Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Được tự xác định mức thuế chuyển nhượng bất động sản

Bộ Tài chính vừa ban hành công văn hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng bất động sản, trong đó nhấn mạnh người nộp thuế được tự xác định mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng, cơ quan thuế chỉ kiểm tra xem việc kê khai của người nộp thuế có đúng hay không.
Trường hợp phát hiện gian lận về căn cứ tính thuế thì cơ quan thuế truy thu và xử phạt theo quy định.
Bộ Tài chính cũng nêu ra các trường hợp cụ thể về cách áp dụng thuế suất khi chuyển nhượng bất động sản. Theo đó, với bất động sản được mua, hình thành trước ngày 1-1-2009 không có hóa đơn chứng từ hoặc chỉ có giấy viết tay, nay chuyển nhượng thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng vì không có cơ sở để xác định giá vốn và các chi phí liên quan. Tương tự, cũng áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng với trường hợp mua bán bất động sản có hợp đồng công chứng nhưng không xác định được giá vốn và chi phí liên quan.

Khách hàng dự án Thảo Loan Plaza căng băng rôn đòi nhà

Khách hàng dự án Thảo Loan Plaza căng băng rôn đòi nhà

Ngày 6/12, hàng chục khách hàng mua căn hộ dự án Thảo Loan Plaza (huyện Bình Chánh) kéo đến Công ty Thảo Loan (Q.3, TP.HCM) treo băng rôn tố cáo Công ty chiếm dụng vốn, lừa đảo, chậm bàn giao căn hộ…
Nhiều khách hàng cho biết họ đã làm đơn tố cáo Công ty Thảo Loan đến công an kinh tế TP.HCM và cùng nhau kiện ra tòa, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao căn hộ như cam kết hoặc trả lại tiền cho khách hàng.
Chị T. Hương (ngụ tại Đồng Nai) kể lại, để có tiền chị phải bán căn nhà mặt tiền ở TP. Biên Hòa lên TP mua căn hộ tại dự án Thảo Loan Plaza để ở và cho con ăn học. Ngay khi ký hợp đồng năm 2011, chị đã đóng 90% giá trị căn hộ.
Theo chị Hương, mặc dù chủ đầu tư cam kết đến tháng 2/2012 sẽ bàn giao căn hộ, nhưng mới xây xong phần thô, dự án đã dừng lại đến nay.
“Chờ dài cổ hơn 1 năm vẫn không thấy nhà đâu, trong khi hàng tháng gia đình tôi phải thuê nhà để ở, nợ nần, khó khăn chồng chất. Chủ đầu tư thì thoái thác trách nhiệm. Giờ tôi không biết tin ai nữa…." - chị Hương bức xúc.
Một trường hợp tương tự là khách hàng Thanh Duyên (Q.8) đã đóng được 95% nhưng chờ “dài cổ” vẫn không thấy bóng dáng căn hộ của mình ở đâu.
Ba năm trước khi dự án mới xây dựng, chị Duyên ký hợp đồng với Công ty Thảo Loan mua căn hộ rộng hơn 90m2, với giá hơn 2,9 tỉ đồng. Để có tiền mua căn hộ, chị phải bán căn nhà ở Q.8, với giá 2,1 tỉ đồng. Do đã bán nhà cũ, trong khi nhà mới chưa có nên chị phải đi thuê nhà mấy năm nay, mỗi tháng đóng 8 triệu đồng.
dự án Thảo Loan Plaza, dự án chậm tiến độ, bàn giao nhà, căn hộ chung cư, khách hàng biểu tình
Khách hàng treo băng rôn tại Công ty Thảo Loan để yêu cầu bàn giao căn hộ

Đãi cát tìm vàng tại Gold Hill

“Hãy mua bất động sản tại nơi những người giàu có hay lui tới” – không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch tập đoàn Allen System Arthur L.Allen lại đúc kết chìa khóa mở cửa thành công cho sự nghiệp buôn bất động sản lẫy lừng của mình gón gọn trong một câu văn như thế…

“Thần chú” của thời hiện đại
Câu chuyện của Tập đoàn Đất Xanh (DXG) với dự án đất nền Gold Hill tại trung tâm huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là minh chứng sống động ứng nghiệm “thần chú” Arthur L.Allen. Vào năm 2012 khi Khu B – dự án Gold Hill Residences tại trung tâm thị trấn Trảng Bom được tung ra thị trường, các nhà đầu tư không “mặn mà” lắm bởi khoảng cách 40km từ TP.HCM đến Trảng Bom dường như đã lu mờ những điểm mạnh của Gold Hill khiến chúng trở nên kém hấp dẫn ở thời điểm thông tin dư luận nhiễu loạn, còn những người cùng ngành lại cho rằng ông Lương Trí Thìn – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Đất Xanh có tầm nhìn xa, khả năng quyết đoán và nhìn thấy tiềm năng lớn khi đầu tư vào dự án.

Từ Liêm lên quận: Đại biểu duy nhất không thông qua lên tiếng

Từ Liêm lên quận: Đại biểu duy nhất không thông qua lên tiếng
Đề án thành lập hai quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã được Hà Nội thông qua, chỉ chờ Chính phủ phê duyệt.
Với đề án do huyện Từ Liêm xây dựng, có thể thấy rõ đây thực chất là nâng Từ Liêm từ một huyện thành một quận, chứ không phải tách thành hai quận riêng biệt”.

Đó là nhận xét của ông Nguyễn Hữu Kiên, đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện Từ Liêm. Ông Kiên cũng là người duy nhất trong Hội đồng Nhân dân huyện đã không bấm nút thông qua đề án tại phiên họp ngày 5/12 vừa qua của Từ Liêm.

Hiểm họa từ lan can chung cư

(PetroTimes) – Sau vụ bé Phạm Thế Đạt (4 tuổi) rơi xuống đất từ tầng 7 chung cư Lý Thường Kiệt (quận 11, TP HCM) đã tiếp tục cảnh báo về mức độ an toàn của lan can chung cư.
Ngày 8/12, Công an phường 7, quận 11, TP HCM cho biết nguyên nhân vụ cháu bé rơi từ tầng 7 chung cư xuống đất, do bé Phạm Thế Đạt trong lúc vui chơi đã trèo qua lan can rồi té xuống đất, dẫn đến tử vong do tổn thương não, phổi.
Trước đó, vào sáng ngày 7/12, bé Phạm Thế Đạt đang ở cùng người dì, trong lúc xảy ra tai nạn, người dì đang đi chợ.
Lan can thấp, nhiều người lắp thêm các thanh sắt bắt ngang để phơi đồ, dễ tạo điều kiện cho trẻ em leo trèo nguy hiểm
Thời gian qua, tại TP HCM cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm, nguyên nhân từ lan can chung cư thiết kế không an toàn, cha mẹ bất cẩn. Chẳng hạn như trường hợp bé 4 tuổi ngã từ tầng 15 chung cư Phú Mỹ Thuận (Nhà Bè) hồi đầu tháng 11/2012; hay trường hợp một bé 5 tuổi bị ngã từ tầng 5 chung cư Ngô Gia Tự (quận 10) vào tháng 12/2012...

Thu nhập 4.000 USD và luyện linh đan cứu bất động sản


(Bất động sản) - Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Ngân hàng tiết kiệm nhà ở năm 2017 hình thành khi thu nhập của người Việt là 4.000 USD/năm sẽ là liều thuốc cứu thị trường bất động sản. Trong khi, gói 30.000 tỷ cứu bất động sản đang triển khai với nhiều kỳ vọng trước đó về việc sẽ cứu bất động sản đang phá sản.

Thu nhập 4.000 USD và luyện linh đan cứu bất động sản

(Bất động sản) - Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Ngân hàng tiết kiệm nhà ở năm 2017 hình thành khi thu nhập của người Việt là 4.000 USD/năm sẽ là liều thuốc cứu thị trường bất động sản. Trong khi, gói 30.000 tỷ cứu bất động sản đang triển khai với nhiều kỳ vọng trước đó về việc sẽ cứu bất động sản đang phá sản.

Vẽ tương lai vực dậy bất động sản
 
Dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 2.000 USD/năm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã lạc quan cho rằng, sau 4 năm con số này sẽ nhân lên gấp đôi, lên 4.000 USD/năm và việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Ngân hàng tiết kiệm nhà ở.
 
Trả lời báo chí về tính khả thi của mô hình tiết kiệm nhà ở, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam lạc quan cho rằng, mô hình tiết kiệm nhà ở sẽ vực dậy thị trường bất động sản. 
 
"Chắc chắn mô hình tiết kiệm nhà ở sẽ hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Mô hình này sẽ tạo được một dòng vốn bên cạnh vốn Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Mô hình tiết kiệm nhà ở sẽ huy động một dòng vốn rất lớn từ những người muốn mua nhà và chỉ tập trung vào nhà ở. Chúng tôi dự kiến rằng, dòng vốn này sẽ chủ yếu sẽ vào phân khúc nhà ở xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói.

Thu nhập 4.000 USD/năm Việt Nam sẽ có ngân hàng tiết kiệm nhà ở, ngân hàng tiết kiệm nhà ở sẽ vực dậy thị trường bất động sản.
Thu nhập 4.000 USD/năm Việt Nam sẽ có ngân hàng tiết kiệm nhà ở, ngân hàng tiết kiệm nhà ở sẽ vực dậy thị trường bất động sản.

Bồi thường đất 8 dự án tại Thanh Trì được điều chỉnh tăng 1,3 lần


Cập nhật lúc 08:08 09/12/2013
KTĐT - Để thực hiện 8 dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh giá đất ở làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ.
Bao gồm: Dự án đường nối Pháp Vân tới khu đấu giá quyền sử dụng đất Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp; Dự án xây dựng tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp; Dự án đường vào phía Đông khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An; Dự án cải tạo, mở rộng đường liên xã Vĩnh Quỳnh - Đại Áng; Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ GPMB QL1A tại xã Ngọc Hồi; Dự án xây dựng trường THPT Nguyễn Quốc Trinh tại xã Đại Áng; Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư GPMB xã Tứ Hiệp; Dự án Trụ sở UBND xã Tân Triều. Theo đó, giá các thửa đất phải GPMB được xác định theo quy định tại Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND của UBND TP nhân với hệ số điều chỉnh K=1,3 lần. 

Kiểm soát chất lượng công trình giao thông

Tình trạng xuống cấp nhanh của một số dự án giao thông trọng điểm sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đang khiến dư luận bức xúc. Đảm bảo chất lượng công trình dường như vẫn là bài toán khó đối với ngành giao thông.

Vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường cho biết: Cả nước hiện có 26 công trình, dự án giao thông trọng điểm, với tổng kinh phí đầu tư gần 576.500 tỷ đồng. Đến nay, đã có 7 dự án được bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng; 19 công trình đang trong giai đoạn thực hiện, chuẩn bị hoàn thành, khởi công và đầu tư. Tuy nhiên, trong số đó, nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng.
Nhiều công trình mặt đường bị bong tróc sau khi đưa vào sử dụng không lâu.

Qua tìm hiểu của phóng viên, hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm như: Láng - Hòa Lạc, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đường vành đai III trên cao, mặt cầu Thăng Long vừa sửa chữa… sau khi đưa vào khai thác đã xuất hiện hiện tượng lún, phá vỡ kết cấu mặt đường, nhất là tình trạng hằn lún vệt bánh xe, bong tróc mặt đường, xuất hiện các ổ gà, ổ voi…

Hậu quả của chủ trương đúng, thực hiện sai

Việc định canh, định cư tại tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện cho một bộ phận đồng bào vùng cao đặc biệt khó khăn cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, có một nghịch lý là rất nhiều khu tái định cư đã hình thành hơn 20 năm mà dân vẫn đói nghèo.

Thiếu đất canh tác

Xóm Khuổi Hoa, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) là một trong những xóm thuộc chương trình định canh định cư của tỉnh. Sau hơn 20 năm tại nơi ở mới, những tưởng cuộc sống đã đổi thay rất nhiều, nhưng trên thực tế, đồng bào nơi đây vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, hàng ngày phải vào rừng kiếm củi, hái rau rừng và săn dúi để bán lấy tiền mưu sinh.
Nhiều dự án tái định cư của tỉnh Cao Bằng được xây dựng trên đất khó, nên dân từ chối đến ở.

Những năm 1990 - 1991, 5 hộ đồng bào Mông từ một số xã vùng cao, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, đã chuyển đến xóm Khuổi Hoa, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, để lập nghiệp theo chương trình định canh, định cư. Tại đây, bà con được Nhà nước hỗ trợ làm nhà, có điện thắp sáng, nước sinh hoạt, trường học… Mặc dù có được nơi ở ổn định và điều kiện tốt hơn, song một thực tế là để có được hạt ngô, hạt lúa, các hộ ở đây phải đi nửa ngày đường mới đến được nương rẫy. Do nương rẫy phân tán, mỗi vụ thu hoạch, mọi người phải gùi ngô, sắn hàng chục cây số từ nương về đến nhà. Ngoài trồng và thu hoạch mùa màng… công việc thường xuyên nhất của cả làng là đi vào rừng chặt củi và bẫy thú rừng về bán.

Vời kiểm toán cứu dự án trọng điểm nửa tỷ USD

Dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, trị giá hơn nửa tỷ USD đang bị chính cấp quyết định đầu tư nghi vấn về tiến độ hoàn thành.

Tiến độ chậm, vốn đội nhanh
Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường vừa phát văn bản đề nghị Kiểm toán Nhà nước bổ sung kế hoạch Kiểm toán năm 2013 để kiểm toán Dự án Đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội: tuyến Cát Linh - Hà Đông ngay trong tháng 12/2013. Lý do khiến Bộ GTVT phải cậy cơ quan kiểm toán vào cuộc đột xuất là do tiến độ Dự án không đạt yêu cầu đề ra, trong khi nguy cơ công trình bị đội vốn ngày một hiển hiện.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khó có thể hoàn thành, đưa vào khai thác vào tháng 6/2015. (Ảnh: Đức Thanh)
Trước đó, công trình giao thông trọng điểm này được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế chỉ định tổng thầu (EPC). Trong đó, Gói thầu số 1 - gói thầu chính của Dự án bao gồm các phần việc: thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp được trao cho Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc) thực hiện.
Được biết, ngoài việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tổng thầu Trung Quốc còn có nhiệm vụ trang bị 13 đoàn tàu, mỗi đoàn gồm 4 toa, chở được khoảng 300 hành khách/lượt.
Cần phải nói thêm rằng, mặc dù công trình chính thức được động thổ vào tháng 10/2011, nhưng Hợp đồng EPC đã được Cục Đường sắt Việt Nam trao cho Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc từ tháng 5/2009, với tổng giá trị 350,6 triệu USD. Theo Điều 8 của Hợp đồng EPC, thời gian thực hiện không được vượt quá 48 tháng, trừ các trường hợp chậm trễ không do lỗi của nhà thầu.

Nhiều ý tưởng của Bộ Xây dựng đang 'chết lâm sàng'

Bộ Xây dựng cho biết, năm 2017 là thời điểm thích hợp cho sự ra đời của ngân hàng tiết kiệm nhà ở đầu tiên tại Việt Nam, liệu mô hình này đi theo vết xe đổ của Quỹ tiết kiệm nhà ở?
Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Xây dựng vận động cho việc thành lập Ngân hàng tiến kiệm nhà ở. Bắt đầu từ năm 2010, Bộ Xây dựng đã bắt đầu "dọn đường" và thăm dò ý kiến dư luận cho việc này.

Năm 2012, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ phương án thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở thí điểm tại Hà Nội và TP HCM.

Nhiều ý tưởng của Bộ Xây dựng đang 'chết lâm sàng'
Nhiều ý tưởng của Bộ Xây dựng đang "chết lâm sàng" 
Mới đây nhất, Bộ Xây dựng cũng đưa Ngân hàng tiến kiệm nhà ở vào trong Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.


Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bộ Xây dựng lại sốt sắng với mô hình Ngân hàng tiến kiệm nhà ở trong khi đó các Quỹ tiết kiệm nhà ở (một mô hình tương đồng với Quỹ tiết kiệm nhà ở) lại đang hoạt động phập phù? Tại sao phải thành lập Ngân hàng tiến kiệm nhà ở trong khi đã có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB)?

Vốn sẽ đổ bộ vào bất động sản


 
09-12-2013 07:18:34
(ĐTCK) Kiều hối, tín dụng, gói 30.000 tỷ đồng dần nới rộng hơn… Dòng tiền từ nhiều kênh đang chực chờ những cơ hội mở ra trên thị trường bất động sản.
 
    Theo thông lệ, cuối năm là thời điểm nhiều người quyết định mua bất động sản để an cư hoặc tích lũy. Xu hướng này của năm 2013 dù chưa thực sự rõ ràng, nhưng đã bắt đầu có tín hiệu từ kết quả bán hàng của những dự án gần đây. Giới kinh doanh địa ốc kỳ vọng, những nguồn vốn tín dụng, kiều hối… sẽ chọn bất động sản làm kênh đầu tư ưu tiên.
    Cuối tuần qua, Công ty Bất động sản Him Lam đã mở bán Dự án Him Lam Riverside (quận 7, TP. HCM). Đây là lần đầu tiên trong nhiều đợt bán hàng của dự án có kết quả tốt hơn mong đợi. Ông Ngô Quang Phúc, Giám đốc Kinh doanh tiếp thị Him Lam Land cho biết, kỳ vọng ban đầu của chủ đầu tư trong đợt bán hàng này là 20 căn, tuy nhiên, chỉ trong buổi sáng mở bán đã có 29 căn hộ chính thức được khách hàng đặt mua và sau đó vài ngày, con số này lên đến 35 căn.
    “Nhiều khách hàng trước đây quan tâm đến dự án nhưng do dự chưa mua thì lần này họ đã quyết định mua”, ông Phúc nói và cho biết, ngoài yếu tố về chất lượng dự án, một xu hướng rõ nét hơn đối với khách hàng hiện nay là sự thay đổi về tâm lý. Trước đây, tâm lý khách hàng luôn trông đợi giá sẽ tiếp tục giảm nữa nên chần chừ, còn hiện nay họ thấy ưng ý là quyết định xuống tiền.
    Ngoài Dự án Him lam Riverside, khảo sát từ các sàn giao dịch bất động sản cho thấy, gần đây xu hướng khách hàng tìm nhà để an cư đang tăng lên. Ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn cho rằng, xu hướng chung của thị trường cuối năm bao giờ cũng có nhiều khách hàng tìm mua nhà.
    “Phân khúc được khách hàng chọn mua nhiều nhất lúc này là nhà phố hoặc căn hộ đã hoàn thành để có thể dọn về ở trước Tết. Tuy nhiên, có một thực tế, hiện số lượng căn hộ có khả năng hoàn thành để bàn giao nhà trước Tết không có nhiều, nên dù nhu cầu cao, nhưng giao dịch vẫn chưa tăng mạnh”, ông Thanh nhận định và cho rằng, không chỉ hiện nay mà vài tháng trở lại đây, khách hàng có nhu cầu về nhà ở đã tìm mua căn hộ khá nhiều, tuy nhiên để mua được một căn hộ ưng ý lúc này không dễ, bởi nguồn cung căn hộ tốt còn ít.
    Lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm nay dự kiến đạt 11 tỷ USD

Gỡ “vướng” trong quản lý chung cư, nhà cao tầng


(DĐDN) - Mới đây, Trung tâm tư vấn hướng nghiệp đào tạo và dịch vụ-Trường Cao đẳng Xây dựng số 2 và Mạng các Sàn giao dịch Bất động sản Việt Nam-Khu vực phía Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo “Quản lý nhà chung cư - những vướng mắc cần tháo gỡ” tại TP.HCM.


Chung cư, nhà cao tầng sẽ sớm được tháo gỡ những bất cập trong thời gian tới

Diễn đàn với sự tham gia của đại diện Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng; Sở Xây dựng TP.HCM; đại diện ban quản trị tòa nhà cũng như các chủ đầu tư có khai thác kinh doanh tòa nhà…  

Hộ thảo đã tập trung thảo luận về những vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ Xây dựng; trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà chung cư và cùng đóng góp ý kiến, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những khó khăn, bất cập trong chính sách đối với công tác quản lý, vận hành, khai thác, duy tu bảo dưỡng tòa nhà cao tầng… 

Điểm mặt dự án mở bán trong tuần qua




 
(VnMedia) - Mở bán lại Hòa Bình Green City sau khi bị đình chỉ thi công, cùng với hai dự án có giá trên 700 triệu đồng/căn là những thông tin thị trường chào đón tháng cuối năm 2013. Trái ngược với sự sôi động mua bán của những tháng cận Tết Nguyên đán hàng năm, năm nay thông tin chào bán có vẻ hiếm hoi.
Trong hai ngày liên tiếp của tuần qua (4 - 5/12), hai dự án nhà có giá rẻ trên 700 triệu đồng/căn đã ra mắt thị trường.
Ngày 5/12/2013, Đất Xanh miền Bắc tổ chức mở bán chính thức đợt cuối căn hộ có diện tích từ 50 m2 - 128m2 tại dự án Xuân Mai Park State (tên cũ là Xuân Mai Tower). Dự kiến mức giá từ 16 - 17,6 triệu đồng/m2 (đã gồm VAT và nội thất).
Dự án nằm trên địa bàn phường Hà Cầu, đối diện Quận ủy Hà Đông do Công ty Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư. Hiện tại dự án đã xong phần thô đến tầng 26/30 tầng. Dự kiến hoàn thiện căn hộ vào quý IV/2014 và cung cấp cho thị trường bất động sản khoảng 400 căn hộ có giá thấp nhất ừ 800 triệu đồng/căn.
Trước đó, ngày 4/12, Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 - Vinaconex, mở bán khu căn hộ Tháp D thuộc KĐT Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Tòa tháp D xây dựng trên tổng diện tích 3.847 m2 gồm 2 tầng hầm, 4 tầng văn phòng thương mại và 32 tầng nhà ở với các căn hộ có diện tích 48m2 - 49m2 - 60m2 - 75m2 - 77m2 - 101m2 - 102m2. Với mức giá dao động từ 15 - 16 triệu đồng/m2, như vậy chỉ hơn 700 triệu đồng (bao gồm cả VAT), khách hàng đã có thể sở hữu một căn hộ với đầy đủ nội thất.

Hà Nội "xử" hơn một nghìn ngôi biệt thự cổ


Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Hồng Khanh cho biết, từ ngày 8/12/2013, Hà Nội áp dụng quy chế mới về quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn.
Việc quản lý, sử dụng nhà biệt thự phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc, pháp luật về nhà ở. Thành phố đã đưa ra các tiêu chí xác định nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước không bán, không tư nhân hóa; nhà biệt thự được bảo tồn, tôn tạo, quản lý, sử dụng phân loại thành 3 nhóm biệt thự.
Thành phố Hà Nội đã xác định danh mục 1.253 nhà biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và 312 nhà biệt thự thuộc các loại xây dựng sau năm 1954, đã bị phá dỡ xây dựng lại hoặc chưa bị xây dựng lại nhưng đã bị biến dạng, xuống cấp nghiêm trọng, không thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo quy chế này.
Theo quy chế mới ban hành, nhà biệt thự thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; nhà biệt thự có giá trị về lịch sử văn hóa, cách mạng-kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thuộc nhóm 1 và nhóm 2 được cấp Giấy chứng nhận “Nhà biệt thự có giá trị lịch sử văn hóa, cách mạng, kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.”
Thành phố không cho phép đăng ký biến động về quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thuộc các trường hợp như chia tách thành nhiều thửa đất đối với khuôn viên đất của nhà biệt thự thuộc sở hữu tư nhân; chặt hạ cây xanh cổ thụ, xây thêm công trình mới trên khuôn viên đất trống của nhà biệt thự; chia tách hợp đồng thuê nhà đối với nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước.
Ảnh minh họa

Việc cải tạo nhà biệt thự thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng chỉ được thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép. Tuy nhiên, thành phố quy định rõ khi cải tạo nhà biệt thự nhóm 1-2, chủ đầu tư phải đảm bảo giữ đúng vị trí, kiểu dáng kiến trúc, hình ảnh nguyên trạng và quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng và số tầng, độ cao).
Trường hợp nhà ở riêng lẻ là nhà phụ của nhà biệt thự thuộc nhóm 2 và nằm trong khuôn viên đất ở phía sau của nhà biệt thự, có thể được xem xét, cấp phép xây dựng, cải tạo phù hợp với quy hoạch, hình dáng kiến trúc, cảnh quan với ngôi biệt thự chính nhưng phải đảm bảo khoảng cách với nhà biệt thự chính theo quy định.
Thành phố không xem xét, cấp giấy phép xây dựng trên phần diện tích đất trống ở phía sau của nhà biệt thự; không xem xét việc cấp giấy phép xây dựng nhà trên khuôn viên đất tại vị trí phía trước và hai bên nhà biệt thự nhóm 2.
Đối với biệt thự nhóm 3, việc cải tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về quản lý đầu tư và xây dựng. Công trình xây dựng lại trên khuôn viên đất phải là nhà thấp tầng, phù hợp với quy hoạch, kiến trúc được phê duyệt.