Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Với 500 triệu mua nhà ở đâu?

Với số tiền 500 triệu, việc sở hữu một căn hộ hay ngôi nhà tại trung tâm TP.HCM là việc hoàn toàn không thể. Nếu có chăng cũng chỉ là những ngôi nhà rất nhỏ, nhà cấp 4 cũ và không được phép xây lại. Số tiền 500 triệu hạn hẹp khiến cho việc mua nhà của một bộ phận dân có thu nhập thấp hiện nay càng ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc mua nhà không phải là không thể.
Các khu vực thuộc TP.HCM có thể đáp ứng được số tiền 500 triệu thường tập trung ở khu vực vùng ven như: quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi hay Cần Giờ.
Tại khu vực quận Bình Tân, chỉ với 440 triệu bạn có thể sở hữu được một căn nhà cấp 4 với diện tích khoảng 56m2. Cơ sở hạ tầng của quận Bình Tân cũng đang phát triển khá nhanh với sự xuất hiện các tòa nhà cao tầng và các khu công nghiệp lớn như Tân Tạo và Vĩnh Lộc. Ngoài ra, một ưu điểm nữa nếu bạn chọn an cư tại quận Bình Tân, đó là đại lộ Đông Tây đã được hoàn thiện, hỗ trợ rất nhiều cho kinh tế Bình Tân phát triển một cách vượt bậc.
Đi về phía Bắc của TP.HCM hướng huyện Hóc Môn, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn với số tiền 500 triệu. Tuy đi xa trung tâm thành phố hơn 15km, nhưng ở Hóc Môn, bạn có thể tìm được cho mình những căn nhà vừa với khả năng tài chính đang có. Diện tích nhà ở nhỏ khoảng từ dưới 70m2 và phải chịu một bất lợi là sổ hồng chung.
Tuy nhiên, nếu đi thêm khoảng hơn 5km nữa đến địa phận huyện Củ Chi, việc mua nhà của bạn sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm được những căn nhà có diện tích khoảng 40m2 với sổ hồng riêng chính chủ.
Hoặc bạn có thể đi về Cần Giờ, nơi có nhiều khu du lịch sinh thái, môi trường khá trong lành. Tuy xa trung tâm nhưng Cần Giờ mang đến cho bạn chỗ định cư khá tốt với số tiền 500 triệu.
Một lựa chọn nữa, đó là một căn hộ trong khu tái định cư hoặc khu chung cư cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, bạn phải chịu khó lùng sục và lựa chọn chung cư có chất lượng xây dựng đảm bảo, mức độ an ninh cao, và giấy tờ pháp lý rõ ràng.
Chỉ với 500 triệu, khách hàng nên cân nhắc khi lựa chọn mua nhà

Với 500 triệu mua nhà ở đâu?

Với số tiền 500 triệu, việc sở hữu một căn hộ hay ngôi nhà tại trung tâm TP.HCM là việc hoàn toàn không thể. Nếu có chăng cũng chỉ là những ngôi nhà rất nhỏ, nhà cấp 4 cũ và không được phép xây lại. Số tiền 500 triệu hạn hẹp khiến cho việc mua nhà của một bộ phận dân có thu nhập thấp hiện nay càng ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc mua nhà không phải là không thể.
Các khu vực thuộc TP.HCM có thể đáp ứng được số tiền 500 triệu thường tập trung ở khu vực vùng ven như: quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi hay Cần Giờ.
Tại khu vực quận Bình Tân, chỉ với 440 triệu bạn có thể sở hữu được một căn nhà cấp 4 với diện tích khoảng 56m2. Cơ sở hạ tầng của quận Bình Tân cũng đang phát triển khá nhanh với sự xuất hiện các tòa nhà cao tầng và các khu công nghiệp lớn như Tân Tạo và Vĩnh Lộc. Ngoài ra, một ưu điểm nữa nếu bạn chọn an cư tại quận Bình Tân, đó là đại lộ Đông Tây đã được hoàn thiện, hỗ trợ rất nhiều cho kinh tế Bình Tân phát triển một cách vượt bậc.
Đi về phía Bắc của TP.HCM hướng huyện Hóc Môn, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn với số tiền 500 triệu. Tuy đi xa trung tâm thành phố hơn 15km, nhưng ở Hóc Môn, bạn có thể tìm được cho mình những căn nhà vừa với khả năng tài chính đang có. Diện tích nhà ở nhỏ khoảng từ dưới 70m2 và phải chịu một bất lợi là sổ hồng chung.
Tuy nhiên, nếu đi thêm khoảng hơn 5km nữa đến địa phận huyện Củ Chi, việc mua nhà của bạn sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm được những căn nhà có diện tích khoảng 40m2 với sổ hồng riêng chính chủ.
Hoặc bạn có thể đi về Cần Giờ, nơi có nhiều khu du lịch sinh thái, môi trường khá trong lành. Tuy xa trung tâm nhưng Cần Giờ mang đến cho bạn chỗ định cư khá tốt với số tiền 500 triệu.
Một lựa chọn nữa, đó là một căn hộ trong khu tái định cư hoặc khu chung cư cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, bạn phải chịu khó lùng sục và lựa chọn chung cư có chất lượng xây dựng đảm bảo, mức độ an ninh cao, và giấy tờ pháp lý rõ ràng.
Chỉ với 500 triệu, khách hàng nên cân nhắc khi lựa chọn mua nhà

Giá căn hộ Hà Nội không giảm như lời đồn

Giá căn hộ Hà Nội không giảm như lời đồn
 
25-10-2013 10:04:09
(ĐTCK) Theo một chủ đầu tư, nhiều nhà đầu cơ không thoát được hàng đã tung tin thất thiệt để gây khó khăn cho chủ đầu tư, nhằm đòi lại vốn đã góp.
 
    Thị trường căn hộ đang có những dấu hiệu khả quan hơn khi lượng căn hộ được giao dịch tại Hà Nội từ đầu năm đến nay tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo khảo sát của Savills Việt Nam thì giá bán so với cùng kỳ không những không giảm mà còn tăng lên.
      Trong quý III, tại thị trường Hà Nội, đã có 900 căn hộ giao dịch thành công

Sống giản dị trên “cõi tiên”

“Tui và mọi người ở đây xác định sẽ bám trụ lâu dài với mảnh đất, ráng một thời gian nữa sẽ khá lên thôi. Vả lại, ở ngay trên ngọn núi anh hùng, ai cũng rành lịch sử đấu tranh của quê hương hết, tự dặn mình phải sống thật vững vàng như cha anh đi trước” – Tôi nhớ như in câu nói của một người dân khu vực núi ô Tà Sóc (xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang), trong một chuyến công tác.


Thấm thoắt đã 2 năm trôi qua, tôi trở lại. Họ vẫn mặn nồng với quê hương như thế, vẫn bám núi mà sống!
Cái quán phục vụ khách nghèo vẫn còn… nghèo như trước, cũng chỉ tính tiền vài nghìn đồng một ly nước. Bến chuối (do thường xuyên tập kết chuối cho bạn hàng) có vẻ đìu hiu, vài vị khách nghỉ ngơi trên võng. Cô chủ quán giải thích ngắn gọn: “Bữa nay không có hàng”. Buổi trưa nắng, nghe tiếng gió rì rào trên những nhánh cây, tiếng suối róc rách phía xa xa, tôi cứ tưởng mình đi lạc tận cõi tiên.
Ánh mắt tôi chợt dừng lại ở con đường chạy dài lên núi. Anh Nguyễn Hữu Phước (40 tuổi, người dân địa phương) hồ hởi khoe: “Con đường 1.400m này do dân tụi tui làm vào năm 2012 đó, đẹp chứ? Tổng cộng 50 triệu đồng tiền vật tư, 1.000 ngày công lao động, thực hiện trong 2 tháng trời. Ai có tiền nhiều thì hùn nhiều, có ít hùn ít, không có thì ra công”.
 
Thấy tôi ngạc nhiên vì những con số, anh cười: “Con đường là tâm huyết của hai chục hộ dân ô Tà Sóc này, nhiều năm nay mới được thỏa ước nguyện. Để làm được, tụi tui phải cẩn thận tính toán kinh phí thực hiện, chú ý từng đoạn dốc, từng khúc cua sao cho giảm tối đa nguy hiểm đối với người chạy xe. Con đường làm xong, ai cũng mừng rơn. Nhờ nó, con nít hết thức dậy lội bộ xuống núi từ 5 giờ sáng để đi học. Người lớn không còn oằn vai gánh hàng chục kg hàng xuống núi nữa. Thấy chuyện làm đường hợp lý, nhiều chủ đất sẵn sàng chấp thuận cho con đường chạy ngang đất mình”.
 
Con đường đã thay đổi cuộc sống của họ theo hướng tích cực hơn. Anh Khiêm, một người dân địa phương khác nhẩm tính: “Lúc trước, gánh hàng là nỗi ám ảnh của mọi người xứ núi này. Sức đàn ông khỏe mạnh thì từ 7 giờ sáng tới 2 giờ chiều cũng chỉ gánh được 3 gánh, khoảng vài trăm kg. Với giá gánh thuê chỉ 500 đồng/kg, in dấu mồ hôi vài lượt trên núi cả ngày cũng chưa đủ ăn. Nhưng bây giờ khác lắm rồi nghe! Nhờ con đường, xe thồ hàng cứ gọi là bon bon lên xuống núi. Thời gian chở hàng mỗi đợt được rút ngắn lại, số lượng hàng chở tăng lên.
 
Mỗi ngày, chúng tôi có thể chở 20 chuyến bằng chiếc xe cà tàng, được 2-4 tấn hàng chứ ít gì. Thu nhập cũng được tăng lên đáng kể: 300.000 – 400.000/ngày/người. Nhưng thu nhập vẫn còn phụ thuộc vào việc bạn hàng có đến mua hay không, có hàng chở xuống bán hay không. Như hôm nay, chúng tôi nghỉ xả hơi vì ế hàng”.
 

Vụ đại gia Đại Nam tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương: Tỉnh thừa nhận thiếu sót

Bình Dương cho rằng, việc phải điều chỉnh quy hoạch cho Công ty Đại Nam chưa thực sự cần thiết nên sự việc kéo dài cho đến nay và thừa nhận những thiếu sót trong việc chậm trễ trả lời doanh nghiệp.

Sáng 24.10, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức một cuộc họp với một số tờ báo chung quanh sự kiện ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, không cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái với pháp luật... tại Khu công nghiệp Sóng Thần 3 mà ông Lê Uy Dũng, chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3 nêu trong đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Về trách nhiệm đối với việc "ngâm" đề nghị phê duyệt của công ty Đại Nam trong nhiều năm, đại diện Sở Xây dựng Bình Dương đã thừa nhận những thiếu sót trong việc chậm trễ trả lời doanh nghiệp. Bởi từ năm 2010, Công ty Đại Nam xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, nhưng phía Sở Xây dựng và UBND tỉnh Bình Dương chưa trả lời cụ thể bằng văn bản cho Công ty Đại Nam. 
Trước đó, sáng 23/10, PV Infonet đã liên lạc với ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhân vật chính trong lá đơn của ông Huỳnh Uy Dũng gửi lên Thủ tướng, Tổng Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Chủ tịch tỉnh Bình Dương cho biết, hiện Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đang trong kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội, có thể cũng sẽ làm việc với Thanh tra Chính phủ, nên hiện thời ông chưa thể tiếp, trả lời thông tin cho báo chí. Khi chúng tôi đặt vấn đề UBND tỉnh Bình Dương nên tổ chức họp báo, Chủ tịch tỉnh Bình Dương cũng cho rằng hiện Bí thư tỉnh đang ở Hà Nội, chưa có chỉ đạo nào khác nên cũng chưa họp báo ngay được.

Báo Dân Việt gọi đây là cuộc găp gỡ một số báo chí của UBND tỉnh Bình Dương ngày 24/10 là cuộc họp "bất thường" vì trước đó vào ngày 21.10, PV Dân Việt và một đồng nghiệp ở báo Lao Động đã trực tiếp đến gặp ông Võ Văn Lượng - Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bình Dương - đăng ký làm việc với UBND tỉnh Bình Dương nhằm làm rõ những vấn đề xung quanh sự kiện ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. Ông Võ Văn Lượng hứa sẽ thông tin cho 2 phóng viên biết. Tuy nhiên, tại cuộc họp này, tỉnh đã gặp gỡ một số báo để "thông tin sơ bộ" sự việc nhưng lại không thông báo cho 2 phóng viên. 

Phép vua và lệ làng

Ngày xửa ngày xưa, vào năm 1988 của thế kỷ XX, 12 hộ dân tổ 28 phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai ở cạnh một cái ao. Phường đã cho lấp ao (có lẽ để xóa ao tù nước đọng trong thành phố). Cái ao thành bãi đất 1.500m2, một không gian thoáng giữa khu dân cư, cuộc sống dễ thở hơn thời “bùn lầy nước đọng”.
Đó là chuyện cũ. Vào năm thứ 13, thế kỷ XXI, tức là năm nay, vừa mới đây phường phân lô ô đất thoáng bán nền gây công quỹ. Đất công “của phường” thì phường bán, dân chỉ có quyền ngắm nhìn một khu dân cư mới sắp mọc lên trước mặt. Nhưng ngắm mà dễ à? Phường cho xây tường chắn khu phân lô lại. Cũng có sao đâu, không muốn ai ngắm thì ai ai cũng chả cần ngắm nữa.

Chết nỗi, xưa nay dân vẫn đi qua “bờ ao” để vào nhà, thế kỷ trước ao lấp đi thì đường vào nhà càng dễ đi hơn, thoáng hơn. Thế kỷ này xây tường theo bản đồ ao từ thời nảo thời nao thì dân làm gì còn ngõ. Chết nỗi, phường nói trong quy hoạch mới không có để đường đi cho dân. Đã là quy hoạch trên duyệt rồi thì dân thua, vì dân là lịch sử, còn quy hoạch là hiện tại. Lịch sử ơi! Đi lối nào để ra chợ mua rau bây giờ!

Phép vua và lệ làng

Ngày xửa ngày xưa, vào năm 1988 của thế kỷ XX, 12 hộ dân tổ 28 phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai ở cạnh một cái ao. Phường đã cho lấp ao (có lẽ để xóa ao tù nước đọng trong thành phố). Cái ao thành bãi đất 1.500m2, một không gian thoáng giữa khu dân cư, cuộc sống dễ thở hơn thời “bùn lầy nước đọng”.
Đó là chuyện cũ. Vào năm thứ 13, thế kỷ XXI, tức là năm nay, vừa mới đây phường phân lô ô đất thoáng bán nền gây công quỹ. Đất công “của phường” thì phường bán, dân chỉ có quyền ngắm nhìn một khu dân cư mới sắp mọc lên trước mặt. Nhưng ngắm mà dễ à? Phường cho xây tường chắn khu phân lô lại. Cũng có sao đâu, không muốn ai ngắm thì ai ai cũng chả cần ngắm nữa.

Chết nỗi, xưa nay dân vẫn đi qua “bờ ao” để vào nhà, thế kỷ trước ao lấp đi thì đường vào nhà càng dễ đi hơn, thoáng hơn. Thế kỷ này xây tường theo bản đồ ao từ thời nảo thời nao thì dân làm gì còn ngõ. Chết nỗi, phường nói trong quy hoạch mới không có để đường đi cho dân. Đã là quy hoạch trên duyệt rồi thì dân thua, vì dân là lịch sử, còn quy hoạch là hiện tại. Lịch sử ơi! Đi lối nào để ra chợ mua rau bây giờ!

2 dự án đường sắt đô thị lúng túng vì thiếu quy chuẩn

VOV.VN -Kiến nghị Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng ban hành đẩy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị

Theo báo của Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, 2 công trình trọng điểm của TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015 được UBND TP Hà Nội giao BQL ĐSĐT làm chủ đầu tư là dự án: Tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội), vốn đầu tư là 32.901 tỷ đồng và Tuyến đường sắt đô thị số 2, (đoạn Nam Thăng Thăng Long- Trần Hưng Đạo), vốn phê duyệt ban đầu là 19.555 tỷ đồng, sau đó xin điều chỉnh 51.750,158 tỷ đồng.
2 dự án được bố trí kế hoạch vốn năm 2013 là 289 tỷ đồng. Đến quý III  năm nay đã đạt giá trị giải ngân là 213,238 tỷ đồng (đạt 74% kế hoạch vốn giao). Thời gian hoàn thành sau năm 2015.
Theo ông Nguyễn Quang Mạnh- Trưởng BQL Đường sắt đô thị, đến hết Quý III các dự án thực hiện đúng tiến độ. Các dự án đã triển khai như sau: Tuyến ĐSĐT số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) đang thi công 3 gói thầu xây lắp, 2 gói thầu tư vấn độc lập đang thương thảo hợp đồng; Tuyến ĐSĐT số 2 (đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo), các gói thầu CPA 001, CPA002, CPA003 và CPA 005) hiện đang được bên tư vấn đánh giá hồ sơ dự tuyển.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Ông Dũng 'lò vôi' tố cáo Chủ tịch tỉnh: Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nói gì?

 - Trưa 23.10, phóng viên đã liên lạc được với ông Mai Thế Trung – Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương.


Khi phóng viên hỏi vì sao suốt 7 năm, tỉnh Bình Dương không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 KCN Sóng Thần 3, dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà các cơ quan đề ra, ông Mai Thế Trung nói:

“Bây giờ trả lời cái gì? Cái chuyện các anh nghe một chiều rồi các anh đi hỏi như thế thì làm cái gì? Tôi sẽ làm việc và sẽ đề nghị Thanh tra cùng làm việc và sẽ có công bố chính thức kết luận...! Trước mắt tôi chưa có ý kiến gì đâu. Nhưng cái này là Thường vụ (Tỉnh ủy Bình Dương – PV) có chủ trương chứ không phải là tùy tiện ai đâu. Tại sao chỉ nói có quy hoạch? Còn việc tùy tiện phân lô bán nền và một loạt cái việc (của chủ đầu tư – PV) thì sao không ai đề cập?”.

Khu đất tại KCN Sóng Thần 3 mà chủ đầu tư dự định xây hàng chục ngàn chỗ ở cho công nhân, tuy nhiên suốt 7 năm qua chưa thể triển khai chỉ vì chưa có quy hoạch chi tiết 1/500. 

Nhiều dự án bị tố ăn gian diện tích căn hộ

TP - Nhiều hộ dân mua nhà tại khu căn hộ Keangnam hốt hoảng vì sau khi mua nhà đột nhiên phát hiện căn hộ của mình thiếu hàng chục m2 so với cách tính chuẩn của Bộ Xây dựng. Tại dự án Đại Thanh, người dân cũng tá hỏa về chuyện thiếu diện tích căn hộ...
Hộp kỹ thuật nhô ra hành lang tại khu căn hộ Keangnam. Ảnh: Hà Anh
Hộp kỹ thuật nhô ra hành lang tại khu căn hộ Keangnam. Ảnh: Hà Anh.

Lựa chọn căn hộ chung cư: Chất lượng sống là hàng đầu

Bên cạnh những băn khoăn về tính pháp lý, độ an toàn của dòng tiền góp vốn cho dự án, hay thời gian sở hữu chung cư (được nêu trong Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi), người mua nhà phải cân nhắc những yếu tố tạo nên chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Nếu chọn căn hộ ở tầng thấp (từ tầng 1 đến tầng 5), chủ sở hữu có khả năng phải hứng chịu tiếng ồn, khí thải đô thị trừ khi… đóng cửa sổ cả ngày. Nếu chọn quá cao, việc ra vào nơi sinh sống sẽ bất tiện do không phải chung cư nào cũng có hệ thống thang máy, điện dự phòng tốt nhất.
Tầng cao... giá cao
Mặc dù thị trường BĐS căn hộ chung cư đã phát triển rất mạnh trong vài năm qua, nhưng vẫn chưa có tiêu chuẩn quy định từ tầng bao nhiêu thì được coi là cao. Xét riêng ở địa bàn Hà Nội, độ cao chung cư cũng rất đa dạng. Những chung cư xen lẫn trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm (quận Hoàn Kiếm, Ba Đình), cơ bản có độ cao dao động 15-20 tầng.
Mở rộng ra quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Hoàng Mai, huyện Từ Liêm chung cư xuất hiện nhiều hơn với dạng chung cư cao cấp (như KeangNam Landmark, cao ngót 80 tầng, GoldenWestlake, Royal City…), xen lẫn loại trung cấp như The Manor, SkyCity, TimesCity, Sakura, Hapulico, Tây Hà Tower, Bắc Hà, Geleximco và chung cư mini do nhiều tư nhân hộ gia đình tự xây để bán, cho thuê, có độ cao công trình phổ biến từ 9 tầng tới 30 tầng.
Kể từ khi xuất hiện trên thị trường, các sản phẩm nhà chung cư thương mại, nhà ở giá rẻ hay cao cấp đều có quy tắc "bất thành văn": căn hộ ở tầng càng cao, giá sẽ càng cao so với những căn thấp trong một tòa nhà (giá dịch vụ vẫn ngang nhau). Đồng thời, theo kinh nghiệm sinh sống lâu năm trong các tòa chung cư của nhiều người, từ tầng 12 trở lên được coi là cao, từ tầng 7-11 là trung bình, tầng 3 - 6 là thấp (các tổ hợp chung cư xen lẫn văn phòng, trung tâm thương mại có tầng hầm để xe, tầng 1-3 dành cho dịch vụ).

Cuối năm 2013 giải phóng xong mặt bằng tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Đây là đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi.


Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Khôi nhắc nhở Ban QLDA đường sắt đã chỉ đạo đơn vị tư vấn thực hiện gói thầu các ga trên cao chậm dù đã ký hợp đồng được 14 tháng.

Phó Chủ tịch cũng yêu cầu: Đến tháng 12/2013 phải hoàn thành việc di chuyển các công trình trong mặt bằng. Hồ sơ của nhà thầu gửi Ban QLDA đường sắt để gửi Sở GTVT với 4 ga (trừ ga số 2), phải gửi cho Sở GTVT để cấp phép thi công; Giải quyết tạm ứng cho nhà thầu thi công, cho tư vấn theo đúng quy định hợp đồng, không để cho các đơn vị này kêu ca. 

Sở Giao thông vận tải kiểm tra hiện trường, hồ sơ, biện pháp thi công và tổ chức cấp phép theo quy định. Nhà thầu sớm hoàn thiện hồ sơ (chậm nhất 30/10/2013 phải xong), gửi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và Sở Giao thông vận tải cấp phép; tăng cường nhân lực, vật lực, tổ chức thi công vào.

Hiện tại khu vực ga số 2 đã lắp đặt hàng rào tạm, đã được các cơ quan chức năng cấp điện, nước tạm. Tuy nhiên, hiện các công trình ngầm chưa được kiểm tra, các thỏa thuận đền bù cho người dân khi thu hồi đất chưa được hoàn thành. Nhà thầu thi công cũng dự kiến tiến độ thi công với các ga 1,3,4,5 vào cuối năm 2013; với các ga 6,7,8 sẽ thực hiện vào đầu năm 2014. Ngoài ra, nhà thầu cũng đề xuất được phê duyệt kế hoạch giao thông nhiều ga cùng một thời điểm.

Chung cư đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Quảng Ninh đi vào hoạt động

(DĐDN) - Ngày 27/10 tới, dự án Green Bay Towers do CTCP Đầu tư phát triển Syrena Việt Nam làm chủ đầu tư sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây là dự án chung cư đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Quảng Ninh.



Phối cảnh dự án

Chung cư Green Bay chính thức hoạt động từ 27/10

Chung cư Green Bay chính thức hoạt động từ 27/10

Ngày 27.10 tới, dự án chung cư Green Bay của CTCP đầu tư phát triển Syrena Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây là dự án chung cư đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Quảng Ninh.


Với tổng diện tích đất hơn 35.000m2 bao gồm 6 tòa, trong đó có 4 tòa nhà 17 tầng và 2 tòa nhà 24 tầng, chung cư . Đây là dự án chung cư đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Quảng Ninh, được thiết kế hiện đại và thân thiện với môi trường, cung cấp các dịch vụ hoàn hảo cho cư dân với hệ thống bể bơi, phòng tập gym, khu sinh hoạt cộng đồng, tầng hầm đỗ xe, an ninh 24/7... Các dịch vụ tiện ích này cũng được hoàn thiện đồng bộ trong dịp khánh thành nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các gia đình.
Chung cư Green Bay chính thức hoạt động từ 27/10
Chung cư Green Bay được khởi công xây dựng từ tháng 2.2012, chỉ sau 19 tháng thi công 2 tòa nhà 17T1 và 17T2 đã đi vào hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng. Dự án cung cấp 472 căn hộ có diện tích từ 63 - 90m2 và 20 căn hộ penthouse sang trọng. Tới thời điểm này, chung cư Green Bay đã tiến hành bàn giao chìa khóa nhà cho hơn 200 khách hàng, những cư dân đầu tiên đã chuyển đến và sinh sống tại đây.
Ông Phạm Hồng Hải - Giám đốc Phát triển dự án của Syrena Việt Nam cho biết: Chung cư Green Bay đi vào hoạt động sớm hơn so với tiến độ đề ra 3 tháng. Phí dịch vụ của chung cư được áp dụng theo mức quy định tối thiểu của Nhà nước là 4.000 đồng/m2.

"Đột nhập" bên trong dự án Văn Phú – Victoria sắp hoàn thiện

Hiện dự án đã hoàn thành xong kết cấu phần thô, đang tiến hành lắp đặt hệ thống điện, nước, hoàn thành căn hộ.



Tổ hợp dự án chung cư Văn Phú - Victoria (Hà Đông, Hà Nội) là tổ hợp chung cư cao tầng hiện đại gồm 8 tòa tháp thuộc các khối công trình CT9, CT7, CT6 do công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest là chủ đầu tư.
Dự án này có vị trí nằm tại trung tâm quận Hà Đông, trong khu đô thị Văn Phú. Đến nay khu vực này về cơ bản đã hoàn thiện các hạ tầng kỹ thuật, xã hội khá đồng bộ, và hiện tại, là trung tâm hành chính của quận Hà Đông. Vì vậy, các dịch vụ về vui chơi, thương mại, giải trí cũng đã sẵn có, các hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, cũng đã được đưa vào sử dụng.

Khối chung cư CT9 đang được xây dựng gồm 3 tòa tháp cao 39 tầng với diện tích đất 15.045 m2, diện tích sàn 209.877m2. Dự án chính thức khởi công năm 2010 theo cam kết chủ đầu tư sẽ hoàn thành và bàn giao nhà cho khách hàng vào tháng 8/2014.
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế dự án đang triển khai hoàn thiện dự án mà chúng tôi ghi nhận được tại công trường.

Ôm hận vì kiểu 'treo đầu dê bán thịt chó' của chủ đầu tư

Hàng loạt sai phạm của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia Liên quan đến những sai phạm của chủ đầu tư này, nhiều khách hàng bức xúc vì hợp đồng một đường, chất lượng một nẻo.


Khi bàn giao căn hộ cho khách hàng, phía công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia một mặt chậm tiến độ bàn giao, mặt khác chất lượng căn hộ không như trong hợp đồng nên nhiều khách hàng bức xúc không nhận. Để lấp liếm vấn đề, phía công ty đổ lỗi cho những bên được thuê, lẫn những mặt khách quan chẳng liên quan gì đến trách nhiệm của khách hàng.
Chất lượng không theo hợp đồng
Nhiều khách hàng đã gửi đơn thư tố cáo những sai phạm của công ty cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Khang Gia (103 Sư Vạn Hạnh (nối dài), P.12, Q.10. TP.HCM). Đa phần những người phản ánh là những khách hàng mua căn hộ của công ty Khang Gia thuộc dự án cụm cao ốc Khang Gia trên đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Theo một số nạn nhân phản ánh thì cụm cao ốc trên của công ty Khang Gia có ba khối với hơn 1000 căn hộ. Trong đó khối 3 là khối tái định cư đã ở cách đây mấy năm, khối 2 khoảng gần 400 căn hộ là khối đã bán hàng và đang trong thời gian bàn giao nhà, còn khối 1 là khối mới xây xong phần thô và đang trong thời gian bán hàng.
Những khách hàng đã ký hợp đồng mua căn hộ với công ty Khang Gia thuộc khối 2 của cụm cao ốc trên rất bức xúc vì kiểu hợp đồng một đường chất lượng một nẻo. Theo anh Đ.A.B. (là khách hàng mua căn hộ khối 2 dự án Khang Gia Gò Vấp năm 2010): "Trước tiên, tôi khẳng định biên bản bàn giao căn hộ của Khang Gia không theo quy định của Bộ Xây dựng. Trong đó tất cả các số liệu kiểm định về diện tích căn hộ, thiết bị nội thất... không có trong biên bản bàn giao".

Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công các ga trên cao

KTĐT - Ngày 23/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã có buổi làm việc với Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội để kiểm tra việc chuẩn bị thi công các nhà ga trên cao thuộc Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tại khu vực ga số 2 đã triển khai quây hàng rào tạm, cấp điện, nước tạm nhưng các công trình ngầm vẫn chưa thể di chuyển do chưa thỏa thuận đền bù xong với  những trường hợp trong diện GPMB. Còn lại các ga 1,3,4,5 sẽ triển khai thi công vào cuối năm 2013, riêng các ga 6,7,8 sẽ thực hiện vào đầu năm 2014...

Sau khi nghe ý kiến của các ngành liên quan, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như giám sát, chỉ đạo các nhà thầu, tư vấn thi công các nhà ga trên cao và các gói thầu của dự án phải đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời yêu cầu, cuối tháng 12 phải hoàn thành việc di chuyển các công trình trong mặt bằng. Khẩn trương gửi hồ sơ về các ga số 1, 3, 4, 5 về Sở GTVT để sở sớm cấp phép thi công; Giải quyết tạm ứng cho nhà thầu thi công, tư vấn theo đúng quy định hợp đồng…


 

Địa ốc Bình Dương lên ngôi nhờ dự án FDI

(baodautu.vn) Tại Bình Dương vừa có một sự kiện bất động sản khá “nóng”, đó là việc ký kết triển khai Dự án Khu đô thị thương mại IJC@ VSIP giữa Công ty Becamex IJC, Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp VSIP (Công ty VSIP) và Tổng công ty Tấc Đất Tấc Vàng. Đã có gần 1.000 khách hàng đến dự, tìm hiểu dự án, vượt xa so với dự kiến của nhà đầu tư.

>>> Biomin có thêm nhà máy tại Bình Dương
>
>> Thông cầu Sài Gòn, địa ốc khu Đông đắt khách
Mức giá bán từ 3 đến 3,5 triệu đồng/m2 tại dự án này được xem là khá hấp dẫn người mua, bởi Dự án nằm ở trung tâm của Thành phố mới Bình Dương.
Dự án IJC@ VSIP có quy mô 128 ha, là khu đô thị thương mại, dịch vụ đẳng cấp mang phong cách Singapore nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của hơn 4.000 chuyên gia, 10.000 nhân viên văn phòng và 39.000 lao động đang sống và làm việc tại VSIP II và khu vực lân cận.
Đại diện chủ đầu tư cho rằng, việc Thành phố mới Bình Dương đang thay đổi nhanh và đột phá phát triển cơ sở hạ tầng với các công trình phục vụ cộng đồng đã đi vào hoạt động, cùng với trung tâm chính trị - hành chính tập trung của tỉnh Bình Dương đang định hình đang tạo sức hút lớn đối với bất động sản tại Thành phố mới Bình Dương.

Băn khoăn “sở hữu chung cư 70 năm”

Theo dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (lần 4, tháng 9/2013) của Bộ Xây dựng, có một điểm mới gây tranh cãi: thời hạn sở hữu chung cư có thể bị giới hạn ở mức 70 năm.

Không phù hợp tâm lý

Thực chất, sở hữu chung cư trong 70 năm chỉ là một dạng “thuê nhà dài hạn”. Trong khi đó, hình thức thuê nhà hiện không phải là điều mà đại đa số người dân Việt Nam mong muốn. Bởi với mức thu nhập như hiện nay thì đại đa số người dân phải dành dụm cả đời mới đủ tiền mua một căn nhà. Căn nhà đó vừa là nơi để ở nhưng đồng thời cũng là của để dành cho con cháu về sau. Người Việt khó chấp nhận việc sống trong một căn nhà, rồi sau 70 năm phải trả lại cho nhà nước.

Khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội xuống cấp sau nhiều năm sử dụng. Tuấn Anh - TTXVN

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

80.300 căn hộ chung cư tại Hà Nội chưa có “sổ đỏ”

Trong số hơn 112 nghìn căn hộ đã xây xong và bàn giao cho khách hàng tại Hà Nội, mới có được 31.800 giấy chứng nhận...


80.300 căn hộ chung cư tại Hà Nội chưa có “sổ đỏ”


















Hà Nội hiện có 223 dự án bất động sản với khoảng hơn 216 nghìn căn hộ chung cư cao, thấp tầng.
UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận nhà đất trên địa bàn cùng với một số kiến nghị để đẩy nhanh tiến độ của lĩnh vực này.
Theo đó, tính đến hết tháng 9/2013, toàn thành phố mới chỉ cấp được 41.441 giấy chứng nhận/86.420 giấy theo chỉ tiêu của cả năm nay, chiếm 48%.

Ông Dũng "lò vôi" tố cáo Chủ tịch Bình Dương: Cơ quan chức năng, người góp vốn nói gì?

 - Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại của ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhưng không thể liên lạc được...


Hôm qua (22.10), rất đông người tham gia góp vốn đã bày tỏ bức xúc trước thông tin UBND tỉnh Bình Dương đã “giam” không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho Khu công nghiệp Sóng Thần 3 trong suốt 7 năm dài.

Cần sớm làm rõ đúng- sai 

Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại của ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, nhưng không thể liên lạc được. Đăng ký làm việc với UBND tỉnh Bình Dương, chúng tôi chỉ tiếp xúc được với ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. 

Ông Trần Thanh Liêm cho biết chỉ mới về làm phó chủ tịch 3 năm nay và chưa hề nghe, không biết vụ việc liên quan đến quy hoạch chi tiết tại Khu Công nghiệp (KCN) Sóng Thần 3. 

“Trong các cuộc họp của thường trực UBND tỉnh, tôi cũng không nghe các anh em trong văn phòng UBND tỉnh báo cáo về sự việc. Vấn đề này, chỉ có anh Chín (tức ông Lê Thanh Cung– PV) mới nắm và trả lời được” – ông Trần Thanh Liêm nói. 

Chị Huỳnh Hạo Châu góp vốn mua lô đất để xây nhà ở nhưng chờ đợi 7 năm chưa được cấp sổ đỏ!
Chị Huỳnh Hạo Châu góp vốn mua lô đất để xây nhà ở nhưng chờ đợi 7 năm chưa được cấp sổ đỏ!

Những vận đen của chủ tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam

(Soha.vn) - Từ những ngày bắt đầu xây dựng đến nay, tại quần thể nhà cao tầng Keangnam đã xảy ra rất nhiều sự cố, gây ra những lo lắng, bức xúc cho cư dân đang sinh sống ở đây.

Liên tiếp có tai nạn chết người
Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại tòa nhà cao nhất Việt Nam này đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết và ít nhất 3 người bị thương. Đây là một con số khiến dư luận không khỏi bức xúc.
Một trong những tai nạn thương tâm tại tòa nhà này là vào chiều 22/2/2010 một cán bộ kỹ thuật trên công trường Keangnam đã bị cốt pha đổ đè vào người. Người bị nạn là cán bộ kỹ thuật của một đơn vị nhà thầu xây dựng công trình. Khi đang đi kiểm tra cốt pha, trên người không mang theo dây bảo hiểm, anh đã bị cốt pha đổ vào người. Sau khi vụ việc xảy ra, nạn nhân đã được đưa cấp cứu tại Bệnh viện E và Bệnh viện Việt Đức nhưng đã qua đời sau đó ít giờ.
Vụ tai nạn chết người thứ hai xảy ra trong tháng 2/2010. Đầu tháng này, vào ngày 3/2/2010, anh Lê Đức Thắng (sinh năm 1974, Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định) cũng bị ống thép văng trúng người dẫn đến tử vong.

Trung Quốc: Bong bóng bất động sản do quan có nhiều "bồ nhí"



Nuôi bồ nhí được xem là một chuyện quen của các doanh nhân thành đạt và quan chức Chính phủ Trung Quốc bị phát hiện tham nhũng.

Vấn đề này đang ngày càng lộ rõ trong những năm gần đây, khi hàng loạt lãnh đạo bị cáo buộc tham nhũng. Những báo cáo cho thấy, nhiều khoản tiền lớn đã bị rút ruột để các đại gia vung tiền sắm sửa cho bồ nhí.
Những cặp đôi này đã đóng góp một phần không nhỏ cho việc tăng giá bất động sản tại những thành phố lớn nhất Trung Quốc. Những cô bồ trẻ xuất thân từ vùng nông thôn, thường vòi vĩnh các quý ông mua cho mình một căn hộ trên thành phố, thông thường là gần nhà hoặc chỗ làm việc của người tình.
Rất khó để tính xem có bao nhiêu căn hộ tại Trung Quốc được mua cho bồ nhí. Tuy nhiên, một báo cáo của chính phủ Trung Quốc năm 2007 cho thấy, khoảng 90% những quan chức cao cấp dính vào nghi án tham nhũng đều có người tình.

Phát hiện nhiều di vật ở hố khai quật Ô Chợ Dừa-Đàn Xã Tắc

 Kết quả khai quật lần này góp phần hiểu sâu hơn cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long xưa.

Sáng 22/10, Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức đánh giá và báo cáo kết quả tiến hành thám sát khảo cổ ở nút giao thông Ô Chợ Dừa, Hà Nội. Sau hơn 2 tháng tiến hành khai quật tại các hố thám sát, kết quả cho thấy việc xây dựng cầu vượt Ô Chợ Dừa theo hướng đông tây (phía đường Nguyễn Lương Bằng), lệch về phía nam, đồng thời xây dựng thêm nhánh rẽ từ Khâm Thiên là hợp lý.
Trong hơn 2 tháng tiến hành thám sát khảo cổ ở nút giao thông Ô Chợ Dừa, Viện Khảo cổ học đã tiến hành mở 4 khu vực thám sát khảo cổ ở 4 vị trí. Tổng diện tích thám sát là 80m2 (mỗi hố diện tích 20m2). Tại các hố khai quật đã phát hiện một số di tích khảo cổ vết tích bếp đun nấu, nền đất đắp… nhưng không phải là những di tích tiêu biểu kiểu kiến trúc gạch, đá. Di vật thu được cũng không nhiều, đa số là mảnh vỡ gạch, ngói, sành, sứ…
Hố thám sát 1 nằm ở đầu đường Khâm Thiên đi vào Ô Chợ Dừa

Kiến nghị điều tiết quỹ nhà, đất nhà ở xã hội đối với dự án dưới 10ha

(SGGP).- Báo cáo với Ủy ban Kinh tế Quốc hội về tình hình thực hiện nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TPHCM, UBND TPHCM cho biết, hiện nay quỹ nhà, đất nhà ở xã hội trên địa bàn TP vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng về nhu cầu nhà ở đối với đối tượng cán bộ công chức, người thu nhập thấp. Từ đó, TP kiến nghị mở rộng quy định đối với chủ đầu tư các dự án dưới 10ha, yêu cầu các chủ đầu tư này có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính tương ứng với 10% diện tích đất hoặc 20% diện tích căn hộ của dự án.
Theo quy định hiện hành, chỉ có các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới có quy mô 10ha trở lên mới bị điều tiết 20% quỹ đất ở (đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật) để xây dựng nhà ở xã hội. TP cho rằng, điều này sẽ tạo ra sự không công bằng giữa các DN, bên cạnh đó nhiều DN né tránh nghĩa vụ này nên chỉ thực hiện các dự án dưới 10ha. Ngoài ra, để tạo thanh khoản, giải phóng hàng tồn kho bất động sản, TP cũng kiến nghị miễn 100% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập DN cho hoạt động đầu tư NƠXH, đầu tư xây dựng NƠXH, chuyển nhà ở thương mại thành NƠXH.

Khởi công Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn

(Chinhphu.vn) – Sáng nay (23/10), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự Lễ khởi công Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước.
Công trình khi hoàn thành sẽ cùng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đảm bảo cung cấp 2/3 nhu cầu sản phẩm hóa dầu trong nước, đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD; công suất 10 triệu tấn/năm (200.000 thùng/ngày). Mặt bằng nhà máy được xây dựng trên diện tích 400ha trên bờ đã được GPMB và san lấp hoàn thiện.
Đây sẽ là một khu phức hợp lọc hóa dầu với công nghệ hiện đại và là dự án được xếp loại đặc biệt về khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam.
Với địa phương, Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa. 

Khách hàng ‘phong tỏa’ thang máy trụ sở chủ đầu tư

Sáng 22.10, khá đông khách hàng mua căn hộ Mỹ Phú, quận 7 (TP.HCM) kéo đến “vây hãm” cao ốc Petroland Tower ở số 12 Tân Trào, quận 7, đòi chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) phải thực hiện đúng cam kết giao nhà sau nhiều lần thất hứa.


 Khách hàng ‘phong tỏa’ thang máy trụ sở chủ đầu tư
Hệ thống thang máy đã bị khách mua nhà "phong tỏa" - Ảnh: Trung Hiếu
Ông Vũ Khắc Hảo, đại diện khách hàng mua nhà cho hay sau nhiều lần dự án trì trệ vì thiếu vốn, ngày 25.9 mới đây, đại diện khách hàng và chủ đầu tư đã có buổi họp đưa ra phương án kêu gọi ngân hàng tham gia để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

"Phán quyết” cuối cùng về vụ khách sạn trong công viên

UBND thành phố Hà Nội cùng các sở ngành đã phải "đau đầu" với quyết định dừng dự án khách sạn SAS từ 4 năm trước...

Chỉ vì địa điểm xây dựng, dự án khách sạn SAS đã trở thành một trong
 những dự án tai tiếng nhất Hà Nội trong suốt 4 năm qua.



n
UBND thành phố Hà Nội vừa có chỉ đạo liên quan đến thực hiện phương án giải quyết việc dừng dự án khách sạn SAS tại 295 Lê Duẩn.

Trong công văn gửi các Sở Tài chính, Quy hoạch kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường cùng Công ty SIH Investment Limited và các đối tác ngày 16/10, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, cho biết ngày 10/7 vừa qua, Thường trực Thành uỷ Hà Nội có kết luận về phương án giải quyết việc dừng dự án khách sạn SAS Hanoi Royal Hotel (sau này có tên là Novotel Hanoi on the Park).

Dùng chung cư làm nhà hàng, quán bar sẽ bị phạt đến 60 triệu

Dùng chung cư làm nhà hàng, quán bar sẽ bị phạt đến 60 triệu
Ngoài số tiền phạt, các tổ chức cá nhân đều phải khôi phục lại tình trạng

 ban đầu đối với các sai phạm.


Cá nhân, tổ chức nếu sử dụng căn hộ chung cư để làm nhà hàng, kinh doanh karaoke, quán bar, sửa chữa xe máy...sẽ bị phạt tiền lên tới 60 triệu đồng.

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, vừa được Thủ tướng ký ban hành.

Thị trường biệt thự: Hà Nội vẫn ế, Tp.HCM ấm dần

Thị trường biệt thự: Hà Nội vẫn ế, Tp.HCM ấm dần
Khách hàng, nhà đầu tư tại Tp.HCM đang có xu hướng mua đất và tự xây dựng biệt thự, 
nhà liền kề nhằm tiết giảm chi phí.

Trong khi thị trường biệt thự, liền kề tại Hà Nội vẫn chưa có nhiều cải thiện thì tại Tp.HCM thanh khoản ở phân khúc này đã có những con số ấn tượng.

Báo cáo khảo sát thị trường bất động sản hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Tp.HCM quý 3/2013 của Công ty Savills Việt Nam công bố ngày 9/10, cho thấy, tại thị trường Hà Nội, tổng số biệt thự, liền kề gồm 42.300 căn từ 125 dự án. Trong đó, khoảng 30.300 căn nhà gồm 17.300 nhà liền kề và 13.000 biệt thự đến từ 101 dự án đã chào bán.