Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

'Lệch giá nhà ở xã hội là bất bình đẳng chính sách’

Theo ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, Nhà nước cần phải đưa ra một mức giá chung về NOXH, không thể để DN này bán NOXH giá 12 triệu, DN kia bán giá 14 triệu hoặc có sự khác biệt trong từng thời điểm. Việc chênh lệch giá NOXH sẽ dẫn đến bất bình đẳng về chính sách, còn Nhà nước không thể đơn thuần chỉ là đầu mối, trung gian trong vấn đề này.
Chênh lệch giá nhà sẽ dẫn đến bất bình đẳng chính sách

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường BĐS diễn ra ngày 9/8/2013 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và ông Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng trụ trì, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP. HCM đã đề cập đến một số vấn còn tồn đọng, cần phải bổ xung, giải quyết trên cơ sở Nghị quyết 02. Trong đó nổi bật lên là giá NOXH đang có sự chênh lệch, dẫn đến việc người dân khiếu nại và nguy cơ bất bình đẳng chính sách.
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, việc chênh lệch giá NOXH sẽ dẫn đến bất bình đẳng về chính sách, còn Nhà nước không thể đơn thuần chỉ là đầu mối, trung gian trong vấn đề này.
"Theo quy định hiện nay thì Nhà nước là trung gian nhưng không có nghĩa Nhà nước là môi giới, mà thể hiện vai trò trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo nhà ở cho cán bộ công nhân viên.

Chính vì thế, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước như thế nào đối với việc đảm bảo đời sống, nhà ở cho công nhân viên cần đặc biệt được lưu ý.

Tác động trở lại chính sách

Trong thị trường bất động sản những ngày qua, nổi lên câu chuyện những người mua căn hộ tại một dự án họp bàn và thống nhất phương án “tự quản lý dòng tiền nộp vào” để chủ đầu tư có tiền hoàn thiện và bàn giao cho người mua.
Thị trường đang được vận hành theo tự nhiên, kiểu “cùng tắc biến, biến tắc thông”, chứ không cần phải có một sự tác động gì từ chính sách. Không những thế, sự việc ấy còn tác động trở lại chính sách…
Thỏa thuận, một giải pháp hợp lý
Những năm qua, tại nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, không thiếu những dự án căn hộ thương mại xây dựng dở dang nằm “đắp chiếu” do chủ đầu tư không có tiền để xây tiếp.
Trên thực tế, phần vốn mà doanh nghiệp bất động sản bỏ ra cho một dự án chỉ khoảng 20 – 30%, sau khi xong các thủ tục giấy phép, giải phóng mặt bằng, xây dựng móng là… hết, việc có xây tiếp được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và các đợt đóng tiền của những người mua căn hộ khi chủ đầu tư mở bán dự án.
Mấy năm gần đây, việc vay vốn ngân hàng rất khó khăn, nhiều dự án chỉ còn trông chờ vào khoản tiền người mua đóng vào để tiếp tục xây dựng. Nếu người mua đóng tiền, chủ dự án tiến hành xây dựng, hoàn thành đúng tiến độ, chuyện không có gì để nói.
Tuy nhiên, tại một số dự án, người mua vẫn phải đóng tiền mà dự án thì vẫn “án binh bất động” do chủ đầu tư không dùng số tiền đó để xây dựng mà để đắp đổi cho một dự án khác hoặc phải trả lãi, nợ vay cho ngân hàng.
Niềm tin theo đó bị xói mòn, dần dần người mua mất lòng tin vào chủ đầu tư, không chịu đóng tiền tiếp khi đến kỳ hạn nộp. Mà khi chủ dự án không có tiền thì không thể xây dựng công trình theo đúng tiến độ, thậm chí ngưng xây dựng, khiến người mua càng không dám đóng tiền tiếp. Hệ quả là tất cả cùng chịu thiệt hại.
Dự án Usilk City Hà Đông (Hà Nội) đang được hoàn thiện

Tín dụng nhà ở xã hội: Gặp khó với tài sản thế chấp

Sáng 9/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì phiên họp thứ XI của Ban Chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS).

Tại cuộc họp, các vấn đề như kết quả triển khai các chương trình nhà ở trọng điểm, tình hình thị trường, các biện pháp giải quyết hàng tồn kho, đặc biệt là kết quả điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội (NƠXH), tình hình thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP, đã được đưa ra phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Tiếp tục rà soát

Theo thống kê, hiện số lượng dự án phát triển nhà ở của các địa phương là 3.742 dự án. Để thực hiện hết các dự án này cần số vốn đầu tư ước tính lên đến 3.534.896 tỷ đồng. Qua rà soát, tổng dự án được tiếp tục triển khai là 2.984 với tổng diện tích đất 76.879ha. Theo báo cáo của 38 địa phương, đến nay, có 411 dự án cần tạm dừng triển khai, chiếm tỷ lệ 11% tổng số dự án. Riêng TP Hồ Chí Minh có 322 dự án tạm dừng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đánh giá, số dự án tạm dừng còn quá ít so với tình hình thực tế. Nguyên nhân được nhìn nhận là do nhiều địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc rà soát và phân loại dự án theo yêu cầu của Chính phủ tại Chỉ thị 2196/CT-TTg về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS và Nghị quyết số 02/NQ-CP  về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Bộ Xây dựng đã đề nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp nhằm giảm cung nhà ở thương mại mà cụ thể là tạm dừng không triển khai tiếp các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị chưa GPMB hoặc GPMB dở dang (đạt dưới 30% diện tích của dự án) tại tất cả các địa phương trên cả nước theo danh mục đã báo cáo. Ngay cả với các dự án đã GPMB nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương, Bộ Xây dựng cũng đề xuất Chính phủ yêu cầu chính quyền địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm, chuyển mục đích tạm thời sang làm bãi đỗ xe, kho tàng…, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
 
Điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đang được triển khai. Ảnh: Linh Anh.
Điều chỉnh cơ cấu căn hộ và chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đang được triển khai. Ảnh: Linh Anh.

Đập nhà cựu chủ tịch tỉnh Vĩnh Long, mở rộng vỉa hè

TP - Sáng 10/8, cơ quan chức năng bắt đầu đập phần nhà xây vượt quá giấy phép của ông Phạm Văn Đấu, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, để mở rộng vỉa hè đường Bạch Đàn ở TP Vĩnh Long cho đúng 4,5 mét theo dự án phê duyệt.
Như báo Tiền Phong thông tin, năm 2008, ông Đấu còn làm Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, xây nhà có một số phần vượt giấy phép, phạm vào đất dự án mở đường Bạch Đàn. Năm 2009, cán bộ thiết kế thi công và thẩm định của Sở GT&VT tỉnh Vĩnh Long vì “ngán” chủ tịch tỉnh nên đã tùy tiện né ngôi nhà, bóp vỉa hè nhỏ lại chỉ còn khoảng 3 mét.
Mới đây, khi đường Bạch Đàn làm xong, báo chí phát hiện sự tùy tiện và Sở GTVT tỉnh Vĩnh Long nhận khuyết điểm, tổ chức sửa sai.
Theo tienphong.vn

Dự án căn hộ “đế vương” giá đắt nhất Việt Nam giờ ra sao?

Bắt đầu khởi công vào tháng 12/2009, cho tới nay (8/2013) dự án D'.Palais de Louis (số 6 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội) đã hoàn thiện xây phần thô hết tầng 27 và đang trong giai đoạn cất nóc, hoàn thiện phần ngoài.
D’.Palais de Louis, dự án đầu tiên về BĐS và trọng điểm của Tân Hoàng Minh Group và Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội. Đây là tòa tháp căn hộ có chất lượng cao cấp bậc nhất tại Việt Nam và trong khu vực. 

D’.Palais de Louis có chiều cao 120m với 27 tầng nổi, 4 tầng hầm để xe, 2 tầng sảnh công cộng và dịch vụ, 242 căn hộ thể hiện 10 phong cách kiến trúc khác biệt, 6 thang máy xuyên sáng, 2 thang máy chở hàng, 2 bể bơi bốn mùa. 

Dự án D’.Palais de Louis tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội)

Tất cả các căn hộ “đế vương” đều mang phong cách Hoàng gia cổ điển mô phỏng cung điện Versailles, trang thiết bị nội thất cao cấp, nhiều tiện ích và dịch vụ. Diện tích các căn hộ từ 120,9 m2 đến 260,8 m2, có hai căn penthouse rộng hơn 1.000 m2. Đầu 2012 chủ đầu tư dự án căn hộ “đế vương” đã công bố giá bán lên tới 100 tỷ đồng cho mỗi căn hộ penthouse. Với mức giá này dự án D’.Palais de Louis được coi là dự án có giá bán cao nhất Việt Nam cho đến nay.

Vẫn tồn đọng gần 28 nghìn căn hộ chung cư

Tại phiên Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản hôm nay 9-8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tăng nguồn cung về nhà ở xã hội.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng giá trị tồn kho bất động sản khoảng 108.773 tỷ đồng, giảm 15,4% so với quý 1-2013. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là gần 28 nghìn căn, tương đương hơn 41 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 38%. Tồn kho nhà thấp tầng: hơn 15 nghìn căn, tương đương hơn 27 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,23%; tồn kho đất nền nhà ở gần 10 triệu m2, tương đương gần 34 nghìn tỷ đồng; đất nền thương mại khác là hơn hai triệu m2, tương đương 5.835 tỷ đồng. Mặc dù giá cả bất động sản đã giảm, nhưng lượng giao dịch vẫn còn thấp.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Cho người nước ngoài mua không hạn chế nhà Việt Nam?

Cho người nước ngoài mua không hạn chế nhà Việt Nam?
Theo Bộ Xây dựng, dù là chủ trương đúng, song chính sách cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam còn có những hạn chế nhất định nên vẫn chưa khuyến khích được nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam mua nhà ở, cần thiết phải sớm sửa đổi - Ảnh: Việt Tuấn.


Thứ  trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết này.

Mới bán được nhà cho 126 trường hợp 
Tính đến hết quý 2/2013 cả nước chỉ có 126 trường hợp mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các địa phương phía Nam như: Tp.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa..., Bộ Xây dựng dẫn số liệu từ báo cáo của các địa phương gửi về.

Phân tích cụ thể hơn, báo cáo cho hay, chiếm khoảng 80% trong số 126 trường hợp nói trên là các cá nhân nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm khoảng 20%.

Trung Quốc: Tham ô chương trình nhà ở gần 1 tỉ USD

Văn phòng Kiểm toán nhà nước Trung Quốc cho biết gần 5,8 tỉ nhân dân tệ (khoảng 940 triệu USD) tiền ngân sách dành cho chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp đã bị tham ô trong năm 2012.

Theo báo cáo, tổng cộng 360 dự án và tổ chức đã “tham ô” số tiền trên. Thay vì được đầu tư xây nhà giá rẻ, khoản tiền khổng lồ này “chảy” ra nước ngoài cho các mục đích mua đất, trả nợ và nhiều việc khác. Con số thất thoát của năm 2012 nhiều gần gấp đôi số tiền 3 tỉ nhân dân tệ bị phát hiện tham ô năm 2011.
Trung Quốc lo sợ giá nhà đất cắt cổ có thể dẫn đến bất ổn xã hội. Trong tháng 7 vừa rồi, giá nhà trung bình khoảng 10.300 nhân dân tệ/m2, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái và nhiều hơn mức tăng 7,4% trong tháng 6.
Một dự án nhà ở xã hội ở Trùng Khánh. Ảnh: Bloomberg
Trong chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp của mình, Trung Quốc dự kiến xây 36 triệu căn hộ giá rẻ từ năm 2011 - 2015. Tính riêng kinh phí cho năm 2012 đã là 880 tỉ nhân dân tệ để xây 5,9 triệu căn hộ và hỗ trợ 9,5 triệu gia đình. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy có khoảng 110.000 hộ đã làm giả giấy tờ để được hỗ trợ tài chính và ưu tiên mua nhà giá rẻ.

Vẫn tồn đọng gần 28 nghìn căn hộ chung cư


NDĐT – Tại phiên Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản hôm nay 9-8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tăng nguồn cung về nhà ở xã hội.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng giá trị tồn kho bất động sản khoảng 108.773 tỷ đồng, giảm 15,4% so với quý 1-2013. Trong đó, tồn kho căn hộ chung cư là gần 28 nghìn căn, tương đương hơn 41 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 38%. Tồn kho nhà thấp tầng: hơn 15 nghìn căn, tương đương hơn 27 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,23%; tồn kho đất nền nhà ở gần 10 triệu m2, tương đương gần 34 nghìn tỷ đồng; đất nền thương mại khác là hơn hai triệu m2, tương đương 5.835 tỷ đồng. Mặc dù giá cả bất động sản đã giảm, nhưng lượng giao dịch vẫn còn thấp.
Tuy nhiên, điểm sáng là phân khúc nhà giá thấp có tính thanh khoản cao. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng: Nhờ điều chỉnh cơ cấu nguồn cung, đến nay thị trường bất động sản đang từng bước khắc phục được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, trong đó thừa phân khúc nhà cao cấp, thiếu phân khúc nhà thu nhập thấp. Thực tế hiện nay, nhu cầu về nhà ở xã hội còn rất lớn, tuy nhiên việc phát triển phân khúc này lại gặp nhiều khó khăn vì hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, trong khi chưa huy động được nhiều từ nguồn vốn xã hội. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản cần phải gắn liền với thực hiện Chiến lược Nhà ở quốc gia và ưu tiên hàng đầu là giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp.
Tại đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định thị trường bất động sản đã cho thấy các tín hiệu tích cực, lòng tin thị trường đã bắt đầu quay trở lại. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng được ưu đãi vẫn đạt thấp, chỉ 6,3%. Do vậy, Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản cần tập trung chỉ đạo phát triển thị trường, điều chỉnh cơ cấu nhà ở, từng bước giảm tồn kho, nợ xấu, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 02 của Chính phủ, triển khai mạnh mẽ gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng... Hiện nay, việc điều chuyển các phân khúc nhà ở cho phù hợp, đáp ứng hài hòa cung - cầu đã góp phần giảm lượng hàng bất động sản tồn kho khoảng 15-17%. Tuy nhiên, hiện nguồn cung về nhà ở xã hội vẫn còn thấp.

Vì sao nhiều tuyến đường HN vừa làm xong đã ngập lụt nghiêm trọng?

Đường Nguyễn Xiển, Phạm Hùng, Đại lộ Thăng Long… và không ít những cung đường khác ở Hà Nội mới làm nhưng lại rất dễ bị ngập lụt. Vì sao vậy?


Trận mưa lớn kéo dài trong 2 ngày 8 - 9/8 khiến nhiều cung đường ở Thủ đô bị ngập lụt nghiêm trọng. Không chỉ vừa mưa đã ngập, ngay cả khi trời trở nắng ráo vào sáng ngày 9/8 một số tuyến đường mới như Nguyễn Xiển, Phạm Hùng vẫn như... sông. Ô tô, xe máy qua lại những tuyến đường này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, gây ức chế lớn cho người dân.
“Tôi thường xuyên phải đi làm qua đường Nguyễn Xiển, Phạm Hùng mỗi ngày. Đường chỉ vừa mới hoàn thành nhưng không hiểu sao lại hay bị ngập lụt như vậy. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng có thể lụt. Nhiều hôm đến cơ quan, lại phải ngậm ngùi đi về vì nước trên đường bắn lên, bẩn hết áo quần” – một người dân ở khu Linh Đàm bức xúc.
Hình ảnh ngập lụt kéo dài tại khu tòa nhà Keangnam trên đường Phạm Hùng. (Ảnh QN)
Một thắc mắc lớn được nhiều người đặt ra là vì sao những cung đường chỉ vừa mới hoàn thành lại có thể dễ dàng ngập lụt và thời gian nước rút lại có thể lâu đến vậy? Phần lớn các lý do giải thích cho hiện tượng này đều hướng về các chủ đầu tư:

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

TP.HCM: Bảng giá đất mới giữ nguyên mặt bằng năm 2013

 UBND TP.HCM vừa chấp thuận phương án triển khai xây dựng bảng giá các loại đất năm 2014 theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch Kiến trúc.


Về cơ bản, bảng giá đất mới vẫn giữ nguyên mặt bằng giá đất năm 2013
TP yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổ chức thu thập nguồn dữ liệu giá đất chuyển nhượng, tổ chức nghiên cứu thí điểm việc phân vùng giá trị đất tại quận 6, quận 9, quận Bình Thạnh.
Căn cứ kết quả nghiên cứu thí điểm tại 3 quận nêu trên, giao Ban Chỉ đạo xây dựng bảng giá đất TP phân tích, đánh giá kết quả, trình UBND TP xem xét trước khi cho chủ trương triển khai việc xây dựng bảng giá đất trên địa bàn TP theo hướng phân vùng giá trị đất.

Nhiều chủ đầu tư chung cư “ăn gian” diện tích

Khi mua căn hộ chung cư, căn cứ vào diện tích tạm tính trong hợp đồng do chủ đầu tư đưa ra để khách hàng thanh toán.
    Tuy nhiên, không như đất nền nhà phố, việc thỏa thuận lại diện tích thật căn hộ chung cư trong quá trình cấp giấy chứng nhận lâu nay thường gặp rắc rối giữa khách hàng và chủ đầu tư. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm cấp giấy chứng nhận tại các dự án căn hộ chung cư.

    Một chung cư dành cho người thu nhập thấp
    Mua “tim tường”, nhận “thông thủy”
    Bà Ph.M.H., chủ sở hữu một căn hộ tại quận Thủ Đức, là một trong những trường hợp đang gặp rắc rối trong việc thỏa thuận diện tích căn hộ với chủ đầu tư. Bà H. cho biết năm 2011 đã mua căn hộ có diện tích 84,9m2 với tổng số tiền thanh toán là 1,45 tỷ đồng (17 triệu đồng/m2). Để làm tục thủ tục cấp giấy chứng nhận, hiện công ty đề nghị bà H. thanh toán giá trị căn hộ với diện tích 85,39m2 (diện tích tim tường) nhưng chỉ nhận phần diện tích thể hiện trên giấy chứng nhận là 81,99m2 (diện tích thông thủy).
    Cùng cảnh ngộ, khách hàng B.N.A.Th. (quận Thủ Đức) cũng đang đau đầu vì bỗng dưng căn hộ “teo” lại mấy mét vuông. Bà cho biết, căn hộ bà mua có diện tích 80,67m2, với tổng số tiền thanh toán 1,34 tỷ đồng (16,72 triệu đồng/m2).
    Đầu tháng 4/2013, công ty thương lượng với bà Th. để thống nhất diện tích căn hộ trước khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Phía công ty đề nghị bà thanh toán giá trị căn hộ với diện tích 77,11m2 (diện tích tim tường) nhưng chỉ nhận phần diện tích thể hiện trên giấy chứng nhận là 72,8m2 (diện tích thông thủy). Công ty chỉ thanh toán lại cho bà Th. số tiền trên phần diện tích chênh lệch: 80,67m2 – 77,11m2 = 3,56m2 là 59,5 triệu đồng.
    Trường hợp khác, theo ghi nhận của khách hàng Đ.T.T, bà mua căn hộ có diện tích 97,11m2  với tổng số tiền thanh toán 1,5 tỷ đồng (15,8 triệu đồng/m2). Sau thời gian dài chờ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, mới đây công ty đề nghị là bà T thanh toán giá trị căn hộ với diện tích 97,55m2 (diện tích tim tường), nhưng chỉ nhận phần diện tích thể hiện trên giấy chứng nhận là 91,4m2 (diện tích thông thủy).

    Ai chịu thiệt?
    Cả 3 khách hàng trên cho biết hiện đã hoàn tất việc thanh toán. Theo những khách hàng này, việc chủ đầu tư bán diện tích căn hộ một đường, giao diện tích căn hộ một nẻo là không thể chấp nhận. Chủ đầu tư phải hoàn tất thủ tục và trình các cấp thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận theo đúng phần diện tích ghi trong hợp đồng đã thanh toán.
    Nếu không, khách hàng chỉ đồng ý thanh toán đúng phần diện tích được công nhận trên giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ và yêu cầu công ty phải hoàn trả lại số tiền cho phần diện tích chênh lệch trên hợp đồng so với giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.
    Theo giải thích của một chủ đầu tư, khi mua căn hộ, diện tích sàn căn hộ chỉ là “tạm tính” và sẽ được xác định chính xác khi tiến hành kiểm tra thực tế theo bản vẽ hoàn công và không phụ thuộc vào diện tích quy định trong giấy chứng nhận. Việc diện tích căn hộ bị “bóp nhỏ” như giải thích của chủ đầu tư do tính theo diện tích thông thủy trong quy định của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23-6-2010 của Chính phủ. Do có sự thay đổi trong cách tính diện tính nên diện tích căn hộ trên hợp đồng và giấy chứng nhận không trùng khớp là sự việc ngoài ý muốn.
    Nghị định 71 quy định diện tích sàn xây dựng nhà chung cư chỉ bao gồm phần diện tích bên trong căn hộ (kể cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó - cách tính diện tích thông thủy). Hướng dẫn cụ thể hơn, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 16/2010/TT-BXD (Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 71/2010/NĐ-CP).
    Tại khoản 2, Điều 21 của Thông tư 16 hướng dẫn các bên được tính diện tích nhà chung cư theo 2 cách: tính theo kích thước thông thủy (tức là chỉ có diện tích bên trong căn hộ như Nghị định 71) hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ. Cách thức tính diện tích nào phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ.
    Tuy nhiên, tính chất “nước đôi” này đã khiến mối quan hệ giữa khách hàng và chủ đầu tư nảy sinh nhiều tranh cãi. Chủ đầu tư không muốn “nhả” số tiền đã thu, còn khách hàng không những thiệt thòi vì diện tích căn hộ thiếu mà việc đòi lại tiền cũng gian nan. Trên thực tế, phần lớn các hợp đồng mua bán căn hộ chủ đầu tư thường canh theo diện tích tim tường vì cách tính này “kinh tế” hơn, diện tích ghi nhận trên giấy chứng nhận thừa thiếu thế nào khách hàng ráng chịu.
    Ghi nhận cho thấy, tại các dự án căn hộ chung cư trên địa bàn TPHCM, nhiều khách hàng đã hoàn thành việc thanh toán rất lâu (trên 2 năm) nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình chây ì việc làm thủ tục cấp quyền sở hữu căn hộ. Trong khi đó, hợp đồng có ghi rõ sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ trong 60 ngày kể từ ngày thanh toán 100% giá trị căn hộ. Mỗi khi khách hàng “xoáy” chủ đầu tư vì sao không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận luôn nhận được câu trả lời dự án bán chậm, hoặc đổ lỗi cho cơ quan nhà nước.
    Chủ đầu tư bán nhà cho khách hàng dựa trên quan hệ “tiền trao cháo múc”, nhận tiền mới giao nhà, khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và chủ đầu tư. Vì vậy, lỗi chậm cấp giấy chứng nhận phần lớn do chủ đầu tư xây dựng không đúng quy hoạch, thiết kế, chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa nộp tiền sử dụng đất.
Theo Sài Gòn Đầu Tư

Cò đất chuyển nghề bán ốc, xe ôm

Từng kiếm được 80 triệu đồng một tháng nhờ môi giới nhà đất, nhưng giờ đây anh Trúc phụ vợ giao hàng cho tiệm tạp hóa của gia đình để có đồng ra đồng vào hàng ngày.

 
Từ khi bất động sản "ế" vào năm 2008 và kéo dài đến nay, những người làm công việc cò đất cũng lần lượt tìm công việc khác để mưu sinh.
 

 
    Anh Trúc, 47 tuổi ở quận Bình Thạnh nói từ khi thị trường nhà ở đóng băng cách đây 5 năm thì nghề cò đất của anh theo đó cũng hết thời. Anh cố đeo bám thêm hai năm nhưng nhận thấy tiền chi nhiều hơn thu vào. Gần cuối năm 2010, anh cùng ba người bạn quyết định hùn vốn mở quán cà phê máy lạnh, riêng anh bỏ vào mối làm ăn này khoảng 1 tỷ đồng.

    Anh Trúc cho biết chỉ tính tiền mặt bằng mỗi tháng phải trả 2.500 USD (53 triệu đồng), lương cho 10 nhân viên khoảng 50 triệu đồng, chưa kể tiền điện và nước. “Mỗi ngày mở mắt ra, thấy tiền bỏ ra nhiều mà thu vào chẳng bao nhiêu, gắng gượng hơn một năm tôi đành rút vốn”. Anh ngậm ngùi cho hay vì trình độ học vấn chỉ tốt nghiệp hết cấp 3, không có chuyên môn nên rất khó tìm được một công việc nào ổn định, giờ chỉ biết mở quán kinh doanh gì đó để buôn bán tiếp tục.

    “Nhờ vợ có tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà nên tôi phụ cô ấy đi giao hàng. Thật sự, tôi cảm thấy hụt hẫng khi bây giờ phải để vợ nuôi thế này. Tôi dự định mấy tháng sắp tới chắc mở một quán ốc để kiếm lai rai chứ không dám hùn mở cà phê nữa”.

    Năm 2007, bất động sản ở thời hoàng kim, bình quân một tháng anh Trúc kiếm 70-80 triệu đồng. Anh từng đi lùng sục những căn nhà nhỏ giá dưới 1 tỷ đồng, sau đó nhận được hoa hồng 3% cho mỗi căn. “Hồi đó, thu nhập nhờ làm trung gian cho người mua lẫn người bán đất rất khấm khá, nên tôi tranh thủ mua nhà nhỏ và bán lại có khi lời 100 triệu đồng một căn”, anh Trúc nói.

HANHUD đến đâu, dự án hoang “mọc” ra đến đó

(ĐTCK) Đầu tư cả chục dự án đô thị quy mô lớn tại Hà Nội, nhưng những dự án do HANHUD làm chủ đầu tư đều nổi tiếng với sự nhếch nhác…
 
    Không chỉ đến khi Sở Xây dựng Hà Nội tiến hành rà soát hàng loạt dự án khu đô thị thiếu hạ tầng trên địa bàn Hà Nội, dự án của CTCP Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) mới được nhắc đến vì thiếu sự đồng bộ. Bởi trước đó, cư dân tại nhiều dự án do HANHUD làm chủ đầu tư đã có nhiều đơn thư gửi các cơ quan chức năng phản ánh về sự nhếch nhác, thiếu hạ tầng và sự kết nối của những dự án này.
    Cụ thể, tại Dự án Khu đô thị Mễ Trì (huyện Từ Liêm, Hà Nội) của HANHUD, mặc dù tòa chung cư CT5B đã đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay, nhưng hai khu chung cư còn lại bị chủ đầu tư bỏ dở, không chịu hoàn thiện. Hệ thống đường nội bộ trong Dự án đến nay cũng không được triển khai. Hiện Dự án chỉ có một con đường độc đạo tạm bợ ra phía Đại lộ Thăng Long, trong khi các hướng đường kết nối với các dự án lân cận và khu dân cư liền kề vẫn bị chủ đầu tư quây tôn bịt kín.

    Khu đô thị Mễ Trì vẫn không kết nối hạ tầng, khiến nhiều người mua nhà không dám về sinh sống

Không thể có chuyện khung giá đất bằng giá thị trường”

Đại diện cơ quan quản lý đất đai lý giải sự chênh lệch giữa khung giá đất và giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường...

“Không thể có chuyện khung giá đất bằng giá thị trường”
"Dù năm nào cũng tiến hành khảo sát, xây dựng khung mới song bảng giá đất hàng năm của các địa phương ban hành luôn thấp hơn giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường, chỉ bằng 30 - 60%".
Khung giá đất hiện nay khá lạc hậu so với mức giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, nhưng để đưa khung giá ngang bằng với giá thị trường là điều không thể.

Đó là khẳng định của ông Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khi nói về sự “bất cập trong hợp lý” của bảng giá đất hiện nay.

Trao đổi với VnEconomy, ông nói:

Hà Nội sắp mở rộng đường Trường Chinh


Hà Nội: Những hình ảnh ngập lụt đáng sợ ngày 8/8

Thị trường nhà ở đang dần hồi phục

 Nếu như chỉ số bất động sản Hà Nội trong quý 2/2013 giảm 3,6% thì chỉ số này ở khu vực Tp.HCM đã tăng nhẹ 0,2 điểm so với quý trước.
Lượng giao dịch tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước là một dấu hiệu cho thấy thị trường đang dần hồi phục. Ảnh: Thanh Thịnh
Theo chỉ số giá bất động sản (SPPI) quý 2/2013 do Công ty Savills Việt Nam vừa công bố, SPPI nhà ở của Hà Nội trong quý 2/2013 đạt 104,7, giảm 3,6 điểm phần trăm theo quý và 17,7 điểm phần trăm theo năm. Chỉ số giá giảm khoảng 25% trong tám quý liên tiếp từ mức đỉnh là 138,7 vào quý 2/2011, đã tương đương với chỉ số cơ sở.
Sau khi tăng liên tiếp trong năm 2012, tỷ lệ hàng tồn kho đã giảm trong hai quý đầu năm 2013. Trong quý này, chỉ số này đã giảm 2 điểm phần trăm xuống 93% do tỷ lệ hấp thụ tăng. Đây là dấu hiệu tốt cho sự tăng trưởng chung của toàn thị trường. Trong khi đó, giá trung bình của thị trường, bao gồm cả những dự án mới, đã giảm 30% từ quý 2/2011 do sự gia nhập thị trường của những dự án mới và cũng như việc giảm giá của những dự án đang hoạt động.

Dự án hoành tráng hủy hoại danh tiếng đại gia

Không ít các dự án khủng trong thời gian đầu mang lại tiếng tăm rất lớn cho các đại gia nhưng vì nhiều lý do, những trục trặc trong quá trình triển khai đã có cái kết không như mong muốn, ảnh hưởng không ít tới danh tiếng của các doanh nhân và DN chủ đầu tư.
Từ hoành tráng cho tới bế tắc
Tỉnh Kiên Giang vừa cho biết đang hoàn tất thủ tục, trình Chính phủ xem xét, xử lý dứt điểm đối với dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương (công suất 4.400 - 5.200MW) do Công ty cổ phần năng lượng Tân Tạo (Itaco) thuộc Tập đoàn Tân Tạo (ITA) làm chủ đầu tư.
Đề nghị thu hồi dự án 6,7 tỷ USD được đưa ra trong bối cảnh dự án đã tạm ngừng triển khai từ tháng 8/2010 cho tới nay. Trước đó, ngày 28/2/2013, Kiên Giang đã ra hạn chót tới 30/6/2013 nếu công ty này không triển khai dự án, tình sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết trình Chính phủ xem xét, thu hồi giấy phép đầu tư.
Đây lại là một sự cố nữa đối với tập đoàn của đại gia Đặng Thành Tâm - người giàu nhất trên TTCK năm 2007 và bà Đặng Thị Hoàng Yến (chị ông Tâm).
Dự án Park City quảng cáo hoành tránh giờ vấn chỉ là bãi hoang.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội:Giả mạo chữ kí làm sổ đỏ, bán nhà trái pháp luật

Ngày 21/6/2013, Báo Người cao tuổi số 74 đăng bài “Cần ngăn chặn cấp sổ đỏ cho nhà mua bán trái pháp luật” căn hộ 509 nhà N1AB khu Trung Hòa - Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Sau khi báo phát hành, ông Vũ Văn Tỉnh gửi đơn đến tòa soạn phản ánh, có người giả mạo chữ kí của ông làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho căn hộ này. Vậy ai giả mạo chữ kí của ông Tỉnh để làm sổ đỏ căn hộ 509 rồi bán cho ông Nguyễn Văn An…

Người ở nhờ bán nhà của chủ
Căn hộ 509 nhà N1AB khu Trung Hòa - Nhân Chính, thuộc diện tái định cư của ông Vũ Văn Tỉnh ở số 2 phố Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, có hợp đồng mua bán nhà số 51/CT3-BTNQLN ngày 7/1/2005 với Công ty Kinh doanh nhà số 3. Khi căn hộ này chưa hoàn tất việc cấp sổ đỏ thì ông Tỉnh bán cho chị Hương, chị Hương bán lại cho ông Phạm Lăng Quang, do đó ông Quang phải làm việc với chính chủ là ông Tỉnh để hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho chính chủ sau đó chuyển sang tên ông Quang. Hợp đồng ủy quyền ngày 17/3/2006 giữa bên A là ông Vũ Văn Tỉnh và bên B là ông Phạm Lăng Quang, ghi rõ ông Quang được thay mặt ông Tỉnh liên hệ với Công ty Kinh doanh nhà số 3 làm các thủ tục giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật hoàn tất thủ tục đề nghị cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ trên (được nhận thay ông Tỉnh giấy chứng nhận này).
Khi chưa làm xong thủ tục cấp sổ đỏ mang tên ông Tỉnh, ông Quang cho người anh họ là Trương Hữu Thắng ở nhờ (giao toàn bộ hồ sơ mua bán căn hộ này cho ông Thắng giữ). Tháng 1/2009, ông Quang trở lại thì phát hiện ông Thắng đã bán căn hộ 509 cho ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh với giá 1,5 tỉ đồng. Vì ông Thắng bán nhà không chính chủ, lại chưa có sổ đỏ, nên ông An giữ lại 170 triệu đồng chưa trả cho ông Thắng và chi riêng 20 triệu đồng để ông Thắng chạy sổ đỏ cho ông Vũ Văn Tỉnh sau đó chuyển tên sang ông An.
Giấy cam kết là chữ kí thật của ông Tỉnh và đơn xin cấp giấy chứng nhận giả mạo
 chữ kí của ông Tỉnh.
Sau 5 ngày có đơn được cấp sổ đỏ vì “mẫn cán” hay có “bôi trơn”?
Phát hiện người anh họ ở nhờ bán nhà của mình trái pháp luật, giải quyết trong nội bộ gia đình nhiều năm không xong, năm 2013 ông Quang có đơn gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quận Thanh Xuân, đề nghị kiểm tra hồ sơ cấp sổ đỏ cho căn hộ 509 nhà N1AB, hiện chính chủ hợp pháp là ông Phạm Lăng Quang, ngăn chặn việc chuyển sổ đỏ từ ông Tỉnh sang ông An.
Trái với hợp đồng ủy quyền ngày 17/3/2006, hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho căn hộ P509 lại không phải là ông Quang đứng tên, mà chính ông Tỉnh đứng tên. Theo Phòng TN&MT quận Thanh Xuân, hồ sơ thủ tục làm sổ đỏ trường hợp này hợp lệ, vì có đăng kí nhà ở và đất ở; đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (có chữ kí của ông Tỉnh ngày 14/1/2009). Cùng ngày Phòng TN&MT quận Thanh Xuân có phiếu nhận và hẹn trả kết quả hành chính số 15/2009 do ông Trương Hồng Tuyến kí. Không biết do “mẫn cán” hay vì “được bôi trơn” 20 triệu đồng do ông An chi cho ông Thắng chạy sổ đỏ, nên chỉ sau 5 ngày gửi đơn, ngày 19/1/2009, UBND quận Thanh Xuân đã cấp GCNQSDĐ số AE720378 vào sổ cấp GCNQSDĐ số 144/2009/QĐ-UB/37/2009 cho ông Vũ Văn Tỉnh (thay vì theo giấy hẹn phải đợi 35 ngày). Ông Thắng nhận sổ đỏ giao cho ông Nguyễn Văn An (người mua nhà). Ngày 14/2/2009, ông An trả nốt 170 triệu đồng cho ông Thắng (người bán nhà của ông Quang), em trai vợ ông Thắng là Nguyễn Văn Thái nhận thay số tiền này (có chữ kí của ông Thái và ông An). Việc cấp sổ đỏ cho ông Vũ Văn Tỉnh trót lọt nhanh gọn, nhưng bị ông Quang phát giác ông Thắng lừa đảo bán nhà trái pháp luật, nên việc chuyển sổ đỏ mang tên ông Vũ Văn Tỉnh sang tên ông Nguyễn Văn An chưa thực hiện được.
Ai giả mạo chữ kí của ông Tỉnh?
Sự “mẫn cán” đến nghi ngờ của cán bộ Phòng TN&MT quận Thanh Xuân trong việc cấp sổ đỏ cho căn hộ 509 bị phát giác dựa trên hồ sơ giả mạo chữ kí của ông Vũ Văn Tỉnh.
Đối chiếu chữ kí của ông Tỉnh trong hồ sơ giấy tờ lưu tại Phòng TN&MT quận Thanh Xuân xin cấp sổ đỏ, ngày 20/7/2013 ông Tỉnh viết giấy cam kết gửi ông Quang “Cam đoan không tham gia vào việc xin cấp sổ đỏ căn hộ 509. Đề nghị các cơ quan pháp luật điều tra, kẻ nào đã mạo nhận chữ kí của tôi để làm việc sai trái đó”. Cùng ngày ông Tỉnh gửi đơn đến Báo Người cao tuổi nêu rõ không biết chuyện ông Quang cho ông Thắng mượn nhà, bản thân ông Tỉnh chưa đặt chân đến Phòng TN&MT quận Thanh Xuân, chưa bao giờ làm đơn và khai báo để xin cấp sổ đỏ. Ông Tỉnh khẳng định: “Tất cả các chữ kí trong hồ sơ không phải chữ kí của tôi, tất cả là giả mạo, mạo nhận tên tôi”.
Vậy ai giả mạo chữ kí của ông Tỉnh? Hiện ông Phạm Lăng Quang đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ vụ lừa đảo này. Để làm trót lọt sổ đỏ mang tên ông Vũ Văn Tỉnh một cách chóng vánh, rõ ràng có sự tiếp tay của cán bộ Phòng TN&MT quận Thanh Xuân. Người bán căn hộ 509 trái pháp luật cho ông Nguyễn Văn An là ông Trương Hữu Thắng, người làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ cũng là ông Thắng đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ai giấu mặt kí giả chữ kí của ông Tỉnh? Những ai trong đường dây tiếp tay cấp sổ đỏ trái pháp luật? Đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận Thanh Xuân và Phòng TN&MT quận Thanh Xuân, Hà Nội làm sáng tỏ.
Theo nguoicaotuoi.com

Sắp mở bán căn hộ 450 triệu – 2 phòng ngủ

Thông tin từ Công ty Bất động sản Danh Khôi Á Châu cho biết, đơn vị tiếp thị và phân phối Dự án Căn Hộ Ehome4 Bắc Sài Gòn, vào giữa tháng 8/2013, Công ty sẽ chính thức mở bán dự án này với giá dự kiến 450 triệu/căn 2 phòng ngủ.

Dự án EHome 4 Bắc Sài Gòn tọa lạc giữa trung tâm công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm Tp.HCM 30 phút và TP Thủ Dầu Một 15 phút. Dự án cũng nằm gần các bệnh viện, trường quốc tế, chợ, siêu thị, trường học, công viên...
Phối cảnh tổng thể Căn hộ EHome 4 Bắc Sài Gòn.
Toàn bộ dự án gồm 2104 căn hộ nằm trong tổng thế  khu dân cư EHome 4 Bắc Sài Gòn rộng 12,9 hecta với đầy đủ các tiện ích: hồ bơi, công viên, câu lạc bộ cộng đồng…ngay trong nội khu. Bên ngoài dự án, trong khoảng cách từ 5-10 phút có thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội như bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, bệnh viện Quốc tế Miền Đông, trường quốc tế Singapore, chợ Vĩnh Phú, chợ Tam Bình, chợ Thủ Đức, siêu thị, trường học, công viên…chưa kể các dịch vụ cộng thêm của chủ đầu tư dành cho dự án như: xe đưa đón dân cư, thẻ EHome citizen…

Dự án sẽ được ngân hàng VPBank hỗ trợ gói vay với lãi suất từ 6% - 8% /15 năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tất cả Quý khách hàng.

Công ty Cổ Phần Bất động sản Danh Khôi Á Châu – đơn vị tiếp thị và phân phối.
Hotline: 0908 10 39 70 – Email: info@dkra.com.vn
(Theo TTDN) 

Đền bù đủ cho dân khu công nghệ cao Hoà Lạc để đẩy nhanh GPMB

Tiến độ giải phóng mặt bằng khu công nghệ cao Hoà Lạc đang chậm, song các cơ quan chức năng cần rà soát lại chính xác các chính sách về giải phóng mặt bằng để đền bù đúng, đủ cho người dân theo quy định của nhà nước.

 
Chỉ đạo trên được Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị đưa ra tại buổi làm việc với Ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc, ngày 6/8.
Theo ông Phạm Đại Dương, Trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc, mặc dù đã được Thủ tướng và UBND thành phố Hà Nội tháo gỡ về cơ chế, chính sách trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng nhưng tiến độ rất chậm, ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án, đặc biệt là dự án trường Đại học Khoa học công nghệ Hà Nội và dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Khu công nghệ cao Hoà Lạc được Thủ tướng ký quyết định thành lập từ 1998, với tổng diện tích 1.586 ha, được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và những khu chức năng chính như: khu phần mềm có diện tích 76 ha, khu nghiên cứu và triển khai (R&D) có quy mô 229 ha, khu công nghiệp công nghệ cao có quy mô 549,5 ha được, khu giáo dục và đào tạo có quy mô 108 ha, khu trung tâm, khu dịch vụ tổng hợp…
Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau 15 năm triển khai, dự án vẫn chưa hoàn tất khâu giải phóng mặt bằng do nảy sinh nhiều vướng mắc và khiếu kiện trong đền bù đất đai cho người dân.
Hiệ, dự án mới giải phóng mặt bằng 911 ha trên tổng số 1.586 ha. Trong đó, trên 300 ha diện tích mặt bằng sạch đã được giao cho hơn 60 nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Tp.HCM: Cả dãy phố bị chủ đầu tư "cắm" sổ đỏ

Mọi chuyện chỉ lộ rõ khi công ty này không trả được tiền, bị Cục thi hành án phát mại. Thật khó tin khi chủ đầu tư mang bìa đỏ của hàng chục lô đất đã bán cho dân đi cắm ở ngân hàng.

Năm 2007, Công ty CP xây dựng công trình giao thông 586 (Công ty 586) là đơn vị chủ đầu tư bán 18 lô đất liền nhà (nhà thô 5 tầng) đã có bìa đỏ cho người dân. Tuy nhiên 6 năm trôi qua, sự việc chỉ bị vỡ lở khi Cục thi hành án Tp.HCM xuống Cần Thơ kiểm kê, phát mại 18 lô đất liền nhà. Lúc này, người dân mới tá hóa vì mình bị chủ đầu tư “lừa gạt” lâu nay.

Tá hỏa vì bìa đỏ nhà đất bị cầm cố!

Cuối 7/2013, Cục thi Hành án Dân sự Tp.HCM đã trực tiếp xuống Khu đô thị Phú An (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) để thông báo về việc ra quyết định thi hành án 18 lô đất liền nhà. Lúc này, người dân đang sống tại đây mới biết bìa đỏ nhà đất bị chủ đầu tư mang cấm cố tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga.
Dãy nhà 18 lô đất bị Cục thi Hành án Tp.HCM kiểm kê, phát mãi khi Công ty 586 đã bán lại cho người dân rồi mang sổ đỏ đi cầm cố ngân hàng.

Gần 40.000 m2 đất "vàng" đã được Hà Nội thu hồi

Các quận, huyện của thủ đô đề xuất thu hồi hàng loạt diện tích đất bị bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả để mở rộng, xây dựng trường học.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Sở Tài nguyên Môi trường cho biết, 10 trong tổng số 29 quận, huyện trên địa bàn đã có đề xuất thu hồi diện tích đất bỏ hoang, sử dụng kém hiệu quả. Trong đó, một số quận nội thành nêu rõ hàng chục lô "đất vàng".

Quận Tây Hồ đề xuất thu hồi 10 địa điểm, quận Hoàn Kiếm 7 lô, quận Hai Bà Trưng có 13 điểm...Trong số này, rất nhiều khu đất diện tích rộng vài nghìn mét vuông đang thuộc quản lý của tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước. Một số khu đất nhỏ hơn như số 25 Hàng Quạt là của hộ dân.

Danh sách một số lô đất vàng bị thu hồi thuộc quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng:
Địa chỉDiện tích (m2)Mục đích
Số 17-19 Thụy Khuê2.100Mở rộng trường mầm non Chu Văn An
Số 4 ngõ 108 An Dương3.100Xây trường mầm non Yên Phụ
Phố Hàng Khoai1.800Xây trường THCS
Số 88 Hàng Buồm1.000Xây trường tiểu học
Số 49 Phan Bội Châu110Mở rộng trường mầm non Sao Mai
Số 4 Tống Duy Tân275Xây trường tiểu học Điện Biên
Số 13 Phan Huy Chú Xây trường tiểu học Võ Thị Sáu
Số 25 Hàng Quạt Mở rộng trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Số 68 Hàng Quạt168Mở rộng THCS Nguyễn Du
Số 114 Mai Hắc Đế2.500Xây trường tiểu học Bà Triệu
Số 231 - 233 Lê Duẩn3.700Xây trường tiểu học phường Nguyễn Du
Số 67 Ngô Thì Nhậm4.000Xây trường công lập
Số 60 Ngô Thì Nhậm465Xây trường mầm non
Số 94 Lò Đúc4.000Xây trường THCS Phạm Đình Hồ
Số 60 Hàng Chuối406Xây trường mầm non
Số 65 Cảm Hội6.100Xây trường cho phường Đông Mác
Số 418 Bạch Mai7.000Xây trường cho phường Bạch Mai
Các huyện Thanh Oai, Ba Vì, Quốc Oai, Mê Linh, Hà Đông, Đan Phượng, Thanh Trì... cũng đề xuất thu hồi hàng chục lô đất để xây dựng hoặc mở rộng trường học.

Sở Tài nguyên Môi trường cũng cho biết, đã và đang thu hồi đất của 35 tổ chức với diện tích 827,8 ha. Trong đó, có 3 dự án đã giao cho các quận, huyện xây trường học, 32 dự án giao cho các đơn vị để quản lý và lập phương án sử dụng đất theo quy hoạch.
(Theo Vnexpress)