Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Lượng đất nền "tồn kho" nhiều hơn chung cư

Khi nói tới lượng hàng tồn kho trên thị trường BĐS, nhiều người vẫn nghĩ phần lớn lượng hàng là căn hộ chung cư không bán được. Tuy nhiên trong một báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, tồn kho phần lớn lại nằm ở phân khúc đất nền.

Báo cáo của Bộ Xây dựng căn cứ trên báo cáo của 56/63 Sở Xây dựng thì tồn kho của cả nước tính đến hết tháng 6/2013 là 108.773 tỷ đồng, trong đó tồn kho chung cư là 27.805 căn, tương đương 41.542 tỷ đồng, chỉ chiếm 38,2% giá trị tồn kho. Trong khi đó nhà thấp tầng, đất nền nhà ở, đất nền thương mại chiếm tới 61,8%, chiếm gần 2/3 lượng hàng tồn kho.
Hình minh họa

Bitexco làm chủ đầu tư Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa

“Tập đoàn Bitexco được chính thức chỉ định làm chủ đầu tư của dự án khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh, Tp.HCM)”.

Ngày 21/8, Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp về việc chỉ đạo chủ đầu tư xúc tiến dự án khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh).

Mong giải quyết sớm!

Theo ông Hoàng Song Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, người dân ở khu vực bán đảo Thanh Đa đã sống khổ sở rất lâu trong cảnh có đất nhưng không được xây cất, chỉnh trang hay buôn bán… Chính quyền địa phương cũng rất vất vả trong giải quyết bức xúc cũng như giữ nguyên hiện trạng dự án. Vì thế, người dân rất mong TP sớm giải quyết tình trạng này.
Phối cảnh khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa

Đình chỉ xây dựng thang máy tại chung cư Pacific Place

Sáng nay (21/8), các cư dân tại chung cư Pacific Place (83B, Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã tập trung dưới chân toà nhà để phản đối chủ đầu tư cho xây quán bar trên sân thượng, cho phòng khám VietSing thuê tại tầng hầm, xây dựng 3 thang máy phục vụ khối văn phòng… khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.

Bức xúc việc cơi nới
Trao đổi với PV Infonet, một cư dân bức xúc: Trong suốt thời gian qua, chủ đầu tư tòa nhà là Cty CP Trung tâm thương mại Ever Fortune (Ever Fortune ) đã cơi nới tràn lan tại khu vực chung hoặc tại khu vực phục vụ cho tiện ích của các cư dân trong toà nhà.
  
Cư dân Pacific Place căng biểu ngữ phản đối chủ đầu tư sáng 21/8. Ảnh: D.T
Cụ thể, tại khu vực sân thượng, chủ đầu tư đã cho mở một quán bar, café Rooftop với diện tích hàng trăm m2 tại tầng 19 thường xuyên gây tiếng ồn quá mức cho phép về đêm khiến cuộc sống của toàn bộ cư dân bị đảo lộn. Ngoài ra, với thành phần khách phức tạp, tình hình an ninh trật tự của toà nhà này không còn được đảm bảo.

Khách hàng ồ ạt xin trả nhà thu nhập thấp

Qua tìm hiểu thực tế tại một số dự án nhà thu nhập thấp trên địa bàn Hà Nội đã đưa vào sử dụng cho thấy, tình trạng ế ẩm đang khiến các chủ đầu tư không khỏi đau đầu. Trong khi đó, các doanh nghiệp vẫn "tích cực" xin chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.

Trái ngược với tình trạng người dân chen nhau nộp hồ sơ đăng ký mua trước đây, giờ đây những dự án này đang ế, vắng khách mua. Một vấn đề đáng lưu tâm hơn nữa là, xuất hiện tình trạng nhiều khách hàng đã ký hợp đồng mua nhà gần đây bỗng dưng... xin trả lại nhà.
Ồ ạt xin trả nhà
Dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng (Hà Đông) do Công ty CP Bêtông Xuân Mai (Vinaconex Xuân Mai) làm chủ đầu tư. Thời điểm này dự án đã bàn giao nhà và đưa vào sử dụng 3 tòa chung cư cao 19 tầng, với hơn 860 căn hộ. Tiếp nối thành công từ dự án thí điểm nhà thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) nên dự án Kiến Hưng của Vinaconex Xuân Mai cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm.
Tìm hiểu từ Vinaconex Xuân Mai, đơn vị chủ đầu tư thì mặc dù đã bàn giao nhà từ đầu năm 2013 đến nay nhưng số người dọn đến ở mới chưa đầy 80%. Việc nhiều khách hàng chậm đến nhận bàn giao nhà, vào ở còn có thể giải thích được vì nhiều lý do như kiêng kị, ổn định công việc, chỗ học hành của con cái… Tuy nhiên, từ khi bàn giao nhà đến nay đã có nhiều khách hàng làm đơn xin trả lại nhà, thanh lý hợp đồng.
Nhiều khách hàng làm đơn xin trả lại nhà dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng (Hà Đông).

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Sky Garden Tower mở bán vào ngày 24/8



Các căn hộ tại đây có diện tích từ 89-124m2, có từ 2 đến 3 phòng ngủ với mức giá giao động trong khoảng 17,1 triệu đến 18 triệu đồng một m2 đã bao gồm VAT.

Chung cư Sky Garden Tower nằm tại 115 phố Định Công, Hà Nội. Đơn vị phân phối chính thức là Công ty CP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cho biết sẽ tổ chức lễ mở bán vào ngày 24/8 tới đây để giới thiệu tổng thể dự án, phổ biến chính sách bán hàng cùng những chính sách cho vay từ ngân hàng. Việc bán hàng ngay tại dự án cũng sẽ giúp khách hàng có thể tham khảo thực tế công trường và tiến độ thi công của dự án.

Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Sky Garden Tower là dự án bất động sản do Công ty TNHH Định Công, thành viên của Vân Thái Group, làm chủ đầu tư.

Kiến nghị gỡ vướng cho Việt kiều mua nhà

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về những vướng mắc trong việc sở hữu nhà ở của Việt kiều.

Theo đó, việc cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều chỉ ghi thời hạn sáu tháng là quá ngắn. Nhiều trường hợp chưa kịp tìm nhà và làm thủ tục mua nhà thì đã hết thời hạn. Có trường hợp khi làm thủ tục mua bán nhà ở thì giấy này vẫn còn trong thời hạn nhưng khi làm thủ tục cấp giấy đỏ thì giấy này lại hết hạn, gây khó khăn cho việc công nhận quyền sở hữu nhà ở của Việt kiều.
Mặt khác, một số cơ quan công chứng, chứng thực và cơ quan cấp giấy đỏ hướng dẫn kiều bào chỉ được mua nhà trong các dự án phát triển nhà ở, không được mua nhà ở tại các khu dân cư hiện hữu là sai. Quy định hiện hành cho phép Việt kiều được sở hữu cả hai loại nhà này và được mua đất ở trong dự án phát triển nhà ở để tự xây dựng nhà.

Cư dân chung cư cao cấp hàng đầu Hà Nội phải ra ngoài thuê trọ

Cư dân chung cư cao cấp hàng đầu Hà Nội phải ra ngoài thuê trọ
Hiện công việc cải tạo, lắp đặt thang máy tại Pacific Place đang tiến hành đến tầng 13.

Chủ đầu tư toà nhà chung cư cao cấp Pacific Place (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và hàng chục hộ dân nơi đây dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung khi toà nhà này được tiến hành cải tạo, sửa chữa.
Đỉnh điểm của bất đồng này đã khiến cho không ít hộ dân nơi đây phải chuyển ra khỏi toà nhà, đi thuê trọ bên ngoài trong quá trình chủ toà nhà tiến hành “đục phá, cơi nới”, một số thuê căn hộ thì muốn kết thúc hợp đồng trước thời hạn - theo phản ánh của cư dân.

Những lá đơn khiếu kiện, cầu cứu cũng đã được gửi đến lãnh đạo cao nhất của Hà Nội, thậm chí đã phải nhờ đến đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc với kỳ vọng mọi việc được đối xử công bằng, đúng quy định.

Theo các hộ dân, từ đầu tháng 6/2013, chủ đầu tư Pacific Place là công ty Ever Fortune, thuộc tập đoàn Mapletree Property của Singapore tiến hành cải tạo, lắp thêm 3 thang máy phục vụ khối văn phòng. Việc thi công những hạng mục này đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của hàng chục hộ dân.

Lãng phí đất đai có nguyên nhân từ... vụ Tiên Lãng

Lãng phí đất đai có nguyên nhân từ... vụ Tiên Lãng
Theo số liệu từ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến ngày 30/6/2013 được dẫn tại báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì có 8.161 tổ chức vi phạm, sử dụng đất lãng phí với diện tích 128.033,131 ha - Ảnh: Việt Tuấn.
In

Sau khi có vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng thì các địa phương hạn chế, e dè khi áp dụng biện pháp hành chính như thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai, được Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận tại báo cáo phục vụ phiên chất  vấn ngày 20/8 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo số liệu từ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến ngày 30/6/2013 được dẫn tại báo cáo này thì có 8.161 tổ chức vi phạm, sử dụng đất lãng phí với diện tích 128.033,131 ha. 

Về kết quả xử lý, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho hay, đã có 38.771 ha của 819 tổ chức được thu hồi và đang tiếp tục xử lý 1.547 tổ chức với diện tích 22.654 ha, đang lập hồ sơ thu hồi đất của 559 tổ chức với diện tích 27.095 ha.

BĐS sẽ là nắm đấm chiến lược của Hoàng Anh Gia Lai

HAGL sẽ bán bớt hoặc tách một số dự án như thủy điện (đã bán sáu nhà máy thủy điện tại VN), thu hẹp dần lĩnh vực khoáng sản và bán bớt cổ phần cho người lao động đối với ngành gỗ, đá...

 Chiều 19/8, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) công bố chiến lược kinh doanh giai đoạn 2013-2015 và kế hoạch tái cấu trúc cho các nhà đầu tư. Chủ tịch Hội đồng quản trị Đoàn Nguyên Đức (thường được biết đến với tên gọi Bầu Đức) nhận xét đợt tái cấu trúc lần này có thể xem là cuộc đại phẫu sâu rộng, đôn nông nghiệp và bất động sản lên thành hai nắm đấm chiến lược. Ở mảng thủy điện, tập đoàn chỉ giữ lại và tiếp tục đầu tư các dự án tại Lào. Trước đó, tập đoàn này đã bán xong 6 dự án  thủy điện tại Việt Nam, mang về doanh thu 2.099 tỷ đồng.

Người giàu thứ hai sàn chứng khoán Việt Nam giải thích, mảng nông nghiệp của HAGL vẫn tập trung vào cao su, cọ dầu và mía đường. Tuy nhiên, bất động sản có sự thay đổi cơ cấu rất lớn, chỉ giữ lại khu phức hợp Myanmar, khu căn hộ tại Bangkok và một số dự án tốt tại Việt Nam. Những dự án có tỷ suất sinh lời thấp sẽ được quy về một mối cho Công ty An Phú xử lý nợ.
Công trình của Hoàng Anh Gia Lai vừa được khởi công tại Yangon
Theo kế hoạch, An Phú sẽ vay tiền của Tập đoàn HAGL, tức công ty mẹ, 3.083 tỷ đồng để thanh toán các khoản mua công ty con và các dự án bất động sản. "Tôi sẽ đứng ra bảo lãnh khoản vay này. Công ty cổ phần phát triển nhà Hoàng Anh sẽ điều động số tiền này để trả nợ cho công ty mẹ", ông Đức tuyên bố. Cuối cùng là bước bán cổ phần công ty An Phú, tổng giá trị chào bán khoảng 360 tỷ đồng. Công ty mẹ sẽ chi cổ tức để cổ đông có nguồn tiền mua cổ phần Công ty An Phú.

Sau vụ Tiên Lãng, các địa phương e dè cưỡng chế thu hồi đất

Sau khi có vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng thì các địa phương hạn chế, e dè khi áp dụng biện pháp hành chính như thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai, được Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận tại báo cáo phục vụ phiên chất vấn ngày 20/8 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo số liệu từ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến ngày 30/6/2013 được dẫn tại báo cáo này thì có 8.161 tổ chức vi phạm, sử dụng đất lãng phí với diện tích 128.033,131 ha.
 

Về kết quả xử lý, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho hay, đã có 38.771 ha của 819 tổ chức được thu hồi và đang tiếp tục xử lý 1.547 tổ chức với diện tích 22.654 ha, đang lập hồ sơ thu hồi đất của 559 tổ chức với diện tích 27.095 ha.

Bên cạnh đó, có 1.902 tổ chức được yêu cầu đưa đất vào sử dụng, cho phép chuyển mục đích, điều chỉnh xây dựng, xử lý trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... với diện tích 16.516 ha.

Gỡ "nút thắt" trong GPMB cho các dự án giao thông trọng điểm

Hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải là chủ đầu tư với 12 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại Hà Nội. Sau một thời gian trển khai, tiến độ của nhiều dự án còn chậm, có nguy cơ không hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Hàng loạt dự án bị “tắc”

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể: Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu (do PMU 85 làm đại diện chủ đầu tư) còn vướng gần 1,6 ha đất ở của 138 hộ dân phường Phú Thượng (quận Tây Hồ), trên tổng số hơn 116 ha phải thu hồi. Đa phần các hộ dân đều không hợp tác, không cho tổ công tác tiến hành điều tra, khảo sát vì lý do giá bồi thường thấp, chất lượng nhà tài định cư xuống cấp…

Dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài đi qua hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh dài hơn 12 km, tổng mức đầu tư hơn 4.900 tỷ đồng, chuyện GPMB cũng không kém phần khó khăn. Theo kế hoạch, tuyến nối này phải hoàn thành GPMB từ tháng 6 vừa qua, nhưng cho đến nay, vẫn còn khoảng 8 ha đất chưa bàn giao nằm rải rác nhiều quận huyện, trong đó riêng địa bàn Sóc Sơn còn tới 347 hộ.

Doanh nghiệp BĐS xoay xở bằng các dự án công

Thị trường nhà đất đóng băng khiến các doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề. Để tìm lối thoát, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các dự án công, thậm chí là các dự án nhỏ trong dân.

Ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (Lideco) cho biết, lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực chính, có lượng lao động khá lớn của Lideco. Song do thị trường bất động sản khó khăn, nên sản lượng của lĩnh vực này giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 30% so với năm trước.
Hoạt động xây dựng gặp khó khăn, nên doanh nghiệp cũng phải xoay đủ kiểu để đảm bảo hoạt động và đảm bảo đời sống cho công nhân. Cụ thể, thời gian qua, Lideco đã phải tìm kiếm những công trình xây dựng đầu tư công, có nguồn vốn đầu tư rõ ràng để ký hợp đồng.
Tuy nhiên, do chính sách cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, nên các doanh nghiệp xây dựng cũng không thể dựa nhiều vào lĩnh vực này. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải tìm kiếm thêm cả những dự án nhỏ lẻ trong dân để cho các tổ, đội xây dựng trong doanh nghiệp thực hiện, đảm bảo thu nhập và việc làm cho công nhân.
Một lãnh đạo của Công ty Xây dựng số 1 (thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội) cũng than thở vì sản lượng xây dựng của doanh nghiệp giảm mạnh trong năm 2013. Cụ thể, năm 2012, sản lượng của doanh nghiệp này đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, nhưng năm nay, sản lượng dự báo chỉ đạt khoảng 50% của năm trước.
Các dự án đầu tư công, dự án ODA là cứu cánh tốt cho các doanh nghiệp xây lắp trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa hồi phục hoàn toàn

Điểm danh những chiêu độc đẩy hàng tồn BĐS

Thuê lại căn hộ của người mua; Cho thuê căn hộ 0 đồng; Mua chung cư có ngân hàng đứng ra bảo lãnh tiến độ... là những chiêu thức bán nhà "độc" thời điểm vừa qua nhằm phá băng hàng tồn của thị trường BĐS.

Những chiêu bán nhà độc mà các chủ đầu tư đưa ra liệu có làm tăng doanh số bán hàng một cách đáng kể không thì vẫn là dấu chấm hỏi. Tuy nhiên, cách làm này đã phần nào khẳng định hiện tại trên thị trường BĐS khách hàng đang là thượng đế.

Cho thuê căn hộ 0 đồng

Loại hình cho thuê căn hộ này đang được chủ đầu tư biến tấu như một cách giải quyết hàng tồn kho và huy động vốn. Đầu năm 2013, thị trường BĐS lại được một phen "náo động" khi Công ty địa ốc Đất Lành cho khách hàng thuê căn hộ dự án chung cư Thái An chỉ với 0 đồng. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho biết công ty đang thăm dò phản ứng của thị trường với 22 căn hộ dự án chung cư Thái An tại quận 12, Tp.HCM. Mỗi căn hộ cho thuê có diện tích 22 m2.
Ảnh minh họa
Với mô hình này, người thuê sẽ đưa cho chủ đầu tư 200 triệu đồng và có quyền sống trong căn hộ đó từ 6 tháng đến hai năm. Hàng tháng người thuê không phải trả tiền thuê nhà, ngoại trừ phí quản lý chung cư và tiền giữ xe. Sau thời gian đó, nếu không muốn ở nữa chủ đầu tư sẽ trả lại 200 triệu đồng tiền đặt cọc. Trong trường hợp muốn mua luôn căn hộ trên thì sẽ thương lượng với chủ đầu tư theo giá tại thời điểm đó.

Cập nhật tiến độ dự án chung cư Đại Thanh

Dự án chung cư Đại Thanh là khu đô thị phức hợp đồng bộ gồm biệt thự, liền kề, và 6 tòa chung cư. Dự án được khởi công vào năm 2011 và dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình Khu đô thị Đại Thanh vào năm 2016.

Khu đô thị Đại Thanh – Cầu Tó được xây dựng trên mặt đường quốc lộ 70, thuộc Quận Hà Đông, TP.Hà Nội, do Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số I Lai Châu làm chủ đầu tư. Hiện tại Dự án Đại Thanh về cơ bản đã hoàn thiện các hạng mục như: Bể bơi, trường mầm non, cơ sở hạ tầng, tòa CT8 đang phủ sơn ngoài và hoàn thiện nốt bên trong, tòa CT10 đã cất nóc...Dự kiến các tòa chung cư sẽ được bàn giao vào cuối năm nay và đầu năm sau.

Cổng vào dự án
 

Nhà giá rẻ sắp mở bán rầm rộ tại Hà Nội

Từ ngày 18 - 20/10/2013, Phiên giao dịch BĐS lần II với chủ đề: Nhà ở xã hội và nhà cho nhu cầu thực sẽ chính thức diễn ra tại Cung triển lãm quy hoạch Quốc gia, đường Đỗ Đức Dục, xã Mễ Trì, Hà Nội.

Chương trình do Bộ Xây dựng chỉ đạo và Văn phòng Hiệp hội BĐS Việt Nam, CLB BĐS Hà Nội và Liên minh các sàn giao dịch BĐS G5 phối hợp tổ chức.
Hàng loạt nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ sắp được mở bán

Theo ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức, trong sự trầm lắng của thị trường BĐS 2013, nhiều doanh nghiệp BĐS rơi vào tình trạng khó khăn do thị trường giao dịch chậm, người dân có nhu cầu thực vẫn chưa tiếp cận được BĐS do thiếu niềm tin vào thị trường và chưa có chính sách hỗ trợ tốt.
Mặc dù chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ - CP của Chính phủ với gói hỗ trợ 30.000 tỷ với lãi suất 6%/năm đã bước đầu được triển khai tại một số ngân hàng và dự án nhà ở xã hội nhưng đối tượng tiếp cận chưa nhiều.
Thông qua chương trình, Ban tổ chức kỳ vọng mang lại góc nhìn khách quan cho thị trường, cho các cơ quan quản lý nhà nước một bức tranh chân thực về nhu cầu nhà ở, tình hình triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, đồng thời giới thiệu các chủ đầu tư năng lực, các đơn vị tài chính, ngân hàng có các chính sách hỗ trợ tốt, các đơn vị cung cứng dịch vụ BĐS chuyên nghiệp và uy tín đến cho khách hàng.

Đầu tư BĐS chôn chân trong biệt thự, đất nền

Gần 70% lượng hàng tồn kho nằm ở phân khúc biệt thự, liền kề và đất nền dự án. Đầu tư bất động sản chủ yếu bị kẹt vốn ở đây.

Thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng cho biết, có đến 62% lượng hàng tồn kho bất động sản nằm ở phân khúc biệt thự, liền kề và đất nền dự án. Trong đó, biệt thự, liền kề chiếm 25%; đất nền dự án chiếm 31% và đất nền thương mại khác chiếm 6%. Tổng lượng hàng tồn kho ở phân khúc này, theo ước lượng của Bộ Xây dựng, tương đương 80.968 tỷ đồng.
  
Gần 70% lượng hàng tồn kho nằm ở phân khúc biệt thự,
liền kề và đất nền dự án
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định, thống kê trên chưa phản ánh hết quy mô thực sự của lượng hàng tồn kho là biệt thự, đất nền, vì nó chỉ thuần túy dựa trên báo cáo của các sở xây dựng và cũng chỉ có 56/63 sở xây dựng của các tỉnh, thành phố báo cáo về vấn đề này.
Tuy nhiên, câu chuyện sẽ không khó để hình dung khi số biệt thự, liền kề và đất nền tồn kho có thể tìm thấy ở bất cứ đâu tại các dự án xung quanh Hà Nội.
Đơn cử, tại Dự án Khu đô thị Văn Phú do Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư, hầu hết lô biệt thự, nhà phố của dự án rộng 94,8 ha này đã hoàn thành từ quý I/2012.
Song đến nay, sau hơn 1 năm bàn giao nhà cho khách hàng, có đến 90% trong số 200 biệt thự, nhà liền kề tại đây đang trong tình trạng bỏ hoang.
Nếu tính trung bình, mỗi căn nhà phố tại đây trị giá 10 tỷ đồng, thì đã có ít nhất 1.800 tỷ đồng của giới đầu tư bất động sản bị “kẹt” tại dự án này. Có lẽ, cũng đã đến lúc cơ quan chức năng cần đặt câu hỏi, khoản tiền này là “của ai” và “ở đâu ra” mà lại để lãng phí như vậy(?).

Căn hộ Tecco Linh Đông hấp dẫn với phương thức thanh toán 3 năm

Hiện phân khúc căn hộ tại quận Thủ Đức, Tp.HCM đang dần khởi sắc với lượng bán hàng trong tháng 8 tăng đột biến ở những dự án sắp bàn giao nhà.

Chỉ trong tháng 8, lượng hàng căn hộ ở quận Thủ Đức đã bán được vào khoảng 200 căn, điều này là một sự đột phá lớn của thị trường bất động sản khu vực phía Đông Tp.HCM. Có được sự đột phá đó, các chủ đầu tư đã thực hiện chính sách giảm lợi nhuận của mình để tăng khuyến mại và hỗ trợ cho khách hàng nhiều hơn khi mua căn hộ. Tiêu biểu cho việc áp dụng các chính sách trên phải kể đến chủ đầu tư dự án Tecco Linh Đông.
Khu căn hộ Tecco – nơi hạnh phúc tràn ngập
Dự án Khu căn hộ Tecco Linh Đông đã tung ra chương trình bán hàng đặc biệt cùng với phương thức thanh toán vô cùng hấp dẫn:

+ Khách hàng mua nhà chỉ việc thanh toán 40% nhận ngay căn hộ còn 60 % thanh toán trong 3 năm.

Đà Nẵng công bố giá nhà ở thương mại dưới 15 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa công khai thông tin về danh sách nhà ở xã hội và nhà ở thương mại trên địa bàn TP có diện tích dưới 70m², giá bán dao động 5,3-15 triệu đồng/m².

Theo đó, nhà ở vùng cách trung tâm TP bán kính khoảng 3km như chung cư Nest Home (Q.Sơn Trà) có giá bán 8 triệu đồng/m², Blue House (Q.Sơn Trà) giá bình quân 5,6 triệu đồng/m², Sun Home (Q.Sơn Trà) có giá bình quân 8 triệu đồng/m²...

Ngoài ra, giá nhà ở khu trung tâm cũng hạ thấp so với trước đây như khu chung cư Lapaz Tower (Q.Hải Châu) ở vị trí đắc địa trung tâm TP giá bình quân chỉ từ 12-15 triệu đồng/m². Được biết, tổng số dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại trên địa bàn hiện nay là 10 dự án, gồm 8.595 căn hộ với diện tích bình quân 50-55m².
(Theo TTO) 

Nhà thương mại tranh khách của nhà xã hội

Ế ẩm, nhiều dự án nhà ở thương mại đã kích cầu bằng các chiêu như: Liên kết với ngân hàng hỗ trợ lãi suất cho vay, chiết khấu, tặng quà, ký hợp đồng trực tiếp với người mua... Những chiêu thức này giúp nhà ở thương mại cạnh tranh gay gắt với nhà ở xã hội.

Mua nhà thương mại được vay 70%

Chung cư CT2A trong Khu đô thị mới Tân Tây Đô, nằm ven QL32 và cách Đại học Sư phạm khoảng 10km, có căn hộ các loại hơn 50m2, 60m2, 70m2 và 90m2. Từ ngày 10/8, chủ đầu tư bắt đầu mở bán căn hộ, với giá trung bình 13 triệu đồng/m2. Cùng với mức giá phải chăng này, chủ đầu tư còn tung chiêu khuyến mãi tặng 2 lượng vàng cho 50 khách hàng đầu tiên, liên kết với Ngân hàng Quân đội cho khách hàng có nhu cầu vay mua nhà 70% giá trị hợp đồng mà không cần tài sản thế chấp, lãi suất chỉ 6%/năm trong thời hạn 15 năm (tương đương lãi suất ưu đãi của nhà ở xã hội). Với mức giá và các điều kiện mua nhà này, lại không có những điều kiện ràng buộc, dự án đã thu hút được nhiều khách hàng. Giao dịch viên Nguyễn Đức Luân, Công ty Bất động sản Hải Phát cho biết, sau 5 ngày mở bán, dự án chung cư CT2A Tân Tây Đô đã có hơn 30 khách đăng ký mua nhà.
Nhiều dự án đang lôi kéo khách bằng lãi suất và quà tặng

Chung cư thành hồ nước

Năm 2002 UBND TPHCM phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư 38ha tại phường Tân Thới Nhất (quận 12), quy mô xây dựng 761 lô đất và 2.944 căn hộ để phục vụ tái định cư cho các hộ dân tại chỗ và các hộ dân bị giải tỏa của TP. Theo dự kiến, sẽ hoàn thành một phần dự án vào năm 2006. Thế nhưng, qua 10 năm, trên khu đất đã giải tỏa rộng hàng chục hécta vẫn chỉ là bãi cỏ mọc um tùm.
Dự án ban đầu do Công ty Dịch vụ giao thông (thuộc Sở GTVT TPHCM) làm chủ đầu tư. Sau khi thi công nhiều hạng mục, dự án đã ngưng dở dang, gây lãng phí rất lớn. Để đẩy nhanh tiến độ, UBND TPHCM đã đồng ý cho tách 5,9ha trong dự án ra để đầu tư thực hiện trước một dự án riêng, sau đó mới thực hiện đầu tư tiếp trên diện tích còn lại.
Dù điều chỉnh như vậy nhưng đến nay, mặt bằng 5,9ha thuộc dự án tách ra, cũng chỉ mới xong 4 hạng mục. Còn toàn bộ khu tái định cư đã chuyển cho UBND quận 12 làm chủ đầu tư từ hơn 2 năm nay vẫn chưa thấy chuyển biến gì, mọi thứ vẫn còn y nguyên.
Dự án chung cư 12 tầng phục vụ tái định cư cho người dân địa phương có quy mô 3 block với gần 300 căn hộ, nhưng chỉ mới thi công được phần móng, sàn tầng hầm, rồi dừng thi công từ năm 2008 cho đến nay. Hơn 5 năm qua, dự án bị cỏ phủ um tùm, cả trăm trụ bê tông sắt nhô lên đã bị gỉ sắt. Tầng hầm chứa đầy nước chẳng khác hồ nuôi cá (ảnh), một số người dân xung quanh vào bên trong công trình che chòi ở tạm… 

Bị kiện vì có dấu hiệu lừa đảo, Sky Garden vẫn tiếp tục mở bán

Theo kế hoạch, ngày 24/8 tới, dự án tổ hợp thương mại, văn phòng căn hộ Sky Garden Towers (Dự án Sky Garden) sẽ tiếp tục mở bán với mức giá hơn 17,1 triệu đồng/m2 dù gặp phải những lình xình trước đó.

Ảnh công trường xây dựng tòa B, Sky Garden Towers vào cuối tháng 7/2013
Dự án Sky Garden - “Vườn treo trên không” được cấp giấy phép xây dựng từ tháng 12/2011, tọa lạc trên diện tích đất 7.000m2 do Công ty TNHH Định Công (Thành viên Vân Thái Group) làm chủ đầu tư (do 2 thành viên là Viện khoa công nghệ tàu thủy và CTCP Thép Vân Thái – Vinashin góp vốn, trong đó tỷ lệ góp vốn lần lượt là 45% và 55%).