Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Chung cư Viện 103 Văn Quán .13,9TR/M2 (giá bao gồm VAT + 2% Phí bảo trì + Nội thất)

Chung cư viện 103 Văn Quán  gốc13,9TR/M2 (giá bao gồm VAT + 2% Phí bảo trì + Nội thất)



Mọi thông tin chi tiết, Quí khách vui lòng liên hệ trực tiếp:
http://lh3.googleusercontent.com/-DJ67c7_v7AA/UWbU-MawYvI/AAAAAAAAFy4/IdRy_Kz36vA/s17/hotline_icon.png Hotline : 0945.268.883  
Phụ trách bán căn hộ Chung cư Bệnh Viện 103 Văn Quán 
Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà 7

TỔNG QUAN DỰ ÁN CHUNG CƯ VIỆN 103 VĂN QUÁN :

   
Tên dự án: Đầu Tư Xây Dựng Nhà ở Cho Cán Bộ, Nhân Viên Bệnh Viện 103 – Học Viện Quân Y.

Chủ đầu tư
: Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và KCN Sông Đà 7

Địa điểm xây dựng dự án
: Thôn Yên Xá - xã Tân Triều - huyện Thanh Trì - Hà Nội.

Tổng diện tích mặt bằng dự án: 17.104,8m2, trong đó:

-  Khu nhà ở cao tầng (Căn hộ chung cư) có diện tích: 11.885,4m2 ,với 2 tòa chung cư CT1 và CT2 có độ cao 25 tầng.
-  Khu nhà ở thấp tầng (nhà liền kề) có diện tích: 5.219,4m2,  được thiết kế gồm 6 mẫu nhà với 30 căn nhà liền kề cao 4,5 tầng.


  Mặt bằng tổng thể dự án - Chung cư viện 103 Văn Quán :

Các loại diện tích căn hộ:  82,4m2 - 82,5m2 - 83,3m2 - 83,5m2 - 89,4m2 - 112,5m2 - 112,7m2 - 118,6m2


hotline :0945.268.883
                                   

Vị trí dự án Chung cư viện 103 Văn Quán: 

-  Phía Tây Bắc giáp đường nội bộ trong khu đô thị Văn Quán

-  Phía Tây Nam giáp bệnh viện 103 – Học Viện Quân Y

-  Phía Nam tiếp giáp viện Bỏng Lê Hữu Trác

-  Phía Đông Bắc giáp đường quy hoạch (mặt cắt ngang = 40m)


Vị trí trong KĐT Văn Quán - Chung cư viện 103 Văn Quán


Tiện ích dự án Chung cư viện 103 Văn Quán :


Tiện ích bên trong dự án :

-  Tầng hầm: gồm 2 tầng hầm với diện tích 3.750m2, bố trí là nơi để xe máy, xe ô tô và khu kỹ thuật.

-  Tầng 1: diện tích 2.271m2, bố trí sảnh chung cư, sảnh dịch vụ, không gian dịch vụ thương mại. 

-  Thiết kế 3 thang máy và 2 thang bộ phục vụ 1 sàn gồm 8 căn hộ. Hệ thống máy phát điện luôn sẵn sàng, camera giám sát 24/24 đảm bảo an ninh tốt nhất cho các cư dân 

Tiện ích xung quanh dự án :

-  Chung cư Viện 103 Văn Quán được hưởng đầy đủ tiện ích của những khu đô thị lân cận như : Khu Làng Việt Kiều Châu Âu, KĐT Mỗ Lao, KĐT Xala, KĐT Văn Phú, ...

-  Một chuỗi hệ thống các trường mầm non, trường cấp 1, trường cấp 2, trường cấp 3, và các trường Cao Đẳng, Đại học ngay cạnh đó 

-  Hệ thống bệnh viện 103, Viện Bỏng Lê Hữu Trác,  ... bao quanh dự án, luôn đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho cư dân.
   
Một trong những ưu điểm nổi bật ở chung cư Viện 103 Văn Quán là về giao thông. Cư dân sống ở đây dễ dàng di chuyển đến các vị trí trung tâm trong nội thành hoặc các khu vực đầu mối giao thông chính:
-  Chỉ mất 5 phút để ra bến xe Hà Đông.
-  Cách sân bay quốc tế Nội Bài 28km .
-  Cách bến xe Mỹ Đình 9km.
-  Cách bến xe Yên Nghĩa 6km.

                    
                      Các KĐT và siêu thị gần bên - Chung cư viện 103 Văn Quán

                             Các trường học ngay gần - Chung cư viện 103 Văn Quán

Tiến độ thi công dự án Chung cư viện 103 Văn Quán :

Khu nhà cao tầng (Căn hộ chung cư):

- Khởi công xây dựng: Tháng 12/2012.

- Dự án đã hoàn thành móng và bắt đầu xây dựng phần thân.

- Bàn giao nhà: Quý II/2015.

Khu nhà ở thấp tầng (nhà liền kề):

- Khởi công xây dựng: Tháng 12/2012

- Bàn giao nhà: Tháng 09/2013.

Tiến độ đóng tiền Chung cư viện 103 Văn Quán : chia làm 6 đợt.

Đợt 1:   Đóng 15% kí HĐMB với Chủ đầu tư.
Đợt 2:   Đóng 15% sau khi xây thô tầng 5.
Đợt 3:   Đóng 15% sau khi xây thô tầng 13.
Đợt 4:   Đóng 15% sau khi xây thô tầng 19.
Đợt 5:   Đóng 10% sau khi xây thô tầng 25 (cất nóc tòa nhà).
Đợt 6:   Đóng 30% sau khi bàn giao căn hộ cho khách hàng (Quí 3/2015).

Căn hộ mẫu :




Mọi thông tin chi tiết, Quí khách vui lòng liên hệ trực tiếp:
http://lh3.googleusercontent.com/-DJ67c7_v7AA/UWbU-MawYvI/AAAAAAAAFy4/IdRy_Kz36vA/s17/hotline_icon.png Hotline : 0945.268.883   
Phụ trách bán căn hộ Chung cư Bệnh Viện 103 Văn Quán 
Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà 7

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Loại BĐS nào “lột ví” khách hàng năm 2013?


(Kienthuc.net.vn) - Thị trường BĐS chưa qua cơn bĩ cực nhưng những chung cư, đất nền, biệt thự sinh thái giá rẻ... vẫn “bội thu” khách mua trong năm 2013.
Những năm 2007 – 2008 đã xa, kể từ cuối năm 2010 tới nay, thị trường BĐS chưa một lần được tái hiện lại không khí thời “hoàng kim”. 2013 vẫn được xem là năm buồn của dân nhà đất, thị trường trầm lắng, giới đầu cơ gần như biến mất, nhường lại cuộc chơi cho những người dân có nhu cầu thực. Chính vì sự nhường ngôi này mà trong khi nhiều chủ đầu tư sống dở chết dở vì không bán được hàng thì vẫn có những phân khúc “bội thu” khách vì giá cả phải chăng, đáp ứng đúng nhu cầu người dân.
Hút khách nhất năm 2013 phải kể đến phân khúc chung cư giá rẻ. Những dự án có mức giá từ 10 – 15 triệu đồng luôn trong tình trạng “cháy” hàng, điển hình như các dự án của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản.
Người dân "bao vây" sàn Mường Thanh để mua chung cư giá rẻ. 
Ảnh: Minh Tùng. 
Đầu tháng 7 vừa qua, sàn Bất động sản Mường Thanh trở nên náo loạn khi dự án chung cư VP5 Linh Đàm, Hà Nội được mở bán với giá 14 – 15 triệu đồng/m2, người dân chen nhau đến mua căn hộ. VP5 có vị trí đẹp khi nằm ngay trong bán đảo Linh Đàm, diện tích căn hộ linh động từ 45 – 90 m2 nên giá mỗi căn hộ tại đây chỉ vài trăm triệu đồng. Về diện tích và giá bán của VP5 đều rất phù hợp với điều kiện để đón gói hỗ trợ vay vốn 30.000 tỷ đồng nên dự án này hút người mua là điều dễ hiểu.

Mở bán 200 căn hộ tại Cầu Giấy giá 976 triệu đồng/căn

(DĐDN) - Đại diện Công ty TNHH Thăng Long vừa cho biết, Công ty đang mở bán 200 căn hộ thuộc dự án Khu chung cư Thăng Long Yên Hòa với giá từ 21,2 - 22 triệu đồng/m2.


Phối cảnh dự án
Khu chung cư Thăng Long Yên Hòa tọa lạc tại tổ 50, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Dự án cao 27 tầng được xây dựng trên diện tích đất 3.576m2, trong đó, từ tầng 1 - 3 là trung tâm thương mại, khu dịch vụ, spa, gym; từ tầng 4 - 27 là khu căn hộ; tầng trên cùng là bể bơi, vườn sinh thái... 

Chủ đầu tư cho biết, dự án được thiết kế hiện đại, thông thoáng, gần gũi thiên nhiên. Các căn hộ được thiết kế với nhiều loại diện tích (từ 45,1 - 127,9m2), giá bán từ 21,2 - 22 triệu đồng/m2 (đã có VAT và nội thất). Như vậy chỉ từ 976 triệu đồng khách hàng có thể sở hữu căn hộ tại dự án. 

Hiện công trình xây thô đến tầng 9, dự kiến hoàn thành và bàn giao nhà vào tháng 2/2015. 

Kẻ khóc, người cười vì đống tiền "mắc cạn"

Những biệt thự hoang là đống tiền "mắc cạn" của nhiều người giàu, giới đầu cơ bỗng dưng lại giúp những người nghèo kiếm thêm thu nhập hấp dẫn...
Cho thuê nhà “hoang”, “bỏ túi” tiền triệu
Tá túc trong tầng 1 của căn nhà liền kề xây thô ở khu đô thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội), chị Hòa ở Nam Định năm nay ngót 50 tuổi vui vẻ kể chuyện: Cũng may thuê được cái nhà này, chủ họ không có nhu cầu ở, vợ chồng tôi nấn ná thuê được với giá 5 triệu đồng/tháng. Căn nhà cao 4 tầng, mỗi tầng có 2 phòng, vợ chồng tôi tính ở tầng 1 thôi, còn các tầng khác cho thuê lại.
“Ngay sau khi về ở hôm trước, hôm sau dán giấy cho thuê nhà, chưa đầy 1 tuần các phòng đã có người đến thuê kín. Mỗi phòng tôi cho thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng, chưa có tiền điện nước”, chị khoe.

Căn biệt thự bỏ hoang được chị Hòa thuê với giá 5 triệu đồng/tháng. Ảnh: Minh Thư

Với 6 phòng cho thuê nhân với mức giá trên, mỗi tháng chị kiếm được 9 triệu đồng, trả chủ nhà 5 triệu, còn lại chị cũng “bỏ túi” được 4 triệu đồng mỗi tháng, mà hai vợ chồng lại có chỗ ở tử tế.
Tuy nhiên, công việc quản lý các phòng, người ra vào hàng ngày cũng là vấn đề vì theo như lời kể của chị Hòa, đối tượng thuê trọ đủ các ngành nghề, từ sinh viên đến người bán hàng rong, công nhân. “Lúc nào tôi cũng phải ở nhà mở cửa, khóa cửa, trông xe… chứ không dám phát cho mỗi phòng cái chìa khóa vì cùng đi chung 1 cửa, hơn nữa, nhà lại gần đường đi lại nhỡ mất mát biết đổ tội cho ai”, chị kể.
Thậm chí, nếu ở quê có việc nhà thì vợ chồng cắt cử nhau, hoặc vợ, hoặc chồng về, còn phải ở lại trông nom nhà, chứ không dám cùng về.
“Ở khu đô thị này nhiều căn biệt thự rộng hàng vài trăm mét cũng được một người đứng ra thuê rồi cho thuê lại, không cần làm gì hàng tháng cũng đủ tiền tiêu”. Chỉ tay sang căn biệt thự đối diện chị nói tiếp: “Cái biệt thự kia hơn 200m2, được chia làm nhiều phòng cho thuê làm cửa hàng nên được giá, phòng thuê kinh doanh 5 triệu đồng/tháng, phòng nào thuê ở cũng phải 3 triệu đồng/tháng”.
Nhờ vậy, những căn biệt thự, liền kề mới xây thô, bỏ hoang, chủ nhân không ở lại trở nên hữu ích đối với những người nghèo, vô gia cư.
Vợ bán trà đá, chồng thợ xây.. thừa ăn
Vừa kết hợp ở nhà trông các phòng trọ, vừa để tăng thu nhập, chị Hòa còn mở thêm quán trà đá đối diện với căn nhà đang thuê.  Chi phí để mở quán không nhiều nhưng lại mang lại thu nhập đáng kể. Chỉ cần chiếc bàn và ít ghế nhựa, bình nước sôi để nguội, một bình đựng đá và vài phích đựng nước nóng, chè khô cùng vài chai nước ngọt, kẹo lạc, hướng dương, thuốc lá… là có thể bán hàng ngày.
Theo người phụ nữ này, lượng khách của chị cũng khá đều các ngày vì toàn khách quen, mỗi cốc trà bán 3.000 đồng, cộng thêm các thứ nước khác, thuốc lá… trừ chi phí mỗi tháng cũng thu được 4-5 triệu đồng, đủ để mua thức ăn, chi phí sinh hoạt hàng ngày. Những lúc không có khách vẫn tranh thủ làm việc nhà, nấu cơm cho chồng được.

Vừa trông nom nhà cho thuê lại, người phụ nữ này vừa bán trà đá tăng thu nhập. Ảnh: Minh Thư
 
Mỗi người mỗi việc, càng thêm thu nhập cho gia đình, nói đến công việc của chồng, chị Hòa kể chuyện vẻ tự hào: “Ông xã nhà chị chăm chỉ lắm, lại khéo tay nên làm không hết việc, nhiều chủ thầu cứ gọi đi làm nào sửa nhà, xây nhà… đủ cả, họ trả công nhật mỗi ngày 300.000 đồng, ăn uống tự lo. Nếu làm đều đặn thì hàng tháng cũng được, còn hễ lúc nào rảnh việc thì ông xã lại chạy xe ôm kiếm thêm”.
“Những ngày cuối năm này, nhu cầu xây, sửa mộ rất nhiều nên ông xã cứ đi làm suốt, không được nghỉ buổi nào. Công việc ốp đá cho các mộ cần sự tỉ mỉ, khéo léo không phải thợ nào cũng kiên trì làm nên chủ thầu toàn gọi ông ý đi làm thôi, buổi trưa tranh thủ về ăn cơm vợ nấu, nước uống ở nhà mang đi nên chẳng tiêu đồng nào ngoài tiền đổ xăng xe đi đường”.
Đã ngót 50 tuổi nhưng vợ chồng chị vẫn bươn trải kiếm sống ở Hà Nội, đến nay đã ngót 7 năm. Chị bảo: Lao vào làm cũng là vì để nuôi các con ăn học thôi, nhà tôi còn một cô con gái út đang học cấp 3, sang năm thi đại học rồi nên cũng cần tích cóp tiền lo cho nó ăn học. Rồi còn 2 thằng con trai cũng sắp lấy vợ nên cố làm đến khi có cháu nội thì về quê trông cháu. Dù vất vả, nhưng ở Hà Nội còn dễ kiếm tiền hơn ở quê đi làm ruộng.

Bấn loạn với đề xuất trên trời: Bỏ đi là xong?

 Trong năm 2013, nhiều đề xuất mới của cơ quan chức năng được công bố khiến không ít người ngã ngửa. Nhận được phản ứng không tích cực từ phía dư luận, những dự thảo này đã nhanh chóng bị gạch bỏ.

“Không xây dựng các công trình theo hướng nhại cổ kiểu kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu”, đó là lưu ý của Bộ Xây dựng trong công văn ngày 23/5 gửi các tỉnh, thành phố. Công văn yêu cầu kiểm soát chất lượng thiết kế công trình (đặc biệt là các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước) phải kế thừa phát huy các giá trị truyền thống, đảm bảo mỗi đô thị có ngôn ngữ kiến trúc riêng phù hợp với điều kiện cảnh quan, môi trường tự nhiên, tập quán văn hóa của các vùng miền. Bộ Xây dựng đặc biệt nhấn mạnh, “không xây dựng các công trình theo hướng nhại cổ kiến trúc cổ điển Pháp - châu Âu”. 
Ngay sau khi công văn ra đời đã nhận được không ít phản ứng từ phía dư luận và cho rằng các công trình kiến trúc cổ điển Pháp đã gắn bó với đời sống người dân hơn 100 năm nên việc cấm đoán như vậy là không hợp lý. Nếu Bộ ban hành một quy định như vậy sẽ hết sức bất cập, gây nhiều phiền hà cho các công trình đã, đang và dự kiến triển khai. 
biệt-thự-kiến-trúc-pháp, mua-nhà-bằng-tiền-mặt, bộ-xây-dựng, nhà-nghỉ,
Quy định cấm xây biệt thự nhại kiểu Pháp nhầm do in ấn. (Ảnh:D.A)
Ba tuần sau, ngày 13/6, cơ quan này ban hành công văn 185/BXD-VP gửi các tỉnh, thành phố trong đó nêu rõ: “Để nâng cao chất lượng về công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị, ngày 23/5/2013 Bộ Xây dựng đã ban hành công văn số 942/BXD-KTQH về việc thực hiện công tác quản lý chất lượng kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình in ấn có sự sai sót”.

Thị trường bất động sản 2014 - Còn nhiều khó khăn

Năm 2013 sắp qua nhưng những khó khăn vẫn chưa “buông tha” thị trường bất động sản. Tính ra thị trường này đã rơi vào tình thế khó khăn 5 năm tròn. Vậy bước sang năm 2014 thị trường sẽ đi về đâu?
Khách hàng tham quan mô hình chung cư tại một dự án trên địa bàn quận 2. Ảnh: BÌNH MINH
Tiến thoái lưỡng nan
Theo báo cáo của UBND TPHCM, năm 2013 ngành bất động sản có mức tăng trưởng -5,5%. Trong thời gian qua, TP cùng với trung ương đã có nhiều động thái nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản nhưng vẫn chưa như kỳ vọng. Đến nay, thành phố còn tồn khoảng 10.053 căn hộ với giá trị 17.600 tỷ đồng, so với năm 2012 giảm 30,6% (4.437 căn hộ). Điều đáng nói, trong số này có rất nhiều dự án xây dựng dở dang do chủ đầu tư “tiến thoái lưỡng nan”. Dự án chung cư Tín Phong (quận 12) gồm 2 block với quy mô hơn 200 căn hộ đang trong giai đoạn hoàn thiện, chủ đầu tư đã sơn nước bên ngoài rồi… ngưng thi công gần 2 năm nay. Khách hàng mua nhà tại dự án này liên lạc với chủ đầu tư để biết thời gian tái khởi động của dự án nhưng cũng chỉ nhận được lời hứa chung chung. Thực tế cho thấy “hàng tồn” phần lớn là sản phẩm dở dang, do đó muốn hoàn thiện buộc phải có nguồn tài chính. Trong khi đó, hiện nhiều chủ đầu tư đã cạn kiệt nguồn tiền, khách hàng cũ thấy dự án chậm tiến độ nên không tiếp tục đóng tiền, khách hàng mới cần mua nhà nhưng thấy dự án “trùm mền” cũng ngán ngại. Những dự án dở dang như cái vòng lẩn quẩn, tiếp tục thì khó khăn mà tháo lui cũng không xong.
Trên thực tế thời gian qua, những dự án đất nền đáp ứng nhu cầu xây dựng ngay hoặc căn hộ có thể dọn vào ở ngay đều có tính thanh khoản tốt. Hơn 100 căn hộ tại dự án Nguyễn Cửu Vân (quận Bình Thạnh) do Công ty Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư chỉ bán trong vòng 1 tuần. Dự án đất nền Eco Town (huyện Hóc Môn) do Công ty CP Đầu tư Phúc Khang làm chủ đầu tư chỉ trong thời gian ngắn đã giao dịch thành công hàng trăm sản phẩm.
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phúc Khang, cho rằng làm thế nào để khơi thông dòng chảy thị trường là bài toán khó. Nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất lớn, sản phẩm tồn kho cũng khá nhiều nhưng cung - cầu vẫn còn lệch. Sau một loạt vụ kiện tụng, khiếu nại do dự án chậm tiến độ, niềm tin người mua nhà bị mất, do đó họ chỉ còn tin vào những sản phẩm đã hoàn thiện. Giới chuyên môn nhận định, nhìn chung thị trường vẫn còn khó khăn và những dự án dở dang vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng “trùm mền” trong những tháng đầu năm 2014.

Ngôi nhà không chỉ để ở


Thị trường bất động sản 2014 là thị trường của “Sản phẩm thực, giá trị thực”, bởi ngoài diện tích gói gọn trong bốn bức tường, người dân đang cần một không gian sống lớn với môi trường trong lành, giao thông thuận tiện, tiện ích kề bên…

    Điều này cũng lý giải vì sao ở TP HCM, các dự án của Phú Mỹ Hưng được người dân tín nhiệm, chọn mua. Như trong năm 2013, cả dự án Happy Valley và Mỹ Văn 2 đều đạt tỉ lệ tiêu thụ cao. Ở đây, lợi ích của người mua được đầu tư bằng giá trị gia tăng bền vững; giá bán luôn là giá tốt, thậm chí vượt xa cả những giá trị mong đợi của khách hàng.
    Sẽ làm hài lòng bất kỳ ai
    Ngôi nhà đẹp phải đi kèm với nhiều yếu tố như phối cảnh không gian chung, tính độc đáo của màu sắc, ánh sáng… Vì vậy, tại Phú Mỹ Hưng, không chỉ có môi trường tổng thể trong lành, tỉ lệ cây xanh cao, nhiều công viên, không gian cộng đồng mà trong mỗi căn nhà, các kiến trúc sư luôn có sự tỉ mỉ để phát huy được ưu thế vị trí, hướng đón gió, ánh sáng tự nhiên và đối lưu không khí tốt.

    Vẫn theo phong cách kiến trúc bán cổ điển tinh tế và sang trọng của toàn khu nhưng Nam Viên được cải tiến thiết kế ngoại quan lẫn chi tiết biệt thự
    Vẫn theo phong cách kiến trúc bán cổ điển tinh tế và sang trọng của toàn khu nhưng Nam Viên được cải tiến thiết kế ngoại quan lẫn chi tiết biệt thự

    Bất động sản Việt Nam 2013 qua những con số

    Diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam năm 2013 có thể tóm tắt qua các giai đoạn như sau:
    Nguyên nhân: Tồn kho còn nhiều, nợ xấu cao. 
    Giải pháp: Tung gói cứu trợ 30.000 tỷ và chuyển hướng sang nhà ở xã hội.
    Kết quả: Vốn FDI sụt giảm và tạm dừng dự án.
    Tính đến hết quý III, tổng giá trị hàng tồn kho của 71 doanh nghiệp địa ốc niêm yết tại HOSE và HNX lên đến 75.635 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

    Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

    Khi những căn hộ hào nhoáng trở thành... quả đắng

    (HNM) - Thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt" giữa chủ đầu tư và khách hàng.
    Dư luận đang ồn ào chuyện chủ đầu tư dự án Mulberry Lane (phường Mộ Lao, Hà Đông) đang bị khách hàng cũ yêu cầu phải giảm giá, sau khi thị trường BĐS rơi vào tình trạng "đóng băng". Ông Lã Xuân Thắng (phố Trần Thái Tông - Cầu Giấy), đại diện các khách hàng làm đơn kiến nghị cho biết, ông là một trong những người đầu tiên đặt mua căn hộ tại dự án Mulberry Lane. Khi ấy, ông phải nhờ cậy nhiều mối quan hệ mới có một suất mua ưu đãi với giá khoảng 35 triệu đồng/m2. Giờ giá bán căn hộ đã hoàn thiện chỉ hơn 20 triệu đồng/m2. Đáng lẽ chủ đầu tư - Công ty Capitaland Hoàng Thành - phải thỏa thuận và xem xét điều chỉnh giá với những người mua nhà đầu tiên.
     
    Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.
    Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.

    Ngoài những bức xúc trước việc chủ đầu tư hạ giá bán mà không quan tâm đến khách hàng cũ, những người đồng hành với chủ đầu tư từ ngày bắt đầu dự án, ông Thắng chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư như: Không cung cấp cho khách hàng giấy xác nhận của sàn giao dịch BĐS; không thông báo cho Sở Xây dựng Hà Nội trước khi ký hợp đồng mua bán. Trong khi theo quy định, chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở qua sàn giao dịch BĐS trước khi ký hợp đồng mua bán. Đồng thời, phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Cùng với đó, sai phạm trong thông báo giá bán căn hộ khi thỏa thuận đặt cọc bằng USD; giá bán căn hộ gồm cả thuế giá trị gia tăng giá trị quyền sử dụng đất; không quy định rõ quyền sở hữu chung, riêng với nơi để xe… Những sai phạm này được Thanh tra Bộ Xây dựng nêu tại văn bản 413/TTr-TTXD3, ngày 15-11, gửi đại diện các hộ dân.

    Quận ra tay giúp doanh nghiệp thu hồi đất

    Lô đất xen kẹt mặt phố của người dân Thượng Thanh bị UBND quận đe cưỡng chế cho doanh nghiệp.
    Dự án khu nhà ở Gia Quất – Thượng Thanh (thuộc phường Thượng Thanh, Long Biên) được UBND TP cho phép triển khai thực hiện theo phương thức doanh nghiệp (DN) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ dân. Thế nhưng, UBND quận Long Biên lại “sốt sắng” ra quyết định thu hồi đất cho DN.
    • Ngâm đất xen kẹt… làm dự án
    Dự án khu nhà ở Gia Quất – Thượng Thanh do Cty CP BIC Việt Nam (Cty BIC) đề xuất thực hiện có quy mô trên 10.000m2 đất, trong đó UBND thành phố xác định có 5.233m2 đất của các hộ gia đình đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ).
    Theo các hộ dân ở tổ dân phố số 14 phường Thượng Thanh, những mảnh đất của họ là đất nông nghiệp xen kẹt nằm trong 

    Doanh nhân Trung Quốc dùng chục tấn tiền mặt để… trang trí

    Một doanh nhân Trung Quốc đã dùng 16 tấn tiền mặt để trang trí một studio ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào đêm Giáng sinh.
    Chen Guangbiao đã sử dụng 16 tấn tiền mặt có mệnh giá 100 tệ để trang trí phòng studio ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô vào đêm Giáng sinh.
    Doanh nhân Trung Quốc chi hàng chục tấn tiền mặt để… trang trí studio

    Doanh nhân Chen Guangbiao

    Số tiền này được vận chuyển tới studio bằng một xe tải lớn. Hai mươi người đã mất 5 tiếng đồng hồ mới trang trí xong phòng studio bằng số tiền khổng lồ này.
    Chen cho biết cuộc tổng điều tra dân số sẽ đưa ra số liệu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách khoa học và việc làm này của Chen có thể thu hút được sự chú ý của công chúng mà không mất nhiều không gian dành cho báo chí quảng cáo.
    Chen cũng nói rằng anh sẵn lòng để mọi người điều tra về công ty của mình.
    “Đây là lần thứ 6 và cũng sẽ là lần cuối cùng tôi dùng tiền mặt để làm việc này nhưng là khoản tiền lớn nhất từ trước đến nay”, Chen chia sẻ.

    Tránh lệnh pha cung cầu trong phát triển nhà ở

    Trong phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật ngày 25/12, Chính phủ đã nghe báo cáo và cho ý kiến về Dự án Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) và Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

    Theo đó, thảo luận Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều thành viên Chính phủ cho rằng việc xây dựng Dự án Luật này thay thế cho Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành, cần phải điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn với các đạo luật khác có liên quan như Bộ Luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư.

    Đồng thời phải kế thừa, phát triển những ưu điểm và quy định còn phù hợp, đang phát huy hiệu quả, đồng thời bổ sung các quy định mới cho đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản nói chung và hoạt động kinh doanh bất động sản nói riêng phát triển hiệu quả, ổn định, công khai, minh bạch.

    Về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đã nêu lên 5 quan điểm xây dựng dự án Luật, trong đó nhấn mạnh phải thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực phát triển nhà ở, tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân có thu nhập và có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.

    Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước để phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, người thu nhập thấp khó khăn về nhà ở nhưng không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường, trên nguyên tắc phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và người dân.

    Một quan điểm mới đáng chú ý trong sửa đổi Luật Nhà ở lần này là mở rộng đối tượng và điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhằm huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm phục vụ cho phát triển đất nước.

    Bên cạnh đó, Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tập trung vào 10 nhóm nội dung, trong đó nhấn mạnh bảo đảm việc phát triển nhà ở phải đúng quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt nhằm khắc phục tình trạng đầu tư phát triển nhà ở tràn lan theo kiểu phong trào, gây mất cân đối, lệnh pha cung cầu như trong những năm vừa qua.

    Sờ gáy” 300 dự án đầu tư ngoài ngân sách tại Thái Nguyên

    UBND tỉnh Thái Nguyên vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh.


    Một trong các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

    Mục đích của đợt kiểm tra nhằm rà soát, đánh giá đúng thực trạng tiến độ triển khai của các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh từ đó tham mưu các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, tránh tình trạng có dự án nhưng nhà đầu tư không thực hiện. Đoàn kiểm tra sẽ tập trung vào các dự án xây dựng khu đô thị, khu dân cư, các dự án trung tâm thương mại, khách sạn, chợ trên địa bàn.

    Theo kế hoạch đợt kiểm tra này sẽ thực hiện trong 3 tháng, kiểm tra khoảng 300 dự án đầu tư ngoài ngân sách, và kết thúc vào ngày 20/5/2014. Riêng các dự án của Công ty CP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (APEC) hoàn thành trước ngày 20/1/2014. 

    Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất để Việt kiều mua nhà

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng mở tối đa, tạo thuận lợi nhất cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở Việt Nam.
    Ngày 25/12, báo cáo Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay, một trong những nội dung của dự luật là mở rộng đối tượng và điều kiện cho người Việt định cư ở nước ngoài cũng như tổ chức, người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.
     
    Theo quan điểm của cơ quan soạn thảo, việc này nhằm huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm để phục vụ phát triển đất nước; đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường xây dựng trong nước phát triển...
     
    Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, nếu quy định mở hơn như để họ được mua một cách bình thường, có thời hạn thì chắc chắn sẽ có nhiều người nước ngoài mua nhà. Đây chính là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản ngay trong năm 2014.
     
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tán thành và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng mở tối đa, tạo thuận lợi nhất cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở Việt Nam.
     
    Chỉ trừ những đối tượng bị kiểm soát an ninh. Vấn đề còn lại là cách thể hiện trong luật cho chặt chẽ, phù hợp với Luật Đất đai (sửa đổi) và Bộ luật Dân sự...
     
    Thủ tướng yêu cầu mở tối đa quy định cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Ảnh: VGP.

    Khi những căn hộ hào nhoáng trở thành... quả đắng

    Ảnh minh họa
    Nay, vợ ông Bình muốn ly hôn, ông Bình muốn được biết, khi ly hôn ông có quyền sở hữu căn nhà đó không?
    Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của ông Bình như sau:
    Khoản 3, Điều 14 và khoản 2, Điều 15 Bộ luật Dân sự quy định: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản...
    Đối với người chưa thành niên, tại Điều 20, Điều 21 Bộ luật Dân sự quy định: Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
    Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
    Như vậy, người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) được xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất được hình thành từ thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng... nhưng khi giao dịch, thực hiện thủ tục nhận chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất phải được người đại diện theo pháp luật là cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
    Trường hợp ông Trần Bình trong thời kỳ hôn nhân có tài sản riêng là nhà ở, đất ở, đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở đứng tên ông. Ông Bình đã lập hợp đồng tặng cho tài sản riêng của mình cho 2 người con chưa thành niên tại tổ chức công chứng. Hợp đồng này đã được bên tặng cho tài sản là ông Bình và bên nhận tài sản tặng cho là 2 người con chưa thành niên do vợ ông Bình làm đại diện theo pháp luật của 2 người con đó xác lập, ký kết có chứng nhận của công chứng viên.

    Khi những căn hộ hào nhoáng trở thành... quả đắng

    Thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt" giữa chủ đầu tư và khách hàng.
    Dư luận đang ồn ào chuyện chủ đầu tư dự án Mulberry Lane (phường Mộ Lao, Hà Đông) đang bị khách hàng cũ yêu cầu phải giảm giá, sau khi thị trường BĐS rơi vào tình trạng "đóng băng". Ông Lã Xuân Thắng (phố Trần Thái Tông - Cầu Giấy), đại diện các khách hàng làm đơn kiến nghị cho biết, ông là một trong những người đầu tiên đặt mua căn hộ tại dự án Mulberry Lane. Khi ấy, ông phải nhờ cậy nhiều mối quan hệ mới có một suất mua ưu đãi với giá khoảng 35 triệu đồng/m2. Giờ giá bán căn hộ đã hoàn thiện chỉ hơn 20 triệu đồng/m2. Đáng lẽ chủ đầu tư - Công ty Capitaland Hoàng Thành - phải thỏa thuận và xem xét điều chỉnh giá với những người mua nhà đầu tiên.
     
    Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.
    Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.

    Ngoài những bức xúc trước việc chủ đầu tư hạ giá bán mà không quan tâm đến khách hàng cũ, những người đồng hành với chủ đầu tư từ ngày bắt đầu dự án, ông Thắng chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư như: Không cung cấp cho khách hàng giấy xác nhận của sàn giao dịch BĐS; không thông báo cho Sở Xây dựng Hà Nội trước khi ký hợp đồng mua bán. Trong khi theo quy định, chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở qua sàn giao dịch BĐS trước khi ký hợp đồng mua bán. Đồng thời, phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Cùng với đó, sai phạm trong thông báo giá bán căn hộ khi thỏa thuận đặt cọc bằng USD; giá bán căn hộ gồm cả thuế giá trị gia tăng giá trị quyền sử dụng đất; không quy định rõ quyền sở hữu chung, riêng với nơi để xe… Những sai phạm này được Thanh tra Bộ Xây dựng nêu tại văn bản 413/TTr-TTXD3, ngày 15-11, gửi đại diện các hộ dân.
     

    Khi những căn hộ hào nhoáng trở thành... quả đắng

    Thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt" giữa chủ đầu tư và khách hàng.
    Dư luận đang ồn ào chuyện chủ đầu tư dự án Mulberry Lane (phường Mộ Lao, Hà Đông) đang bị khách hàng cũ yêu cầu phải giảm giá, sau khi thị trường BĐS rơi vào tình trạng "đóng băng". Ông Lã Xuân Thắng (phố Trần Thái Tông - Cầu Giấy), đại diện các khách hàng làm đơn kiến nghị cho biết, ông là một trong những người đầu tiên đặt mua căn hộ tại dự án Mulberry Lane. Khi ấy, ông phải nhờ cậy nhiều mối quan hệ mới có một suất mua ưu đãi với giá khoảng 35 triệu đồng/m2. Giờ giá bán căn hộ đã hoàn thiện chỉ hơn 20 triệu đồng/m2. Đáng lẽ chủ đầu tư - Công ty Capitaland Hoàng Thành - phải thỏa thuận và xem xét điều chỉnh giá với những người mua nhà đầu tiên.
     
    Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.
    Khu nhà thuộc dự án Mulberry Lane tại Mộ Lao, Hà Đông.

    Ngoài những bức xúc trước việc chủ đầu tư hạ giá bán mà không quan tâm đến khách hàng cũ, những người đồng hành với chủ đầu tư từ ngày bắt đầu dự án, ông Thắng chỉ ra nhiều sai phạm của chủ đầu tư như: Không cung cấp cho khách hàng giấy xác nhận của sàn giao dịch BĐS; không thông báo cho Sở Xây dựng Hà Nội trước khi ký hợp đồng mua bán. Trong khi theo quy định, chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở qua sàn giao dịch BĐS trước khi ký hợp đồng mua bán. Đồng thời, phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án biết trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn. Cùng với đó, sai phạm trong thông báo giá bán căn hộ khi thỏa thuận đặt cọc bằng USD; giá bán căn hộ gồm cả thuế giá trị gia tăng giá trị quyền sử dụng đất; không quy định rõ quyền sở hữu chung, riêng với nơi để xe… Những sai phạm này được Thanh tra Bộ Xây dựng nêu tại văn bản 413/TTr-TTXD3, ngày 15-11, gửi đại diện các hộ dân.
     

    Giao dịch địa ốc: Không bắt buộc qua sàn

    Sau 7 năm kể từ khi Luật kinh doanh BĐS ra đời năm 2006 qui định giao dịch BĐS phải qua sàn giao dịch nhưng tới đây, nếu Dự thảo sửa đổi luật này được thông qua, quy định sẽ được dỡ bỏ.



    Hoạt động giao dịch qua sàn có sát với những giao dịch đang diễn ra trên thị trường hay không, là điều mà các cơ quan quản lí rất khó nắm bắt
    Theo đó, các chủ thể trên thị trường có thể tự nguyện thực hiện, hoặc không thực hiện giao dịch qua sàn cũng chẳng… chết ai.
    Một quy định xa thực tiễn
    Quy định của Luật kinh doanh BĐS năm 2006 nêu rõ các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua BĐS phải thông qua sàn giao dịch BĐS. Kể từ khi có quy định, trong vòng 7 năm, thị trường đã chứng kiến hàng loạt sàn giao dịch BĐS được mở ra. Thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến tháng 3/2013, cả nước đã có 1.012 sàn giao dịch BĐS được thành lập, trong đó Hà Nội có 469 sàn, TP HCM có 397 sàn. Nhiều sàn giao dịch cũng lập các sàn “con” của mình tại các khu vực “nóng sốt” địa ốc tùy từng thời điểm, chẳng hạn như có Cty địa ốc lập sàn tại TP HCM, và sàn con tại Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu… Số sàn “con” này không được tính vào con số thống kê nêu trên.

    Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

    Bộ trưởng Thăng tiết kiệm 35.000 tỷ đồng thế nào?

    Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển Kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014, Bộ trưởng GTVT  Đinh La Thăng đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.

    Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, hiện nay có nhiều địa phương đầu tư tràn lan, lãng phí. Bộ trưởng dẫn chứng, nhiều đường ven biển rộng thênh thang 6 làn nhưng không có ai đi.
     
    “Nhiều địa phương kết hợp làm đường và sân phơi lúa luôn nên đường rộng lắm”, ông Thăng nói.

    Báo cáo thêm về những bất cập trong sử dụng vốn hiện nay, Bộ trưởng Thăng cho biết: “Hôm trước tôi đi kiểm tra trong Quảng Nam thấy đường rộng mênh mông mà không ai đi. Tôi đã cho rà soát lại. Qua việc rà soát lại dự án để phân kỳ đầu tư, giảm thiểu quy mô thiết kế nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu, đến nay đã giảm được 35.000 tỷ đồng".
     
    Bộ trưởng Thăng đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.
    Bộ trưởng Thăng tiết kiệm 35.000 tỷ đồng thế nào?
    Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng 
    Cho rằng thiết kế dự án hiện nay là “vô cùng lãng phí”, Bộ trưởng Thăng đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.
     
    Trước thực trạng đó, Thủ tướng giao cho Bộ trưởng Đinh La Thăng, những dự án giao thông có sử dụng ngân sách Trung ương thì Bộ GTVT phải phối hợp với các địa phương thống nhất thẩm định, phê duyệt quy mô của dự án phù hợp với nguồn vốn bởi vì vốn trung ương là vốn hỗ trợ có mục tiêu.