Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Bỏ kiểm soát, dư nợ cho vay bất động sản vẫn thấp

Ngân hàng Nhà nước không còn kiểm soát nhưng dư nợ cho vay bất động sản vẫn ở mức thấp trong cơ cấu...


Bỏ kiểm soát, dư nợ cho vay bất động sản vẫn thấp
Tính theo tỷ trọng Ngân hàng Nhà nước công bố, đến cuối tháng 6/2013, dư nợ cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản ở mức 263.150 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thông tin liên quan đến tình hình dư nợ cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản những năm gần đây, gắn với thay đổi trong chính sách điều hành.

Cụ thể, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, trước đây Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát và giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích, trong đó có lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xuống mức 22% vào cuối tháng 6/2011 và xuống mức 16% vào cuối năm 2011.

Chủ đầu tư ngại ngần với quyền quyết định diện tích căn hộ

Trong bối cảnh tính thanh khoản của phân khúc căn hộ cao cấp, có diện tích lớn nằm “bất động” vì kén khách hàng, nhiều chủ đầu tư đã tìm cách tiêu thụ lượng hàng tồn kho bằng cách chia nhỏ căn hộ để tung ra thị trường. Tuy nhiên, khi Dự thảo Luật Nhà ở cho phép chủ đầu tư có quyền tự quyết diện tích căn hộ thì chính các chủ đầu tư lại tỏ ra không ít băn khoăn…
Nhiều chuyên gia cho rằng không nên để chủ đầu tư tự quyết diện tích căn hộ mà phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và DN để quyết định phù hợp.
Nhiều chuyên gia cho rằng không nên để chủ đầu tư tự quyết diện tích căn hộ mà phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và DN để quyết định phù hợp.
Đẩy… thanh khoản
Tại Hà Nội, đi đầu trong trào lưu nhà ở diện tích nhỏ là Tập đoàn Mường Thanh, với hàng loạt dự án căn hộ chung cư gây “sốt” thị trường suốt thời gian qua, với các dự án Đại Thanh, VP 5 Linh Đàm, Kim Lũ…
Môi giới với phóng viên, một “cò” đất tại huyện Hoài Đức tên Hoàng Văn Lưu cho biết, trước đây dự án Tân Tây Đô là “điểm nóng” của thị trường bất động sản (BĐS), tuy nhiên, trong thời gian này, lượng giao dịch tại dự án cũng không được như kỳ vọng, dù chủ đầu tư dự án này đã tung ra các chính sách linh hoạt về tiến độ đóng tiền, hướng tới việc cung cấp ra thị trường các căn hộ có diện tích hợp lý, không ra hàng theo kiểu “cao cấp” với hàng trăm mét vuông như các dự án trước đây.
Ông Lưu cho hay, hiện tại trong “tay” ông đang có nhiều căn hộ tại dự án Tân Tây Đô với diện tích 54m2. “Nếu tính ra thì với số mét vuông này, khách hàng chỉ phải đầu tư 720 triệu đồng/căn, số tiền này đã bao gồm thuế VAT, nội thất hoàn thiện” - ông Lưu cho biết.  

Vồ vập cho người nước ngoài mua nhà Cập nhật 16/10/2013 07:54 (GMT+7)

Trước những bất cập trong quy định về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Việt kiều, người nước ngoài, Bộ Xây dựng đã đưa ra những đề xuất rất “mở” nhằm thu hút nguồn lực và sự quan tâm tiềm năng từ nước ngoài vào thị trường bất động sản. Vậy, cơ quan chức năng sẽ “quản” thế nào trước lo ngại về việc sẽ xuất hiện nhiều hơn những “khu phố Tây”?
 Trước những bất cập trong quy định về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Việt kiều, người nước ngoài, Bộ Xây dựng đã đưa ra những đề xuất rất “mở” nhằm thu hút nguồn lực và sự quan tâm tiềm năng từ nước ngoài vào thị trường bất động sản. Vậy, cơ quan chức năng sẽ “quản” thế nào trước lo ngại về việc sẽ xuất hiện nhiều hơn những “khu phố Tây”?
Để không hình thành những “khu phố Tây”, Bộ Xây dựng sẽ đưa ra những quy định về tỉ lệ nhà người nước ngoài được sở hữu.
Mở chưa từng thấy cho người nước ngoài
Sau khoảng 5 năm thực hiện Nghị quyết 19/2008/QH12 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cả nước có 126 người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Có nhiều lý do khiến cho số người mua được nhà còn quá thấp so với nhu cầu thực tế. Có thể thấy, Nghị quyết 19 chỉ cho phép 5 đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trong khi trên thực tế vẫn còn nhiều đối tượng người nước ngoài khác cũng có nhu cầu này, như người nước ngoài làm việc tại các chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; người nước ngoài làm việc dưới một năm hoặc làm việc tại các DN nhưng không giữ chức danh quản lý hay người nước ngoài vào Việt Nam học tập, nghiên cứu - giảng dạy cho các cơ sở giáo dục tư nhân…

Gói 30 ngàn tỷ đồng đang bị nghẽn (16/10/2013)

Thị trường BĐS gặp khó khăn, DN BĐS liên tục hạ giá thành sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu căn hộ nhưng thị trường vẫn trầm lắng. Trong khi đó, gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ đồng dành cho BĐS vẫn chậm tác động. Tính đến ngày 31-8, chỉ có 331 khách hàng vay được 105 tỷ đồng. 


Còn nhiều vướng mắc trong chuyển đổi 
nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội
Ảnh: S.Xanh

Riêng TP. Hồ Chí Minh tính đến hết tháng 9, có 137 khách hàng cá nhân đăng ký vay với tổng số tiền vay 78 tỷ đồng. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, số tiền giải ngân chỉ dừng lại ở con số 22,65 tỷ đồng cho 58 khách hàng.

Lo nhà ở xã hội thành nhà thuê

TP - Các chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định thời hạn sở hữu nhà chỉ 70 năm là chưa phù hợp với Hiến pháp, dễ gây hiểu là áp dụng cho nhà ở xã hội.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Theo dự luật, trường hợp nhà nước giao, cho thuê đất xây dựng chung cư để bán, cho thuê mua thì thời hạn sở hữu nhà chung cư là 70 năm. Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, quy định này là theo mô hình của Trung Quốc, đất là của nhà nước nên muốn hạn chế sở hữu nhà trên đất. Nhưng, việc giới hạn này sẽ làm giá trị chung cư giảm dần theo thời gian.
“Chủ trương của chúng ta là khuyến khích người dân vào chung cư để tiết kiệm đất đô thị, quy định này chẳng khác nào khuyến khích người dân mua đất xây nhà”, ông Liêm nói.

Cận cảnh Cầu Sài Gòn 2 vừa thông xe

(PetroTimes) – Chiều 15/10, cầu Sài Gòn 2 được thông xe sau 18 tháng thi công, góp phần rất lớn vào việc giảm ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông Bắc TP HCM.
Được khởi công xây dựng ngày 14/4/2012, dự kiến thi công trong vòng 21 tháng. Tuy nhiên, với nỗ lực của hơn 600 kỹ sư, công nhân... công trình cầu Sài Gòn 2 đã hoàn thành sớm hơn 3 tháng so với dự kiến.
UBND TP HCM và Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (CII) tổ chức khánh thành cầu Sài Gòn 2 chiều ngày 15/10

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

“Giấu” cổ đông, bầu Đức tái đầu tư bất động sản ở Yangon


"Tôi nói thật là lúc đó tôi có lỗi là đã phải giấu cổ đông. Vì ở thời điểm 2009, 2010 kinh tế khó khăn, tiền bạc đâu mà dám tuyên bố đầu tư vào Myanmar, người ta sẽ cho tôi là đồ viễn tưởng”.


Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Laithú nhận.
Bản thân tôi cũng bị bầu Đức gạt khi tôi hỏi “Myanmar đang mở cửa tại sao anh không sang?”. “Tôi qua từ năm 2009 rồi chứ và tôi có một miếng đất 8 hecta ở Yangon, vị trí đẹp như đường Đồng Khởi ở Sài Gòn nhưng chưa dám đầu tư vì tình hình chính trị còn bất ổn quá”.
Sáu tháng sau khi gạt tôi, tháng 3.2013, bầu Đức công khai tuyên bố kêu gọi đầu tư bất động sản vào Myanmar. Kêu gọi mọi người đầu tư nhưng thực ra, bầu Đức đã âm thầm chuẩn bị từ lâu. Đất đã mua từ 5 năm trước, các loại giấy phép ông đã làm xong từ trước đó năm rưỡi. Khi ông kêu gọi, hai chuyến tàu của HAGL đã rời bến chở theo máy móc, trang thiết bị, vật liệu trực chỉ Yangon.
Ba tháng sau, ngày 4. 6.2010, bầu Đức thuê hẳn một chuyến chuyên cơ của Vietnam Airlines chỉ để chở quan khách, các nhà đầu tư và báo giới sang Yangon chứng kiến lễ khởi công khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center ở Yangon. 440 triệu đô la sẽ được đổ vào khu đất 2 mặt tiền, bên hông khách sạn 5 sao hiếm hoi Sedona và có view trước là một cái hồ nước khá đẹp.
Sau lễ khởi công, ông gọi đây là cú đấm thứ hai sau cú đấm đầu tiên là Tổng công ty cao su bên Attapeu, Lào, dự định sẽ thu lãi sau thuế 1.500 tỉ đồng trong năm nay.
Giấu cổ đông vì không muốn người ta bình luận
Lần trước thú thật là tôi phải giấu cổ đông để không ai bình luận lớn về chuyện này. Bây giờ tôi không phải là khoe hàng khoe của gì nữa, nhưng chắc chắn ở Việt Nam sẽ có nhiều người cho rằng “thằng cha Đức này lại nổ nữa” .Với cú đấm thứ hai, HAGL sẽ lột xác hoàn toàn vào năm 2015” – bầu Đức nói chắc nịch.

Thương vụ 650 tỷ mua TTTM Chợ Mơ gặp vấn đề


VPCapital đang "tố" chủ đầu tư dự án TTTM Chợ Mơ triển khai phần TTTM mà đơn vị này mua lại không đảm bảo chất lượng, có nhiều sai phạm trong quá trình thi công.


Năm 2010, khi thị trường bất động sản còn sôi động, VPCapital, một Quỹ đầu tư tư nhân, là Công ty tập hợp các doanh nhân có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm thâm sâu về mảng quản lý đầu tư đã quyết định mua lại toàn bộ hơn 21.000m2 sàn TTTM tại dự án khu Tổ hợp TTTM Chợ Mơ (tầng 1 đến tầng 5A) với tổng trị giá 650 tỷ đồng (30,6 triệu USD) từ CTCP Phát triển thương mại Vinaconex (VCTD) là chủ đầu tư.
Ngày 16/01/2010 hai bên đã ký hợp đồng đặt cọc, VPcapital đã đặt cọc gần 74 tỷ đồng cho VCTD để đến ngày 16/7/2010 hai bên chính thức ký Hợp đồng chuyển nhượng khu TTTM này với tổng giá trị 650 tỷ đồng. Sau đó, hơn một năm khoảng tháng 9/2011 phía VPCapital đã thanh toán cho VCTD tương đương 70% giá trị khoảng 419,5 tỷ đồng cho VCTD qua 2 đợt.
Đến nay khi dự án TTTM Chợ Mơ bắt đầu đi vào bàn giao phía đối tác là VPCapital trong những lần làm việc nghiệm thu công trình với VCTD đã phát hiện nhiều sai phạm của VCTD và theo như VPCapital thì họ đang hoàn thiện hồ sơ, tài liệu cũng như các văn bản liên quan gửi tới các cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc tìm hiểu rõ nhiều vấn đề còn tồn tại của dự án này.
Theo phản ánh của VPCapital, tháng 6/2013 VCTD mới mời Công ty làm công tác nghiệm thu để bàn giao dự án Quỹ đầu tư này đã phát hiện nhiều sai phạm của công trình liên quan đến chất lượng, chậm bàn giao cho đối tác,…
Sau nhiều tháng chậm bàn giao theo quy định của Hợp đồng chuyển nhượng hai bên đã ký kết, thì tới 6/2013 VCTD thông báo đủ điều kiện bàn giao nhưng trên thực tế công trình chưa hoàn thành, ép VPCapital thực hiện nghiệm thu công trình.

Thương vụ 650 tỷ mua TTTM Chợ Mơ gặp vấn đề


VPCapital đang "tố" chủ đầu tư dự án TTTM Chợ Mơ triển khai phần TTTM mà đơn vị này mua lại không đảm bảo chất lượng, có nhiều sai phạm trong quá trình thi công.


Năm 2010, khi thị trường bất động sản còn sôi động, VPCapital, một Quỹ đầu tư tư nhân, là Công ty tập hợp các doanh nhân có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm thâm sâu về mảng quản lý đầu tư đã quyết định mua lại toàn bộ hơn 21.000m2 sàn TTTM tại dự án khu Tổ hợp TTTM Chợ Mơ (tầng 1 đến tầng 5A) với tổng trị giá 650 tỷ đồng (30,6 triệu USD) từ CTCP Phát triển thương mại Vinaconex (VCTD) là chủ đầu tư.
Ngày 16/01/2010 hai bên đã ký hợp đồng đặt cọc, VPcapital đã đặt cọc gần 74 tỷ đồng cho VCTD để đến ngày 16/7/2010 hai bên chính thức ký Hợp đồng chuyển nhượng khu TTTM này với tổng giá trị 650 tỷ đồng. Sau đó, hơn một năm khoảng tháng 9/2011 phía VPCapital đã thanh toán cho VCTD tương đương 70% giá trị khoảng 419,5 tỷ đồng cho VCTD qua 2 đợt.
Đến nay khi dự án TTTM Chợ Mơ bắt đầu đi vào bàn giao phía đối tác là VPCapital trong những lần làm việc nghiệm thu công trình với VCTD đã phát hiện nhiều sai phạm của VCTD và theo như VPCapital thì họ đang hoàn thiện hồ sơ, tài liệu cũng như các văn bản liên quan gửi tới các cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc tìm hiểu rõ nhiều vấn đề còn tồn tại của dự án này.
Theo phản ánh của VPCapital, tháng 6/2013 VCTD mới mời Công ty làm công tác nghiệm thu để bàn giao dự án Quỹ đầu tư này đã phát hiện nhiều sai phạm của công trình liên quan đến chất lượng, chậm bàn giao cho đối tác,…
Sau nhiều tháng chậm bàn giao theo quy định của Hợp đồng chuyển nhượng hai bên đã ký kết, thì tới 6/2013 VCTD thông báo đủ điều kiện bàn giao nhưng trên thực tế công trình chưa hoàn thành, ép VPCapital thực hiện nghiệm thu công trình.

Dương Chí Dũng lấy tiền ở đâu để mua nhà cho "bồ nhí"?

 Tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng đã khai nhận việc mình có “bồ” và không tiếc tiền cưng phụng cho người phụ nữ này. Theo thông tin xác minh, đây không phải là người phụ nữ “ngoài luồng” duy nhất của vị cựu Chủ tịch Vinalines nổi tiếng lắm tiền nhiều của này.

Tuy nhiên, người phụ nữ có tên là PTT được ông cưng phụng nhất. Bằng chứng là khi người phụ nữ này than thở không đủ tiền mua căn hộ chung cư vì “kịch kim” chỉ có 600 triệu đồng thì Dũng mua luôn cho 2 căn hộ thuộc dạng cao cấp nhất nhì Hà Nội.

Bên trên cao ốc Skycity, nơi Dương Chí Dũng bỏ tiền mua nhà cho "bồ".
Đầu tiên là căn hộ 29… nằm ở tầng 29 tòa nhà Skycity, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Mỗi căn hộ ở đây được trang bị tiện nghi cực kỳ cao cấp, có giá từ 3-5 tỉ đồng.
Tiếp theo là căn hộ ở tầng 8, tòa nhà chung cư, văn phòng cao cấp Pacific Place, số 83 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Các căn hộ ở đây có thể xếp vào hàng “xa hoa” với giá mỗi m2 lên tới 4.000 USD. Mỗi căn hộ có giá từ 3-5 tỉ đồng.

Dương Chí Dũng lấy tiền ở đâu để mua nhà cho "bồ nhí"?

 Tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng đã khai nhận việc mình có “bồ” và không tiếc tiền cưng phụng cho người phụ nữ này. Theo thông tin xác minh, đây không phải là người phụ nữ “ngoài luồng” duy nhất của vị cựu Chủ tịch Vinalines nổi tiếng lắm tiền nhiều của này.

Tuy nhiên, người phụ nữ có tên là PTT được ông cưng phụng nhất. Bằng chứng là khi người phụ nữ này than thở không đủ tiền mua căn hộ chung cư vì “kịch kim” chỉ có 600 triệu đồng thì Dũng mua luôn cho 2 căn hộ thuộc dạng cao cấp nhất nhì Hà Nội.

Bên trên cao ốc Skycity, nơi Dương Chí Dũng bỏ tiền mua nhà cho "bồ".
Đầu tiên là căn hộ 29… nằm ở tầng 29 tòa nhà Skycity, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Mỗi căn hộ ở đây được trang bị tiện nghi cực kỳ cao cấp, có giá từ 3-5 tỉ đồng.
Tiếp theo là căn hộ ở tầng 8, tòa nhà chung cư, văn phòng cao cấp Pacific Place, số 83 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Các căn hộ ở đây có thể xếp vào hàng “xa hoa” với giá mỗi m2 lên tới 4.000 USD. Mỗi căn hộ có giá từ 3-5 tỉ đồng.

Dương Chí Dũng lấy tiền ở đâu để mua nhà cho "bồ nhí"?

 Tại cơ quan điều tra, Dương Chí Dũng đã khai nhận việc mình có “bồ” và không tiếc tiền cưng phụng cho người phụ nữ này. Theo thông tin xác minh, đây không phải là người phụ nữ “ngoài luồng” duy nhất của vị cựu Chủ tịch Vinalines nổi tiếng lắm tiền nhiều của này.

Tuy nhiên, người phụ nữ có tên là PTT được ông cưng phụng nhất. Bằng chứng là khi người phụ nữ này than thở không đủ tiền mua căn hộ chung cư vì “kịch kim” chỉ có 600 triệu đồng thì Dũng mua luôn cho 2 căn hộ thuộc dạng cao cấp nhất nhì Hà Nội.

Bên trên cao ốc Skycity, nơi Dương Chí Dũng bỏ tiền mua nhà cho "bồ".
Đầu tiên là căn hộ 29… nằm ở tầng 29 tòa nhà Skycity, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Mỗi căn hộ ở đây được trang bị tiện nghi cực kỳ cao cấp, có giá từ 3-5 tỉ đồng.
Tiếp theo là căn hộ ở tầng 8, tòa nhà chung cư, văn phòng cao cấp Pacific Place, số 83 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Các căn hộ ở đây có thể xếp vào hàng “xa hoa” với giá mỗi m2 lên tới 4.000 USD. Mỗi căn hộ có giá từ 3-5 tỉ đồng.

Hàng loạt khách hàng đặt mua căn hộ tại tòa tháp cao thứ 3 Hà Nội

 Liên minh các sàn giao dịch bất động sản G5 (bao gồm các sàn Bất động sản Đất Xanh Miền Bắc, Sàn giao dịch Bất động sản Châu Á, Sàn giao dịch bất động sản DTJ và sàn giao dịch Bất động sản Maxland) vừa mở bán thành công căn hộ cao cấp thuộc dự án Discovery Complex 302 Cầu Giấy, Hà Nội.  


Buổi mở bán thu hút đông đảo khách hàng
Đại diện Liên minh xác nhận số căn hộ Discovery Complex giao dịch qua các sàn thành viên của Liên minh G5 kể từ ngày 20/9/2013 là 42 căn.  

Sụt lún tại đường Nguyễn Trãi

KTĐT - Mặt đường Nguyễn Trãi đoạn gần ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) hiện trong tình trạng sụt lún nghiêm trọng.
Theo quan sát, khoảng chênh lệch về độ cao phần mặt đường giữa hai làn phương tiện hướng từ Nguyễn Trãi đi Ngã Tư Sở xấp xỉ 15 - 20cm. Tại điểm phân cách giữa hai làn đường xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài. Chiều dài đoạn sụt lún khoảng 35m, nằm gần đoạn rẽ từ đường Khuất Duy Tiến hướng đi Nguyễn Trãi, lại bị che khuất bởi công trường xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 (Cát Linh - Hà Đông) nên rất khó quan sát, đặc biệt là vào những ngày trời mưa, đường ngập nước, hoặc nắng to. Do mặt đường xấu nên đoạn đường đã được tu sửa, tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng lại xuất hiện tình trạng sụt lún. Không ít ý kiến cho rằng, việc thi công tuyến đường sắt đô thị số 2 (Cát Linh - Hà Đông) là một trong những nguyên nhân khiến mặt đường Nguyễn Trãi bị kéo giãn, gây nên tình trạng sụt lún như hiện nay.     

Trung úy Nguyễn Văn Thảo - Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP) cho biết, tình trạng sụt lún tại đường Nguyễn Trãi đã xuất hiện khoảng hai tuần nay. Dù chưa có trường hợp tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng việc mặt đường hư hỏng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông. Rất mong đơn vị thi công dự án đường sắt đô thị số 2 (Cát Linh - Hà Đông), cũng như cơ quan quản lý hạ tầng giao thông sớm có biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho việc đi lại của người dân.

 
Tùng Nguyễn

Được ăn cả, ngã… bỏ chạy

Khi chủ đầu tư đã hết đường ra với dự án của mình thường trông chờ vào những thương vụ chuyển nhượng, hợp tác đầu tư từ các đối tác khác. Trong thời gian qua đã xuất hiện những thông tin doanh nghiệp A. chuyển nhượng dự án của doanh nghiệp B. với số tiền hàng trăm tỷ đồng làm “mờ mắt” khách hàng. Nhưng bản chất không hẳn vậy, đến khi “thương vụ” đổ bể khách hàng là người lãnh đủ.
Giám đốc một doanh nghiệp cho biết, những thương vụ mua bán dự án trong thời gian qua mới nghe tưởng doanh nghiệp đi mua lại dự án rất mạnh về tài chính. Nhưng thực tế một dự án vài trăm tỷ đồng, số tiền họ bỏ ra ban đầu cho chủ đầu tư chỉ vài tỷ đồng.
Tất nhiên trong hợp đồng chuyển nhượng 2 bên đều cam kết chuyển tiền theo thời gian. Số tiền này được bên mua tận dụng vào khả năng bán hàng của mình để trả theo tiến độ cho bên bán. Thông thường, những doanh nghiệp mua dự án là những đơn vị môi giới, đã có ít vốn lận lưng nên được chủ đầu tư tin tưởng vào khả năng bán hàng của đối tác.
Đơn cử dự án chung cư Võ Đình (quận 12) do Công ty TNHH Võ Đình làm chủ đầu tư. Võ Đình là một đơn vị chuyên về xây lắp, chỉ tham gia đầu tư một vài dự án nhưng hầu hết không thành công. Dự án chung cư Võ Đình sau một thời gian dài bế tắc đầu ra đã chuyển nhượng cho CTCP Địa ốc Hoàng Quân và đổi tên mới Cheery 2.
Theo hợp đồng mua bán căn hộ với Võ Đình, Hoàng Quân đồng ý mua 158 căn hộ tại dự án trên với giá bán 11 triệu đồng/m2 và một số diện tích khác thuộc dự án, với tổng số tiền 187,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền Hoàng Quân “ứng” cho Võ Đình chỉ có 4,1 tỷ đồng, số tiền còn lại thanh toán rải đều cho đến hết năm 2014. Như vậy phần lớn số tiền còn lại đều trông chờ vào nguồn thu từ khách hàng.
Dự án Sunviwen 3 mà Đất xanh từng giới thiệu là chủ đầu tư đã ngưng thi công
gần 1 năm nay.

Đơn vị thành viên Vinaconex bị tố sai phạm tại dự án Chợ Mơ

Công ty Cổ phần Phát triển thương mại Vinaconex (VCTD) - một thành viên của Tổng công ty Cổ phần Vinaconex - vừa bị tố đã thực hiện sai hợp đồng liên quan đến việc chuyển nhượng sàn thương mại tại dự án trung tâm thương mại, căn hộ Chợ Mơ, Hà Nội.
Phối cảnh dự án trung tâm thương mại, căn hộ Chợ Mơ.
Theo phản ánh của Công ty TNHH Đầu tư tư nhân Vina (VP Capital), từ tháng 7/2010, doanh nghiệp này đã ký bản hợp đồng chuyển với VCTD về việc chuyển nhượng lại toàn bộ diện tích sàn thương mại từ tầng 1 đến tầng 5 và tầng 5A với diện tích hơn 21.000m2 của trung tâm thương mại Chợ Mơ cho VP Capital. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng là 30,6 triệu USD

Đến tháng 9/2013, theo hợp đồng, VP Capital đã chuyển cho VCTD 70% giá trị hợp đồng, tương đương hơn 400 tỷ đồng.

Cuộc chiến sinh tồn của Hoàng Anh Gia Lai - Bài 1: Không muốn bị đạp chết, Bầu Đức “tháo chạy” khỏi Việt Nam

Cuối cùng người đàn ông giàu nhất, nhì Việt Nam cũng phải bôn ba xứ người để tìm đường tồn tại và phát triển trong bối cảnh phần đông đại gia đang chìm trong biển nợ. Bầu Đức đã trải qua những thời khắc thăng trầm nhất trong đời.
 Bầu Đức giới thiệu mẻ đường mới xuất xưởng tại Attateu, Lào. Ảnh: L.H.L
Ông nhìn nhận: “Năm 2007, nếu tôi ôm tiền đầu tư vào chứng khoán là một, ngân hàng là hai thì chắc tôi “lên đường” rồi. Trời xui đất khiến làm sao hồi đó họp hội đồng quản trị, tôi tuyên bố không đầu tư vô lĩnh vực tài chính. Lý do đơn giản là “chúng ta không biết gì về tài chính, mà không biết thì không làm”.
Và trong lúc những dự án bất động sản lớn như Everich và Novaland đang rao giảm giá rầm rộ đến 50%, bầu Đức đã nhanh tay giảm giá liên tục từ 3 năm trước để giải quyết hết các dự án bất động sản còn tồn đọng.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Cận cảnh hàng loạt dự án đã hoàn thiện khu vực Hà Đông

Thị trường BĐS đóng băng kéo theo nhiều dự án “đắp chiếu” khiến khách hàng khóc dở mếu dở. Vì vậy, những dự án đã hoàn thiện và đang trong quá trình bàn giao được khách hàng ưu chuộng.


Hyundai Hill State (StarClass Hà Nội)


Tọa lạc tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội tiếp giáp đường Lê Hồng Phong, đường Tô Hiệu, dự án có quy mô lớn làm thay đổi bộ mặt của quận Hà Đông. Dự án với quy mô 4.67 ha, do Công ty TNHH Hyundai RNC Hà Tây đầu tư, Công ty Woongjin Kukdong xây dựng và qui hoạch. Dự án gồm gồm 5 block chung cư với tổng diện tích 4,6 ha, 1 tháp thương mại và 2 khu biệt thự.

Dự án khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành năm 2013. Hiện tại, 5 tháp căn hộ đang được bàn giao cho khách hàng.

Cận cảnh hàng loạt dự án đã hoàn thiện khu vực Hà Đông (1)

Cận cảnh hàng loạt dự án đã hoàn thiện khu vực Hà Đông (2)

Toàn cảnh công trình đã hoàn thiện