Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Quận Cầu Giấy: Chuyển biến trong phát triển kinh tế, quản lý đô thị


Cập nhật lúc 09:04 01/11/2013
KTĐT - Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Quận ủy, HĐND, UBND quận và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2013 của quận Cầu Giấy đạt những kết quả khả quan.
Xác định tình hình kinh tế của cả nước và TP vẫn chưa hết khó khăn, vì vậy, ngay từ đầu năm, lãnh đạo quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp đã được các cấp, ngành triển khai, cùng với đó, rà soát các chỉ tiêu, mục tiêu của quận để đề ra phương án thực hiện tối ưu nhất. Do đó, qua 9 tháng thực hiện, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận có tổng mức luân chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt: 55.815.565 triệu đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước đạt 1.150.324 triệu đồng, tăng 2,5 % so với cùng kỳ năm trước; Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 22.204.000 triệu đồng, tăng  18,98%  so với cùng kỳ năm trước.
 
  Làng Quốc tế Thăng Long, quần thể đô thị tiêu biểu của quận Cầu Giấy. Ảnh: Linh Anh
Làng Quốc tế Thăng Long, quần thể đô thị tiêu biểu của quận Cầu Giấy. Ảnh: Linh Anh

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Điểm mặt những dự án căn hộ cao cấp bội tín

(ĐTCK) Thiếu vốn, hàng loạt dự án căn hộ cao cấp trên địa bàn Hà Nội như Daewoo Cleve, The Pride, Thăng Long Maison, Golden Palce Mễ Trì đã bội tín với khách hàng.
 
    Khởi công từ năm 2009, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2013, nhưng chỉ triển khai được đến tầng 6, Dự án Daewoo Cleve (Hà Đông) đã ngừng thi công từ cuối năm 2012 đến nay.
    Theo thiết kế ban đầu, Daewoo Cleve là một “siêu dự án”, với 15 tòa nhà cao từ 36 - 40 tầng. Dự án có quy mô vốn đầu tư trên 421 triệu USD, do Tập đoàn Inpyung (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.
    Dự kiến khi hoàn thành, Dự án sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 4.500 căn hộ cao cấp. Tuy nhiên, thực tế, Dự án đã không được triển khai bằng nguồn vốn ngoại dồi dào như nhiều người vẫn mong đợi.
    Chỉ có hai tòa CT 2A và CT 2B trong tổng số 15 tòa nhà được triển khai, song do ngừng thi công khiến hai tòa nhà này chắc chắn không về đích đúng hẹn trong năm nay, thậm chí khó hoàn thành trong năm 2014.
    Tiến độ bàn giao Dự án Golden Palace đã được điều chỉnh từ cuối năm 2013 sang quý III/2014
    Cũng là một tổ hợp căn hộ cao cấp, được chủ đầu tư hứa bàn giao nhà vào cuối năm 2013, muộn hơn gần một năm so với kế hoạch ban đầu, nhưng Dự án Tổ hợp The Pride (quận Hà Đông) của CTCP Đầu tư Hải Phát tới nay mới chỉ xây xong phần thô và đang được hoàn thiện với tiến độ rùa bò

Thận trọng việc chuyển nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội

PN - Ngày 29/10, Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về tiến độ chuyển đổi nhà ở thương mại (NƠTM) sang nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Theo Sở Xây dựng (XD) TP.HCM, sau gần một năm Chính phủ ban hành Nghị quyết 02, nhiều dự án NƠTM xin chuyển sang NƠXH. Tuy nhiên, qua sàng lọc, Sở XD chỉ trình UBND TP 10 dự án. Đến nay UBND TP chỉ duyệt cho ba dự án với hơn 6.000 căn hộ được chuyển đổi gồm: chung cư CC1- khu 2 (huyện Bình Chánh); khu căn hộ thu nhập thấp và tái định cư 584 (Q.Bình Tân); khu trung tâm thương mại dân cư Hưng Điền (Q.8).
Ông Phạm Trung Tuyến - Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản cho rằng, so với Hà Nội, tiến độ thực hiện xem xét cho chuyển đổi NƠTM sang NƠXH của TP.HCM còn chậm.
Tuy nhiên, theo ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở XD TP, hầu hết các dự án NƠTM xin chuyển sang NƠXH đều là những căn hộ lớn “chẻ” thành căn hộ nhỏ, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đảm bảo. Quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng. Chất lượng dự án thấp, chưa chắc khi chuyển sang NƠXH sẽ có người mua, nguy cơ tiếp tục tồn kho. Vì vậy, khi giải quyết cho chuyển đổi, TP luôn phải đảm bảo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người dân, không đẩy hàng tồn kho từ dự án thương mại sang tồn kho dự án NƠXH.
Để tìm đầu ra cho những dự án này, UBND TP.HCM đề xuất Ban chỉ đạo kiến nghị Chính phủ cho vay gói tín dụng 30 ngàn tỷ đối với căn hộ có diện tích trên 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; phần diện tích vượt sẽ tính lãi suất bình thường. TP cũng kiến nghị miễn 100% thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động đầu tư xây dựng NƠXH, chuyển NƠTM thành NƠXH; giảm thuế VAT đối với người mua nhà lần đầu…
Tại hội nghị, Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản đồng tình với những thận trọng của TP.HCM và cho biết sẽ kiến nghị với Chính phủ về những đề xuất của UBND TP.

Thị trường BĐS vẫn thiếu "nhạc trưởng"

Nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ thị trường đã được Bộ Xây dựng phối hợp cùng cơ quan hữu quan triển khai vào thực tế thời gian qua. Tuy nhiên, vì các lý do khác nhau mà hiệu quả thực sự vẫn chưa đáp ứng được như mong đợi. Nhân tố còn thiếu đối với thị trường là gì?
Bất động sản là sản phẩm hàng hóa đặc biệt mà giá trị của nó có sự liên quan mật thiết với nhiều yếu tố cộng hưởng. Và để phá băng BĐS, thì sự nỗ lực giảm giá của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ từ Bộ chủ quản vẫn chưa đủ mà phải cần đến sự phối hợp tổng lực, liên ngành. Thực tế, tại TP HCM, những điểm sáng, tối của thị trường đều có tác động từ các yếu tố hạ tầng, môi trường sống, cộng đồng dân cư xung quanh…
Theo chuyên gia, Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân, giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng, khách mua là dân đầu cơ lướt sóng có thể lên tới 80%. Khi đó, người mua chẳng mấy ai quan tâm đến cơ sở hạ tầng, giá trị cộng hưởng của dự án, giá trị liên kết vùng, giá trị thực của bất động sản… Tuy nhiên, giai đoạn này không kéo dài, chỉ hơn 1 năm, khoảng từ tháng 2/2007 đến tháng 4/2008. Khách hàng bây giờ ngày càng thông minh và kỹ lưỡng hơn trong lựa chọn của mình. Điều này cũng có phần vì họ bị lừa rất nhiều, khi chủ đầu tư quảng cáo rất hấp dẫn, nhưng thực tế không phải như vậy. Nếu như trước đây, chỉ cần xin phép được chi tiết bản vẽ dự án 1/500 và có quyết định tạm thời giao đất là CĐT có thể thu được siêu lợi nhuận, thì bây giờ chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, tầm nhìn xa, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có thương hiệu để đảm bảo uy tín và may mắn được hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng của nhà nước mới hy vọng sống khỏe.
thị trường, nhạc trưởng, bộ trưởng, bộ xây dựng, ngân hàng, bộ tài chính
Vực dậy thị trường không còn là trách nhiệm riêng của Bộ Xây dựng

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Nhà mặt tiền phố cổ Hà Nội không được xây quá 3 tầng

Trong khu vực phố cổ, các công trình muốn cải tạo, xây dựng mới phải trên cơ sở phục dựng kiến trúc gốc trước 1954...


Nhà mặt tiền phố cổ Hà Nội không được xây quá 3 tầng
Thành phố không cho phép xây dựng các công trình nhà ở có quy mô dân số lớn trong khu vực phố cổ.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ Hà Nội.


Theo đó, thành phố yêu cầu các đơn vị chức năng, tổ chức cá nhân phải chấp hành một số quy định trong quá trình xây dựng các công trình. Cụ thể, với các công trình xây dựng, nghiêm cấm việc xây dựng các tầng hầm, trừ các phố Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật với điều kiện không ảnh hưởng đến các công trình di tích khác.

Có thể bàn giao 6.000 căn hộ Royal City và Times City năm nay

Nguồn tin từ Vingroup vừa cho biết, song song với việc hoàn thành và đưa vào hoạt động hai dự án khu đô thị phức quy mô lớn tại Hà Nội là Royal City và Times City, tập đoàn này cũng sẽ hoàn thành công tác bàn giao căn hộ giai đoạn 1 cho khách hàng trong năm 2013.

Có thể bàn giao 6.000 căn hộ Royal City và Times City năm nay
Hiện dự án Royal City đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động


















Tính đến thời điểm này, Vingroup cho biết đã bàn giao được hơn 4.000 căn hộ, và có kế hoạch từ nay đến hết năm 2013 sẽ hoàn thành bàn giao toàn bộ số căn hộ đã bán với khoảng gần 2.000 căn nữa, theo cam kết với khách hàng.

TP. HCM, nở rộ khiếu kiện đòi nhà


 
29-10-2013 07:40:15
(ĐTCK) Liên tiếp trong thời gian gần đây, TP. HCM nổi lên hàng loạt vụ khách hàng khiếu nại chủ đầu tư dự án chung cư chậm bàn giao nhà.
 
    Hàng loạt vụ khiếu nại đòi nhà
    Cuối tuần trước, hàng trăm khách hàng mua căn hộ Dự án chung cư Mỹ Phú kéo đến bao vây trụ sở CTCP Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) ở quận 7, TP. HCM, chủ đầu tư dự án, yêu cầu doanh nghiệp này giải thích việc “trùm mền” dự án trên. Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn án binh bất động, khiến khách hàng phẫn nộ, phong tỏa cả tòa nhà làm việc và buộc chính quyền địa phương phải can thiệp. Theo hợp đồng mua căn hộ, tháng 9/2012, chủ đầu tư phải bàn giao nhà, nhưng đến nay dự án vẫn còn ngưng trệ.
    Cùng thời điểm này, ở quận 2, hàng chục khách hàng mua căn hộ Dự án etrolandmark do CTCP Đầu tư và xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PVC Land) làm chủ đầu tư cũng đã kéo đến dự án yêu cầu PVC Landgiải thích việc chậm bàn giao căn hộ. Tuy nhiên, cuối cùng, các “thượng đế” cùng đành ngậm ngùi ra về, vì chủ đầu tư “cố thủ” không ra mặt.
    Khách hàng tụ tập trước Dự án Petrolandmark đòi chủ đầu tư bàn giao căn hộ
    Theo khách hàng của dự án này, theo hợp đồng mua căn hộ, thời gian chủ đầu tư phải bàn giao nhà là tháng 12/2011 và đến nay, dù hầu hết khách hàng đã đóng 85 - 100% giá trị căn hộ, nhưng dự án chỉ mới xong phần thô và ngưng thi công gần 2 năm qua.
    “Cứ mỗi lần chúng tôi kéo đến yêu cầu bàn giao nhà thì chủ đầu tư đều có thông báo hứa hẹn, nhưng đã 2 năm qua, đến giờ dự án vẫn không khởi động lại”, một khách hàng than vãn.
    Sau thời gian mỏi mòn chờ đợi, gần 50 khách hàng mua nhà tại Dự án căn hộ Cao ốc Xanh trên đường Nam Hòa, quận 9, TP. HCM do CTCP Đầu tư xây dựng số 8 (CIC 8) làm chủ đầu tư đã đồng loạt lên tiếng về việc công ty này trễ hẹn bàn giao nhà tới gần 4 năm.
    Ngoài những dự án kể trên, Dự án chung cư Đại Thành ở quận Tân Phú do Công ty Đại Thành làm chủ đầu tư; Dự án Ngọc Phương Nam ở quận 8 do Công ty An Điền làm chủ đầu tư; Dự án Thảo Loan Plaza do Công ty Thảo Loan làm chủ đầu tư cũng bị khách hàng khiếu nại vì chậm bàn giao nhà.
    Mới đây nhất, Công ty Phát triển nhà Bình Chánh (BCCI) đã bị khách hàng khởi kiện ra tòa vì chậm bàn giao căn hộ Nhất Lan 3. Theo phán quyết của Tòa án Nhân dân quận Bình Tân, BCCI phải hoàn trả lại tiền đã đóng cùng với lãi suất phạt cho khách hàng.

    Mất dần niềm tin
    Nhìn lại những vụ lùm xùm thời gian qua đều cho thấy, hầu hết lý do mà các chủ đầu tư giải thích việc chậm tiến độ dự án là do khó khăn về tài chính. Theo luật sư Nguyễn Tấn Hải, Đoàn luật sư TP. HCM, lý do này có thể là sự thật, tuy nhiên, đây chỉ là giải thích mong nhận được sự chia sẻ của khách hàng, còn xét ở góc độ pháp lý, các trách nhiệm vẫn thuộc về các doanh nghiệp, bởi hơn ai hết, khách hàng là người chịu thiệt nhất.
    Thực tế, nhiều khách hàng đã chia sẻ với chủ đầu tư với mong muốn nhận được nhà để ở, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn thiếu thiện chí. Đơn cử như với Dự án chung cư Phú Mỹ, đây là lần thứ 6, khách hàng kéo đến Petroland đòi bàn giao nhà. Theo các khách hàng, trong cuộc “bao vây” lần trước, chủ đầu tư đã chấp thuận phương án khách hàng tiếp tục nộp tiền và quản lý dòng tiền để chủ đầu tư xây dựng và hoàn thiện dự án. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư vẫn không chịu thực hiện phương án trên.
    Còn với Dự án chung cư Đại Thành, trong cuộc “đấu khẩu” gần đây nhất giữa khách hàng với chủ đầu tư, sau khi nghe chủ đầu tư thừa nhận không còn tiền để tiếp tục triển khai dự án và cần hơn 99 tỷ đồng để hoàn thiện dự án. Thêm một lần nữa, khách hàng đã nhượng bộ, chấp nhận đóng phần tiền còn lại vào tài khoản trung gian do đại diện khách hàng, Công ty và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP. HCM làm chủ tài khoản để xây dựng dự án.
    Trong khi đó, với Dự án Petrolandmark, tính đến nay, chủ đầu tư đã có đến 9 thông báo bằng văn bản về thời điểm giao nhà và văn bản mới nhất, chủ đầu tư hứa tháng 9/2013 sẽ bàn giao, nhưng nay đã đến sang cuối tháng 10, lời hứa của chủ đầu tư vẫn là lời hứa suông.
    Đành rằng, “vô phúc đáo tụng đình”, nhưng trước tình cảnh này, nhiều khách hàng cho biết, họ buộc phải khởi kiện các chủ đầu tư ra tòa, vì không còn tin vào lời hứa suông.

Sóng ngầm M&A bất động sản phía Bắc


 
29-10-2013 08:47:09
(ĐTCK) Hoạt động mua bán (M&A) dự án bất động sản phía Bắc vẫn được cho là êm ả hơn thị trường phía Nam. Tuy nhiên, đằng sau đó là làn sóng ngầm với nhiều giao dịch thành công.
 
    Từ việc   FLC mua Alaska
    Dự án Alaska, quy mô 7,895 héc-ta tại Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, cách Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình chỉ 3,9 km. Dự án gồm nhiều hạng mục, từ nhà ở hỗn hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, đến khu biệt thự nhà vườn, nhà chia lô, nhà trẻ, công viên, bãi đỗ xe… được kỳ vọng sẽ mang lại sự đột biến trong quy mô hoạt động của Alaska Land, chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, với tổng mức đầu tư lên tới 3.500 tỷ đồng, trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn, tiến độ triển khai củaAlaska đã không được như ý muốn. Đến thời điểm hiện nay, Dự án Alaska vẫn thuộc về Alaska Land, nhưng chủ đầu tư thực sự đã thay đổi.
    Dự án Alaska được “hồi sinh” khi về với FLC
    Ngày 8/8/2013, CTCP Tập đoàn FLC đã ký hợp đồng mua lại 99% vốn điều lệ của Alaska Land, trị giá 300 tỷ đồng và trở thành chủ đầu tư thực sự của Dự án Alaska.

Thu hồi đất đai, cần gỡ nút thắt về giá


 
29-10-2013 08:44:04
 
Bà Châu Thị Thu Nga
 
 
(ĐTCK) Vấn đề thu hồi đất đang làm “nóng” nghị trường khi 2 dự luật quan trọng sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 6 này là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đều đề cập đến việc thu hồi đất.
 
    Xung quanh vấn đề này, Báo Đầu tư Bất động sản đã có cuộc trao đổi với đại biểu Châu Thị Thu Nga, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội.

    Việc thu hồi đất luôn là vấn đề phức tạp và thường dẫn đến khiếu kiện do có nhiều bất cập. Theo bà, bất cập lớn nhất hiện nay của cơ chế thu hồi đất là gì?
    Theo tôi, bất cập lớn nhất vẫn là về giá. Khung giá đất do UBND các tỉnh, thành ban hành có sự chênh lệch lớn so với giá người dân giao dịch, dẫn đến sự không đồng thuận khi giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, ngoài vấn đề này, còn nhiều vấn đề khác.
    Ví dụ, khi chủ đầu tư thực hiện bồi hoàn đất, cũng như thực hiện cơ chế thu hồi đất, thì không chỉ có bồi thường theo cơ chế giá, mà còn có các loại hỗ trợ khác như di dời, giải phóng mặt bằng, thậm chí thưởng tiến độ... Tuy nhiên, các khoản hỗ trợ đó không được tính vào chi phí, mà phải lấy lợi nhuận để bù đắp, nên không phải chủ đầu tư nào cũng sẵn sàng hỗ trợ người dân.
    Nếu tính cả các khoản hỗ trợ trên, thì người dân sẽ được hưởng quyền lợi lớn hơn, thích đáng hơn và giải phóng mặt bằng thuận lợi hơn. Do đó, theo tôi, nếu khoản này được tính vào chi phí của doanh nghiệp, thì người dân sẽ được hỗ trợ tốt hơn và dễ đồng thuận với việc thu hồi đất.
    Ngoài ra, có tình trạng, khi bồi thường, chủ đầu tư căn cứ vào nguồn gốc của đất đai để bồi hoàn, nhưng người được bồi hoàn lại muốn căn cứ vào quyết định thu hồi lúc dự án đã chuyển đổi rồi. Hai quan điểm khác nhau này dẫn đến mâu thuẫn và khiếu kiện.

Khách hàng AZ Vân Canh tự quản lý dòng tiền

 
 
29-10-2013 07:19:35
 
Dự án AZ Vân Canh đã được xây dựng xong móng
 
 
(ĐTCK) Đại diện CTCP Bất động sản AZ (AZ Land) cho biết, chủ đầu tư đồng ý với kiến nghị, khách hàng Dự án AZ Vân Canh được quản lý dòng tiền.
 
    Vấn đề hiện nay là khách hàng, ngân hàng, nhà thầu và chủ đầu tư phải thỏa thuận cơ chế quản lý dòng tiền.
    Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Bùi Viết Sơn, Chủ tịch HĐQT AZ Land cho biết, cơ chế quản lý dòng tiền tại Dự án AZ Vân Canh sẽ tương tự mô hình quản lý dòng tiền tại Dự án Usilk City (quận Hà Đông) của CTCP Sông Đà Thăng Long.
    Theo đó, khách hàng sẽ lập một tài khoản riêng và tự quản lý dòng tiền. Tiến độ giải ngân sẽ được thực hiện theo tháng hoặc theo quý. Tiền trong tài khoản cá nhân của khách hàng chỉ bị khấu trừ một khi tiến độ dự án được đơn vị thi công triển khai và nghiệm thu theo đúng thỏa thuận.
    Mặc dù chấp nhận phương án để khách hàng quản lý dòng tiền theo yêu cầu của nhà đầu tư, nhưng đại diện AZ Land cho biết thêm, việc quản lý dòng tiền vẫn sẽ tiếp tục được đại diện các bên thỏa thuận các điều khoản cụ thể vào đầu tuần này.
    Đầu tư Bất động sản sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tới bạn đọc.

Nhìn lại Dự thảo Luật Đất đai trước ngày “bấm nút”

 
 
28-10-2013 19:35:15
 
 
 
(ĐTCK) Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là một trong những trọng tâm kỳ họp Quốc hội lần này. Độ "nóng" của Dự thảo thể hiện qua những ý kiến, tiếp tục được góp ý ngay sát giờ "bấm nút" tại Nghị trường. Đầu tư Bất động sản đăng tải bài viết của GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về chủ đề này.
 
    Từ thống nhất mục tiêu…
    Đã trải qua một chặng đường khá dài kể từ lúc bắt đầu chuẩn bị Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đến nay, phiên bản gần cuối của Dự thảo chắc đã sẵn sàng. Qua nhiều hội thảo, quá trình thẩm định, thảo luận ở Quốc hội cũng thấy nhiều ý kiến đang đi về 2 luồng quan điểm khác nhau. Điều đó cũng bình thường, vì mỗi người có quyền được nói theo ý kiến của mình, theo cách hiểu của mình và quan tâm tới lợi ích của mình. Điều quan trọng là cần nhất trí với nhau mục tiêu chính của Luật Đất đai là gì và những tồn tại chính nào đang cần lời giải.
    Một điểm mà cộng đồng quốc tế đã thống nhất là mục tiêu của quản lý đất đai là làm cho đất đai được sử dụng hiệu quả hơn và công bằng hơn. Ở nước ta, mục tiêu này chắc cũng dễ thống nhất. Từ chế độ sở hữu, quyền của các bên liên quan hay quy hoạch sử dụng đất, tài chính đất đai, đăng ký đất đai cũng chỉ để mong muốn sử dụng đất đai mang lại hiệu quả cao về kinh tế và bền vững sâu về xã hội. Tất cả những mục tiêu khác như quản lý chặt chẽ hơn, pháp luật được thực hiện nghiêm hơn cũng chỉ là những điểm cần đạt được để hướng tới hiệu quả cao về phát triển kinh tế và bền vững xã hội.
    Nhận định về những tồn tại trong quản lý đất đai hiện nay cũng có thể dễ dàng nhất trí. Thứ nhất, nguy cơ tham nhũng còn rất cao. Tồn tại trong kẽ hở của các quy định pháp luật và tham nhũng thực trong quản lý đất đai đang thuộc nhóm cao nhất từ kết quả của nhiều nghiên cứu trong thời gian qua.
    Thứ hai, khiếu kiện của dân về đất đai luôn ở mức độ cao về cả số lượng và tính phức tạp, trong đó có tới 70% liên quan tới giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Hai tồn tại này là hai mặt đối ngẫu của sự công bằng về giá trị kinh tế của đất đai.

Hà Nội siết chặt quản lý, quy hoạch phố cổ


 
28-10-2013 16:19:57
 
 
 
(ĐTCK) Theo Quyết định 6398/QĐ-UBND vừa được UBND TP. Hà Nội ban hành, không gian khu phố cổ sẽ được chia thành 2 khu vực để bảo vệ và tôn tạo.
 
    Các chỉ giới đường đỏ của các tuyến phố cổ và khu vực liền kề được giữ nguyên; 29 phố và 4 đoạn phố sẽ được cải tạo theo hướng phục dựng nguyên trạng; 50 phố và đoạn phố còn lại sẽ được khuyến khích cải tạo theo hướng phục dựng kiến trúc gốc; các phố nghề truyền thống được khuyến khích kinh doanh, buôn bán các sản phẩm nghề truyền thống.
    Việc cấp phép xây dựng tại khu phố cổ sẽ phải kiểm tra hiện trạng, xác định các công trình tiêu biểu, có giá trị ở lân cận để phát huy phong cách. Việc cải tạo, xây dựng mới không được vượt quá mật độ xây dựng hiện trạng; các khối nhà ống không được phép hợp thửa…

Savills biện minh vụ "tiếp tay" Keangnam

 
 
 
(ĐTCK) Không những một mình chịu “hạn”, mới đây, Keangnam còn kéo theo Savills Việt Nam vào những rắc rối của mình.
 
    Dư luận về việc Công ty TNHH một thành viên Keangnam - Vina, chủ đầu tư Dự án Keangnam Hanoi Landmark “mượn tay” Công ty Savills Việt Nam xác nhận khống để hợp thức hóa việc bán nhà qua sàn đang gây chú ý.
    Theo các chủ căn hộ Tòa nhà Keangnam, họ đã ký bản đăng ký với Công ty Keangnam - Vina, chủ đầu tư Dự án và đó cũng là một trong những căn cứ được nêu trong hợp đồng mua bán căn hộ. Vì thế, không có bản đăng ký do các chủ căn hộ ký với Sàn giao dịch bất động sản Savills như quy định tại quy trình cấp giấy xác nhận qua sàn do Công ty Savills quy định. Sàn Savills không bán căn hộ của Dự án Keangnam Landmark, nên Sàn Savills không có các chứng cứ thể hiện việc Sàn đã công khai các thông tin về bất động sản theo đúng quy định tại mục 3 phần III Thông tư 13/2008/ BXD của Bộ Xây dựng tại sàn giao dịch.
    Theo các khách hàng, trên thực tế, chính chủ đầu tư, Công ty Keangnam - Vina đã ký hợp đồng đăng tin bán căn hộ trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, chứ không phải Savills. Tên khách hàng ghi trong hóa đơn giá trị gia tăng do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cấp ghi Công ty TNHH một thành viên Keangnam - Vina. Điều này trái với quy định và họ nghi ngờ lúc này Savills chưa tham gia bán căn hộ.

Cuối năm, bất động sản Hà Nội sẽ có sóng


 
27-10-2013 20:45:47
(ĐTCK) Thị trường căn hộ Hà Nội đã có những tín hiệu tích cực, nhất là từ đầu quý IV/2013. Theo giới chuyên môn, thanh khoản sẽ tăng mạnh vào cuối năm.
 
    Ông Trần Kiên Cường, Tổng giám đốc CTCP Golden Gain Việt Nam, chủ đầu tư Dự án Mandarin Garden cho biết, công ty này vừa tiến hành bàn giao khoảng 200 căn hộ tại Mandarin Garden cho khách hàng.
    Dự án đang trong giai đoạn bàn giao, nên bước sang quý IV/2013, lượng khách hàng quan tâm đến căn hộ Dự án Mandarin đã tăng đáng kể. Tỷ lệ giao dịch được thống kê mới đây cũng nhiều hơn rõ rệt so với quý trước.
    Ông Cường cho biết, cuối năm là thời điểm những khách hàng có nhu cầu về nhà ở thực quyết định mua nhà. Đây cũng là thời điểm dòng kiều hối lớn đổ về, nên thị trường căn hộ, nhất là những dự án đang hoàn thiện, đang trong giai đoạn bàn giao sẽ được nhiều khách hàng quan tâm.
    Căn cứ vào những dấu hiệu tích cực của thị trường căn hộ hiện nay, ông Cường cho rằng, một số phân khúc, nhất lại tại các dự án có tiến độ tốt, sẽ tăng mạnh thanh khoản từ nay đến cuối năm.
    Đồng tình với nhận định trên, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc cũng thừa nhận, thanh khoản đối với thị trường căn hộ trong quý IV/2013 đã có sự khác biệt rõ rệt so với các quý trước. Các dự án căn hộ đơn vị này đang phân phối, mở bán, lượng giao dịch đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, tại Dự án Golden Land, quận Thanh Xuân do Đất Xanh miền Bắc phân phối, các giao dịch thành công tăng do dự án gần như đã hoàn thành phần xây thô và tiến độ dự án được triển khai rất nhanh.

Hà Nội nhẹ tay với các dự án bất động sản sai phạm


 
26-10-2013 07:29:34
(ĐTCK) Năm 2012, hàng loạt dự án được kết luận có sai phạm trong việc sử dụng đất, nhưng chỉ rất ít trong số đó bị xử lý, thu hồi mà chỉ được điểm mặt chỉ tên, cho khắc phục sai phạm.
 
    Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, đến nay hầu hết dự án trở về nguyên trạng, thậm chí còn tồn tại hơn so với trước khi có thanh kiểm tra.
    Ngày 12/7/2012, UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 5400/UBND-TNMT chỉ đạo xử lý vi phạm trong quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn Thành phố. Theo đó, hàng loạt dự án, khu đất đã được Đoàn kiểm tra xác định sai phạm vì sử dụng sai mục đích hoặc để trống. Nhiều khu đất, dự án trong số đó đã được Thành phố kiến nghị thu hồi.
    Liên quan đến việc Hà Nội kiến nghị thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất sai mục đích, Văn phòng Chính phủ sau đó đã có Văn bản số 5820/VPCP-KTN gửi UBND TP. Hà Nội, yêu cầu UBND TP. Hà Nội có biện pháp xử lý kiên quyết, dứt điểm các trường hợp vi phạm. Song số lượng dự án chính thức bị xử lý, thu hồi đến thời điểm này rất khiêm tốn, trong khi nhiều dự án khác tiếp tục sai phạm hoặc để đất hoang.
    Trong các dự án bị kết luận sai phạm, dư luận đặc biệt quan tâm đến hai dự án thuộc khu “đất vàng” trên đường Láng Hạ được Thành phố phê duyệt thí điểm xây dựng nhà cao tầng cho thuê, song chủ đầu tư đã không triển khai dự án, mà sử dụng đất vào mục đích khác. Đó là ô đất ký hiệu 3.10, rộng 11.255 m2, được giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội và ô đất ký hiệu 3.7CC, rộng 9.984 m2, được giao cho Công ty Đầu tư xây dựng số 2 (nay là Công ty Hacinco) đầu tư.

Hà Nội hoãn và cắt giảm nhiều dự án trọng điểm


 
25-10-2013 13:53:12
 
Dự án đường Vành đai I được thành phố Hà Nội ưu tiên thực hiện trong lức Nhà Nội khó bố trí vốn đối với nhiều dự án trọng điểm khác.
 
 
(ĐTCK) Một loạt dự án tại vành đai I, II, Bệnh viện Nhi... sẽ nằm trong danh sách cắt giảm và giãn, hoãn tiến độ do khó khăn về vốn.
 
    Đây là kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại buổi nghe báo cáo về rà soát các công trình trọng điểm cần tập trung chỉ đạo giai đoạn năm 2014-2015 diễn ra mới đây.
    Theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, việc thành phố tiến hành rà soát các công trình trọng điểm, tập trung một số dự án cấp bách, ưu tiến vốn để hoàn thành dứt điểm nhằm phát huy hiệu quả đầu tư. 
    Trong khi đó, cần phải dãn tiến độ các dự án để cân đối được nguồn vốn. Đặc biệt, thành phố phải huy động tối đa các nguồn lực về vốn để đầu tư các dự án, như các nguồn vốn BT, BOT, ODA, vốn đầu tư của Trung ương. Việc điều chỉnh dự án, thành phố cũng lưu ý xem xét đến khả năng cân đối nguồn vốn.
    Liên quan đến việc rà soát dự án, thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở liên quan rà soát, thống nhất các dự án tiếp tục được bố trí vốn đầu tư xây dựng từ nay đến năm 2015, rà soát về quy mô và phân kỳ đầu tư cho phù hợp khả năng bố trí vốn.
    Dưới đây là anh sách một số dự án trong điểm thành phố yêu cầu ưu tiên thực hiện ngay trong giai đoạn 2014-2015 của thành phố Hà Nội. Trong khi các dự án khác chưa khởi công sẽ phải giãn tiến độ xây dựng.
    1. Dự án đường Vành đai I đoạn qua Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu, đoạn Ô Đống Mác – Đê Nguyễn Khoái, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục và nút giao Ô Chợ Dừa.
    2. Dự án Đường Vành đai II, đoạn Ngã Tư Vọng – Cầu Vĩnh Tuy, đoạn Cầu Nhật Tân – Cầu Giấy.
    3. Dự án Bệnh viện Nhi: Dự án được ưu tiên đầu tư, sẽ được khởi công trong năm 2015.
    4. Dự án Trạm bơm Đông Mỹ, là dự án ưu tiên trong giai đoạn 2014-2015.
    5. Các dự án ODA trên địa bàn thành phố.