chặt chẽ và không phù hợp với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Còn theo phân tích của đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, điều đó có nghĩa dân phải được thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua quy định của pháp luật, nhưng thực tế chưa thể hiện và diễn ra như vậy.

Quy định của pháp luật và thực tế hiện nay trong nhiều năm qua đã tạo cơ hội cho không ít cá nhân và tổ chức giàu lên nhanh chóng từ đất đai, trong đó có cả sự tham nhũng, đại biểu Nguyệt nhận xét.

Vị đại biểu này cũng cho rằng, dự thảo luật đưa ra khá nhiều giải pháp cho các bức xúc, vướng mắc hiện nay nhưng dưới dạng nguyên tắc và giao cho Chính phủ hướng dẫn. Bên cạnh đó còn rất nhiều bức xúc vẫn chưa có giải pháp khi quy định của dự thảo sửa đổi không thay đổi gì nhiều so với các quy định của luật hiện hành.

 

Xây cơ sở 2 các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức tại Hà Nam


Việc chấp thuận xây dựng cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam nhằm giảm áp lực quá tải cho Bệnh viện Bạch Mai hiện nay.

 
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối có chức năng tương tự bệnh viện tuyến trung ương.
Theo đó, Thủ tướng chấp thuận xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với quy mô đầu tư 1.000 giường.

Cũng tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam sẽ xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức với quy mô 1.000 giường. Cả 2 bệnh viện này đều do Bộ Y tế quyết định đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương từ năm 2013 - 2016.

Tại Tp.HCM, Thủ tướng chấp thuận đầu tư Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM với mục tiêu là bệnh viện tuyến cuối làm nhiệm vụ như bệnh viện tuyến Trung ương, quy mô đầu tư 1.000 giường do UBND thành phố quyết định đầu tư, xây dựng mới tại huyện Bình Chánh.

UBND Tp.HCM cũng là cơ quan được Thủ tướng cho phép quyết định đầu tư cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM, là bệnh viện tuyến cuối làm nhiệm vụ như bệnh viện tuyến trung ương, quy mô đầu tư 1.000 giường, tại quận 9. Cả 2 bệnh viện này đều được thực hiện từ năm 2013 - 2015.

Ngoài ra, Thủ tướng cho phép Bộ Quốc phòng là cơ quan quyết định đầu tư xây dựng Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng, quy mô 500 giường, xây dựng trong khuôn viên của Bệnh viện Quân đội 175 - Bộ Quốc phòng tại Tp.HCM, thời gian thực hiện từ năm 2014-2016.

Thủ tướng Chính phủ giao các bộ Y tế, Quốc phòng và UBND Tp.HCM chỉ đạo lập dự án cụ thể theo hướng hiện đại, kỹ thuật cao; xác định suất đầu tư, tổng mức đầu tư của từng dự án.

Hà Nội mở tuyến đường sắt từ Ngọc Hồi lên sân bay Nội Bài

Tuyến đường sắt đô thị số 6 sẽ độc lập, riêng biệt, có rào cách lý giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia...

 

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 6, nối từ Ngọc Hồi lên sân bay Nôi Bài.

Trong công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan ngày 4/11, Văn phòng UBND thành phố cho biết, sau khi họp bàn với các bộ ngành, UBND thành phố và đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất và có kết luận chính thức về chủ trương đầu tư dự án nói trên.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội thống nhất việc nghiên cứu, lập dự án tuyến đường sắt đô thị số 6 độc lập, riêng biệt, có rào cách lý giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia.

Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi chỉ đạo, trong trường hợp tuyến số 6 đi ngầm trong khu vực cảng hàng không Nội Bài, Sở Quy hoạch - Kiến trúc với hợp với Tổng công ty Cảng hàng không Miền Bắc và các đơn vị liên quan xác định về quy hoạch trong quá trình xây nhà ga T2, để không làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án này.

UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc trên cơ sở chỉ đạo của UBND thành phố, soạn thảo văn bản để thành phố chính thức xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải.

 

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Giải quyết xung đột thị trường BĐS phải chờ “phép màu“?

(PLO) - Lúc thị trường trầm lắng, xung đột, mâu thuẫn trong thị trường bất động sản (BĐS) vốn tiềm ẩn nhiều năm mới có cơ bộc lộ. Và trong khi mâu thuẫn đang lan rộng, bùng phát với mức độ ngày thêm dữ dội thì dường như cơ quan hữu trách lại lúng túng trong cách giải quyết, càng làm “cái sảy nảy cái ung”.
Đụng đâu cũng có tranh chấp

GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC nhận định, có 6 dạng tranh chấp phổ biến trên thị trường BĐS. Một là, tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS mà chủ yếu có liên quan đến “sổ đỏ” gắn với giá giao dịch ghi trên hợp đồng thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường. Hai là, tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS khi chưa có “sổ đỏ” đối với nhà thuộc dự án. 
Ba là, tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án và người góp vốn “mua nhà trên giấy” gắn với những rủi ro không được quản lý về cam kết giữa 2 bên (những rủi ro là hiện hữu khi thị trường không còn sôi động). Bốn là, tranh chấp chủ đầu tư dự án nhà chung cư và cư dân ở nhà chung cư về các không gian công cộng, chi phí dịch vụ và chất lượng dịch vụ. 
Năm là, tranh chấp giữa các bên liên kết, liên doanh trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển BĐS mà chủ yếu giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài. Sáu là, tranh chấp giữa chủ đầu tư ban đầu và các chủ đầu tư thứ cấp dưới dạng tổng công ty và công ty con, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án, bên nhập góp vốn đối với các dự án đầu tư.
Nhưng 6 loại tranh chấp này là những tranh chấp hiện hữu. Thị trường BĐS còn đang chứa đựng 2 loại tranh chấp mà mức độ phức tạp của nó còn “khó giải quyết” hơn nhiều – theo lời một chuyên gia tài chính. Đó là tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thương mại cho vay và góp vốn trong giải quyết nợ xấu gắn với phương thức đầu tư hoặc tài sản thế chấp. Ngoài ra, còn tranh chấp trong việc giải quyết nợ xấu liên quan đến tồn kho bất động sản giữa chủ đầu tư (sơ cấp, thứ cấp), ngân hàng và khách hàng góp vốn.

Diện tích dồn điền đổi thửa mới đạt 54,6%

Theo báo cáo bổ sung của các huyện, thị xã, năm 2013, đến thời điểm này, toàn TP thực hiện dồn điền đổi thửa và giao ruộng cho các hộ gia đình được 41.674,06ha/76.365,07ha, đạt 54,6%. Trong đó, một số huyện triển khai thực hiện tốt là: Mỹ Đức (6.243ha, đạt 83,09%); Chương Mỹ (7.947,09ha, đạt 76,1%);... Một số huyện thực hiện dồn điền đổi thửa còn chậm như: Quốc Oai (557,59ha, đạt 12,82%); Phúc Thọ (750,4ha, đạt 20,36%); Thạch Thất (376ha, đạt 22,18%); Thanh Oai (1.102,44ha, đạt 23,96%)...

Dân kêu trời vì giá điện gấp 2 lần quy định

TP - Hàng chục hộ dân đang sinh sống tại khu đô thị mới Trung Văn (Từ Liêm, Hà Nội) tá hỏa khi nhận được thông báo tạm dừng cung cấp điện, nước, dịch vụ quản lý tòa nhà. Điều đáng lưu ý là tại khu đô thị này đã hơn 2 năm người dân phải trả tiền điện giá cao gấp từ 1,5 đến 2 lần mức quy định...
Khu nhà CT4 Trung Văn. ảnh: Tuấn Minh
Khu nhà CT4 Trung Văn. ảnh: Tuấn Minh.
Ông Trần Xuân Nga, Trưởng ban đại diện cư dân của tòa nhà chung cư CT4 cho biết, đã hơn 2 năm qua, người dân tại khu đô thị phải è cổ đóng tiền điện sinh hoạt từ 2.500 đến 2.700 đồng/kwh.
Ví dụ hộ bà Lê Thị Anh phòng 901C-CT4 tiền điện từ ngày 16/9 đến 16/10/2013 là 565.000 đồng tương ứng với lượng điện sử dụng là 206 kwh. Như vậy so với cách tính giá điện tại thời điểm đó thì bà Lê Thị Anh phải đóng cao hơn 230.000 đ (tương đương 70%).
Trong đơn kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng, nhiều hộ dân tại đây phản ánh: Toàn bộ khu nhà có khoảng 150 căn hộ được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2011.
Đại diện các hộ dân đã nhiều lần có đơn kiến nghị gửi chủ đầu tư và công ty quản lý dịch vụ đề nghị được mua điện trực tiếp từ ngành điện, nhưng đều được trả lời rằng, chủ đầu tư đang tiến hành làm thủ tục với Công ty Điện lực Từ Liêm!
Gần đây nhất, chủ đầu tư khẳng định là ngay trong tháng 10/2013, người dân sẽ được mua điện trực tiếp, không phải qua trung gian. “Ngay giữa trung tâm Thủ đô mà mong ước được mua điện trực tiếp, đúng giá nhà nước ban hành mà nhiều năm qua cũng vẫn chỉ là ước mơ!”-một người dân nhà tại CT4 nói.
Theo ông Nga, không chỉ phải nộp tiền điện giá cao ngất ngưởng qua trung gian như trên, các hộ dân vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, đang bị chủ đầu tư áp đặt về phí trông giữ ô tô, chủ đầu tư né tránh thành lập Ban quản trị, thiếu minh bạch trong sử dụng phí quản lý, phần diện tích sở hữu chung, diện tích tầng 1, phí bảo trì 2%...
Đùn đẩy trách nhiệm

Những điều trông thấy: Hà Nội tỉnh như sáo

Ngày 20.11, UBND TP.Hà Nội đã trình HĐND về chuyện giá đất năm 2014. Theo báo cáo, giá đất nội, ngoại thành trên thị trường năm 2013 thấp hơn 2012 từ 10-15%. Đất quận có giá từ 3.456.000 đồng/m2 tới 81.000.000 đồng/m2 (gồm phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ - quận Hoàn Kiếm).

Nếu là người nước ngoài được biết giá chuẩn đất Hà Nội chỉ có vậy cho năm 2014, thì chỉ vài ông tỉ phú là họ mua nhẵn đất thủ đô và ngay sau đó vốn tăng gấp nghìn lần. Nói tỉ phú nước ngoài thôi, còn người Việt đã quá quen với màn kịch “lộ hàng” này rồi. Thậm chí tin rằng HĐND TP sắp tới cũng sẽ cho diễn tiếp hài kịch giá đất.
Mới tháng rồi, báo chí đăng tin là Cty Tân Hoàng Minh mua mảnh đất ở khu vực phố Hàng Bài - Hai Bà Trưng giá thấp nhất 500 triệu đồng, cao nhất 1 tỉ đồng/m2. Còn người dân chắc chẳng ai tin là có giá như UBND TP công bố.
“Hà Nội có hồ Giám - nước xanh như pha mực”, “Hà Nội có cầu Long Biên - vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng”. Nhưng có nằm mơ cũng không có giá đất như công bố. Người Hà Nội hay mơ mộng, nhưng chuyện nhà đất tỉnh như sáo. Quên đi!

TP.HCM tồn kho hơn 10.000 căn hộ chung cư


SGTT.VN - TP.HCM hiện đang tồn kho khoảng 10.053 căn hộ chung cư và 120,8ha đất nền nhà thấp tầng; đây cũng là một trong những nội dung mà TP.HCM vừa báo cáo Chính phủ về việc tình hình thực hiện một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn, theo TTXVN.
TP.HCM đang tồn kho khoảng 10.053 căn hộ chung cư và 120,8 ha đất nền nhà thấp tầng. 
Theo đó, đối với nhóm dự án đang thi công dở dang, nhưng ngừng triển khai đầu tư xây dựng (55 dự án), nhóm dự án đang triển khai đầu tư xây dựng, nhưng chậm tiến độ (184 dự án), thành phố sẽ xem xét cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; điều chỉnh cơ cấu căn hộ có diện tích lớn sang căn hộ có diện tích nhỏ nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Đối với nhóm dự án đã xây dựng hoàn thành, nhưng còn tồn kho (37 dự án), thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho khách hàng đã mua nhà ở trong các dự án; công bố danh sách các dự án nhà ở thương mại có căn hộ với diện tích nhỏ hơn 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, để kết nối với các đối tượng thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà và các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn theo quy định.

“Thả tay” quản lý “đất vàng” Zone 9

Trong khi UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu UBND phường Bạch Đằng, UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra quy hoạch xây dựng khu vực Zone 9 đã được phê duyệt thì hàng loạt hợp đồng kinh doanh tại đây lại được cấp sai quy định.

"Đất vàng" số 9 Trần Thánh Tông được cấp phép kinh doanh tràn lan, trong khi UBND TP Hà Nội cùng các cơ quan liên quan đang tiến hành quy hoạch lại mặt bằng tại khu đất này.
"Đất vàng" số 9 Trần Thánh Tông được cấp phép kinh doanh tràn lan, trong khi UBND TP Hà Nội cùng các cơ quan liên quan đang tiến hành quy hoạch lại mặt bằng tại khu đất này.
CôngThương - Cấp hàng loạt giấy phép kinh doanh sai quy định
Chiều ngày 21/11, ông Vương Quốc Tiến, Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng, cho biết, UBND phường sẽ kiến nghị các cấp cho dừng hoạt động kinh doanh tại khu vực này để tránh xảy ra những bất ổn, những vụ việc tương tự. Hiện phường đang yêu cầu các hộ kinh doanh ở đây tạm dừng kinh doanh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu đất số 9 Trần Thánh Tông (hiện được gọi với cái tên khu Zone 9) có tổng hiện tích là 11.156m2, nằm ở vị trí được coi là “đất vàng” ở Hà Nội, vốn là nhà xưởng của Công ty CP Dược phẩm TW II. Sau khi công ty này di dời ra ngoại thành, khu đất được chuyển đổi để xây dựng tổ hợp công trình văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở căn hộ cao cấp.
Đơn vị thực hiện dự án là Cty CP đầu tư phát triển Bình An (Cty Bình An). Từ đầu năm 2013 đến nay, Cty Bình An hoàn thiện các thủ tục về quy hoạch, phương án kiến trúc… để thực hiện dự án công trình tổ hợp.
Trước đó, ngày 7/9/2012, UBND TP Hà Nội cũng đã nhận được văn bản 1351/TTG-KTN, của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện dự án tại khu đất số 9 Trần Thánh Tông.

Hà Nội đổi gần 500ha đất lấy dự án 2.800 tỷ

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên theo hình thức BT.

 Quận Long Biên sẽ có hạ tầng giao thông đồng bộ, hoàn thiện hơn sau khi dự án này hoàn thành.
Quận Long Biên sẽ có hạ tầng giao thông đồng bộ, hoàn thiện hơn sau khi dự án này hoàn thành.
 
Với mục tiêu đầu tư xây dựng nút giao thông hoàn chỉnh giữa đường vành đai 2 và trục hướng tâm tại cửa ngõ phía Bắc thành phố, dự án nút giao thông trung tâm quận Long Biên sẽ bao gồm cầu vượt trực thông 6 làn xe theo hướng đường Nguyễn Văn Linh - Đông Trù (đường 5 kéo dài).
 
Cầu vượt này sẽ vượt qua khu vực đảo xuyến, tuyến đường sắt Gia Lâm - Yên Viên và tuyến đường sắt vào kho xăng Đức Giang.
 
Một nút giao thông dạng đảo xuyến tự điều chỉnh cũng sẽ được xây dựng cho các dòng xe rẽ trái theo các hướng và dòng xe thô sơ.
 
Ngoài ra, dự án bao gồm xây mới một số tuyến đường nội đô dọc theo hai bên cầu vượt, các tuyến đường ngang, đoạn đường kết nối tạm, các hạng mục vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng...
 
Dự kiến tổng diện tích đất phải thu hồi vĩnh viễn để phục vụ cho dự án là hơn 15 ha, trong đó có hơn 8,2 ha là đất thu hồi mới từ và diện tích đất phải thu hồi bổ sung là hơn 1,06 ha, nằm trên 4 phường: Thượng Thanh, Đức Giang, Phúc Đồng và Gia Thụy, thuộc quận Long Biên.
 

Đường vừa sử dụng đã hư: Kỷ luật năm cán bộ

(PL)- Chiều 21-11, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết Sở GTVT tỉnh Hậu Giang vừa có báo cáo gửi lãnh đạo UBND tỉnh về việc kiểm điểm, xử lý kỷ luật những cán bộ có liên quan đến công trình đường nối Vị Thanh - Cần Thơ vừa đưa vào sử dụng đã hư hỏng.

Theo đó, Sở GTVT đã triển khai các quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Hồ Thắng Lợi, Nguyễn Văn Cà Lơ Anh và Trương Hoàng Thám (cán bộ giám sát của chủ đầu tư); kỷ luật khiển trách đối với ông Lê Thanh Việt và ông Nguyễn Trung Hậu (Trưởng ban và Phó Trưởng ban Quản lý dự án Sở GTVT tỉnh Hậu Giang). Những cán bộ nói trên bị kỷ luật vì thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, để xảy ra hư hỏng trên tuyến đường nối Vị Thanh - Cần Thơ.
Phía Sở GTVT tỉnh Hậu Giang cũng nghiêm túc kiểm điểm và nhận trách nhiệm trước UBND tỉnh do là chủ đầu tư nhưng trong quá trình chỉ đạo, điều hành dự án để xảy ra sai sót về quản lý chất lượng công trình.
Dự án đường nối Vị Thanh - Cần Thơ có chiều dài khoảng 47 km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 3.400 tỉ đồng, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang có chiều dài trên 37 km với số vốn đầu tư 2.400 tỉ đồng. Dự án khởi công năm 2008 và khánh thành tháng 5-2012. Công trình vừa thông xe chưa bao lâu đã xuất hiện tình trạng mặt đường rạn nứt, bong tróc tại hàng loạt vị trí.

Tập thể xuống cấp, 'đi cũng dở, ở chẳng xong'

Khi nơi ở bị xuống cấp nghiêm trọng thì việc di dời để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân là điều cấp thiết. Tuy nhiên những ngày qua, 153 hộ dân với 419 nhân khẩu hiện đang cư trú tại hai khu nhà 5 tầng thuộc tổ 39 và tổ 40, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình lâm vào cảnh “đi cũng dở, ở chẳng xong”. Trước mắt họ là cảnh khu nhà cũ nát và phải khẩn cấp di chuyển, về lâu dài vẫn chưa có một tương lai nào cho họ…  

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nhà ở xuống cấp nghiêm trọng  

Hai nhà 5 tầng khu tập thể Phúc Khánh, thuộc tổ 39 và tổ 40, phường Quang Trung nằm ở ngay cửa ngõ đi vào trung tâm thành phố Thái Bình, là nơi sinh sống của 153 hộ dân với 419 nhân khẩu (trong đó 1 nhà 5 tầng có 91 hộ, 239 nhân khẩu và 1 nhà 5 tầng có 62 hộ, 180 nhân khẩu). Công trình này được xây dựng từ những năm 1976 - 1977, hiện nay do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường và công trình đô thị Thái Bình quản lý sử dụng.   

Sau hơn 30 năm đi vào sử dụng, khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng. Lớp vôi vữa bong tróc hàng mảng, trơ lớp gạch cũ, cầu thang nứt và han gỉ, hệ thống thoát nước, đường điện hư hỏng, người dân thường sống chung với cảnh vôi vữa rơi vào người, nước từ tầng trên rò rỉ xuống tầng dưới. Trong 10 năm trở lại đây, khu tập thể được liệt vào một trong 5 khu chung cư “hễ bão là chạy” của thành phố Thái Bình.    

Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm định chất lượng của công trình. Theo báo cáo số 82 ngày 6/9/2013 về thực trạng chất lượng hai khu nhà tập thể của Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình, hai khu nhà này có kết cấu tường chịu lực, sàn mái gác panel, móng xây gạch đặt trực tiếp trên nền thiên nhiên, trong quá trình sử dụng không được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ thường xuyên.

Công trình không thuộc loại xây dựng kiên cố, đến nay đã hết niên hạn sử dụng và xuống cấp nghiêm trọng ở mức độ C. Cụ thể, nhiều cấu kiện của hai khu nhà tập thể đã hư hỏng và chủ yếu ở các không gian sử dụng chung như hành lang, cầu thang hoặc các kết cấu chịu lực chính như panel, gạch xây tường, cột hiên. Qua kiểm định cũng cho thấy, nguy hiểm đang rình rập đối với người dân nơi đây khi nhiều điểm hàm lượng cốt thép cột của công trình đã bị tiêu giảm khoảng 30%, có những vị trí không thể sửa chữa cải tạo được, có thể sập đổ bất cứ lúc nào.  

Với mức độ nguy hiểm của công trình, đe dọa trực tiếp đến người dân, ngày 28/10/2013 UBND tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định 2336 ngừng sử dụng khu tập thể này để thực hiện phá dỡ công trình và giao trách nhiệm cho UBND Thành phố Thái Bình tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ gia đình sống trong hai khu tập thể trên và di dời họ ra khỏi công trình.

Hết thời căn hộ 'chạy đua' về giá

Những giá trị ngoài căn hộ như môi trường sống, cây xanh, dịch vụ và các tiện ích đang ngày càng được khách hàng quan tâm và là yếu tố quyết định đến giá trị thực sự của căn hộ.
Yếu tố quyết định giá trị căn hộ

Người Việt Nam vốn có văn hóa coi ngôi nhà không chỉ là một tài sản, “của hồi môn” để lại cho con cháu mà hơn hết là “tổ ấm”, là nơi gắn bó với mỗi cuộc đời. Chính vì thế, quan niệm mua nhà không chỉ là mua chỗ trú chân mà còn mua cả tiện ích cũng như môi trường sống xung quanh đang ngày càng được khách hàng quan tâm.

Hết thời căn hộ 'chạy đua' về giá
Giá trị ngoài căn hộ đang ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm 
Có thể thấy rất rõ xu hướng này khi hàng loạt các căn biệt thự hay chung cư trong nhiều khu đô thị mới mặc dù đã hoàn thiện đầy đủ, bàn giao nhà cho khách nhưng vẫn bị bỏ hoang. Lý do bởi lẽ các chủ đầu tư chỉ đầu tư xây căn hộ/biệt thự mà thường “quên” các tiện ích như trường học, siêu thị, bệnh viện, khu vui chơi giải trí…

Chẳng hạn, khu đô thị mới An Hưng (Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội) có đến hàng trăm biệt thự đơn lập và liền kề đã hoàn thiện nhưng vẫn không ai dám về ở. 

Khách mua chung cư Nam Cường kêu cứu Ngân hàng Nhà nước

- Trước việc Nam Cường thu thêm chênh lệch trượt giá tiền đô la, nhiều khách hàng mua chung cư tại khu đô thị Dương Nội của Nam Cường cho rằng điều này là bất hợp lý, vi phạm Pháp lệnh ngoại hối.
Tự nhận mình "dại" vì đã mua nhà đến giá 25 triệu đồng/m2, trong khi đó, hiện tại giá nhà xuống thấp còn 16 triệu đồng/m2, chị Bùi Ánh T. trú tại Liễu Giai, Hà Nội đang cố gắng vay mượn tiền để nhận nhà.
Tuy nhiên, đến ngày nhận nhà thì chị nhận được thông báo của chủ đầu tư thu thêm tiền chênh lệch do tỷ giá đô la. Nếu như vậy, chị T. và những khách hàng như chị sẽ phải đóng thêm khoảng 35 đến 50 triệu đồng tùy diện tích từng căn hộ.
Khách của Nam Cường kêu cứu lên NHNN
Khách hàng mua căn hộ của Nam Cường bày tỏ bức xúc với chủ đầu tư.
Bức xúc trước thông báo trên, khách hàng của Nam Cường đã viết đơn kiến nghị gửi đến chủ đầu tư, tuy nhiên chủ đầu tư cho rằng, việc làm của họ là đúng quy định hợp đồng. Trước trả lời không thỏa đáng của Nam Cường, khách hàng tiếp tục kêu cứu lên cơ quan chức năng.

Bắt đầu nhận hồ sơ mua nhà thu nhập thấp Tây Mỗ

(HNM) - Công ty Đầu tư hạ tầng và đô thị Viglacera (Tổng công ty Viglacera) cho biết bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở cho người thu nhập thấp tại dự án Khu chức năng đô thị mới Tây Mỗ (Từ Liêm).

Thời gian nhận hồ sơ đến ngày 15-12, nhận hồ sơ tại Khu chức năng đô thị Xuân Phương, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại đây được xây dựng tại ô đất ký hiệu CT thuộc quỹ đất 20%, với hai chung cư cao 9 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 20.616m2. Theo kế hoạch, dự án được thực hiện từ quý IV-2013 đến quý IV-2014.

Những đường phố đắt giá nhất hành tinh

Khí hậu tuyệt vời, những trung tâm mua sắm sang trọng, những biệt thự nguy nga đã làm nên những đường phố đắt nhất hành tinh. 

10. Phố Montaigne, Paris

Đường phố cao cấp này nằm trên đại lộ Champs-Elysees, được coi là một trong những con đường đắt giá nhất thế giới. Nơi đây là lãnh địa của những thương hiệu thời trang hàng đầu như Harry Winston, Christian Dior, và Salvatore Ferragamo. Đây cũng là một trong những khu dân cư sang trọng nhất trên thế giới.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 26.000

9. Fifth Avenue, New York

Fifth Avenue, đặc biệt là những ngôi nhà phía trước Central Park, giữa đường số 59 và 96, từ lâu đã là điểm đến yêu thích của những người giàu có và nổi tiếng. Nơi đây còn được mệnh danh là đại lộ thời trang quy tụ nhiều nhà thời trang nổi tiếng thế giới với các cửa hàng sang trọng đắt đỏ vào bậc nhất. Đây cũng là một trục đường quan trọng của trung tâm Manhattan và là một trong những biểu tượng về sự giàu có của New York.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 28,000

8. Phố Ostozhenka, Moscow

Đường phố nằm ở ngay trung tâm thành phố Moscow, được coi là trung tâm của lịch sử nước Nga, cũng là nơi gắn liền với cuộc sống xa hoa, sang trọng của những người giàu có. Một căn hộ 5 tầng trên phố này đã từng được bán với giá 48 triệu USD.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 29.000

7. Romazzino Hill, Sardinia

Romazzino Hill đã được coi là một sân chơi cho các tỷ phú từ những năm 1960. Năm 2012, tỷ phú người Ý, Carlo de Benedetti, đã bán biệt thự Rocky Ram của ông với giá 148 triệu USD.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 32.900

6. Phố Chemin de Ruth, Geneva

Rất nhiều các biệt thự trên phố này có hồ bơi, khu vườn và cảnh quan tuyệt đẹp nhìn ra hồ Geneva và các tòa nhà của Liên hợp quốc. Từ năm 2008 đến năm 2010, đã có 5 bất động sản trên phố này được bán với giá hơn hơn 13 triệu USD .

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 37.000

5. Paterson Hill, Singapore

Paterson Hill là một khu dân cư yên tĩnh, nằm gần đường Orchard Shopping Belt, nổi tiếng với các cửa hàng thiết kế đặc biệt và nhà hàng Michelin. Tòa nhà căn hộ đắt nhất trên đường phố hoành tráng này là Marq, được thiết kế bởi Hermes.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 42.500

4. Boulevard du Général de Gaulle, Cap Ferrat, Pháp

Nằm dọc Bờ biển xanh (Côte d'Azur) bên bờ Địa Trung Hải, bán đảo Cap Ferrat được coi là một trong những đường phố đắt giá nhất thế giới với những biệt thự rực rỡ bên bờ biển.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 79.000

3. Phố Princess Grace, Monaco

Tháng 5 hàng năm, Monaco đón chào rất nhiều tỷ phú trên thế giới đến xem Giải vô địch thế giới F1- Grand Prix, tuy nhiên, đây cũng là nơi sinh sống yêu thích của rất nhiều người giàu.

Phố Princess Grace chạy dọc theo bờ sông và là con đường độc nhất ở Monaco. Tour Odeon, một tòa nhà căn hộ cao cấp cao 550 foot đang được xây dựng trên đường phố này, sẽ là tòa nhà cao nhất của công quốc khi nó hoàn thành vào năm tới.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 86.000

2. Kensington Palace Gardens, London

Đường phố yên tĩnh, rợp bóng cây này là nơi đặt trụ sở đại sứ quán của nhiều nước như Pháp, Nga, và Nhật Bản.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 107,000

1. Pollock's Path, The Peak, Hong Kong

Nằm trên đỉnh của một ngọn núi từng được coi là thiên đường cho những người giàu có nhất Hồng Kông, đường phố đắt nhất thế giới tự hào có cảnh quan tuyệt đẹp với đường chân trời và bến cảng. Bất động sản HongKong đạt kỷ lục vào năm 2011 khi một căn hộ tại khu phức hợp Sky được bán với giá 103 triệu USD.

Giá trung bình cho mỗi mét vuông: $ 120,000

 

Giá bất động sản có thể giảm thêm?

Có hai luồng tâm lý, một là kỳ vọng giá nhà đất giảm thêm, hai là tin rằng giá bây giờ đã chạm đáy.
Lại “nóng” bởi tin đồn
Nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, giới kinh doanh BĐS cho rằng, cuối năm là “thời điểm vàng” để các chủ đầu tư chào bán dự án bởi ai cũng muốn ổn định chỗ ở đón năm mới. Thực tế, kết quả khảo sát thị trường của Công ty Jones Lang LaSalle cho biết, đã có hơn 1.900 căn hộ được chào bán ra thị trường trong quý III vừa qua, gần gấp đôi số lượng chào bán của quý trước đó.

Giá vẫn là yếu tố chính cản trở cung - cầu trong thị trường BĐS.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Tồn tại nhiều đô thị "ma" giữa Hà Nội


Trên địa bàn Hà Nội hiện đang tồn tại hàng chục dự án hoang  trong đó nhiều dự án như Geleximco, Vân Canh, Đô Nghĩa, Dương Nội...đã hoàn thiện xong nhà nhưng không có người ở.
khu đô thị bỏ hoang
Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa nằm trong tổng thể khu đô thị mới Dương Nội, rộng 22.86 ha bao gồm các khu thương mại, sinh vật cảnh, công viên hồ nước, nhà phố chợ và biệt thự. Chủ đầu tư là Tập đoàn Nam Cường.
khu đô thị bỏ hoang
Các dãy liền kề đều đã hoàn thiện...và được bàn giao hơn 1 năm nhưng nhiều căn liền kề tại đây vẫn không một bóng người

Cầu, đường xuống cấp nghiêm trọng: Lỗi của ai?

 Hàng loạt công trình giao thông vừa đưa vào sử dụng đã nứt, lún…, lỗi do ai
Gần đây, dư luận dậy sóng khi hàng loạt công trình giao thông như Láng - Hòa Lạc, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc TPHCM - Trung Lương hoặc mặt cầu Thăng Long vừa sửa chữa, sau khi đưa vào khai thác đã xuất hiện hiện tượng lún, bị xuống cấp, phá vỡ kết cấu mặt đường… 

Không ít người cho rằng cán bộ giám sát đã thiếu tinh thần trách nhiệm và yếu kém về năng lực nên mới xảy ra tình trạng trên. 

Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nói: “Liên quan đến tư vấn giám sát thì đây là vấn đề chúng tôi đánh giá rất nghiêm trọng trong thời gian vừa rồi. 

Một số tư vấn có năng lực hạn chế, chúng tôi cương quyết yêu cầu thay thế. Thậm chí có những tư vấn giám sát chúng tôi đã tước hẳn giấy phép hành nghề và yêu cầu học tập lại, kiểm soát lại thì mới được cấp phép tiếp. Trên thực tế vừa rồi, Bộ cũng đã phân lại các tổ tư vấn giám sát trong nước”. 

Cầu, đường xuống cấp nghiêm trọng: Lỗi của ai?
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: VGP/Quang Hiếu 
Ông Trường nói thêm, về nguyên tắc thì tư vấn giám sát cũng thực hiện việc đấu thầu cho tư vấn giám sát. Tuy nhiên hiện nay, một số nhà thầu tư vấn giám sát nước ngoài, khi trúng thầu, thì thuê lại các tư vấn giám sát của Việt Nam. Trong quá trình thuê lại, chủ đầu tư cũng đã có rà soát giúp cho các tư vấn giám sát nước ngoài. 

“Đối với tư vấn giám sát nước ngoài, chúng tôi cũng đã yêu cầu trình danh sách tư vấn thuê Việt Nam thông qua tổ chức đánh giá của Việt Nam. Nhờ thế cũng loại trừ được rất nhiều tư vấn giám sát yếu kém và chất lượng công trình đã được nâng lên”, Thứ trưởng Trường nhấn mạnh. 

Được biết, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đang phân loại các nhà thầu, phân loại các tư vấn giám sát, kể cả tư vấn thiết kế, để xem xét, đánh giá. Nhà thầu đáp ứng được yêu cầu công trình thì mới được tham gia vào đấu thầu.

Trong khi đó, thừa nhận thực tế này, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình (Bộ Giao thông Vận tải) nói: “Đúng là qua kiểm tra chúng tôi thấy có những tồn tại cần phải khắc phục như trên”. 

Cần 200 tỷ đồng chi trả GPMB dự án đường Vành đai 2

 Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị (chủ đầu tư dự án đường Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng) cho biết, từ nay đến ngày 31-12, chủ đầu tư cần 200 tỷ đồng chi trả tiền giải phóng mặt bằng theo phân kỳ đầu tư của năm 2013. 

Cụ thể, năm 2013, chủ đầu tư được cam kết giải ngân kế hoạch 300 tỷ đồng, đã được giao 95 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu và đã giải ngân hết trước ngày 13-11. Về nhà tái định cư, thành phố đã bố trí 130 căn/560 căn, tuy nhiên chỉ có 60 căn có khả năng bàn giao trong tháng 11-2013. 

Trong khi đó, nhu cầu nhà tái định cư đến quý I-2014 để triển khai giải phóng mặt bằng, thi công theo kế hoạch là 290 căn. Được biết, diện tích thu hồi đất là 116.686m2, trong đó có 35 cơ quan, 614 hộ dân, còn lại là đất giao thông, công cộng.
 
Theo kế hoạch, phần quận Thanh Xuân phải hoàn thành trong năm 2013, phần quận Đống Đa hoàn thành trong quý II-2014. Thành phố đã phân kỳ thu hồi 26.900m2 đoạn sông Lừ - Tôn Thất Tùng, đến nay đã thẩm định, công khai phương án 25/35 cơ quan, 176 hộ dân; lên phương án, thu hồi 18.000m2 đất của Quân chủng Phòng không - Không quân và 6 cơ quan.

Cần 200 tỷ đồng chi trả GPMB dự án đường Vành đai 2

 Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị (chủ đầu tư dự án đường Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng) cho biết, từ nay đến ngày 31-12, chủ đầu tư cần 200 tỷ đồng chi trả tiền giải phóng mặt bằng theo phân kỳ đầu tư của năm 2013. 

Cụ thể, năm 2013, chủ đầu tư được cam kết giải ngân kế hoạch 300 tỷ đồng, đã được giao 95 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu và đã giải ngân hết trước ngày 13-11. Về nhà tái định cư, thành phố đã bố trí 130 căn/560 căn, tuy nhiên chỉ có 60 căn có khả năng bàn giao trong tháng 11-2013. 

Trong khi đó, nhu cầu nhà tái định cư đến quý I-2014 để triển khai giải phóng mặt bằng, thi công theo kế hoạch là 290 căn. Được biết, diện tích thu hồi đất là 116.686m2, trong đó có 35 cơ quan, 614 hộ dân, còn lại là đất giao thông, công cộng.
 
Theo kế hoạch, phần quận Thanh Xuân phải hoàn thành trong năm 2013, phần quận Đống Đa hoàn thành trong quý II-2014. Thành phố đã phân kỳ thu hồi 26.900m2 đoạn sông Lừ - Tôn Thất Tùng, đến nay đã thẩm định, công khai phương án 25/35 cơ quan, 176 hộ dân; lên phương án, thu hồi 18.000m2 đất của Quân chủng Phòng không - Không quân và 6 cơ quan.

Hà Nội: Bung hàng nghìn căn hộ giá "bèo"



 
(VnMedia) - Chủ đầu tư dự án chung cư Kim Văn – Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Đông) vừa tiếp tục tung ra thị trường 600 căn hộ chung cư diện tích nhỏ, giá dưới 15 triệu đồng/m2.

Động thái ra hàng thời điểm này của chủ đầu tư nhằm đón đầu dòng tiền từ gói 30 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. Theo đó, các căn hộ chào bán đợt này đều có diện tích 45-73,6m2, giá thành được chào bán giao động từ 11-14 triệu đồng/m2 (bao gồm thuế VAT). Tổ hợp chung cư CT 12B Kim Văn Kim Lũ được thiết kế cao 43 tầng nằm trong khu đô thị Kim Văn Kim Lũ.

Trước đó, thị trường Hà Nội cũng đã đón nhận làn sóng mở bán của nhiều chủ đầu tư với dòng sản phẩm chủ đạo căn hộ diện tích nhỏ, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Đơn cử như dự án The Van Phu - Victoria (Hà Đông) có giá khá từ 14,5 triệu đồng/m2 đã bao gồm VAT và 2% phí bảo trì. Dự án chung cư CT1B Tân Tây Đô, CT12 Văn Phú, Nam Xa La giá từ 560 triệu đồng đến 980 triệu đồng. CT2A Tân Tây Đô (Đan Phượng) có giá chưa đầy 700 triệu đồng/căn, đã bao gồm VAT và nội thất cơ bản. Dự án Sails Tower chuẩn bị bàn giao nhà, giá căn hộ được chào bán từ 16,5 triệu đồng/m2.

Theo nhận định của nhiều chủ đầu tư, cuối năm là thời điểm những khách hàng có nhu cầu về nhà ở thực quyết định mua nhà. Đây cũng là thời điểm dòng kiều hối lớn đổ về, nên thị trường căn hộ, nhất là những dự án đang hoàn thiện, đang trong giai đoạn bàn giao sẽ được nhiều khách hàng quan tâm.  Đặc biệt, một số phân khúc, nhất lại tại các dự án có tiến độ tốt, sẽ tăng mạnh thanh khoản từ nay đến cuối năm.

Chính vì xác định được xu hướng thị trường, nhiều chủ đầu tư đã liên tục mở bán trong thời gian qua. Trong khi đó, nhiều đơn vị phân phối cũng cho biết, đang tích cực trong việc tìm kiếm và đưa nguồn hàng chào bán ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách mua nhà trong dịp cuối năm.

Rủi ro uy tín, năng lực chủ đầu tư

Bài đầu tiên: “Rủi ro pháp lý” trong loạt bài “Kinh nghiệm mua nhà đất không thể bỏ qua” đã đúc rút một số kinh nghiệm thực tế từ các dự án bất động sản (BĐS).
Trong đó, hồ sơ pháp lý dự án, các điều khoản hợp đồng là điều đầu tiên khách hàng phải nắm chắc. Tiếp theo đó uy tín, năng lực chủ đầu tư là yếu tố phải tìm hiểu kỹ lưỡng. Trên cơ sở đó, khách hàng mới có thể đánh giá khả năng sản phẩm từ hồ sơ, hợp đồng đến thực tế có như kỳ vọng hay không. Điều này không chỉ quan trọng đối với khách hàng mua nhà, đất hình thành trong tương lai, mà nhiều trường hợp mua nhà, căn hộ có sẵn cũng gặp vấn đề do trước đó không tìm hiểu thấu đáo. Bài này sẽ tổng hợp một số rủi ro thường gặp liên quan đến uy tín, năng lực chủ đầu tư (CĐT) và kỹ năng thiết yếu mà khách hàng cần biết qua chia sẻ của chuyên gia, Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều dự án từ đất nền đến căn hộ, BĐS du lịch ở khắp các vùng miền, chuyên gia, Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân đã tóm lược 10 rủi ro phổ biến như sau:
1. CĐT bán xong không đầu tư tiện ích như cam kết. Điều này xảy ra ở nhiều dự án, để bán được hàng, CĐT vẽ ra trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi, thể thao, công viên…Tuy nhiên, khi đã cầm tiền của khách hàng thì CĐT chỉ biết ôm tiền đi đầu tư lo kiếm lời mà không giữ chữ tín. Nếu trong dự án lúc đầu không có tiện ích thì thử hỏi có ai mua, nhưng đó chỉ là mồi nhử, thực tế thì CĐT bỏ hoang vì đó là phần “xương”. Trường hợp này chẳng khác nào đi lừa đảo niềm tin của khách hàng.
2. Che giấu thông tin tái định cư: Nhiều dự án đất nền, chung cư thực chất là dự án tái định cư hoặc vừa thương mại vừa tái định cư. Để khỏi bị mang tiếng xấu từ những dự án tái định cư trước đó, CĐT cố tình ém nhẹm thông tin này. Thậm chí nhiều trường hợp còn đổi tên dự án bằng tiếng nước ngoài. Dựng phối cảnh đẹp lung linh để quảng cáo.
chủ đầu tư, pháp lý, rủi ro, khách hàng, dự án, hoành tráng, mô giới, quy hoạch
Với nhiều chiêu trò của chủ đầu tư không ít khách hàng đã ăn phải trái đắng (Ảnh minh họa)