Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Khủng hoảng tại Dự án B5 Cầu Diễn: Kết cục “soạn sẵn”

Liên quan đến Dự án Chung cư B5 Cầu Diễn, ngoài việc ông Nguyễn Văn Tuẫn, nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội, một trong hai đơn vị liên danh đầu tư Dự án, bị khởi tố, bắt tạm giam, còn rất nhiều sai phạm khác.
Vô tư phân phát đất công
Cụ thể, theo Kết luận thanh tra số 201/KLTT - STNMT - TTra ngày 13/3/2009 do ông Đinh Trọng Sơn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội ký, khu đất thực hiện Dự án Chung cư B5 Cầu Diễn trước đây do Công ty Thức ăn gia súc Hà Nội quản lý.
Không chỉ sai phạm trong phân phát đất công, Dự án Chung cư B5 Cầu Diễn còn sử dụng vốn huy động sai mục đích
Ngày 5/2/1990, Giám đốc Sở Nông - Lâm nghiệp Hà Nội có Quyết định 42/TV - NLN, chuyển giao khu đất sản xuất B5 của Công ty Thức ăn gia súc Hà Nội cho Công ty Xuất nhập khẩu nông lâm nghiệp (nay là Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội).
Ngày 20/6/1996, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội đã lập Tờ khai sử dụng đất số 007, thể hiện tổng diện tích đang quản lý, sử dụng là 28.827 m2; trong đó, diện tích sử dụng vào mục đích chính là 24.482 m2, diện tích khu tập thể là 4.345 m2.
Trên cơ sở số liệu diện tích đất kê khai nêu trên, ngày 22/11/1999, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội) đã ký Hợp đồng thuê đất với Sở Địa chính Nhà đất Hà Nội (Hợp đồng 462-245-NĐ-HĐTĐ) với thời hạn 10 năm tính từ ngày 1/1/1996. Đến nay, hợp đồng này đã hết hạn, nhưng chưa ký lại.

Vì sao hơn 1.200 tỷ đồng 'đắp chiếu'?

TP - Sau gần 6 năm kể từ khi UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây đến nay, khu vực này vẫn là bãi đất hoang đan xen với những ruộng rau muống và cỏ dại. Nhiều người dân chưa nhận được tiền đền bù, chủ đầu tư đỏ mắt chờ đất sạch...
Nơi làm lễ động thổ dự án tháng 11/2012 nay vẫn là bãi đất hoang
Nơi làm lễ động thổ dự án tháng 11/2012 nay vẫn là bãi đất hoang .
Còn 26 ha đất xen kẹt
Chúng tôi trở lại khu đất mà TP Hà Nội giao cho chủ đầu tư là Cty TNHH T.H.T từ năm 2007. Sau gần 6 năm triển khai, ngoài một con đường mới xây dựng và tấm biển phối cảnh dự án trơ trọi thì tại đây chỉ một màu cỏ dại. Lác đác trên những khu ruộng bỏ hoang, một số người dân thấy tiếc của nên đã mang rau màu ra trồng cấy.
Lễ động thổ dự án vào tháng 11/2012 khá hoành tráng nay chỉ còn lại dấu ấn là một bãi đất san phẳng và một tấm biển giới thiệu phối cảnh dự án.

Vì sao hơn 1.200 tỷ đồng 'đắp chiếu'?

TP - Sau gần 6 năm kể từ khi UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây đến nay, khu vực này vẫn là bãi đất hoang đan xen với những ruộng rau muống và cỏ dại. Nhiều người dân chưa nhận được tiền đền bù, chủ đầu tư đỏ mắt chờ đất sạch...
Nơi làm lễ động thổ dự án tháng 11/2012 nay vẫn là bãi đất hoang
Nơi làm lễ động thổ dự án tháng 11/2012 nay vẫn là bãi đất hoang .
Còn 26 ha đất xen kẹt
Chúng tôi trở lại khu đất mà TP Hà Nội giao cho chủ đầu tư là Cty TNHH T.H.T từ năm 2007. Sau gần 6 năm triển khai, ngoài một con đường mới xây dựng và tấm biển phối cảnh dự án trơ trọi thì tại đây chỉ một màu cỏ dại. Lác đác trên những khu ruộng bỏ hoang, một số người dân thấy tiếc của nên đã mang rau màu ra trồng cấy.
Lễ động thổ dự án vào tháng 11/2012 khá hoành tráng nay chỉ còn lại dấu ấn là một bãi đất san phẳng và một tấm biển giới thiệu phối cảnh dự án.

Nên hay không giao dịch bất động sản thông qua sàn?

Kể từ đầu năm 2009, quy định các giao dịch bất động sản (BĐS) phải thực hiện qua sàn giao dịch của Luật Kinh doanh BĐS để đảm bảo tính công khai, minh bạch và quyền lợi các bên. Song, dù đã hơn 3 năm đi vào cuộc sống, nhưng có vẻ ràng buộc này không đem lại kết quả mong muốn.
Mới đây, dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản đang được đưa ra lấy ý kiến sửa đổi theo hướng sẽ không bắt buộc phải mua bán căn hộ qua sàn giao dịch BĐS. Vấn đề này cũng gây ra nhiều tranh cãi có nên hay không giao dịch BĐS thông qua sàn?
Giao dịch BĐS qua sàn nhằm đảo bảo thông tin rõ ràng, minh bạch hơn.
Giao dịch qua sàn đã lạc hậu
Theo ý kiến của các doanh nghiệp BĐS, khi thị trường BĐS vào thời điểm sốt nóng nhất, khách hàng tranh mua tranh bán thì việc giao dịch qua sàn sẽ giúp điều tiết, “hãm” bớt những bất cập và làm tăng thêm tính minh bạch. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, thị trường BĐS trầm lắng, giao dịch qua sàn đìu hiu nên một số quan điểm, quy định trở nên lạc hậu.

TP HCM: Quy hoạch 11 khu đất xây dựng đường Vành đai 2

Cầu Phú Mỹ hoàn thành đã 4 năm nhưng đến nay dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 2 - tuyến giao thông huyết mạch của TP.HCM - vẫn dang dở nhiều đoạn.

UBND TP.HCM ngày 10.10 chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên - Môi trường về khu đất nhằm tạo quỹ đất để phục vụ đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 đến ngã tư Gò Dưa - QL1, thuộc địa bàn các quận 2, 9 và Thủ Đức.

Cầu Phú Mỹ hoàn thành đã 4 năm nhưng đến nay dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 2 - tuyến giao thông huyết mạch của TP.HCM - vẫn dang dở nhiều đoạn, trong đó đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 (Q.2) đến ngã tư Gò Dưa - QL1 (Q.Thủ Đức) vẫn chưa thể khởi công do thiếu vốn và chưa giải phóng được mặt bằng.

Theo Đình Mười
Thanh Niên

Dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi): Còn nhiều bối rối!

(Petrotimes) - Nếu chưa hoàn chỉnh và không thể đưa ra xin ý kiến Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp lần thứ sáu sắp tới, thì đây đã là lần trì hoãn thứ 3 của Dự thảo Luật xây dựng (sửa đổi). Xây dựng là vấn đề rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều thành phần kinh tế trong xã hội. Ban soạn thảo đã tổ chức rất nhiều Hội thảo, tiếp thu ý kiến tham vấn từ nhiều nguồn, nhưng xem ra những ý kiến nhiều chiều vẫn chưa dừng lại…
Tạo cơ chế xử lý công trình phản cảm
Tại phần thảo luận tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách (TCNS) của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã đưa ra những nhận xét mạnh mẽ dựa trên thực tế những chuyến giám sát, đòi hỏi dự thảo Luật sửa đổi lần này phải có điều, khoản qui định rõ nét hơn.
Dãy nhà siêu mỏng trên phố Đào Tấn (Hà Nội)
“Trong khi đi giám sát, tôi thấy có một vấn đề nổi cộm, gây bức xúc; đó là công tác qui hoạch, đặc biệt là liên quan đến các công trình giao thông, thủy lợi, y tế. Ngoài những câu chuyện rất cụ thể từ thiết kế, thi công đến giám sát, quyết toán… còn có những bất ổn của công tác qui hoạch. Họ qui hoạch trồng lấn, qui hoạch quá mức, không khó để nhận thấy ngoài qui hoạch vùng, qui hoạch ngành còn có cả qui hoạch riêng lẻ của mỗi địa phương", Chủ nhiệm Ủy ban TCNS đặt vấn đề trước dấu ấn mờ nhạt của công tác quản lí qui hoạch trong dự thảo Luật sửa đổi. “Tôi cho rằng việc cho phép thay đổi qui hoạch đang dễ dàng quá. Đã là qui hoạch thì phải dài hơi, phải có sức sống, tầm nhìn nhiều năm thậm chí nhiều chục năm. Đi giám sát, tôi thấy có những công trình đơn chiếc, không hoặc rất ít sử dụng, tức là đã xây lên thì không có cách gì phá đi được. Đó là điều rất phản cảm, gây lãng phí và tâm lí xấu trong dư luận!”

Sàn BĐS tại VN kiêm vai trò "con buôn", đầu cơ, thao túng thị trường?

(GDVN) - Theo ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, các sàn BĐS tại Việt Nam không chỉ đơn thuần là môi giới BĐS mà nhiều sàn kiêm luôn vai trò “buôn” BĐS, đầu cơ và cao hơn là thao túng làm giá thị trường BĐS...
  • Mới đây tại Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đang được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ phê duyệt, có một điểm đáng chú ý về quy định giao dịch bất động sản đối với các chủ đầu tư dự án. 

Theo đó, thay vì bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản phải thông qua sàn giao dịch bất động sản, trong dự thảo luật sửa đổi, nội dung này đã được bãi bỏ.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đang được Bộ Xây dựng sẽ bỏ quy định bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản khi bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản phải thông qua sàn giao dịch bất động sản.

Nhà ở xã hội: Vì đâu nên nỗi? (11/10/2013)

Không ít ý kiến cảnh báo đã được đưa ra khi sự phát triển nhà ở xã hội trở nên ồ ạt. Và dường như, những cảnh báo này đang dần trở thành hiện thực khi chính bản thân nhà ở xã hội đang tự đánh mất ưu thế của mình, với những bất cập về chất lượng và tiến độ thi công.

Mờ mịt tiến độ

Tòa nhà N010A và N012-3 thuộc dự án nhà thu nhập thấp ở Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) thuộc chủ đầu tư là CTCP Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) đang làm nóng dư luận, không chỉ vì đã quá thời hạn bàn giao nhà 3 tháng, mà còn vì chủ đầu tư đột nhiên… dừng thi công, công trình dở dang.

Bà Trần Ngọc Minh, đại diện Hanco3 cho biết, việc chậm tiến độ là do phải bổ sung một số hạng mục về phòng cháy chữa cháy đồng thời, thay đổi loại vật liệu để nâng cao chất lượng. Hiện dự án đã hoàn thiện sơn nội thất, hệ thống điện, đang tiến hành lắp đặt cửa và hệ thống PCCC. Chủ đầu tư đang đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án và cam kết bàn giao nhà chậm nhất vào ngày 31-12-2013.

Nhưng theo người dân, rõ ràng đây chỉ là cái cớ "đẹp” được chủ đầu tư đưa ra, vì việc đảm bảo phòng cháy chữa cháy phải được đảm bảo ngay từ khâu thiết kế, phê duyệt dự án. Vấn đề tài chính, xem ra mới là khó khăn lớn của DN hiện nay, khi mới có 70% người mua nhà đóng tiền đúng tiến độ.

Lo lắng của người dân không phải không có lý khi cuối tháng 7 vừa qua, dự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú (Q.Hà Đông, Hà Nội) của chủ đầu tư là CTCP Đầu tư và Phát triển sông Đà cũng đã tránh việc bị người dân trả lại nhà bằng cách ký thỏa thuận đặt cọc cùng với việc nộp hồ sơ mua căn hộ, trên cơ sở tự nguyện từ 30-70 triệu đồng. Dự án này trước đó cũng đã "khởi công ảo” từ cuối tháng 7-2013 với lời cam kết sẽ hoàn thành vào quý 4-2015 nhưng xem ra, mục đích vẫn để hút khách là chính. Bởi thời điểm đó, dù dự án đã khởi công nhưng vẫn chưa hoàn thiện thủ tục chuyển đổi cũng như chưa được cấp phép xây dựng. Nhiều hồ sơ mua nhà, vì thế, cũng lặng lẽ rút lui.

Xây mới 3 bến xe tại Thủ đô vào đầu năm 2014

UBNT TP Hà Nội vừa có văn bản chính thức về việc đầu tư 3 bến xe khách tại các cửa ngõ Thủ đô. Các bến xe sắp sửa được xây dựng gồm: Bến xe phía Nam (xã Duyên Thái, Thường Tín); Bến xe phía Đông (Cổ Bi, Gia Lâm); Bến xe phía Tây (Phùng, Đan Phượng). Các bến xe bắt đầu xây dựng vào đầu năm 2014.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã giao Transerco nghiên cứu lập dự án để xây dựng 3 bến xe khách liên tỉnh tại các địa điểm nói trên theo đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc.
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa trình đề xuất nghiên cứu trên. Sau khi nghiên cứu, UBNT TP Hà Nội đã chấp thuận đề xuất cũng như giao cho Transerco làm chủ đầu tư dự án có với tổng diện tích từ 8 – 10 Ha.
Việc này sẽ góp phần quan trọng trong việc đồng thời đảm bảo việc đầu tư có lộ trình phù hợp với kế hoạch phát triển vận tải hành khách liên tỉnh cũng như giảm tải các bến xe Giáp Bát, Nước Ngần, Mỹ Đình, Gia Lâm vốn đã hoạt động hết công suất.

Trường hợp nào buộc Nhà nước phải thu hồi đất?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa hoàn thành dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Phần lớn nội dung giải trình tập trung vào các quy định về thu hồi đất, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, giá đất.


Nhà nước sẽ thu hồi đất thực hiện dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội

Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, dự thảo Luật nêu rõ, các trường hợp Nhà nước buộc phải thu hồi đất bao gồm: Để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia; Để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình sự nghiệp công, trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; Công trình thuộc hệ thống giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; công trình thu gom, xử lý chất thải.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thu hồi đất để xây khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; và nghĩa trang, nhà hỏa táng.
Dự thảo luật cũng nêu rõ, khi Nhà nước thu hồi đất ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì được bồi thường bằng tiền. Với trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường về đất, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. 
Trúc Linh

Thị trường bất động sản thế giới hồi sinh

Khối lượng giao dịch bất động sản trên toàn cầu đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Châu Mỹ, khu vực EMEA (châu Âu, Trung Đông, châu Phi) và Châu Á Thái Bình Dương là những thị trường thu hút được nhiều đầu tư nhất. Ảnh: WorldPropertyChannel
Theo kết quả nghiên cứu trên 60 quốc gia và hơn 130 thành phố của Jones Lang LaSalle Incorporated (JLL), doanh thu từ đầu tư bất động sản toàn cầu đạt 125 tỷ USD trong quý 3, tăng 3% so với quý trước và 25% so với năm 2012.
JLL cũng dự báo trong quý 4 - 2013 doanh thu từ các giao dịch bất động sản trên toàn cầu sẽ tăng ​​từ 450 - 500 tỷ USD lên 475 - 500 tỷ USD.
Ông Arthur de Haast, trưởng bộ phận phân tích thị trường của JLL nhận định, "Rủi ro thấp hơn và nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư ngoại được ban hành đã ảnh hưởng tích cực đến việc các nhà đầu tư bất động sản quyết định đầu tư vào những dự án bất động sản bên ngoài nước của họ".
Châu Mỹ, khu vực EMEA (châu Âu, Trung Đông, châu Phi) và Châu Á Thái Bình Dương là những thị trường thu hút được nhiều đầu tư nhất. Doanh thu từ đầu tư bất động sản ở Mỹ đạt 60 tỷ USD, tăng 15% so với quý 2 và 35% so với năm 2012. EMEA thu được 42 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2012. Trong khi đó, khu vực châu Á Thái Bình Dương đạt 23 tỷ USD, chỉ tăng 1% so với năm 2012 và giảm 30% so với quý trước.
Một báo cáo gần đây của Cushman & Wakefield cho thấy các nhà đầu tư bất động sản bắt đầu để ý đến thị trường bất động sản ở Châu Âu, khối lượng giao dich bất động sản ở khu vực này tăng 70%.
Các quốc gia lớn như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp và Đức là những quốc gia có lượng giao dịch bất động sản lớn nhất.
David Green Morgan, giám đốc nghiên cứu thị trường tại JLL cho biết, "Cục dự trữ liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang có những chính sách tích cực hỗ trợ người mua nhà. Vì thế, nhu cầu mua nhà cũng tăng lên. JLL dự báo trong năm nay tổng doanh thu từ giao dịch bất động sản trên toàn cầu có thể đạt hơn 500 tỷ USD".
Tâm An (WorldPropertyChannel)

Sắp họp Quốc hội ở nơi mới

Trong tình hình ngân sách rất khó khăn, nhưng theo báo cáo, Chính phủ luôn đảm bảo bố trí đủ vốn để triển khai các hạng mục công trình theo tiến độ thực hiện. 

Ngày 4/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp rà soát tiến độ, chỉ đạo các biện pháp triển khai Dự án xây dựng Nhà Quốc hội theo đúng kế hoạch đã đề ra.
 
Theo báo cáo từ Ban Quản lý Dự án, đến nay, hạng mục công trình chính của Nhà Quốc hội đã thi công xong phần kết cấu và phần hạ tầng điện, nước liên quan. Công tác đặt hàng, mua sắm, gia công chế tạo và vật tư, vật liệu đáp ứng được tiến độ thi công trên công trường.
 
Các hạng mục cấp thoát nước, điều hòa thông gió, cấp nhiệt phòng cháy chữa cháy  cũng đều thi công xong khoảng 60 - 70%.
 
Tuy nhiên, dự toán các hạng mục đều tăng chủ yếu do giá xây dựng, tỷ giá, đơn giá nhân công (tiền lương) tăng nhiều so với thời điểm lập, phê duyệt dự án năm 2009.
 
Phối cảnh công trình Nhà Quốc hội.
Phối cảnh công trình Nhà Quốc hội.
 
Trong tình hình ngân sách rất khó khăn, nhưng theo báo cáo, Chính phủ luôn đảm bảo bố trí đủ vốn để triển khai các hạng mục công trình theo tiến độ thực hiện. Tổng số vốn được cấp đến nay là 3.917,58 tỷ đồng. Số vốn đã giải ngân là 2.467,77 tỷ đồng. 

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Miễn 10 năm phí dịch vụ Royal City, Times City, Vincom Village


Tập đoàn Vingroup vừa công bố tiếp tục triển khai một chiến dịch kích cầu và tri ân toàn diện...

Miễn 10 năm phí dịch vụ Royal City, Times City, Vincom Village
Khu bể bơi trong nhà lớn nhất Hà Nội tại Times City đang được dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối tháng 11 năm nay.

Tập  đoàn Vingroup vừa công bố tiếp tục triển khai một chiến dịch kích cầu và tri ân toàn diện, theo đó, khách hàng đã và sẽ mua nhà tại các khu đô thị Royal City, Times City và Vincom Village (Hà Nội) được miễn hoàn toàn phí dịch vụ trong vòng 10 năm tới. 
Khách hàng sẽ chỉ phải trả các phí điện, nước, thông tin liên lạc... theo đúng mức sử dụng thực tế và theo hóa đơn của các đơn vị cung cấp dịch vụ. Nước nóng cũng sẽ được công ty quản lý tính phí theo mức giá ưu đãi đặc biệt. 

Mở bán đợt hai dự án Discovery Complex với giá 27 triệu/m2

Discovery Complex bao gồm hai tòa tháp, trong đó có một tòa căn hộ cao 54 tầng khoảng 500 căn hộ và một tháp văn phòng 43 tầng...

Mở bán đợt hai dự án Discovery Complex với giá 27 triệu/m2
Phối cảnh dự án Discovery Complex.

Ngày 13/10 tới, liên minh các sàn giao dịch bất động sản G5 sẽ mở bán khu căn hộ dự án chung cư cao cấp Discovery Complex.

Tọa lạc tại số 302 Cầu Giấy, Hà Nội, dự án Discovery Complex được xây dựng trên khu đất có diện tích 10.218 m2 với 2 tòa tháp, trong đó có một tòa căn hộ cao 54 tầng khoảng 500 căn hộ và một tháp văn phòng 43 tầng cung cấp 45.000 m2 sàn văn phòng cho thuê. Diện tích mỗi căn hộ dao động từ 87 - 185m2, với 2 -3 phòng ngủ.

Nguy cơ mất nhà vì... tạm bán “sổ đỏ”

Nguy cơ mất nhà vì... tạm bán “sổ đỏ”
5 hộ gia đình rải rác khu vực ngoại thành Hà Nội, từ Gia Lâm, Đông Anh, đến Sóc Sơn, đều bị bà giám đốc công ty A đẩy vào tình trạng có nguy cơ mất nhà - Ảnh minh họa.

Chỉ vì khinh suất, 5 hộ gia đình có nguy cơ mất nhà vì một dạng hợp đồng kỳ quặc: vay tiền - tạm bán “sổ đỏ” trong một thời gian.

Chỉ đến khi nhận phán quyết tại tòa, mọi chuyện đã quá muộn!

Hợp đồng lạ đời
Ngày 27/9/2013, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xử vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa một ngân hàng và một công ty; trong đó, ông Dương Văn T. và 4 hộ gia đình khác tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. 

Kết quả, tòa xử phát mại nhà đất của các hộ trên vì công ty không trả được nợ.

Nhà đầu tư ngoại có thể được cho thuê lại bất động sản

Pháp luật hiện hành cấm nhà đầu tư nước ngoài mua, thuê bất động sản tại Việt Nam để cho thuê lại...

Nhà đầu tư ngoại có thể được cho thuê lại bất động sản
Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2006 hiện đang có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dự án mới tại Việt Nam để bán hoặc cho thuê. Luật cũng nghiêm cấm hành các hành vi thuê bất động sản tại Việt Nam để cho thuê lại, đặc biệt là hoạt động mua, sở hữu văn phòng làm việc để cho thuê lại trên thị trường.

Thay vì phải đầu tư dự án mới để kinh doanh, tới đây các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ được mở rộng thêm lĩnh vực cho thuê lại bất động sản tại Việt Nam.

Quy định trên được Bộ Xây dựng đề cập trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, sắp được trình Chính phủ.

Theo đó, phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được quy định theo hướng cởi mở hơn. Ngoài một số hoạt động, lĩnh vực theo quy định của luật hiện hành như: đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua..., tới đây, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư mới là có quyền thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại, đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng.

Muốn “bán nhà trên giấy”, phải có giấy phép xây dựng

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đã siết chặt hơn hoạt động kinh doanh bất động sản...

Muốn “bán nhà trên giấy”, phải có giấy phép xây dựng
Dự án Hoà Bình Green City - một trong số không ít dự án được phát hiện triển khai xây dựng và mở bán khi chưa có giấy phép xây dựng.
n
Thay vì chỉ quy định một số  giấy tờ, thủ tục nhất định, tới đây dự án bất động sản muốn được phép đưa vào kinh doanh phải có thêm giấy phép xây dựng.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được Bộ Xây dựng công bố đã bổ sung nhiều quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản.

Thị trường BĐS: Phát triển “nóng, bong bóng” và ế thừa

Thị trường BĐS: Phát triển “nóng, bong bóng” và ế thừa

Do giá bất động sản (BĐS) trước đây có xu hướng tăng với tốc độ cao, làm mọi người có cảm giác đầu tư tiền tiết kiệm vào BĐS là giải pháp tốt nhất, nên đây là thị trường thu hút vốn đầu tư rất mạnh, tạo sức nóng cao. Ở nước ta, đã có lúc thị trường BĐS hút tới 50% tổng vốn đầu tư của cả nước, tạo nên tình trạng mất cân đối. Hầu hết doanh nghiệp lớn với nhiều ngành nghề khác nhau đều tham gia đầu tư BĐS và coi đó là hoạt động kinh doanh chủ yếu. Sức nóng cao của thị trường BĐS tạo ra “cầu ảo”, tất dẫn tới tình trạng “bong bóng” trong BĐS và ế thừa hiện nay.
Chính sách đi theo thị trường
Trong một đất nước có nền kinh tế chuyển đổi, sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam cũng có những ngữ cảnh riêng. 2 lần sốt giá giai đoạn 1991-1993 và 2001-2003 hoàn toàn do đặc thù của nền kinh tế chuyển đổi tạo thành, đây là quá trình tăng giá từ bao cấp chuyển sang thị trường.
Nhưng lần sốt giá tiếp theo 2007-2008 có nguyên nhân khác, đó là sự thay đổi phương thức kinh doanh, chuyển vốn đầu tư sang thị trường BĐS sau khi “bong bóng” thị trường chứng khoán bị vỡ.

Hiện nay Việt Nam có một hệ thống luật pháp tác động khá nhiều vào thị trường BĐS, trong đó phải kể tới Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Giá, Luật Công chứng, Bộ luật Dân sự… Như nhiều ý kiến đã nói, hệ thống luật pháp nhiều nhưng vẫn tồn tại khoảng trống, khoảng chồng chéo khá lớn.

Năm 2008, kinh tế Việt Nam có biểu hiện lạm phát và Chính phủ đã phải đưa ra gói giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó chủ yếu là các giải pháp tài khóa và tiền tệ nhằm giảm độ nóng phát triển kinh tế, cụ thể hơn là giảm tăng trưởng. Giải pháp tài khóa là giảm đầu tư công, rà soát lại các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách để cắt giảm các dự án chưa cần thiết.
Giải pháp tiền tệ là giảm cung tiền ra thị trường bằng cách tăng lãi suất tín dụng để hút tiền về các ngân hàng thương mại và giảm cho vay tín dụng, thậm chí ngân hàng không cung ứng vốn cho một số khu vực, trong đó có thị trường BĐS.
Vào cuối năm 2008, thị trường BĐS đứng trước khó khăn rất lớn về vốn vì các nhà đầu tư đến hạn phải trả lại các khoản tín dụng cả vốn lẫn lãi. Lúc đó thị trường BĐS rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, nhiều nhà đầu tư đã phải giảm giá BĐS bán trên thị trường.
Đầu năm 2009, lạm phát có biểu hiện bị đẩy lùi, Chính phủ lại có giải pháp “đốt nóng” nền kinh tế sau khi chững lại do đối phó với lạm phát.
Gói kích cầu khoảng 1 tỷ USD đã được Chính phủ sử dụng để kích thích kinh tế mà một phần rất đáng kể được sử dụng để kích thích thị trường BĐS thông qua thực hiện các dự án nhà ở xã hội. Vì vậy, thị trường BĐS như được tiếp sức vì đã có thêm vốn, hơi ấm đã trở lại và áp lực vốn đã giảm đáng kể lên các nhà đầu tư BĐS.
Tuy nhiên đến đầu 2011, lạm phát quay trở lại và Chính phủ phải sử dụng các chính sách kiềm chế lạm phát như trước đây, gồm giải pháp tài khóa và tiền tệ.

Thị trường BĐS: Phát triển “nóng, bong bóng” và ế thừa

Thị trường BĐS: Phát triển “nóng, bong bóng” và ế thừa

Do giá bất động sản (BĐS) trước đây có xu hướng tăng với tốc độ cao, làm mọi người có cảm giác đầu tư tiền tiết kiệm vào BĐS là giải pháp tốt nhất, nên đây là thị trường thu hút vốn đầu tư rất mạnh, tạo sức nóng cao. Ở nước ta, đã có lúc thị trường BĐS hút tới 50% tổng vốn đầu tư của cả nước, tạo nên tình trạng mất cân đối. Hầu hết doanh nghiệp lớn với nhiều ngành nghề khác nhau đều tham gia đầu tư BĐS và coi đó là hoạt động kinh doanh chủ yếu. Sức nóng cao của thị trường BĐS tạo ra “cầu ảo”, tất dẫn tới tình trạng “bong bóng” trong BĐS và ế thừa hiện nay.
Chính sách đi theo thị trường
Trong một đất nước có nền kinh tế chuyển đổi, sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam cũng có những ngữ cảnh riêng. 2 lần sốt giá giai đoạn 1991-1993 và 2001-2003 hoàn toàn do đặc thù của nền kinh tế chuyển đổi tạo thành, đây là quá trình tăng giá từ bao cấp chuyển sang thị trường.
Nhưng lần sốt giá tiếp theo 2007-2008 có nguyên nhân khác, đó là sự thay đổi phương thức kinh doanh, chuyển vốn đầu tư sang thị trường BĐS sau khi “bong bóng” thị trường chứng khoán bị vỡ.

Hiện nay Việt Nam có một hệ thống luật pháp tác động khá nhiều vào thị trường BĐS, trong đó phải kể tới Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Giá, Luật Công chứng, Bộ luật Dân sự… Như nhiều ý kiến đã nói, hệ thống luật pháp nhiều nhưng vẫn tồn tại khoảng trống, khoảng chồng chéo khá lớn.

Năm 2008, kinh tế Việt Nam có biểu hiện lạm phát và Chính phủ đã phải đưa ra gói giải pháp kiềm chế lạm phát, trong đó chủ yếu là các giải pháp tài khóa và tiền tệ nhằm giảm độ nóng phát triển kinh tế, cụ thể hơn là giảm tăng trưởng. Giải pháp tài khóa là giảm đầu tư công, rà soát lại các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách để cắt giảm các dự án chưa cần thiết.
Giải pháp tiền tệ là giảm cung tiền ra thị trường bằng cách tăng lãi suất tín dụng để hút tiền về các ngân hàng thương mại và giảm cho vay tín dụng, thậm chí ngân hàng không cung ứng vốn cho một số khu vực, trong đó có thị trường BĐS.
Vào cuối năm 2008, thị trường BĐS đứng trước khó khăn rất lớn về vốn vì các nhà đầu tư đến hạn phải trả lại các khoản tín dụng cả vốn lẫn lãi. Lúc đó thị trường BĐS rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, nhiều nhà đầu tư đã phải giảm giá BĐS bán trên thị trường.
Đầu năm 2009, lạm phát có biểu hiện bị đẩy lùi, Chính phủ lại có giải pháp “đốt nóng” nền kinh tế sau khi chững lại do đối phó với lạm phát.
Gói kích cầu khoảng 1 tỷ USD đã được Chính phủ sử dụng để kích thích kinh tế mà một phần rất đáng kể được sử dụng để kích thích thị trường BĐS thông qua thực hiện các dự án nhà ở xã hội. Vì vậy, thị trường BĐS như được tiếp sức vì đã có thêm vốn, hơi ấm đã trở lại và áp lực vốn đã giảm đáng kể lên các nhà đầu tư BĐS.
Tuy nhiên đến đầu 2011, lạm phát quay trở lại và Chính phủ phải sử dụng các chính sách kiềm chế lạm phát như trước đây, gồm giải pháp tài khóa và tiền tệ.

Tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên: Thực hiện tới đâu?

Dự án metro số 1 (tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên) là một trong số những tuyến tàu điện ngầm có vốn đầu tư lớn được đầu tư xây dựng đầu tiên tại TPHCM. Người dân TP kỳ vọng chủ đầu tư sẽ hoàn thành công trình đúng tiến độ, đưa công trình vào khai thác như dự kiến (2018), góp phần giải quyết ùn tắc giao thông và cải thiện trục đô thị dọc tuyến xa lộ Hà Nội.
Sắp hoàn tất GPMB
Thiết kế metro số 1 đi qua các quận 1, Bình Thạnh, Thủ Đức, 2, 9 (TPHCM) và một phần qua thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Công trình chiếm tổng diện tích đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) khoảng 676.835m2. Trong đó, diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án là 384.485m2; diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án mở rộng xa lộ Hà Nội là 292.350m2.
Tổng kinh phí bồi thường GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật là 6.097 tỷ đồng do ngân sách TP thực hiện. Công tác GPMB trên địa bàn quận 1, Bình Thạnh, 2, 9 và địa bàn Thủ Đức (thu hồi đất trên quận Thủ Đức thực hiện trong dự án mở rộng xa lộ Hà Nội) đến thời điểm này đạt 93%. Quận Thủ Đức còn vướng lại 66 hộ và tỉnh Bình Dương 5 hộ. Dự kiến, trong tháng 10 này sẽ hoàn tất bồi thường để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.
Trong quá trình thực hiện tuyến metro số 1, TP đã phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 2,4 tỷ USD. Trong đó, vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA - trước đây là JIBIC) là 2,2 tỷ USD, chiếm 88,4% tổng mức đầu tư; vốn đối ứng từ ngân sách TP là 289 triệu USD, 11,6 % tổng mức đầu tư.
Vốn đầu tư dự án hiện đã ký được 2 hiệp định vay vốn với tổng số vốn vay 65,1 tỷ yen (0,67 tỷ USD). Hiệp định số 1 năm 2007 có tổng vốn vay 20,8 tỷ yen, trong đó xây lắp 10,5 tỷ yen. Hiệp định số 2 ký năm 2012 có tổng số vốn vay 44,3 tỷ yen.
Đúng tiến độ
Metro số 1 có 5 gói thầu chính gồm gói thầu tư vấn chung; gói thầu số 1 xây dựng đoạn đi ngầm (được chia thành gói thầu 1a và 1b); gói thầu số 2 xây dựng đoạn đi trên cao và Depot; gói thầu số 3 là mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng; gói thầu số 4 là hệ thống công nghệ thông tin văn phòng công ty vận hành và bảo dưỡng.
Gói thầu số 1a hiện đã xong khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất, thủy văn, tiện ích…). Theo kế hoạch, TP sẽ phê duyệt thiết kế FEED và hồ sơ mời thầu trong năm 2013, tổ chức đấu chọn thầu trong năm 2014. Với gói thầu 1b, đã tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu và trình phê duyệt. Dự kiến hoàn tất đàm phán, ký kết hợp đồng trong quý I-2014.
Khởi công từ tháng 8-2012, gói thầu số 2 được nhà thầu Liên danh Sumitomo-Cienco6 khảo sát xây dựng, lập thiết kế kỹ thuật, thi công khoan cọc đại trà (đoạn từ cầu Sài Gòn đến nút giao Trạm 2) từ cuối tháng 4-2013. Hạng mục thi công khoan cọc nhồi phần cầu cạn được khoảng 500/3.000 cọc (đạt 17%).

“Mục sở thị” khu đô thị nghìn tỷ bỏ hoang của Cineco5

 Từng được kỳ vọng là một khu đô thị hiện đại, hoàn chỉnh với hệ thống các dịch vụ công cộng đồng bộ đáp ứng mọi nhu cầu của dân cư thì dự án Làng BIDV do Công ty TNHH một thành viên 508 thuộc Cineco 5 làm chủ đầu tư lại làm thất vọng khách hàng khi sau 3 năm khởi công dự án vẫn là bãi đất trống.


Khi phối cảnh dự án đẹp long lanh

Dự án Làng BIDV do Công ty TNHH một thành viên 508, thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 - Cienco5 làm chủ đầu tư đã làm lễ khởi công vào ngày 23/7/2010.
Dự án tọa lạc trên 3 xã: Tiền Phong, Đại Thịnh và Mê Linh, nằm giữa trục giao thông vành đai 3 và vành đai 4, cách cầu Thăng Long 5km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 11km và trung tâm thủ đô Hà Nội 19km. Dự án gồm bốn toà tháp 26 tầng trong đó có một tầng hầm có diện tích 10.700m2 trên tổng diện tích đất 18.641m2.

Đất nền nhà phố TP.HCM - giá trị thực thu hút khách

Công ty Cổ phần Phát Triển Nhà Thủ Đức đang triển khai chương trình bán hàng dự án Phước Long Spring Town, quận 9, TP.HCM.

Sản phẩm chào bán giai đoạn 1 thuộc khu phố thương mại Hoa Tigôn gồm 38 nền nhà phố liên kế. Đặc biệt là dựa theo tiến độ thanh toán, khách hàng còn được chiết khấu lên đến 8%, giá trị cao nhất lên đến 359 triệu đồng/ sản phẩm. 
Đất nền nhà phố TP.HCM - giá trị thực thu hút khách (1)
 
Mức giá của dự án từ 17,8 - 26 triệu đồng/m2 (bao gồm VAT). Thời gian thanh toán linh hoạt, kéo dài 18 tháng. Để khách hàng có thể yên tâm khi xem xét mua sản phẩm đất nền thuộc dự án Phước Long Spring Town, Q.9, Thuduc house đã đưa ra những cơ sở định giá đất và phân tích những ưu điểm khi khách hàng chọn mua sản phẩm, những tiêu chí này cũng có thể giúp khách hàng tìm hiểu kỹ hơn về tình hình mặt bằng, giá cả thị trường chung khi quyết định mua bất động sản xây nhà như sau:

Có một Hà Nội mới (10/10/2013)

Đã 59 mùa thu kể từ khi "5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về”. 59 năm đã qua đi với biết bao đổi thay, giờ đây chúng ta có quyền tự hào khi chứng kiến Hà Nội - thành phố Vì hòa bình đang từng ngày thay da đổi thịt.


Thủ đô Hà Nội đã hình thành diện mạo mới, 
ngày càng văn minh, hiện đại với những công trình xây dựng tầm cỡ
Ảnh: Quang Minh

Tầm vóc những công trình mới

Có một Hà Nội mới - Hà Nội đang vươn mình mạnh mẽ, nhất là kể từ sau 5 năm thành phố mở rộng địa giới hành chính. Nhưng đó cũng chỉ là một cái mốc ấn định, bởi từ vài thập kỷ trước đó, Thủ đô Hà Nội đã hình thành diện mạo mới, ngày càng văn minh, hiện đại với những công trình xây dựng tầm cỡ; những cây cầu bắc qua sông Hồng, nối liền giao thông giữa Thủ đô và các vùng phụ cận; hệ thống giao thông trong TP cũng ngày một hoàn thiện, góp phần làm lung linh vẻ đẹp của một Hà Nội ngàn năm văn hiến…

Có một Hà Nội mới của 59 năm sau. Hà Nội mới ở đây để nói về sự khác biệt giữa Hà Nội cổ kính và Hà Nội hiện đại, hoa lệ. Bên cạnh dấu ấn của Kẻ Chợ xưa, với những Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc… nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống; hoặc còn đó những kiến trúc cổ Đông Dương như cầu Long Biên tồn tại hơn một thế kỷ; những biểu tượng của Hà Nội qua các thời kỳ như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc… là một Hà Nội mới với những công trình xây dựng tầm cỡ, mọc lên san sát quanh tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa. 

Nhà ở cho thuê hướng mở cho thị trường BĐS?

(PetroTimes) - Trong hoàn cảnh tồn kho căn hộ kéo dài mà người dân lại không có đủ điều kiện để mua nhà thì phương án nhà cho thuê được đánh giá là khá hữu ích để mở ra hướng giải quyết mới cho thị trường BĐS. 
Trong thực tế rất nhiều người lao động dưới thu nhập thấp không có cơ hội mua nhà mà phải đi thuê với giá cao. Vì vậy việc phát triển thị trường nhà cho thuê sẽ cứu cánh cho không chỉ người lao động mà cho cả các doanh nghiệp bất động sản khi đầu tư vào các dự án này.
Theo tính toán của Bộ xây dựng, hiện nay chỉ riêng khu vực đô thị cả nước đã có 1,7 triệu dân phải ở nhà diện tích dưới 5m2/người, có nghĩa là số đối tượng này nằm trong diện được hỗ trợ mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên trong số này rất nhiều người sẽ không có cơ hội này bởi thu nhập của họ hàng tháng không nằm trong diện được hỗ trợ vay mua nhà. Vì vậy nên cơ hội duy nhất của họ chỉ có thể với tiếp cận tới là nhà cho thuê.
http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/102013/10/11/IMG_1888.jpg
Nhà ở cho thuê có thực sự là giải pháp tốt cho thị trường BĐS hiện nay

Bất động sản Hà Nội đã thực sự chạm đáy?

Sự tan vỡ của bong bóng bất động sản tại Việt Nam thực sự là khủng hoảng đối với nền kinh tế. Nhưng sự thật là rất nhiều cái bong bóng trong số đó mới chỉ đang xịt dần và đang loay hoay tìm đủ cách để tránh bị vỡ vụn. Bất động sản đã thực sự chạm đáy như nhiều nhà kinh tế dự đoán?
Qua số liệu thống kê ta dễ dàng nhận thấy thị trường bất động sản Hà Nội vẫn đang ở mức giá cao một cách bất hợp lý. Ảnh: NK
Hãy phân tích dựa trên một thị trường bất động sản lớn nhất và nóng nhất: thị trường bất động sản tại những quận nội thành trung tâm thủ đô Hà Nội.

Tháng 12/2013: Thông xe đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu

Thông tin trên được đưa ra tại buổi kiểm tra tiến độ dự án xây dựng đường Vành đai I (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu) và Nút giao thông Ô Chợ Dừa do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi dẫn đầu.


Đến nay công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành đảm bảo mục tiêu thông xe kỹ thuật vào tháng 12/2013

Theo Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội - Chủ đầu tư dự án, đến nay công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành đảm bảo mục tiêu thông xe kỹ thuật vào tháng 12/2013. Hiện chỉ còn 12/480 phương án chưa thu hồi mặt bằng, trong đó có 3 trường hợp hộ 2 tầng và 1 trường hợp hộ gia đình nằm trong phạm vi nền đường xe chạy, 9 trường hợp nằm trên vỉa hè.
Chủ đầu tư cũng khẳng định, trong thời gian tháng 10 sẽ quyết liệt giải quyết dứt điểm thu hồi nốt mặt bằng 12 trường hợp còn lại, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế (đợt 2). 

Liên quan đến công tác thi công, đến đầu tháng 10, nhà thầu đã nhận bàn giao mặt bằng toàn bộ tuyến đường. Hiện nhà thầu đã thi công đạt 50% khối lượng công trình.

Những bức tranh phong thủy rước tài lộc vào nhà

 Tranh Ngọc thạch, tranh bách Thọ, tranh hoa hồng và tranh Hỷ tước được coi là bốn bức tranh mang lại vận khí tốt và tài lộc sung túc.


Tranh tường ngọc thạch tượng trưng cho quyền thế và phú quý, chỉ có một số ít quý tộc và phú hào mới có tranh này.
Ngọc là một loại đá quý mà mọi người yêu thích. Tương truyền khí trường của ngọc phát tán rất có lợi đối với vận trình của con người. Ngọc thạch có 5 mỹ đức là: nhân, nghĩa, trí, dũng, viết. Ngọc có linh khí có thể tránh tà hộ thân.

Thị trường biệt thự: Hà Nội vẫn ế, Tp.HCM ấm dần

Số lượng biệt thự, nhà liền kề tại Tp.HCM giao dịch tăng 11% và tỷ lệ hấp thụ tăng 2% so với quý trước...

Thị trường biệt thự: Hà Nội vẫn ế, Tp.HCM ấm dần
Khách hàng, nhà đầu tư tại Tp.HCM đang có xu hướng mua đất và tự xây dựng biệt thự, nhà liền kề nhằm tiết giảm chi phí.

Trong khi thị trường biệt thự, liền kề tại Hà Nội vẫn chưa có nhiều cải thiện thì tại Tp.HCM thanh khoản ở phân khúc này đã có những con số ấn tượng.

Báo cáo khảo sát thị trường bất động sản hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Tp.HCM quý 3/2013 của Công ty Savills Việt Nam công bố ngày 9/10, cho thấy, tại thị trường Hà Nội, tổng số biệt thự, liền kề gồm 42.300 căn từ 125 dự án. Trong đó, khoảng 30.300 căn nhà gồm 17.300 nhà liền kề và 13.000 biệt thự đến từ 101 dự án đã chào bán. 

Giảm tồn kho bất động sản, thị trường “ngấm thuốc”


Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Giá trị tồn kho bất động sản trên toàn quốc lên tới cả trăm nghìn tỷ đồng nhưng con số này đang có xu hướng giảm mặc dù diễn ra rất “từ từ.”

Cơ cấu nguồn cung hàng hóa đã bắt đầu có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế và niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục. Điều này chứng tỏ những “liều thuốc” từ cơ chế và giải pháp hỗ trợ đã bắt đầu “ngấm.”

Chậm - nhưng đã giảm

Tính đến hết tháng 9/2013, tổng giá trị tồn kho bất động sản trên toàn quốc khoảng 101.889 tỷ đồng. Trong số này, căn hộ chung cư còn khoảng 23.007 căn, tương đương 34.358 tỷ đồng; nhà thấp tầng khoảng 14.920 căn, tương đương 26.367 tỷ đồng; đất nền nhà ở hơn 10,86 triệu m2 trị giá khoảng 34.983 tỷ đồng và xấp xỉ 2 triệu m2 đất nền thương mại với trị giá khoảng 6.191 tỷ đồng.

Nếu so với thời điểm tháng 3/2013, giá trị tồn kho đã giảm được 12.620 tỷ đồng.

Diễn biến trên thị trường bất động sản cũng có nhiều tín hiệu khả quan, thu hút sự quay trở lại của khách hàng. Mặc dù thanh khoản vẫn còn thấp nhưng thị trường đã có sự giao dịch, không rơi vào tình trạng đóng băng như thời điểm những tháng đầu năm. Nhờ đó, lượng hàng tồn kho đang giảm dần mặc dù vẫn còn chậm.

Hiện các chủ đầu tư rất chú trọng chính sách hỗ trợ khách hàng mua nhà để thúc đẩy giao dịch. Cụ thể là nhiều chủ đầu tư áp dụng hình thức liên kết với ngân hàng cho người mua nhà vay với lãi suất phù hợp.

BĐS quý 3/2013: Ông nói xuôi, bà nói ngược

Đồng loạt công bố các nghiên cứu đánh giá về thị trường BĐS Hà Nội quý III/2013, nhưng dường như CBRE và Savills đang có những nhận định hoàn toàn trái chiều.


Trong báo cáo của mình, Savills nêu rõở thị trường sơ cấp trong khi giá chào bán trung bình của căn hộ hạng C không đổi so với quý trước, giá chào bán của hạng A và hạng B đều giảm. Ở thị trường thứ cấp, giá chào bán trung bình tiếp tục giảm ở tất cả các quận. Mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở quận Hà Đông với -5% theo quý, theo sau là các quận Gia Lâm, Hai Bà Trưng, và Đống Đa giảm từ -4% đến -3% ở mỗi quận. 

Còn theo CBRE, thị trường căn hộ bán có một số diễn biến khá tương đồng  với các quý trước. Giá sơ cấp cũng tiếp nối xu hướng giảm khi tại một vài dự án, chủ đầu  tư đã giảm thêm 10% so với mức trước  đó, đưa  giá về mức 50% so với giá chào  ban  đầu. Khác với xu hướng giảm giá sơ cấp, giá thứ cấp  lần đầu  tiên có dầu  hiệu bình ổn trở lại kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu  vào  đầu  năm  2011.  Thêm  vào đó, số lượng giao  dịch cũng  cải thiện đáng  kể so  với Quý 2, đến  từ cả phân  khúc  dưới  của  thị trường (15 triệu đồng/m²)  và phân  khúc  trên  (40 triệu đồng/m²). Đây chắc  chắn  là một tín hiệu tốt với rất nhiều chủ đầu tư. 

Không chỉ có những nhận định trái chiều về phân khúc căn hộ để bán, CBRE và Savills cũng có những quan điểm rất khác nhau khi đánh giá về phân khúc biệt thự, liền kề.

Văn phòng cho thuê Hà Nội và TP.HCM: Những diễn biến trái chiều!

Theo báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, trong quý III/2013, tình hình hoạt động văn phòng cho thuê của Hà Nội tiếp tục xu hướng giảm thì tại TP.HCM, công suất cho thuê tăng so với cùng kỳ năm trước và ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. 


Tổng nguồn cung diện tích văn phòng thị trường Hà Nội xấp xỉ 1.230.500 m2 đến từ 146 dự án

Cầu Giấy là nguồn cung chính cho thị trường văn phòng 
Theo báo cáo của Savills, tổng nguồn cung diện tích văn phòng thị trường Hà Nội tính đến quý III/2013 xấp xỉ 1.230.500m2 đến từ 146 dự án, tăng 10% theo quý và tăng 22% theo năm. Hai tòa nhà Hạng A thuộc quận Hoàn Kiếm và bốn tòa Hạng B thuộc khu vực phía Tây và khu vực nội thành gia nhập thị trường quý này với tổng diện tích 104.600m2.
Cầu Giấy vẫn là quận cung cấp nguồn cung chính cho thị trường văn phòng với tổng diện tích 282.000m2, chiếm 23% thị phần. Quận Hoàn Kiếm với hai dự án mới gia nhập quý này xếp vị trí thứ hai thay cho quận Đống Đa, chiếm 19% thị phần.

Cấp sổ đỏ đạt 92,1% kế hoạch

KTĐT - Sở TN&MT Hà Nội cho biết, Sở đã cấp được hơn 920 sổ đỏ cho các tổ chức sử dụng đất, đạt 92,1% chỉ tiêu kế hoạch; trong đó, 155 hồ sơ làm thủ tục cấp sổ đỏ qua mạng dịch vụ công trực tuyến mức 3...
Ngoài ra, Sở TN&MT đã kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép thực hiện các biện pháp xử lý với các tổ chức kinh tế sử dụng đất chưa kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất nhằm cơ bản hoàn thành cấp sổ đỏ vào năm 2013 theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bán chung cư Golden Land 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,HN

Bán chung cư Golden Land 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,HN

Mở bán chung cư GOLDEN LAND tòa C
Hot Line:01245488886
Hiệp Hội BĐS Việt Nam xin thông báo: Mở bán dự án chung cư cao cấp GOLDEN LAND.
Dự án GOLDENLAND tọa lạc trên diện tích gần 2,4ha tọa lạc tại số 275 Nguyễn Trãi
Chủ đầu tư: Tập đoàn Hoàng Huy
Vị trí: Số 275 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội
Quy mô dự án:
Tổng diện tích của cả dự án: 23.397m2, gồm 5 tòa nhà
- Tòa TTTM mặt đường Nguyễn Trãi cao 33 tầng
- Tòa tháp 3 ở giữa: Tòa N01A cao 27 tầng, Tòa N01B và N01C cao 25 tầng

- Diện tích căn hộ:
+ Loại 2 phòng ngủ: có diện tích 93, 94, 111, 115m
+ Loại 3 phòng ngủ: 129, 132m
+ Loại 4 phòng ngủ: 145, 166m
+ Căn Duplex: 130m (65m x 2)
+ Căn Penthouse có diện tích 227m, 370m, 316m, 356m, 422m, 298m, 230m,
Tiến độ dự án:
Xây xong tầng 7, bàn giao nhà: Quý 1-2014
Giá bán: 21 tr/m2 (chưa gồm VAT)
Hội thảo mở bán: ngày 10/10/2013
Hiện chúng tôi đang mở bán các căn hộ sau:
Tng
Số căn hộ
Mã căn hộ
Diện tích
Phòng ngủ
Hướng
5
501
C2-C
132
3PN
TB - TN
5
502
C1-1-C
111
2PN + 1
TB
5
503
C1-2-C
111
2PN + 1
TB
5
504
C8-C
94
2PN
TB
5
505
C7-C
115
2PN + 1
TB
5
506
C6-1-C
129
3PN + 1
ĐB
5
507
C5-1-C
166
3PN + 1
ĐN - ĐB
5
509
C4-C
93
2PN
ĐN
5
511
C3-1-C
145
3PN + 1
ĐN - TN
7
701
C2-C
132
3PN
TB - TN
7
702
C1-1-C
111
2PN + 1
TB
7
703
C1-2-C
111
2PN + 1
TB
7
704
C8-C
94
2PN
TB
7
705
C7-C
115
2PN + 1
TB
7
706
C6-1-C
129
3PN + 1
ĐB
7
707
C5-1-C
166
3PN + 1
ĐN - ĐB
7
709
C4-C
93
2PN
ĐN
7
711
C3-1-C
145
3PN + 1
ĐN - TN
12
1201
C2-C
132
3PN
TB - TN
12
1202
C1-1-C
111
2PN + 1
TB
12
1203
C1-2-C
111
2PN + 1
TB
12
1204
C8-C
94
2PN
TB
12
1205
C7-C
115
2PN + 1
TB
12
1206
C6-2-C
129
3PN + 1
ĐB
12
1207
C5-1-C
166
3PN + 1
ĐN - ĐB
12
1208
DL2-C
130
2PN + 1
ĐN
12
1209
C4-C
93
2PN
ĐN
12
1210
DL1-C
130
2PN + 1
ĐN
12
1211
C3-1-C
145
3PN + 1
ĐN - TN
14
1401
C2-C
132
3PN
TB - TN
14
1402
C1-1-C
111
2PN + 1
TB
14
1403
C1-2-C
111
2PN + 1
TB
14
1404
C8-C
94
2PN
TB
14
1405
C7-C
115
2PN + 1
TB
14
1406
C6-2-C
129
3PN + 1
ĐB
14
1407
C5-1-C
166
3PN + 1
ĐN - ĐB
14
1408
DL2-C
130
2PN + 1
ĐN
14
1409
C4-C
93
2PN
ĐN
14
1410
DL1-C
130
2PN + 1
ĐN
14
1411
C3-1-C
145
3PN + 1
ĐN - TN
20
2001
C2-C
132
3PN
TB - TN
20
2002
C1-1-C
111
2PN + 1
TB
20
2003
C1-2-C
111
2PN + 1
TB
20
2004
C8-C
94
2PN
TB
20
2005
C7-C
115
2PN + 1
TB
20
2006
C6-2-C
129
3PN + 1
ĐB
20
2007
C5-1-C
166
3PN + 1
ĐN - ĐB
20
2008
DL2-C
130
2PN + 1
ĐN
20
2009
C4-C
93
2PN
ĐN
20
2010
DL1-C
130
2PN + 1
ĐN
20
2011
C3-1-C
145
3PN + 1
ĐN - TN

Quý khách liên hệ sớm để chọn được căn hộ ưng ý nhất!
Đơn vị phân phối:
+ Đại diện Chủ Đầu Tư Tập đoàn Hoàng Huy- Đơn vị phân phối độc quyền tòa C: các tầng 2,5,7, 10,12, 14,16,19,20,22 Hiệp Hội BĐS Việt Nam: Tầng 14, tòa nhà Trí Thức, đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng liên hệ sớm để được chọn căn tầng và hướng phù hợp 
QUẢN LÝ DỰ ÁN GOLDEN LAND - HOÀNG HUY 
Hot Line: 01245488886