Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Bất động sản 2014: "Rẻ mới ăn khách"


(VnMedia) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2014 phân khúc đất nền, giá rẻ và căn hộ bình dân sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.

Thống kê của công ty bất động sản CBRE Việt Nam cho thấy, trong năm 2013, 70% lượng giao dịch thành công trên thị trường bất động sản thuộc về phân khúc trung cấp có mức giá dưới 2 tỷ đồng một căn.

Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thị trường đã dần hướng tới và đáp ứng được nhu cầu ở thực của người dân. Dự báo, đây sẽ tiếp tục là phân khúc được quan tâm trong năm 2014.

Ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ tạo nhiều sản phẩm giá rẻ

Năm 2014, ngành Xây dựng tiếp tục tập trung cơ cấu lại các dự án bất động sản và các sản phẩm bất động sản, khắc phục những lệch pha cung cầu giữa một bên là nguồn cung thừa của những sản phẩm cao cấp và một bên là nguồn cung thiếu nhưng cầu rất lớn đối với sản phẩm nhà ở trung bình, quy mô nhỏ, phù hợp với đại đa số người dân… để từ đó tạo ra nhiều sản phẩm bất động sản phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân.

“Đầu năm 2014, lãi suất của gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng đã hạ 1%. Đây là tín hiệu tích cực cho phân khúc nhà ở xã hội. Cùng với đó, với các giải pháp đồng bộ được đưa ra để giải quyết điểm nghẽn trong giải ngân gói tín dụng này thì chắc chắn, con số giải ngân trong năm 2014 sẽ không dừng lại ở 2% và dòng tiền sẽ tiếp tục được hướng vào bất động sản”. Bộ trưởng Dũng cho biết.
Ảnh minh họa
            Phân khúc nhà giá rẻ sẽ tiếp tục lên ngôi năm 2014

Ông Trần Như Trung - Giám đốc nghiên cứu công ty Savills: Chú trọng thanh khoản 
Theo tôi đến giữa năm 2014, thậm chí qua năm 2014 mới có đầy đủ số liệu, dữ liệu để nhìn nhận, đánh giá thị trường đang ở đâu, đoạn nào, có thể xuống nữa hay biến đổi. Đáy chỉ được xác lập khi ta đã qua đáy.

Nhiều yếu tố để thị trường khởi sắc”

 Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Tài chính& Đầu tư nhân dịp đầu Xuân mới 2014.
    Phóng viên: Xin ông cho biết dấu ấn của thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2013?


    Thứ trưởng Bộ Xây dựng
    Nguyễn Trần Nam
    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam: Có thể nói rằng, 2013 là năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, BĐS. Tuy nhiên, trong cuối quý III và quý IV/2013, tình hình thị trường đã có những “điểm sáng”. Số lượng giao dịch tại các dự án có giá bình dân, diện tích nhỏ tăng cao hơn so với các quý trước.
    Dấu ấn lớn nhất trong năm 2013 là giá BĐS tiếp tục giảm ở hầu hết các phân khúc, với mức giảm từ 10% - 30%, thậm chí có dự án giảm đến 50% so với cuối năm 2011. Việc giảm giá này đã tăng thêm động lực cho khách hàng giao dịch trên thị trường, đặc biệt số lượng giao dịch trong quý IV/2013 đã tăng gấp đôi so với quý I/2013. Điều này cho thấy, sự quan tâm cũng như lòng tin của người tiêu dùng với thị trường đã từng bước được phục hồi.
    Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa BĐS đã được điều chỉnh sát hơn với nhu cầu của thị trường, các DN đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cơ cấu sản phẩm. Không giống với trước đây, chúng ta thừa các căn hộ có quy mô lớn, giá bán trên 20 triệu đồng/m2, thì hiện nay, thị trường có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang những phân khúc căn hộ giá rẻ, có diện tích nhỏ và trung bình với giá bán giao động từ 12 - 17 triệu đồng/m2, cá biệt chỉ có dự án chỉ 10 triệu đồng/m2. Sự điều chỉnh này đáp ứng nhu cầu thực của thị trường. Đây là phân khúc đã “hâm nóng” thanh khoản trên thị trường BĐS trong năm qua.

    Năm 2014 là bản lề để thị trường BĐS hồi phục vào năm 2015

    "Năm 2014 thị trường sẽ có những cải thiện tạo bước đệm cho năm 2015 phục hồi", bà Đỗ Thu Hằng - Trưởng bộ phận nghiên cứu của Savills cho hay.

    Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Đỗ Thu Hằng - Trưởng bộ phận nghiên cứu của Savills về triển vọng thị trường căn hộ trong thời gian tới.

    Bà nhận định như thế nào về phân khúc căn hộ trong năm 2013?


    Trong năm 2013 và đặc biệt là quý 4/2013, thị trường đã sôi động hơn. Các đại diện bán hàng đã có nhiều hoạt động hơn để quảng bá sản phẩm. Số lượng căn tăng, tuy nhiên tỷ lệ hấp thụ thực sự vẫn thấp, lượng hàng tồn vẫn còn nhiều. Từ đây, có thể thấy thị trường vẫn rất thận trọng mặc dù cuối năm nhu cầu tăng cao. 

    FDI vào bất động sản: Chớ tham số lượng!

    Theo các chuyên gia, cần có sự thanh lọc, chú ý đến hiệu quả thực của dòng vốn này đối với nền kinh tế, không nên tham số lượng.
    Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), tính đến 15/12/2013, vốn FDI vào lĩnh vực BĐS ở Việt Nam đứng thứ 3 trong các lĩnh vực được đầu tư, với 20 dự án đầu tư mới (tăng 10 dự án so với 2012), tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 951 triệu USD. Xét về lượng, vốn FDI vào bất động sản vẫn tăng trong mấy tháng gần đây, chứng tỏ BĐS vẫn có sức hút với nhà đầu tư ngoại, là điểm đáng mừng. Nhưng xét về chất, nhiều chuyên gia vẫn cảnh báo cần thận trọng đón nhận dòng vốn, tránh tình trạng chỉ chạy theo số lượng.
    BĐS Việt Nam đang có sức hút nhà đầu tư ngoại
    Theo ông Trần Như Trung, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn BĐS Savills Việt Nam tại Hà Nội cho biết, dòng vốn FDI vào bất động sản, cho đến thời điểm này, chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... 
    Vốn FDI vào BĐS Việt ngày càng tăng

    Những dự đoán đáng chú ý về thị trường BĐS 2014

    Theo ông Huỳnh Anh Dũng – Giảng viên cao cấp Hội đồng chuyên gia BĐS Hoa Kỳ: Tthị trường BĐS 2014 sẽ có sự đào thải những doanh nghiệp chụp giật, ăn xổi...
    Khép lại năm 2013, thị trường bất động sản (BĐS) có dấu hiệu phục hồi, thể hiện bằng tồn kho BĐS cuối tháng 11/2014 đã giảm 28.000 tỉ đồng so với quý 1 năm 2013 (mức giảm tương đương 22%). Tuy nhiên mức giảm này mới chỉ đạt khoảng hơn 1/5 so với thực tế. Giá trị hàng tồn kho giảm khá khiêm tốn so với mức giảm về tổng giá trị hàng tồn kho chung của cả nền kinh tế (giảm gần 60%). 
    Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho vẫn còn cao chứng tỏ rằng vốn bị ứ đọng nhiều trong sản xuất, làm chậm vòng quay vốn của doanh nghiệp BĐS. Hàng tồn kho BĐS chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, có thị trường BĐS phát triển và có tốc độ đô thị hóa nhanh như TP.Hà Nội và TP.HCM. Việc tiền bị chôn vào các dự án khiến không ít doanh nghiệp bi quan về thị trường BĐS.

    Hànộimới - cầu nối đưa thương hiệu Handico vươn xa

    HNM) - Trao đổi đầu năm giữa PV Báo Hànộimới với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.
    - Trong những năm qua, Báo Hànộimới và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) đã đồng hành trong nhiều chương trình kinh tế, an sinh xã hội của thành phố. Ông có thể cho biết đánh giá của mình về Báo Hànộimới?
    - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội là doanh nghiệp (DN) trực thuộc TP Hà Nội, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, phát triển nhà ở và đô thị. Những năm qua, Handico và Báo Hànộimới đã có sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong việc cập nhật, phản ánh thông tin, đối với lĩnh vực bất động sản nói chung, cũng như chương trình phát triển nhà ở của TP Hà Nội nói riêng, hướng đến xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.

     
    Nhiều công trình của Handico đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc của Thủ đô. Ảnh: Như Ý
    Nhiều công trình của Handico đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc của Thủ đô.
    Ảnh: Như Ý

    GS Đặng Hùng Võ: Hết 2014 bất động sản mới xả nửa tồn kho

    Theo GS. Đặng Hùng Võ, thị trường bất động sản năm 2014, khu vực giá thấp sẽ phát triển và đến hết năm 2014 thì tồn kho bất động sản sẽ giảm được một nửa.

    Không khủng hoảng
    Theo GS. Đặng Hùng Võ, các chuyên gia nước ngoài đã đưa ra 4 tiêu chí để đánh giá thị trường bất động sản có khủng hoảng. Đó là, một thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng khi có 4 biểu hiện: không có giao dịch bất động sản, không có hoạt động xây dựng, không có hoạt động tín dụng cho vay mua nhà, không có mọi luồng vốn đầu tư vào thị trường. 
    Đặng Hùng Võ
    GS. Đặng Hùng Võ 
    Cả 4 hoạt động này ở Việt Nam đang rất nhộn nhịp. Như vậy, thị trường bất động sản Việt Nam không bị khủng hoảng mà chỉ gặp khó khăn, không sốt như thời gian trước đây.

    Thị trường bất động sản 2014: Niềm tin đang hồi phục


    Nhà D7 tại Khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm (Hà Nội) được xây dựng sớm để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp. (Ảnh: Viglacera)
    Nhà D7 tại Khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm (Hà Nội) được xây dựng sớm để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp. (Ảnh: Viglacera)
    NDĐT- Cho dù còn đó nhiều khó khăn nhưng những “điểm sáng” ở các phân khúc của thị trường bất động sản (BĐS) năm 2013 vẫn cho chúng ta lạc quan về sự hồi phục và phát triển ổn định của thị trường này trong những năm tới.
    Điểm sáng nhà ở xã hội
    Trong căn nhà nhỏ xinh xắn của mình ở khu đô thị (KĐT) Đặng Xá, Gia Lâm (Hà Nội), ông Vũ Văn Thi đang cẩn trọng chăm chút mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên. Năm nay là tết đầu tiên vợ chồng ông được đón Tết cổ truyền trong căn nhà mới của riêng mình, nên cảm giác háo hức đến từ rất sớm. Ông Thi tâm sự: “Trước đây gia đình tôi có một căn nhà nhỏ ở quận Ba Đình. Hai con trai tôi lớn lên lấy vợ, mỗi cặp sinh thêm hai đứa con nữa. Căn nhà nhỏ thành chỗ trú chân cho 10 người, chật chội lắm. Vậy nên chúng tôi quyết định bán căn nhà cũ, chuyển đổi sang ba căn nhà ở xã hội (NƠXH). Vợ chồng tôi mua một căn 58m2 ở KĐT Đặng Xá. Nhà thiết kế rất hợp lý, thông thoáng. Chúng tôi rất hài lòng với chỗ ở mới này!”.
    Có thể thấy, công tác phát triển nhà ở theo Chiến lược nhà ở Quốc gia đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở như gia đình ông Vũ Văn Thi là một là một điểm sáng đáng chú ý trên thị trường BĐS năm 2013 vừa qua.
    Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay trên cả nước có 124 dự án NƠXH đang được triển khai với quy mô xây dựng khoảng 78.700 căn, bao gồm: 85 dự án NƠXH cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng trên 51.895 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 23.822 tỷ đồng; 39 dự án NƠXH cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 27.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 6.850 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2013 đến nay đã có 15 dự án NƠXH được triển khai xây dựng mới. Đáng chú ý, các chủ đầu tư đã tiếp nhận hơn 6.000 hồ sơ đăng ký mua NƠXH, ký hợp đồng bán 1.050 căn và số còn lại đang tiếp tục triển khai ký hợp đồng.

    “Tôi cứ thấy sông nước là… mê!”


    SGTT.VN - Cuộc trò chuyện của Kiến trúc & Đời sống với KTS Khương Văn Mười – chủ tịch Hội KTS TP.HCM cuối năm Tỵ đầu năm Ngọ diễn ra ngay lúc báo chí thành phố tràn ngập thông tin về “triều cường lịch sử cao nhất trong 61 năm”.
    Thời sự ngập nước đan xen với thời sự năm 2013 của giới là quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 và quy chế quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị khu trung tâm hiện hữu TP.HCM rộng 930ha chính thức được ban hành. Một “Sài Gòn đặc thù sông nước” đang trở thành hiện thực với hàng loạt dự án, công trình đã và đang thực hiện hoặc bắt đầu được triển khai ở Thủ Thiêm, Thanh Đa, Nhà Bè và ở các hệ thống kênh rạch như Tàu Hủ – Bến Nghé, Tham Lương, Nhiêu Lộc – Thị Nghè…
    Từ Thủ Thiêm nhìn về bến Bạch Đằng. Ảnh chụp tháng 10.2012.
    KT&ĐS: Thưa ông, chúng ta đã có “Ý tưởng quy hoạch tổng mặt bằng khu trung tâm đô thị Thủ Thiêm” và “Ý tưởng thiết kế đô thị khu vực trung tâm hiện hữu mở rộng TP.HCM” đều là kết quả của các cuộc thi…
    Có thể nói đó là nỗ lực rất lớn của TP.HCM, thể hiện tầm nhìn của các cấp lãnh đạo thành phố trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của chúng ta. Đây là quy trình làm quy hoạch thường thấy trên thế giới. So với các địa phương khác trong nước, có thể nói ít địa phương nào làm được những bước như vậy. Năm 2003, ở cuộc thi Thủ Thiêm, ta đã nhận được 29 phương án của mười đơn vị trong nước và 15 đơn vị nước ngoài. Năm 2007, ở cuộc thi Ý tưởng thiết kế khu trung tâm có 12 đơn vị tư vấn trong và ngoài nước tham gia dự thi. Các cuộc thi được tổ chức bài bản, nghiêm túc, đúng luật. Các cuộc thi rất tốn kém cả về tiền bạc, vật chất, thời gian nhưng dưới góc nhìn chuyên môn, tôi nghĩ cái giá bỏ ra là xứng đáng. Chúng ta đã có được những ý tưởng quy hoạch có thể nói là tập hợp trí tuệ, công sức của tập thể các kiến trúc sư hàng đầu về quy hoạch.

    Quy hoạch Hà Nội: Tầm nhìn lớn và những câu chuyện nhỏ



      (HNM) - Thời điểm lịch sử, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tháng 8 năm 2008, câu "để Hà Nội cất cánh" xuất hiện dày đặc trên mặt báo, trong các hội nghị, hội thảo bàn về đề tài quy hoạch Hà Nội. 
      Có lạc quan quá không khi nói đến chuyện "Hà Nội cất cánh"? Không! Thủ đô Hà Nội to đẹp hơn, đàng hoàng hơn là mong muốn của bất cứ người Hà Nội nào; đúng hơn, bất cứ người Việt Nam nào, nên không có gì gọi là quá lạc quan khi nghĩ, khi nói đến điều này. Hiển nhiên là vậy!

       


      1. Nếu Hà Nội ví như một con tàu, thì quy hoạch như đường băng. Hà Nội chưa cất cánh được vì đường băng vẫn còn ngổn ngang. Kể từ "thời khắc lịch sử" thứ nhất - tháng 8 năm 2008 - Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính đến "thời khắc lịch sử" thứ hai - tháng 7 năm 2011 - Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, cũng mất tới 3 năm, với một khối lượng công việc đồ sộ, mà thậm chí không ít người hoài nghi rằng trong quỹ thời gian như thế liệu nó có được nghiên cứu tới nơi tới chốn hay không? Kể từ tháng 7-2011 đến nay, đã hơn 2 năm, Hà Nội tiếp tục triển khai nghiên cứu hàng chục đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch đô thị vệ tinh, quy hoạch các thị trấn sinh thái. Cũng là một khối lượng công việc đồ sộ không kém. Quy hoạch là bộ môn khoa học dẫn hướng, là "đường băng" cho Hà Nội "cất cánh" nên đòi hỏi phải khẩn trương, không thể lừng khừng, nhưng cũng không thể vội vàng, tư duy không kịp "chín". 

      Diện mạo mới từ những công trình giao thông



        (HNM) - Nếu như năm 2013, giao thông Hà Nội để lại dấu ấn qua 7 cây cầu vượt nhẹ bằng thép đưa vào sử dụng, góp phần giảm ùn tắc giao thông, thì bước sang năm 2014 này, bức tranh về giao thông càng khởi sắc hơn với hàng loạt công trình được đưa vào khai thác, như đường Vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, cầu Đông Trù - dự án đường 5 kéo dài; cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài, Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cầu Vĩnh Thịnh...
        Đường Vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu.  Ảnh: như ý
        Đường Vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Ảnh: Như Ý


        Đường Vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu dù chỉ dài hơn 500m, nối từ đường Xã Đàn sang khu Hoàng Cầu nhưng lại có ý nghĩa quan trọng. Ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội cho biết: Khởi công từ tháng 4-2010 với tổng đầu tư 642 tỷ đồng từ ngân sách Hà Nội, dự án này phải giải phóng mặt bằng 5 cơ quan và 450 hộ dân. Việc hoàn thành đoạn tuyến này để kết nối với đường Xã Đàn góp phần phát huy hiệu quả cao của đường Vành đai 1, tuyến đường xuyên tâm của thành phố.