Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - ông Nguyễn Thế Hùng: Nhà ở xã hội - Nhu cầu lớn, khó có chuyện dư thừa

HĐND TP Hà Nội vừa đưa vào chương trình nghị sự kế hoạch phát triển nhà ở, trong đó có vấn đề hết sức quan trọng là nhà ở xã hội cho cán bộ, viên chức, người lao động hưởng lương. Đây cũng là chủ trương lớn của Chính phủ đang được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của một bộ phận đông đảo người dân, đồng thời góp phần giải quyết hàng tồn đọng cho thị trường bất động sản và các ngành liên quan.
Báo Hànộimới đã có cuộc đối thoại với Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng để làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm xung quanh chương trình này.

Cần đa dạng về vị trí, điều kiện, diện tích

- Thưa ông, phát triển nhà ở xã hội là chủ trương rất được dư luận mong đợi. Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại, nếu không có sự sàng lọc cẩn thận, nhà ở xã hội lại phát triển theo phong trào, dẫn đến dư thừa như nhà ở cao cấp. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

- Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng chương trình phát triển nhà ở để triển khai theo kế hoạch. Trong Chương trình phát triển nhà ở có nội dung phát triển các loại nhà ở, xã hội cho người nghèo, nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân... Trước đó, Chương trình 06-CTr/TU ngày 8-11-2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 cũng xác định mục tiêu xây mới 12,5 đến 15 triệu mét vuông nhà ở; đưa diện tích nhà ở bình quân đạt 23-24m2/người. Trong đó, phát triển 15.500 căn hộ cho người thu nhập thấp, tương đương 1,1-1,5 triệu mét vuông; 41.000 chỗ ở cho học sinh, sinh viên, 28.750 nhà ở cho công nhân, tương đương 1,6 triệu mét vuông. Theo tính toán, trên cơ sở các dự án và nhu cầu thì Hà Nội vẫn thiếu nhà ở xã hội. Vì thế, khó có thể có sự dư thừa.
 
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng. Ảnh: Y Linh

Thủ tướng tiếp tục có ý kiến về sai phạm đất đai tại Đà Nẵng

Thủ tướng tiếp tục có ý kiến về sai phạm đất đai tại Đà Nẵng
Theo Thanh tra Chính phủ, hàng loạt sai phạm trong việc giao đất, đấu giá, chuyển quyền sử dụng đất tại Đà Nẵng đã khiến ngân sách thất thu hơn 3.400 tỷ đồng.
In

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý với kết luận và kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đất đại tại Đà Nẵng.

Trong công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố Đà Nẵng mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, sau khi xem xét báo cáo của các cơ quan chức năng và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất với các kết quả kiểm tra và kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng khẩn trương, nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng từ hồi tháng 4/2013 và một số kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 30/8/2013.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc xử lý sau kết luận thanh tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra toàn diện và có báo cáo gửi Thủ tướng về công tác quản lý, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư tại Đà Nẵng.

Thị trường ế ẩm, nhiều chung cư cao cấp vẫn hét giá “trên trời”

Mặc dù giá bất động sản "chênh chao" nhưng nhiều chủ đầu tư dự án chung cư cao cấp vẫn tự tin tung hàng với mức giá cao ngất ngưởng 38-40 triệu đồng/m2.

Thị trường BĐS sụt giảm liên tiếp trong vòng 3 năm, với phân khúc chung cư cao cấp tính thanh khoản gần như không có giá bán đều vượt quá khả năng thanh toán của người mua nhà để ở. Để tạo được tính thanh khoản và có được dòng tiền triển khai dự án nhiều chủ đầu tư căn hộ cao cấp đã chấp nhận giảm giá dưới mọi hình thức trực tiếp, gián tiếp. Chính vì vậy, mặt bằng giá căn hộ cao cấp trên thị trường Hà Nội đã xuống mức khá thấp và được nhiều người mua nhà đón nhận.

Có thể nói dẫn đầu thị trường về mức độ giảm giá dự án chung cư VP3 Linh Đàm, giá bán ban đầu được chủ đầu tư đưa ra là từ 31-33 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã chính thức giảm 7 -10triệu đồng/m2 còn 22 triệu đồng/m2.

Không chọn cách giảm giá trực tiếp, nhiều chủ đầu tư đã đưa ra phương án bán nhà thô nhằm kéo giá thành căn hộ thấp xuống. Như dự án Golden Land (Nguyễn Trãi, Hà Đông) chủ đầu tư áp dụng 3 loại giá khác nhau. Gói giao nhà thô với mức giá khoảng 22,7 triệu đồng/m2. Nếu khách hàng lựa chọn nhận thêm căn hộ có nội thất cơ bản khách hàng phải trả mức giá từ 25 triệu/m2 và gói nội thất cao cấp có mức giá từ 27 triệu/m2. Với mức giá này so với năm ngoái thì cũng đã giảm khoảng 10 triệu đồng/m2.

Hay như dự án chung cư Mandarin (Hoàng Minh Giám, Cầu Giấy), mức giá bán căn hộ cùng được giảm từ giảm từ 45-46triệu/m2 đã có nội thất xuống 28 -30 triệu đồng/m2 đối với căn hộ hoàn thiện thô.
 

Phối cảnh dự án chung cư Platium

Sắp mở bán căn hộ 450 triệu – 2 phòng ngủ

Thông tin từ Công ty Bất động sản Danh Khôi Á Châu cho biết, đơn vị tiếp thị và phân phối Dự án Căn Hộ Ehome4 Bắc Sài Gòn, vào giữa tháng 8/2013, Công ty sẽ chính thức mở bán dự án này với giá dự kiến 450 triệu/căn 2 phòng ngủ.

Dự án EHome 4 Bắc Sài Gòn tọa lạc giữa trung tâm công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm Tp.HCM 30 phút và TP Thủ Dầu Một 15 phút. Dự án cũng nằm gần các bệnh viện, trường quốc tế, chợ, siêu thị, trường học, công viên...
Phối cảnh tổng thể Căn hộ EHome 4 Bắc Sài Gòn.
Toàn bộ dự án gồm 2104 căn hộ nằm trong tổng thế  khu dân cư EHome 4 Bắc Sài Gòn rộng 12,9 hecta với đầy đủ các tiện ích: hồ bơi, công viên, câu lạc bộ cộng đồng…ngay trong nội khu. Bên ngoài dự án, trong khoảng cách từ 5-10 phút có thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội như bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, bệnh viện Quốc tế Miền Đông, trường quốc tế Singapore, chợ Vĩnh Phú, chợ Tam Bình, chợ Thủ Đức, siêu thị, trường học, công viên…chưa kể các dịch vụ cộng thêm của chủ đầu tư dành cho dự án như: xe đưa đón dân cư, thẻ EHome citizen…

Dự án sẽ được ngân hàng VPBank hỗ trợ gói vay với lãi suất từ 6% - 8% /15 năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tất cả Quý khách hàng.

Công ty Cổ Phần Bất động sản Danh Khôi Á Châu – đơn vị tiếp thị và phân phối.
Hotline: 0908 10 39 70 – Email: info@dkra.com.vn
(Theo TTDN) 

Tìm hiểu những ông chủ của 10 khách sạn 5 sao tại Hà Nội

Nhiều khách sạn 5 sao nổi tiếng nhất Hà Nội hiện thuộc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam, dù phần lớn được xây dựng trước đó bằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Intercontinental

Khách sạn khánh thành vào đầu tháng 12/2007 sau một thời kỳ dài xây dựng và đổi chủ. Ban đầu, khách sạn này do một nhà đầu tư đến từ Singapore có tên S. Lien Holdings làm chủ thầu vào năm 1991.
Năm 1998, công trình hoàn thiện phần thô nhưng do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Châu Á, đã bị bỏ hoang tới 7 năm. S. Lien  Holdings sau đó phá sản. Năm 2005, Tradewinds Berhad Malaysia đến tiếp quản và nhận liên doanh với Công ty Thăng Long GTC. Tổng vốn đầu tư tiếp theo cho Intercontinental Hà Nội trị giá 123 triệu USD, dự kiến hoàn vốn khi đó là 10 năm.

Hiện tại, khách sạn Intercontinental do Tập đoàn Berjaya Corporation Berhad đến từ Malaysia và Công ty TNHH Nhà nước MTV Thăng Long GTC tại Việt Nam sở hữu. 75% vốn của Intercontinental Hà Nội do Berjaya Corporation Berhad nắm. Người sáng lập tập đoàn là ông Vincent Tan, sinh năm 1952, gốc Trung Quốc. Năm 2010, ông Vincent Tan được Forbes bình chọn là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới với trị giá tài sản 1,3 tỷ USD.

Sheraton

Theo xác nhận từ phía Sheraton, hiện khách sạn này do 2 đơn vị cùng sở hữu, bao gồm Công ty TNHH MTV Hồ Tây và Berjaya Corporation Berhad. Như vậy, không chỉ Intercontinental, khách sạn 5 sao Sheraton cũng nằm trong “bộ sưu tập” của nhà đầu tư người Malaysia, ông Vincent Tan.

Trước khi sở hữu hàng loạt khách sạn hạng sang ở Việt Nam, Malaysia và nhiều quốc gia khác trên thế giới, ông Vincent Tan từng mua thành công chuỗi cửa hàng McDonald’s tại chính quê hương mình vào năm 1981. Sau đó 4 năm, ông còn mua thành công 70% cổ phần của một công ty sổ xố ở Malaysia và tiến tới sở hữu toàn bộ vốn doanh nghiệp này.

Metropole

Metropole được xây dựng từ năm 1901 bởi hai nhà đầu tư người Pháp và là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội. Hiện hai đơn vị sở hữu vốn lớn nhất của Metropole là Công ty quản lý quỹ Vinacapital và Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourist). Trong đó, Vinacapital nắm 50% cổ phần, tương đương giá trị sổ sách là 58,7 triệu USD tại Metropole.

Cuối năm ngoái, quỹ đánh tiếng muốn bán hết toàn bộ số cổ phần trên nhưng tới nay vẫn chưa thoái xong vốn. Khoản đầu tư này chiếm tỷ trọng 8% trong danh mục của quỹ Vinacapital Vietnam Opportunity Fund (VOF).

Vinacapital hiện do ông Andy Ho làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ông Andy Ho sinh năm 1972, có bằng MBA tại Đại học Massachusetts, Mỹ. Trước khi làm việc tại Vinacapital, ông Ho từng đầu quân cho Hãng máy tính Dell, Công ty kiểm toán Ersn & Young. Hiện ông  Ho còn đảm nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát.

Sofitel Plaza

Khách sạn nằm sát Hồ Tây, tiền thân là Meritus Westlake Hanoi, được khai trương vào năm 1998.

Chủ sở hữu của khách sạn là Công ty Quốc tế Hồ Tây, liên doanh giữa UOL Group và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Trong đó, phía OUL chiếm đa số vốn. Sofitel Plaza Hà Nội đang được Tập đoàn Accor của Pháp quản lý.

UOL Group là tập đoàn của Singapore, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, đầu tư, khách sạn và dịch vụ quản lý. Tập đoàn được thành lập vào năm 1963 như một công ty con của Faber Union (HK) Ltd. Đến năm 1973, ngân hàng United Overseas mua lại quyền kiểm soát và đổi tên công ty thành United Overseas Land Limited  vào năm 1975. Năm 2006, công ty tiếp tục đổi tên thành OUL Gruop Limited.

Tổng tài sản năm 2012 của UOL Group là khoảng 9,6 tỷ USD. Tại Việt Nam, năm 2012, tập đoàn có tổng tài sản đầu tư gần 50 triệu USD, doanh thu đạt khoảng 29 triệu USD và EBITA (lợi nhuận trước thuế, lãi và khấu hao) hơn 11,5 triệu USD.

Deawoo

Khai trương vào năm 1996, Deawoo là một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng tại Hà Nội. Chủ đầu tư của khách sạn là Công ty Daewoo E&C Hàn Quốc và Công ty TNHH Một thành viên Hanel của Việt Nam. Trong đó, phía Hàn Quốc nắm 70% vốn.

Sau khoảng 16 năm hợp tác, tháng 3 năm ngoái, Hanel bất ngờ công bố mua thành công 70% vốn của doanh nghiệp Hàn Quốc và trở thành chủ sở hữu khách sạn Deawoo với tỷ lệ nắm giữ 100%.

Thời điểm đó, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc cũng cho biết sẽ chi tiền để mua lại 70% vốn tại khách sạn Deawoo. Tuy nhiên, do những điều kiện ràng buộc ưu tiên trong hợp đồng trước đó, Hanel đã thành công trong thương vụ này. Số tiền bỏ ra tổng cộng bao nhiêu hiện vẫn chưa được các bên xác nhận cụ thể.

Hanel ra đời cách đây 28 năm, hoạt động đa ngành, gồm điện tử, tin học, viễn thông, bất động sản, logistic, đầu tư tài chính, xuất khẩu lao động...

Hilton Opera

Hilton Opera nằm cạnh Nhà hát lớn Hà Nội, đi vào hoạt động từ năm 1999. Chủ nhân thực sự của khách sạn này hiện chỉ được biết qua những lời đồn đoán. Theo giấy phép kinh doanh, chủ đầu tư Khách sạn Hilton Hanoi Opera là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC (30% vốn điều lệ) và Công ty cổ phần Phát triển TN (70% vốn điều lệ).

Qua vài thương vụ mua đi bán lại, Hilton ngày nay được cho đã thuộc về chủ sở hữu Việt Nam. Dư luận rộ lên thông tin khách sạn này do Tập đoàn BRG của vợ chồng bà Nguyễn Thị Nga sở hữu. Bà Nga hiện là Chủ tịch HĐQT Seabank. Các bên liên quan đều không đưa ra xác nhận hay bình luận chính thức.

Melia

Vị trí hiện nay của khách sạn Melia Hanoi trước đây là trụ sở của Công ty Chế tạo điện cơ. Năm 1994, công ty liên doanh với SAS Trading Ltd (Thái Lan) lập ra đơn vị mang tên SAS - CTAMAD để làm chủ đầu tư khách sạn. Đứng sau SAS Trading Ltd là Tập đoàn TTC Land do một tỷ phú người Thái Lan có tên Charoen Sirivadhanabhakdi điều hành. Tỷ lệ sở hữu của đối tác Thái Lan tại Melia Hanoi không được khách sạn tiết lộ.

Theo Wikipedia, vị tỷ phú này sinh năm 1944, gốc Trung Quốc, từng có cuộc sống vô cùng nghèo khổ và phải bỏ học để tìm việc làm khi mới lên 9 tuổi. Hiện ông còn là chủ tịch của Fraser & Neave Ltd, tập đoàn đồ uống hùng mạnh tại Singapore. Ngoài ra, Charoen Sirivadhanabhakdi cũng sở hữu hàng loạt bất động sản, trung tâm thương mại tại các khu đất vàng của nhiều quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Australia, Singapore.

Fraser & Neave Ltd còn là cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, Mã CK: VNM) với gần 80 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 9,53%, theo báo cáo quản trị 2012 của Vinamilk.

Crowne Plaza

Crowne complex khai trương cuối năm 2010, là tổ hợp gồm khách sạn, căn hộ cao cấp , văn phòng cho thuê trên tổng diện tích 13.000 m2 với hơn 9.000m2 tầng hầm. Tổ hợp nằm phía Tây Hà Nội, gần nhiều toà nhà của các công ty như Keangnam, Vinaconex, FPT, CMC, The Manor, toà nhà Sông Đà, Trung tâm hội nghị Quốc gia; Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, siêu thị Big C, Metro.

Theo giới thiệu, Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi và khu căn hộ cao cấp Crowne Plaza West Hanoi Residences là một phần trong tổ hợp Crown Complex do Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân là chủ đầu tư, với tổng giá trị theo công bố khoảng 70 triệu USD.

Khu căn hộ cao cấp và khách sạn Trần Hồng Quân đang thuê tập đoàn InterContinental Hotels Group quản lý.

Grand Plaza

Grand Plaza là tổ hợp gồm trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng cho thuê... đi vào hoạt động hoàn toàn vào nửa cuối năm 2010. Chủ đầu tư của Grand Plaza là Tập đoàn Charm Vit, Hàn Quốc, với tổng mức vốn trên 120 triệu USD. Hiện, tập đoàn Hàn Quốc vẫn nắm phần khách sạn, còn trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê đã bán lại cho Tập đoàn IDJ Việt Nam.

CharmVit là tập đoàn đa ngành gồm các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, sân golf, bất động sản, xây dựng...

Hanoi De l’opera

De l’opera Hanoi là một trong những gương mặt mới của danh sách khách sạn 5 sao tại Hà Nội, chỉ vừa khai trương vào tháng 6/2011. Đơn vị sở hữu của De l’opera Hanoi hiện là Công ty cổ phần Thương mại Du lịch Dân Chủ, trực thuộc Tổng công ty Du lịch Hà Nội, nắm 100% vốn. Trong đó, đơn vị quản lý là Tập đoàn Quản lý khách sạn Accor.

Hanoi Tourist được thành lập từ năm 1963, hiện có 12 đơn vị trực thuộc, chi nhánh tại Tp.HCM, Đà Nẵng, văn phòng đại diện tại Mỹ, Hungary, Đức, Thái Lan… Còn Tập đoàn Accor thành lập từ năm 1967, trụ sở chính tại Paris. Năm 2011, doanh thu của đơn vị này lên tới 6,1 tỷ euro.
(Theo Vnexpress) 

"Rối loạn" giá bán chung cư

Thị trường căn hộ chung cư phân khúc giá 15 -20 triệu đồng/m2 đang có tỷ lệ giao dịch nhiều nhất, với đối tượng khách mua chủ yếu là để ở. Để giành thị phần, nhiều chủ đầu tư tung ra nhiều cách thức mới, lạ nhằm đánh vào tâm lý ham rẻ của người mua.

Một căn hộ, hai loại giá

Ở giai đoạn thị trường bất động sản ế ẩm, hiện nhiều dự án đã giảm giá bán xuống chỉ còn bằng 2/3 so với lần đầu tiên rao bán cách đây 2 - 3 năm, nhưng nhìn chung người mua vẫn rất thận trọng, kỹ càng khảo giá trước khi quyết định mua, thậm chí có tâm lý chờ đợi xem có giảm thêm nữa không. Vì thế, trong bối cảnh đang nhiều hàng tồn kho, lại thêm dự báo đến năm 2015, Hà Nội sẽ có thêm 63.900 căn hộ được xây, khiến cho các chủ đầu tư tìm đủ cách xoay xở để đẩy nhanh tốc độ bán.
Bất động sản ế ẩm, khách hàng dù có nhu cầu cũng thận trọng và khó tính hơn

Sai phạm quá rõ lãnh đạo huyện Diễn Châu "bắt tay" cùng công trình… vi phạm

Sai phạm bắt nguồn từ việc UBND xã Diễn Thịnh (Diễn Châu, Nghệ An) cho các hộ dân mượn đất xây ki ốt kinh doanh trái luật trên hành lang an toàn giao thông (ATGT), gây mất an ninh trật tự và an toàn giao thông.

Sai phạm quá rõ

Theo Điều 8 Điều lệ Bảo vệ đường bộ ban hành kèm theo Nghị định 203/HĐBT ngày 21/2/1982 quy định trong phạm vi hành lang bảo vệ đường bộ: "Nghiêm cấm xây dựng nhà cửa, lều quán, kho tàng, công trình (tạm thời hoặc vĩnh cửu) hay lấy cắp đất, đá...". Thế nhưng, năm 1995 UBND xã Diễn Thịnh vẫn cho các hộ dân mượn đất làm 23 ki ốt kinh doanh trên phạm vi ATGT thuộc QL 1A đi qua địa bàn xã.

Biên bản giao mượn đất tạm thời thể hiện: Khi nào nhà nước mở rộng đường thì các hộ dân phải tự giác thu hồi lại tài sản và không được hưởng một khoản đền bù nào khác; không được cản trở giao thông; chỉ làm ki ốt kinh doanh không được làm nhà ở lâu dài cũng như các công trình phụ; không được làm mất trật tự an ninh trong khu vực; cuối văn bản nêu rõ thời gian mượn đất tạm thời không quá 5 năm (tức là đến năm 2001).

Với việc cho mượn này khiến hơn 18 năm nay, nhiều hộ dân sống sau dãy ki ốt muốn ra QL 1A phải len lỏi theo một lối đi nhỏ. Bên cạnh đó, còn gây khó khăn trong việc xây dựng lại nhà cửa, công trình phụ trợ cũng như việc tách đất cho con cái... Họ còn chịu thiệt thòi bởi đất sinh lợi, đóng thuế cao hơn so với nơi khác nhưng hầu như những hộ dân này không thể kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, một số ki ốt xây dựng phía trước nhà những hộ dân này tự ý xây dựng công trình phụ, nhà vệ sinh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Về việc cho mượn đất này, ngày 5/4/2013, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu ông Tăng Văn Luyện ký Công văn 275 khẳng định: Việc UBND xã Diễn Thịnh cho một số hộ mượn đất hành lang ATGT để làm ốt kinh doanh là trái với Điều 7, Điều 8 của Điều lệ Bảo vệ đường bộ ban hành kèm theo Nghị định 203 ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Đáng nói là, tuy mượn đất và cam kết không được nhận đền bù khi bị thu hồi nhưng đến nay các hộ dân lấy lý do “đã được chính quyền nhất trí, thu tiền và có hợp đồng nên nếu giải tỏa thì phải có sự đền bù thỏa đáng”.

Đồng thời, những ki ốt chưa được giải tỏa đền bù này vẫn cố tình cơi nới, cải tạo thêm để tiếp tục kinh doanh trên hành lang ATGT. Điều này đã gây ra một số mâu thuẫn giữa các hộ dân cận kề với chủ các ki ốt. Ông Cao Hiếu - Chủ tịch UBND xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu cho biết: "Những sai phạm này là hậu quả để lại từ trước. Việc làm này là trái quy định, nếu huyện kiên quyết và phối hợp thì chúng tôi sẽ xử lý dứt điểm…".

Dãy ki ốt án ngữ trước nhà dân

Mua bảo hiểm nhà ở không dễ


Một trong những giải pháp Bộ Xây dựng vừa bàn đến nhằm giúp người mua nhà không bị mất tiền trong trường hợp chủ đầu tư không còn khả năng thực hiện dự án là mua bảo hiểm nhà ở. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc này khó có thể thực hiện được.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho rằng đây là ý kiến hay nhưng hoàn toàn lý thuyết và không khả thi trên thực tế vì một số lý do.

Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm nào dám bán bảo hiểm cho các dự án chung cư trong bối cảnh nhiều dự án đang “chết bờ chết bụi”. Nghĩa là xác suất các doanh nghiệp dừng dự án rất cao.

Thứ hai, ai là người bỏ tiền ra mua, người mua nhà hay chủ đầu tư? Nếu là người mua nhà thì chi phí quá cao, còn nếu là doanh nghiệp thì dự án sẽ tăng chi phí đầu tư, mà xét cho cùng chi phí đó cuối cùng cũng sẽ được phân bổ vào giá bán căn hộ.

Thứ ba, mức phí bảo hiểm sẽ là bao nhiêu? Điều chắc chắn sẽ rất cao vì bất động sản là lãnh vực rủi ro rất cao, vài chục phần trăm trên tổng giá trị tài sản chứ không thể ở mức 0,1 - 0,3%/năm mức phí bảo hiểm công trình xây dựng hiệu nay.
Một dự án chung cư trên đường Đinh Bộ Lĩnh bị người mua nhà kiện ra tòa vì không bàn giao nhà. Ảnh: Đình Dũng

Nhà ở xã hội và niềm tin "không lo ế"

Bất chấp tín hiệu khó khăn khi rào cản thủ tục khiến nhiều khách hàng cá nhân chưa tiếp cận được gói 30 nghìn tỷ đồng, hiệu ứng từ các doanh nghiệp vào nhà ở xã hội vẫn rất khả quan.

Trao đổi với PV Báo Xây dựng, ông Nguyễn Văn Đạt - Tổng giám đốc TCty IDICO cho biết: Sau khi khởi công dự án (DA) nhà ở cho công nhân tại KCN Nhơn Trạch I (Đồng Nai) vào đầu tháng 4 vừa qua, IDICO đã khẩn trương bắt tay vào đầu tư xây dựng công trình và dự kiến sẽ bán hàng vào đầu tháng 8/2013. Trong năm 2013, IDICO dự kiến vay 50 tỷ đồng cho DA này nhưng đến nay vẫn chưa được giải ngân. Giá tạm tính sơ bộ cho căn hộ 36m2 khoảng 140 triệu đồng, căn hộ 45m2 khoảng trên dưới 200 triệu đồng. Bình quân khoảng 5 triệu đ/m2 đã bao gồm thuế. Đây là giá được tính khi DN đang vay lãi suất không ưu đãi. Nếu được vay lãi suất ưu đãi thì giá mỗi mét vuông giảm khoảng 200 nghìn đồng. Dự kiến giá cho thuê là 900 nghìn đ/tháng đối với căn hộ 36m2 và 1,5 triệu đ/tháng đối với căn hộ 45m2. Mặc dù mới khởi công nhưng lượng hồ sơ đăng ký cũng tương đối, vì thế giá bán sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mua. “Nếu được vay sớm, giá thành căn hộ sẽ hạ xuống, bán hàng nhanh, thu hồi vốn nhanh thì DN có thể nhanh chóng xây thêm nhiều căn hộ khác” ông Đạt chia sẻ. Vì thế, thời gian giải ngân sẽ tác động lớn đến toàn bộ “số phận” của các DA nhà ở thu nhập thấp, đặc biệt là nhà ở cho công nhân trong các KCN.

Dừng xây bến xe tạm Pháp Vân

UBND TP.Hà Nội vừa có quyết định không xây dựng bến xe tạm Pháp Vân ở cửa ngõ phía Nam thành phố như chủ trương trước đó

 bến xe tạm pháp vân
Hà Nội sẽ không xây dựng bến xe tạm Pháp Vân - Ảnh: Lê Quân
Trước đó, Thanh Niên Online đã có bài viết Bỏ 74 tỉ đồng để xây bến xe tạm Pháp Vân là lãng phí ghi nhận nhiều ý kiến của chuyên gia, người dân phản đối việc TP.Hà Nội chủ trương xây dựng bến xe tạm Pháp Vân để “chia lửa” với các bến xe khác trong khi điều này là không cần thiết.

Vụ chủ dự án Tricon Tower ôm hơn 400 tỉ biến mất: Khách hàng sập bẫy ra sao ?

Giới thiệu nhà mẫu, tổ chức sự kiện hoành tráng để dụ khách hàng ký hợp đồng rồi thu lượng lớn tiền của khách hàng nhưng không xây dựng đúng thời hạn. Khi khách hàng phát hiện thì tìm cách ngăn cản đến thăm công trình, cách ly chia nhóm khách hàng, trì hoãn thời gian thanh lý hợp đồng để đối phó rồi bất ngờ biến mất khỏi Việt Nam… là những thủ đoạn đưa hàng trăm người sa vào “vũng lầy” Tricon Tower (Bắc An Khánh, H.Hoài Đức, Hà Nội) của chủ đầu tư.

 tricon tower
Ông Edward Chi - chủ đầu tư Tricon Tower - đã rời khỏi Việt Nam - Ảnh: Ngọc Thắng
Anh Nguyễn Quốc Thịnh, một khách hàng đã đóng 70% giá trị căn hộ (khoảng hơn 3 tỉ đồng) mua căn hộ tại Tricon Tower cho biết lúc anh mới biết, đến dự án tìm hiểu xem mô hình, ngắm nhà mẫu thì luôn có rất đông nhân viên tiếp đón, chăm sóc, giới thiệu tỉ mỉ. Sau khi bị choáng ngợp bởi vẻ hào nhoáng bên ngoài, anh Thịnh cũng như bao khách hàng khác liền đặt cọc 20.000 USD theo quy định của chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Minh Việt vào tháng 9.2009. Thời hạn giao nhà là 31.12.2011, muộn nhất là ngày 30.6.2012.
“Đặt cọc xong, nhân viên của Công ty CP Đầu tư Minh Việt cho biết, nếu đóng theo tiến độ 3 tháng/1 lần 20.000 USD sẽ không được giảm giá. Còn nếu đóng đủ 70% ngay sẽ được giảm 5% tổng giá trị căn hộ. Thấy vậy, tôi và nhiều khách hàng khác cho rằng, đằng nào cũng phải nộp tiền vào cho chủ đầu tư lấy vốn xây dựng, về phần mình cũng tiết kiệm được khoảng hơn 10.000 USD nên không ngần ngại xuống tiền một lượt luôn”, anh Thịnh cho hay.

Nhiều nhà kinh doanh mượn 'phong thủy' để kiếm lợi bất chính

"Người làm phong thuỷ chân chính hướng đến cái Tâm để giúp đời, giúp người. Với những người chưa giúp được ai đã đề nghị gửi tiền vào tài khoản thì người dân cần đề phòng đó là nhà kinh doanh mượn danh phong thuỷ để kiếm lợi bất chính". Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Cung Hà, nhà nghiên cứu phong thuỷ, phó chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý (viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người).

Phong thuỷ không phải là... phép thánh
Là người nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực phong thuỷ, ông bình luận gì về xu hướng "sính" phong thuỷ trong đời sống người dân hiện nay?
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, truyền thông đại chúng nở rộ, nên con người tiếp cận nhiều hơn với phong thuỷ. Sách phong thuỷ bán tràn lan trong hiệu sách, ngoài đường, chợ ai quan tâm cũng mua một vài quyển để đọc. Chính vì lẽ đó, người ta cũng vận dụng phong thuỷ một cách tuỳ hứng thiếu cơ sở vào tất cả các lĩnh vực khác nhau từ dựng vợ gả chồng, làm nhà, mua con giống phong thuỷ, trang trí nhà cửa, ăn mặc, chuyện chọn thầy, chọn trường học cho con... Nghĩa là từ chuyện to, chuyện nhỏ người ta cũng "sính" phong thuỷ như một phong trào, không có cơ sở khoa học nó cho thấy sự khôi hài và hợm hĩnh.
Trong làm ăn kinh doanh, trong thời buổi kinh tế khó khăn khi không gặp thuận lợi nhiều người tìm đến niềm tin từ thế giới siêu nhiên và họ càng tin hơn vào trấn yểm phong thuỷ, ông nghĩ sao về điều này?
Từ xưa người ta cũng đã vận dụng phong thuỷ nhiều trong làm nhà tránh xung-sát. Hay nhà quay hướng nam mát về mùa hè ấm áp mùa đông và tránh hướng bắc lạnh. Cách vận dụng phong thuỷ đúng thì nó phát huy tác dụng. Vì thực chất phong thuỷ là sự đón trường khí năng lượng bát quái để vận dụng nó thì người ta phải có kiến thức rộng lớn, có kinh nghiệm về Đông-Tây tứ trạch hoặc Ngũ hành- Bát quái- Âm dương... Hiện nay, trong làm ăn có trục trặc mới tìm đến phong thuỷ vận dụng một cách thiếu hiểu biết thì chẳng có tác dụng gì. Vì để đạt được yếu tố phong thuỷ phải là sự tổng hoà của nhiều yếu tố chứ khi "có vấn đề" mới vận dụng nếu có đúng thì cũng không đủ để phát huy tác dụng. Việc trấn yểm khi ấy mong giải vận đen là điều không tưởng.
Có những trường hợp sau khi bị nợ nần, trong làm ăn kinh doanh sa sút muốn tìm cách đòi nợ, bán tài sản nhà cửa đi nhưng không được. Họ tìm đến bùa chú, trấn yểm để đạt được nguyện vọng như đòi được nợ, bán được nhà thì hài hước quá. Do thời cuộc, kinh tế thị trường con nợ phá sản, đi tù thì phép thánh cũng chẳng đòi được nợ.
Ông Nguyễn Cung Hà.

Lỗ hổng quản lý, chủ đầu tư ngoại 'vô tư' ôm tiền bỏ trốn

Mới đây, dư luận cả nước rúng động khi xuất hiện thông tin chủ đầu tư của công trình Tricon Towers (huyện Hoài Đức, Hà Nội) bỏ trốn. Trước khi bặt vô âm tín, ông chủ đầu tư người Trung Quốc mang quốc tịch Mỹ còn kịp đút túi khoảng 400 tỷ đồng của người dân Việt Nam. Đây không phải là trường hợp đầu tiên mà mấy năm qua đã liên tiếp xuất hiện các vụ việc ông chủ dự án nước ngoài "xù" thuế, ôm vốn đầu tư của người dân bỏ trốn.

400 tỷ đồng là một bãi hoang tàn
Thông tin ông chủ dự án "mất tích" được "phát" đi vào ngày 26/7. Khi đó, nhiều người đã góp tiền mua căn hộ của dự án như ngồi trên đống lửa. Thậm chí, cả trăm người kéo ra trụ sở của công ty CP Đầu tư Minh Việt kiểm chứng thông tin và đòi lại tiền. Tại đây, nhiều người "ngã ngửa" khi thấy công ty này "vắng tanh như chùa Bà Đanh". Cả một công ty hoành tráng là thế chỉ còn một nữ nhân viên và hai con chó gác cửa. Trao đổi với PV, một người đã đóng tiền vào dự án cho biết, đây không phải lần đầu tiên công ty Minh Việt khất lần việc trả tiền cho khách. Hợp đồng mua bán với công ty này khẳng định rõ đến cuối năm 2011, muộn nhất là cuối tháng 6/2012 chủ đầu tư phải bàn giao nhà cho khách hàng. Tuy nhiên đến nay, mặc dù đã quá hạn hơn một năm nhưng công trình chỉ làm xong phần móng. Những khung cột thép trên công trình đã han gỉ và chủ đầu tư biến mất.
Nhiều khách hàng bắt đầu nộp tiền để mua nhà ở tòa tháp Tricon Towers từ tháng 11/2009. Theo hợp đồng, căn hộ có giá từ 1.500-1.800 USD/m2. Căn hộ nhỏ nhất của Tricon là 131m2, lớn nhất là 575m2. Ngoài ra, cũng có các loại căn hộ lên đến 270 m2... Định kỳ đóng tiền là 3 tháng một lần. Mỗi lần đóng 20.000 USD nhưng nếu đóng 70% giá trị căn nhà, khách sẽ được giảm 5% tổng giá trị căn nhà.
Theo lời kể của các khách hàng "kiêm" nạn nhân, lần gặp mặt cuối cùng của họ với tổng giám đốc Edward Chi cách đây đã hơn 1 năm. Khi đó, người dân đến yêu cầu chủ dự án phải giải trình vì sao công trình lại thi công chậm chạp đến như vậy. Tuy nhiên, nhân lúc mọi người không chú ý, người đàn ông này đi nghe điện thoại và không thấy quay lại nữa. Sau khi không "chộp" được ông chủ ngoại, khách hàng đành "bắt" ông Phó tổng giám đốc công ty là ông Mai Văn Thanh ký xác nhận cuộc họp.

4.902 tỷ đồng cho dự án giãn dân phố cổ giai đoạn 1

Sẽ có 1.530 hộ dân di dời trong giai đoạn 1 của dự án giãn dân phố cổ, từ quý II năm 2013 đến quý IV năm 2016. Giai đoạn 2, gồm 5.020 hộ dân còn lại sẽ được di dời từ năm 2016 đến năm 2020. Các hộ dân thuộc diện sống trong nhà nguy hiểm, đền chùa, di tích sẽ ưu tiên di dời trước…
Ông Phạm Tuấn Long, Phó ban quản lý dự án phố cổ đánh giá, đây là dự án mang tính xã hội cao, có tính chất đặc thù. Dự án kéo dài nhiều năm vì phải vừa làm vừa nghiên cứu, đề xuất cơ chế.

Trong giai đoạn 1 dự án, các đối tượng sẽ được ưu tiên di dời trước là các hộ dân nằm trong đình, đền chùa, di tích; các hộ dân đang ở nhà có cấp độ nguy hiểm cao, các hộ sống trong trường học và các hộ dân sống trong phạm vi cần giải phóng mặt bằng theo các dự án của TP và các hộ dân tự nguyện di chuyển.
Sau khi nhận căn hộ tại khu nhà ở giãn dân, các hộ dân có trách nhiệm di chuyển chỗ ở và cắt hộ khẩu tại nơi ở cũ, đồng thời chuyển ngay hộ khẩu về nơi ở mới theo đúng quy định. Dự án dự kiến được triển khai từ quý II/2013 và hoàn thành vào quý IV/2016.

Dự án đầu đi phải đảm bảo các điều kiện sống tốt hơn cho người dân khi di chuyển, ổn định cuộc sống của người dân tại khu giãn dân.
Nhiều hộ dân trong khu vực phố cổ Hà Nội sống trong điều kiện nguy hiểm cần được di dời

Bản Mường ở thủ đô

5 năm sau ngày tách từ H.Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sáp nhập về H.Thạch Thất, TP.Hà Nội, 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung đã thay da đổi thịt, nhưng đằng sau những con đường trải nhựa phẳng lì liên xã, những ngôi nhà cao tầng, còn đó những nỗi lo…

Ai về Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung bây giờ, sẽ khó có thể nhận ra bản Mường của hơn 5 năm về trước. Con đường đất lổn nhổn dài hơn hai chục cây số giờ đã được trải nhựa, lại có cả cột đèn cao áp to tướng chiếu sáng. Trường học, nhà văn hóa thôn, các điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cũng nhiều hơn… Ông Hoàng Phương, Chủ tịch UBND xã Yên Trung, cho biết sau 5 năm sáp nhập về Hà Nội, “bộ mặt” địa phương này đã thay đổi từng ngày.

Bản Mường đã nhiều nhà cao tầng hơn 
Điều dễ nhận thấy nhất là những tuyến đường nội thôn, liên thôn được bê tông hóa cứ ngày một kéo dài thêm. Tính đến nay, 60% các tuyến đường dân sinh ở xã Yên Trung đã trải nhựa, đổ bê tông. Nhờ đó, việc đi lại của người dân, đặc biệt là những hộ nằm trong các thôn vùng sâu, xa nhất của xã đã trở nên thuận tiện hơn trước rất nhiều. “Chúng tôi phấn đấu đến cuối năm 2013 này sẽ bê tông hóa được 80% các tuyến đường. Vì địa hình ở đây có nhiều đồi núi nên vào mùa mưa, đường trơn trượt, lầy lội rất khó đi. Nếu không đổ bê tông bà con sẽ rất khó khăn trong việc đi lại”, ông Phương khoe.

Chủ tịch mới của Vina Megastar có phương án xử lý với khách hàng

Thông tin ông Nguyễn Hoàng Long chủ tịch Tập đoàn Vina Megastar bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang khiến cho nhiều người mua nhà tại tập đoàn này lo lắng trước nguy cơ mất tiền. Chúng tôi xin gửi đến độc giả những thông báo mới nhất từ phía ban lãnh đạo mới của Tập đoàn.






Thêm một động thái hỗ trợ thị trường bất động sản

Số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2014, trừ quy định thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở được thực hiện từ 1/7/2013; Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2013 đến hết 30/6/2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Ổn định thị trường BĐS

Theo đó, sẽ áp dụng ổn định thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội. Giải trình trước QH, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đối tượng có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có nhu cầu rất lớn về nhà ở. Việc bảo đảm nhà ở cho người có thu nhập thấp là một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc áp dụng thuế suất 5% đối với nhà ở xã hội sẽ tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và thấp được tiếp cận với nhà ở xã hội.

Ngoài ra, QH cũng nhất trí phương án giảm 50% thuế GTGT đối với nhà ở thương mại với căn hộ có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Theo Ủy ban Thường vụ QH, với quy định hiện hành thì nhà ở hiện đang áp dụng thuế suất 10%. Theo báo cáo của Chính phủ, số lượng nhà ở thương mại có diện tích sàn dưới 70 m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 còn tồn kho khoảng trên 10.000 căn. Việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với nhà ở là căn hộ loại này sẽ góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp, đang có nhu cầu về chỗ ở, đồng thời sẽ góp phần giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.

Nâng mức tối thiểu được hoàn thuế

Trước đó, Chính phủ trình QH sửa đổi mức tiền thuế đầu vào tối thiểu để được hoàn thuế trong trường hợp dự án đầu tư kéo dài trên 1 năm và xuất khẩu hàng hoá từ 200 triệu thành 500 triệu đồng. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức hoàn thuế tối thiểu với mức nâng khá cao sẽ làm gia tăng khó khăn về vốn cho DN do chậm được hoàn thuế.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Dân thủ đô lo phát sốt với các chủ đầu tư

Dự án CT1 Vân Canh, Siêu dự án Usilk City đắp chiếu, Di dời 1.530 hộ dân khỏi phố cổ Hà Nội, Bộ TN-MT lí giải việc HN chậm cấp sổ đỏ… là những tin BĐS nóng tuần qua.
Lo ngại AZLand là “Vina Megastar” thứ hai
Khách mua căn hộ tại các dự án do Công ty cổ phần bất động sản AZ (AZLand) đang bày tỏ lo ngại về việc chủ đầu tư này có thể trở thành một “Vina Megastar” thứ hai khi người đại diện không thể hoàn thành nghĩa vụ tại các hợp đồng đã cam kết với khách hàng.

Khách hàng, nhà đầu tư đã không thể liên lạc được với Chủ tịch HĐQT của AZLand là ông Bùi Viết Sơn theo số điện thoại di động từ nhiều ngày qua.
Theo thông tin có được, AZLand đã tiến hành huy động vốn của các nhà đầu tư cá nhân cho Dự án CT1 Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) với cam kết thực hiện dự án từ quý II/2010 đến quý IV/2012. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn đang là một “bãi lầy”.
Hiện tại, không có con số thống kê chính xác về số vốn mà AZLand huy động của khách hàng cho dự án này, nhưng số lượng khách hàng tham gia kiến nghị AZLand hoàn trả vốn góp lên đến hàng trăm người với số tiền từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi khách hàng.
Ngoài Dự án CT1 Vân Canh, ông Bùi Viết Sơn cũng là đại diện trước pháp luật của nhiều công ty khác và tiến hành huy động vốn của các nhà đầu tư thứ cấp cho nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc.

Thêm một dự án tại Hà Nội được vay gói 30.000 tỷ

Chủ đầu tư dự án được vay 200 tỷ đồng từ gói hỗ trợ. Dự kiến đến 2015, dự án hoàn thành sẽ cung cấp hơn 500 căn hộ cho người thu nhập thấp.
Khu căn hộ được xây dựng tại 143 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) với tổng diện tích sàn 48.000 m2. Sau khi hoàn thành, khối nhà sẽ cao 35 tầng, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 2.200 cư dân. Công trình do Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà (SUD) làm chủ đầu tư và là một trong những dự án đầu tiên được UBND TP Hà Nội cho phép chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp, dự án có tổng mức đầu tư 560 tỷ đồng, trong đó được Bộ Xây dựng và ngân hàng xem xét cho vay khoảng 200 tỷ trong gói tín dụng ưu đãi phát triển nhà ở xã hội. Chủ đầu tư cũng cho biết, sau một tuần tiếp nhận đơn đăng ký mua nhà tại dự án, hiện công ty đã nhận được khoảng 400 hồ sơ

Lập công ty quản lý dự án Megastar: Không khả thi

Việc Chủ tịch công ty tập đoàn Megastar Nguyễn Hoàng Long bị bắt đã khiến cho hàng trăm khách hàng lo ngại về khả năng bị mất vốn.

Để tháo gỡ khó khăn, nhiều nhà đầu tư đã đưa ra phương án thành lập công ty mới để quản lý dự án. Tuy nhiên, theo quan điểm của giới luật sư phương án khó khả thi.
iệc ông Nguyễn Hoàng Long – chủ tịch tập đoàn Megastar bị bắt với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cuối tháng 5/2013 đã khiến cho các khách hàng lo ngại về khả năng bị mất vốn.
Trước lo lắng của khách hàng, ông Lê Xuân Thắng, Chủ tịch mới của Tập đoàn Vina Megastar cho biết, hiện tập đoàn đang cùng khách hàng tìm giải pháp để tiếp tục triển khai các dự án đã huy động vốn của người dân.
Theo đó, các nhà đầu tư thứ cấp tại dự án Hesco Văn Quán, tại đô thị mới Văn Quán, Hà Đông Hà Nội, đề nghị Vina thành lập một công ty mới. Trong đó, 30% giá trị căn hộ người dân đã nộp sẽ được chuyển thành trái phiếu công ty, sử dụng cho việc nộp tiền đất, giải phóng mặt bằng và xây dựng nhà xưởng mới cho chủ đất cũ. 70% còn lại sẽ được sử dụng vào việc xây dựng tòa nhà. Người dân được kiểm soát dòng vốn và được chia lợi tức từ kinh doanh. Hiện số tiền người dân nộp vào riêng dự án này là trên 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý theo ý kiến của giới luật sư phương án này khó khả thi. Luật sư Phạm Thu Huyền (Văn phòng luật sư Hà Nội) cho rằng, việc thành lập công ty mới quản lý dự án là việc rất giản nếu được sự đồng thuận và hợp tác của chủ đầu tư.

BĐS huy động vốn rồi 'đắp chiếu', khách hàng 'ăn đủ'

Ở thời điểm thị trường bất động sản (BĐS) đang "sốt", tâm lý đầu tư phong trào của khách hàng đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp "lách luật" nhằm móc túi khách hàng. Đến thời điểm cơn "sốt" nhà đất qua đi, mọi yếu kém của doanh nghiệp lộ rõ. Doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản, nhiều ông chủ phải ra hầu toà, dự án "treo", khách hàng bỏ tiền tỷ nhưng không biết cách nào để thu hồi vốn.
"Tung hoả mù" để thu hút vốn
Tình trạng các dự án BĐS bị phát hiện sai phạm ngày một nhiều, trong đó có những sai phạm nghiêm trọng theo kiểu "con voi chui lọt lỗ kim" khiến nhiều người tự đặt câu hỏi, không biết cơ quan chức năng quản lý ra sao để doanh nghiệp mặc sức làm loạn. Mới đây nhất, báo chí rầm rộ đưa tin những sai phạm nghiêm trọng tại các dự án BĐS của tập đoàn Vina Megastar.
Theo thông tin chúng tôi có được, công ty này mới xuất hiện trên thị trường BĐS từ năm 2008, nhưng đã nhanh chóng sở hữu bốn dự án nhà ở "khủng" nằm trên địa bàn Thủ đô. Hiện nay, tất cả dự án trên đều dang dở. Có dự án nhà chung cư tuy chưa được cấp phép xây dựng nhưng chủ đầu tư vẫn huy động được 140 tỷ đồng, chiếm 30% giá trị dự án. Có dự án huy động được 200 tỷ đồng nhưng vẫn đắp chiếu. Thậm chí, có dự án nằm trong khu vực không được xây nhà ở thương mại nhưng vẫn tiến hành huy động vốn từ khách hàng lên tới hàng trăm tỷ đồng. Người mua nhà tại các dự án này đang trong tình trạng khóc dở, mếu dở vì không biết khi nào mới hoàn thành.
Nhiều dự án bất động sản vẫn chỉ nằm trên giấy (ảnh chỉ mang tính minh hoạ)

Từ sự "sa lầy" của VinaMegastar: "Cháy nhà ra mặt chuột"

Rất nhiều doanh nghiệp (DN) "tay không bắt giặc", xí phần những mảnh đất vị trí đẹp, chiếm dụng vốn của ngân hàng, thu 70-80% tiền của người dân nhưng lại không hoàn thiện, bàn giao nhà.
Khi bất động sản (BĐS) còn phát triển sôi động, việc thành lập các công ty đầu tư kinh doanh BĐS bùng nổ mạnh mẽ. Trong số này, không thể phủ nhận có khá nhiều DN năng lực quá yếu kém, thể hiện qua việc nhiều ông chủ địa ốc huy động vốn trái phép được phanh phui mới đây.
Một vốn, bốn lời
Tình trạng này có nguồn cơn từ quy định năm 2008: các chủ dự án (DA) chỉ cần chứng minh có vốn tự có từ 20% tổng giá trị đầu tư, coi như có đủ năng lực tài chính thực hiện DA, thậm chí có thể là giá trị đã đầu tư ở một DA khác. Đối với 80% còn lại, các cơ quan quản lý chấp nhận đầu tư và cho phép vay từ các nguồn (trong đó có khách hàng). Vì vậy, không thiếu tình trạng các DN chỉ có vốn vài chục tỷ đồng, nhưng sẵn sàng đăng ký đầu tư những DA có giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Theo ông Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội đoàn Tp.HCM, không có "chiếc đũa thần" nào để giải quyết trong một sớm một chiều thị trường BĐS quá nhiều méo mó. Tình trạng đầu cơ thái quá, cung – cầu không gặp nhau diễn ra khủng khiếp. 3-4 năm trước, ông Lịch đã "báo động" trước Quốc hội về những khu biệt thự bỏ hoang hàng chục năm ngay xung quanh khu vực Thủ đô Hà Nội. Đến bây giờ, "căn bệnh" đã quá nặng, Nhà nước cũng không thể giải quyết ngay được.

Ai đứng sau huy động vốn dự án của VinaMegastar?

Nhiều dự án BĐS của VinaMegastar đều thông qua Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hạ Long, ông Phạm Như Quỳnh là Giám đốc để huy động vốn từ khách hàng cá nhân.
Thông tin chủ tịch VinaMegastar bị bắt tạm giam gần đây đã khiến hàng trăm khách hàng đã góp vốn hàng trăm tỷ đồng vào các dự án đang rất hoang mang. Qua tìm hiểu, được biết VinaMegastar đã tiến hành thực hiện chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng vào một số dự án BĐS lớn tại Hà Nội như Hesco Văn Quán, Vĩnh Hưng Dominium,…
Trong những năm 2009 – 2010, để triển khai đầu tư dự án, VinaMegastar đã tiến hành huy động vốn đầu tư, thế chấp dự án, phát hành trái phiếu để có nguồn vốn thực hiện. Việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân chủ yếu đến từ Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hạ Long (Hạ Long)-đơn vị thứ cấp của dự án.
Qua tìm hiểu của chúng tôi được biết, Hạ Long đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Megastar Land từ 2009, để trở thành đơn vị thứ cấp tại dự án. Sau đó, Hạ Long tiếp tục tiến hành huy động vốn từ hàng trăm khách hàng. Tổng số tiền có thể lên đến gần 400 tỷ đồng, số tiền huy động vốn này đang có nguy cơ “chết chìm” cùng với dự án.

Hàng loạt dự án khu đô thị mới bây giờ ra sao?

Trong tình hình bất động sản đang hết sức “mù mịt” với nhiều lời đồn đoán thì sự thật về hiện trạng những dự án khu đô thị mới ở Hà Nội ra sao cũng là mối quan tâm của nhiều người.
Vừa qua, Sở Xây dựng đã tổ chức đợt làm việc với chủ đầu tư một số dự án khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố. Kết quả kiểm tra đợt đầu cho thấy, tất cả các dự án đều chậm tiến độ so với tiến độ cho phép. Trong khi một số dự án đã thực hiện xong GPMB thì cũng có một số dự án đang gặp khó khăn. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội và các công trình công cộng gần như không nhúc nhích được là bao trong giai đoạn khó khăn này.
Dự án khu đô thị mới Hanoi Garden City, quận Long Biên có chủ đầu tư là Công ty TNHH Berjaya-Handico12 (Liên doanh Berjaya Leisure (Cayman) Limited – Malaysia vàCông ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 12 Hà Nội (Handico12) có vị trí tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, với quy mô diện tích 31,54ha.
Hiện công trình này đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng khu chung cư CT4 với 148 căn hộ, đang xây dựng 103 căn biệt thự khu Garden Villa. Dự án này đã bán được 100 căn hộ nhà ở chung cư CT4 và 37 căn biệt thự khu Garden Villa. Tuy nhiên, các công trình hạ tầng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, y tế và trụ sở hành chính đều chưa được đầu tư. Trách nhiệm được xác định thuộc về công ty TNHH Berjaya-Handico12.
Theo Sở Xây dựng, đây cũng là một dự án chậm tiến độ vì theo giấy phép thì dự án này phải hoàn thành vào năm 2012. Ngoài ra, hạ tầng bên ngoài hàng rào của khu đô thị này còn kém, việc đi lại khó khăn. Các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối lại ở xa khu vực dự án nên việc kết nối giao thông, các công trình hạ tầng kỹ thuật còn gặp nhiều trở ngại. Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của dự án và ảnh hưởng đến việc chuyển chỗ ở đến chỗ sinh sống tại dự án của người mua nhà, làm cho việc đầu tư các công trình hạ tầng xã hội không hiệu quả.
                                        Hầu hết các dự án đang chậm tiến độ - Ảnh minh họa

Tổng hợp Dự án bất động sản nổi bật tháng 7

Khởi công dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú, Mở bán đất nền The Sun City Minh Sơn, Mở bán biệt thự sinh thái Mỹ Văn 2, Mở bán căn hộ Phúc Yên 2,... có khá nhiều dự án được mở bán trong tuần nhằm...chạy tháng "cô hồn".

Khởi công dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú: Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà vừa động thổ dự án nhà ở xã hội quy mô 512 căn hộ tại 143 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. 
Dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú được xây dựng trên khu đất rộng 2.590m2, cao 35 tầng, tổng diện tích sàn 48.000 m2. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành cuối năm 2015.
Chào bán đất nền và nhà phố tại Khu dân cư Bảo Lộc: Công ty Cổ phần Thương mại Minh Vĩnh Khang (MVK) - chủ đầu tư dự án Khu dân cư Bảo Lộc đang chào bán các lô đất và nhà thuộc dự án với giá từ 599 triệu. Các lô nhà liền kề có diện tích đất từ 85,01 – 162,46m2, cao 3-4 tầng.

Ciputra Hanoi Mall: "Bãi chông" sắt gỉ trên đất vàng

Chôn tiền tỷ dưới khu đất vàng Lạc Long Quân, sau 3 năm, Trung tâm thương mại Ciputra Hanoi Mall đã phải ngừng xây dựng, khiến công trình đang bị xuống cấp, hư hỏng nặng.v
Những cột sắt lởm chởm, đen sì, nhọn hoắt mọc san sát trong bờ rào, nhìn xa giống như bãi chông khổng lồ trải dài trên mảnh đất vàng mặt tiền đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, TP.Hà Nội). Đó là những gì mà Dự án Ciputra HanoiMall để lại sau 3 năm triển khai.
Ciputra Hanoi Mall do Tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư, khởi công quý II/2010 với diện tích được thiết kế rộng tới hơn 130.000m2, lớn nhất Hà Nội khi đó.
Chủ đầu tư kỳ vọng đây sẽ là dự án phục vụ cho "khu nhà giàu" Ciputra với tiêu chuẩn quốc tế...Các không gian được bố trí trong trung tâm gồm có khu vực bán lẻ, với 1.200 cửa hàng, 48 nhà hàng, quán cafe, siêu thị rộng khoảng 8.500 m2, với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi lớn trong và ngoài nước, khu vui chơi giải trí. 71.000 m2 tầm hầm dành cho nơi để xe.
Ngoài ra, nơi đây còn có một trung tâm chiếu phim đa năng với 12 rạp màn hình rộng. Ciputra Mall còn có khu văn phòng cho thuê cho các doanh nghiệp.
Nhưng chỉ sau khoảng hơn một năm xây dựng rầm rộ, sau khi hoàn thành phần hầm móng, Dự án đã bất động, để lại "bãi chông sắt" khổng lồ.
Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế, chủ đầu tư phải hoãn kế hoạch xây dựng Dự án này và hiện chưa có thông tin về ngày tái khởi động dự án.
Theo đánh giá của giới đầu tư bất động sản, chỉ riêng làm phần móng, tầng ngầm cho dự án này có thể tốn của chủ đầu tư cả ngàn tỷ đồng.
Phóng viên Báo đầu tư điện tử - baodautu.vn ghi lại một số hình ảnh tại bãi chông sắt khổng lồ này:
                                           Cỏ dại, dây leo mọc kín quanh Ciputra Hanoi Mall