Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

BÁN CHUNG CƯ HÒA BÌNH GREEN CITY, 505 MINH KHAI, GIÁ CỰC SỐC CHỈ 19Triệu/M2.


Sàn bất động sản hoàng vương phân phối độc quyền đợt cuối cùng dự án chung cư căn hộ cao cấp Hòa Bình Green City:
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim cùng Công ty TNHH Hòa Bình.
Công ty TNHH Hòa Bình đã thực hiện thành công các dự án bất động sản như Khu dịch vụ căn hộ cao cấp Somerset Hoa Binh trên mặt đường Hoàng Quốc Việt, Khu căn hộ cao cấp Hoa binh Green Apartment Đường Bưởi.
                    

- Vị trí: Hòa Bình Green City Tọa lạc tại số 505 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội (Đối diện Times city, Chân cầu vĩnh Tuy)- bên cạnh các công trình quy mô như Times City, Bệnh viện cao cấp Vinmec, Đại học Kinh Doanh, Bách khoa, Kinh Tế, Xây Dựng, …

- Thiết kế hợp lý: Hòa Bình Green City được thiết kế 2 tòa tháp 27 tầng + 03 tầng hầm+03 tầng thương mại
Các căn có diện tích: 
+ S = 63,5m2, 2 phòng ngủ, 2 vệ sinh
+ S = 94,5m2k, 2PN, 2wc
+ S = 95m2, 2PN, 2wc
+ S = 108m2, 3PN, 2wc
+ S = 116,8m2, 3PN, 2wc
+ S = 126,5m2, 3PN, 2wc (có 4 căn góc)
Tất cả các phòng đều có cửa sổ, ban công và logia thoáng mát.
- Tiện ích: Vườn cảnh quan, khu vui chơi trẻ em trong nhà và ngoài trời, bể bơi bốn mùa, trung tâm thể dục thẩm mỹ, khu mua sắm, sân tập golf trên cao…, 3 tầng hầm đảm bảo mỗi hộ 1 chỗ đỗ xe ô tô, bãi xe tự động, bảo vệ 24/24.

- Kết cấu-Vật liệu xây dựng: Gạch không nung-loại vật liệu thân thiện môi trường, Lan can mạ vàng 18k, Hệ thống kính 3 lớp giúp chống tia cực tím, chống ồn tối đa và tiết kiệm điện năng. Khả năng chống chịu động đất lên đến cấp 8, Cửa thoát hiểm và cửa ra vào căn hộ đều là hệ thống cửa chống cháy.

- Phương thức thanh toán: Chia làm 4 đợt, đợt 1 đóng 39% khi ký hợp đồng, khách hàng được giữ lại 1% giá bán căn hộ đến khi nhận được sổ đỏ.
Hỗ trợ vay lãi suất ưu đãi từ nhiều Ngân hàng hợp tác (BIDV, MB Bank, Sacombank, Standard Chartered, ANZ….)
- Tiến độ: Hiện đã xây xong thô, bàn giao nhà vào quý I năm 2014. 
- Giá bán: Từ 20 triệu/m2, Rẻ hơn chung cư Times City cùng vị trí, Cam kết bán đúng giá chủ đầu tư. 
- Đơn vị bán hang: Sàn giao dịch bất động sản Hoàng Vương, Tầng 6, 31 Nguyễn xiển, Thanh xuân, Hà nội.
Quý khách thực sự đang có nhu cầu về sản phẩm này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thăm căn hộ mẫu hay công trình và lựa chọn căn hộ phù hợp nhất.

Phòng kinh doanh:
Chuyên viên phân phối dự án : Trần Quốc Việt 01245488884.
Thông tin dự án :
http://nhadatnews.blogspot.com/search/label/H%C3%B2a%20B%C3%ACnh%20Green%20City.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Kiến nghị cho chủ đầu tư toàn quyền quyết định chuyển nhượng dự án

Dự thảo LKDBĐS quy định rằng, chủ đầu tư chỉ được phép chuyển nhượng dự án trong trường hợp chủ đầu tư gặp khó khăn, không đủ khả năng để tiếp tục thực hiện dự án....

Sáng nay (ngày 3/12) Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013 đã chính thức được khai mạc. Chủ đề năm nay là “Giai đoạn mới của tiến trình cải cách kinh tế từ chương trình tới hành động”. Trong bài tham luận tại diễn đàn, ông David Lim Trưởng tiểu nhóm Đất đai đã trình bày các ý kiến đóng góp cũng như đề xuất đối với các quy định chính trong các bản dự thảo của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản (LKDBĐS).

Theo ông David Lim, các Điều 49, 50 và 51 của dự thảo LKDBĐS quy định rằng chỉ được phép chuyển nhượng dự án trong trường hợp “chủ đầu tư gặp khó khăn, không đủ khả năng để tiếp tục thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư không còn nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án”. Có rất nhiều lý do khiến chủ đầu tư muốn chuyển nhượng dự án, do đó, ông David Lim đề nghị không cần thiết phải quy định cụ thể khi nào thì một dự án có thể được chuyển nhượng. Chủ đầu tư nên được có toàn quyền chuyển nhượng dự án theo quyết định của mình.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, dự thảo không có quy định nào về tiêu chí chấp thuận hay cơ quan Nhà Nước nào có thẩm quyền đưa ra chấp thuận này. Điều này tạo ra sự bất cập và có thể dẫn đến những chậm trễ không đáng trong quá trình chuyển nhượng dự án.

Hơn nữa, theo ông David Lim hiện không có quy định nào liên quan đến các phê duyệt và chấp thuận hiện nay cấp cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án và không rõ nhà đầu tư nhận chuyển nhượng sẽ được kế thừa phê duyệt đã có hay phải xin các phê duyệt và chấp thuận mới. Điều này làm tăng thêm trở ngại và khó khăn cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng sau khi chuyển nhượng dự án.

"Chúng tôi đề xuất gỡ bỏ quy định về các trường hợp được chuyển nhượng dự án và đề xuất thay thế quy định về việc xin chấp thuận bằng quy định là chấp thuận sẽ tự động được cấp sau một số ngày cụ thể kể từ ngày nộp hồ sơ. Chúng tôi cũng đề xuất rằng tất cả các phê duyệt/sự  cho phép/chấp  thuận đã được cấp cho dự án và cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án sẽ tự động được chuyển giao sang nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án có thể sử dụng mà không bên nào phải thực hiện thêm bất kỳ thủ tục gì", ông David Lim cho hay.

Hết tranh cãi về diện tích căn hộ Royal City

Chánh thanh tra Bộ Xây dựng đã kí kết luận thanh tra công bố chi tiết 27 nội dung được đề cập từ phía khách hàng liên quan tới dự án Royal City, trong đó có cách tính diện tích sàn căn hộ.

Theo kết luận thanh tra số 279/KL-TTr ký ngày 2/12/2013, công ty CPĐT và PT Địa ốc Hoàng Gia thuộc Tập đoàn Vingroup đã tuân thủ pháp luật trong đầu tư, xây dựng khi triển khai dự án Royal City. Các vấn đề được khách hàng quan tâm nhất là việc chủ đầu tư tính diện tích sàn căn hộ theo cách đo từ tim tường (bao gồm cả phần hộp kỹ thuật, cột chịu lực) vào Hợp đồng mua bán đã được làm rõ. 
vingroup, diện tích, căn hộ, royal city
Hệ thống phức hợp thể thao được đầu tư đầy đủ và hiện đại
Kết luận Thanh tra giải thích, việc tính diện tích căn hộ theo phương phức tính từ tim tường (mà Vingroup áp dụng) theo Thông tư số 16/2010/TT-BXD không gây thiệt hại cho bên mua và cũng không mang thêm lợi nhuận cho bên bán. 

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Kiến nghị bỏ quy định sở hữu căn hộ chung cư có thời hạn

Hậu quả của các quy định giới hạn thời hạn sở hữu căn hộ chung cư là tạo ra nhiều loại hình sở hữu nhà ở khác nhau, tạo ra sự phân biệt giữa những người sở hữu chung cư.


Sáng nay (ngày 3/12) Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013 đã chính thức được khai mạc. Chủ đề năm nay là “Giai đoạn mới của tiến trình cải cách kinh tế từ chương trình tới hành động”. Trong bài tham luận tại diễn đàn, ông David Lim - Trưởng tiểu nhóm Đất đai đã trình bày các ý kiếnđóng góp cũng như đề xuất đi vi các quy đnh chính trong các bản Dự thảo Luật nhà ở (LNO).

Theo ông David Lim, LNO hiện có các quy định giới hạn thời hạn sở hữu căn hộ chung cư. Dự thảo LNO dự kiến đưa ra các thời hạn sở hữu khác nhau cho các loại đất khác nhau, ví dụ như đất được giao/được thuê để xây dựng nhà chung cư, đất thuê và đất nhận chuyển nhượng. Ngoài ra còn có thêm quy định rằng quyền sở hữu căn hộ chung cư sẽ được giao lại cho Nhà Nước để tiến hành phá dỡ trong khi các chủ sở hữu được bố trí tái định cư. Hậu quả của các quy định này là tạo ra nhiều loại hình sở hữu nhà ở khác nhau, tạo ra sự phân biệt giữa những người sở hữu chung cư.

(Xem thêm: Thời hạn sở hữu nhà chung cư sẽ là 70 năm

"Chúng tôi hiểu rằng một trong những lý do của việc giới hạn thời hạn sở hữu nói trên là do quan ngại về chất lượng của nhà chung cư sau một thời gian sử dụng. Đây là lý do tích cực và cho thấy Nhà Nước quan tâm đến nhu cầu cũng như sự an toàn của người dân. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dễ dàng bị xem là lấy đi các quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư một cách không công bằng", ông David Lim nói.

Trưởng tiểu nhóm Đất đai kiến nghị một phương án khác có thể được xem xét với cùng mục đích là bảo vệ quyền lợi và an toàn của chủ sở hữu căn hộ chung cư, đó là yêu cầu nhà chung cư phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn xây dựng. Nếu nhà chung cư không còn tuân  thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn  đó, các chủ sở hữu có thể được trao quyền quyết định sẽ xử lý nhà chung cư đó như thế nào, bao gồm cả biện pháp phá dỡ. Quy định như vậy sẽ bảo đảm các chủ sở hữu chung cư không bị mất đi bất kỳ quyền nào của mình.

Bộ XD công bố kết luận thanh tra Royal City

Kết luận của Bộ XD cho rằng nhà đầu tư đã tuân thủ pháp luật trong đầu tư, xây dựng khi triển khai dự án Royal City.


1

Ngày 2.12.2013, Thanh tra Bộ Xây Dựng đã công bố kết luận thanh tra Dự án Khu đô thị Thành phố Hoàng gia (Royal City). Kết luận khẳng định, Công ty CPĐT và PT Địa ốc Hoàng Gia thuộc Tập đoàn Vingroup đã tuân thủ pháp luật trong đầu tư, xây dựng khi triển khai dự án Royal City.
Kết luận Thanh Tra số 279/KL-TTr, do Chánh Thanh tra Bộ Xây Dựng Phạm Gia Yên ký, đã công bố chi tiết kết quả thanh tra 27 nội dung được đề cập từ khách hàng của Dự án.
Trong đó, vấn đề được khách hàng quan tâm nhất là việc Chủ đầu tư tính diện tích sàn căn hộ theo cách đo từ tim tường (bao gồm cả phần hộp kỹ thuật, cột chịu lực) vào Hợp đồng mua bán đã được làm rõ.

Tên quận và số phận 'nhà quê' lên 'thị thành'

Nguy cơ của việc xây dựng, quy hoạch manh mún, thiếu tầm nhìn, thiếu đồng bộ đã dẫn đến những bộ mặt "phố chẳng ra phố, xóm chẳng còn là xóm" như những nơi đã đô thị hóa cách đây ít năm...
Không chỉ riêng những người dân gốc huyện Từ Liêm mà rất nhiều người đang ngụ cư hoặc dân Hà Nội đều mừng vui vì Chính phủ có ý kiến đồng ý thành lập hai quận mới từ nền tảng của một huyện ngoại thành.
Sự mừng ở đây là thành quả của quá trình đô thị hóa. Sự kiện như tất yếu của đời sống xã hội nhưng vẫn mừng hơn nhiều vì dân cư và hạ tầng tại đơn vị hành chính lãnh thổ đó không phải là "nhà quê" và xóm làng nữa mà là trở thành dân thị thành và phố phường.
Trong nhiều ý kiến mà nhân dân đang quan tâm ở đây và chính quyền đang thận trọng lắng nghe ý kiến dân cư là việc lấy tên quận mới và việc chia phường xã thế nào.
Sự liên hệ sinh quận mới như là việc gia đình trẻ muốn sinh thêm đứa con. Ngoài sự vui sướng khi đứa trẻ sắp ra đời là có thêm thành viên trong gia đình, xã hội có thêm công dân mới... thì cả nhà tập trung vào bàn về cái tên của nó.
Liệu cái tên của quận mới có tạo nên thanh thế và sự nghiệp của nó sau này?Tạm gác chuyện duy tâm về tên tuổi để nhìn ra mấy chuyện hiện hữu mà cả xã hội trong quá trình đô thị hóa đang phải đối mặt chứ không phải chỉ ở mức quan tâm.
Về quy hoạch xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, ngoài việc nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt, đồng thuận, toàn hệ thống chính trị vào cuộc... cho việc thực hiện đô thị hóa.
Nhưng nguy cơ của việc xây dựng, quy hoạch manh mún, thiếu tầm nhìn, thiếu đồng bộ đã dẫn đến những bộ mặt "phố chẳng ra phố, xóm chẳng còn là xóm" như những nơi đã đô thị hóa cách đây ít năm trên cùng địa bàn như: Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ, Hoàng Mai...
Về quỹ đất cho đô thị hóa, liệu chúng ta có còn giữ được phần nào để tạo được không gian xanh sau vài chục năm tiến hành đô thị hoá?
Việc xây dựng và chỉnh trang khu dân cư do chính quyền có can thiệp và trợ giúp hay để dân tự phát rồi vẽ lên những bức tranh không thể đoán được "trường phái nghệ thuật" thật lãng phí của cải xã hội.
quận, Từ Liêm

"Kinh đô địa ốc" Mê Linh: vịt trời bay mất

Sau khi Hà Nội mở rộng và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) "đổi hộ khẩu" sáp nhập về Hà Nội thì Mê Linh được ví như là "kinh đô bất động sản". Nhưng sau 5 năm, bất động sản ở Mê Linh vẫn chỉ là bãi hoang tàn, chôn chặt hàng chục ngàn tỷ đồng của giới đầu tư.


Thống kê sơ bộ cho thấy, trên địa bàn huyện Mê Linh hiện có 50 dự án của 47 chủ đầu tư, với tổng diện tích đất lên đến 14.394 héc-ta.
Phần lớn các dự án đều được phê duyệt trước thời điểm 1/8/2008 (thời điểm huyện Mê Linh sáp nhập vào Hà Nội). Ngay sau khi được phê duyệt, nhiều chủ đầu tư đã chia lô bán nền và huy động vốn góp từ nhiều nhà đầu tư thứ cấp, dù dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai, đến nay, chưa có dự án nào tại các khu đô thị Mê Linh hoàn thành giải phóng mặt bằng. Trong số đó có nhiều dự án đình đám, một thời làm "nóng" thị trường bất động sản phía Bắc Thủ đô như Dự án Khu đô thị AIC, Dự án Minh Giang Đầm Và, Diamond Park New hay Cienco 5…
Hàng chục khách hàng Dự án xây dựng khu chung cư cao tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân
các KCN tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội đòi chủ đầu tư giao nhà họ đã mua từ năm 2009

Hà Nội chuẩn bị xây dựng BV đa khoa Mê Linh

(Chinhphu.vn) - Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Mê Linh sẽ được xây dựng trên diện tích đất khoảng gần 119.000 m2 tại xã Đại Thịnh và xã Tam Đồng, huyện Mê Linh. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2014 đến năm 2017.
Phối cảnh BVĐK Mê Linh
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình BVĐK 1.000 giường tại huyện Mê Linh, với dự án thành phần thứ nhất là đầu tư xây dựng BVĐK 600 giường và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Đây là công trình y tế cấp I với tổng mức đầu tư theo dự toán ban đầu khoảng hơn 2.700 tỷ đồng từ vốn ngân sách (vốn xây dựng cơ bản tập trung và phát hành trái phiếu công trình).
Trong đó, chi phí xây dựng dự kiến khoảng hơn 920 tỷ đồng và chi phí thiết bị là gần 1.000 tỷ đồng.

Phần thiết bị của dự án được đầu tư đồng bộ thiết bị công trình xây dựng, thiết bị y tế phù hợp quy mô bệnh viện 600 giường, tuân thủ danh mục trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Chủ đầu tư là Sở xây dựng Hà Nội và đơn vị tư vấn lập dự án là liên danh Công ty Heerim Architech& Planners Co., Ltd (Hàn Quốc) – Công ty CP Đầu tư và Tư vấn INCOMEX.

Khai trương tòa nhà mang phong cách Pháp giữa lòng HN


Ngày 1/12/2013, Công ty TNHH Minh Khang vừa khai trương tòa nhà Lancaster Hà Nội tại 20 Núi Trúc, công trình được thiết kế bởi các kiến trúc sư hàng đầu của Pháp với không gian thoáng đãng, tầm nhìn rộng ra khung cảnh Thủ đô.
Lancaster cũng là tòa nhà của những căn hộ, dịch vụ và văn phòng cao cấp hàng đầu tại Việt Nam do Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy và Viện Nghiên Cứu Da-Giầy hợp tác xây dựng mà đại diện pháp lý là Công ty TNHH Minh Khang.

Tòa nhà được các chuyên gia bất động sản đánh giá là một trong những Tòa nhà cao cấp và sang trọng nhất Hà Nội với thiết kế chuẩn mực và lịch lãm.
khai trương, tòa nhà, phong cách, Pháp, thủ đô

Tổng diện tích 50.900m2, tòa nhà có 27 tầng với đầy đủ các dịch vụ của cuộc sống hiện đại và tiện nghi. Trong đó có bể bơi 5 sao, phòng tập thể dục, khu spa, nhà hàng, tiện café, khu vui chơi trẻ em, khu chăm sóc sức khỏe và trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Đặc biệt, với tổng số vốn đầu tư xây dựng lên đến 1200 tỷ đồng, tòa nhà xây dựng tới 3,5 tầng hầm đảm bảo chỗ để cho hàng trăm ô tô, xe máy. 

Từ Liêm lên quận: Mặt bằng giá nhà đất hiện nay ra sao?

Đất thổ cư trong các khu làng, xã có đường rộng khoảng 2m dao động 15-55 triệu đồng/m2, căn hộ chung cư khoảng 15-35 triệu đồng/m2 tùy từng khu vực.

Thông tin tách huyện Từ Liêm thành 2 quận mới là thông tin đáng chú ý nhất trong lĩnh vực bất động sản hiện nay, mặc dù Từ Liêm lên quận không phải chưa được nhắc tới. Cách đây 7 năm về trước, thông tin này đã được đồn đoán, khi đó còn “nửa úp nửa mở” tuy nhiên nó đã tác động mạnh đến giá bất động sản sau đó do tâm lý đầu tư.
Còn ở thời điểm hiện tại, điều khác so với những năm trước là Thủ tướng đã đồng ý về chủ trương, và các cấp chính quyền địa phương đang khẩn trương các công tác hoàn thiện thủ tục. Tuy nhiên, thông tin này có tác động như thế nào đến giá bất động sản trong bối cảnh hiện nay sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố?
Sẽ rất khó để chỉ ra mức giá nhà đất chính xác, bởi giá nhà đất thay đổi rất nhiều theo vị trí, khu vực cũng như ngay cả loại bất động sản là cao cấp hay bình dân. Tuy nhiên, để có cái nhìn khái quát về mặt bằng giá chung của bất động sản ở 2 quận mới này, qua khảo sát thị trường giao dịch hiện nay, chúng tôi đưa ra một số thông tin giá tham khảo ở một số khu vực mà chúng tôi đã thu thập được, được phân theo từng khu vực.
Khu vực dọc trục đường vành đai 3: Khu vực này được thừa hưởng cơ sở hạ tầng rất tốt từ việc đầu tư đường trên cao và các tuyến đường mới, tuyến đường mở rộng hướng tâm phát triển về khu vực phía Tây, và các cơ sở hạ tầng, tiện ích và dịch vụ của các quận nội đô giáp ranh như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ. Đây cũng là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất hiện nay. Những yếu tố này đã tạo ra mặt bằng giá chung cao nhất thuộc Từ Liêm.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Từ Liêm đã chọn được tên cho hai quận mới

Từ Liêm đã chọn được tên cho hai quận mới
Từ Liêm hiện là một trong những quận, huyện có nhiều dự án bất động sản, nhiều khu đô thị nhất của Hà Nội.
In

“Trong đề án điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập hai quận và 23 phường đã xác định tên hai quận là Bắc Từ Liêm và “Nam Từ Liêm”.

Thông tin được Bí thư huyện uỷ Từ Liêm Lê Văn Thư đưa ra trong bức thư gửi cán bộ, nhân dân huyện Từ Liêm cuối tuần qua xung quanh việc chia tách huyện này thành hai quận mới.

Còn 1 tháng để giao nhà, các dự án đã “chạy” đến đâu?

Thị trường bất động sản đón "sóng" cuối năm thì các dự án đã cam kết bàn giao căn hộ trước ngày 31/12/2013 cũng đang gấp rút chạy đua để hoàn thiện cho kịp tiến độ. BizLIVE cập nhật tiến độ các dự án ngày 30/11/2013. 
Còn 1 tháng để giao nhà, các dự án đã “chạy” đến đâu?
The Spark - Hoàng Quốc Việt.
1. Dự án Westa Coma 18 Mỗ Lao Hà Đông 
Dự án được xây dựng trên khu đất hơn 2.000 m2 thuộc khu Đô thị mới Mỗ Lao Hà Đông, do Công ty Cổ phần Coma 18 làm chủ đầu tư. Chung cư Westa Coma 18 là một tổ hợp văn phòng, thương mại và căn hộ gồm 2 tòa gắn liền với nhau đượcthiết kế với chiều cao 21 tầng (tòa A) và 25 tầng (tòa B)
Dự án Westa Coma 18 Hà Đông đang trong quá trình hoàn thiện gấp rút để bàn giao vào cuối năm.

Chào bán đợt cuối Hòa Bình Green City

 Ngày 05/12 tới, Công ty TNHH Hòa Bình sẽ chào bán khoảng 300 căn hộ còn lại của dự án Hòa Bình Green City nằm trên đường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tính đến ngày 28/10, dự án đã xây đến tầng 19. Ảnh doanh nghiệp
Giá bán các căn hộ sẽ được chia làm 2 loại để khách hàng lựa chọn tùy theo tình hình tài chính. Theo đó, các căn hộ hoàn thiện cơ bản được chào bán với giá từ 21 triệu đồng và các căn hộ hoàn thiện có giá từ 28 triệu đồng/m2 (chưa VAT). Khách hàng mua căn hộ được vay đến 50% giá trị căn hộ từ ngân hàng với lãi suất 8% cho năm đầu và 9% cho năm thứ 2.
Trước đó, trong đợt chào bán hồi tháng 6/2013 các căn hộ Hòa Bình Green City được chào bán với giá thấp nhất là 21,88 triệu đồng/m2.
Được xây dựng trên khu đất có diện tích 1,7ha, Hòa Bình Green City gồm 2 tòa tháp cao 27 tầng với 500 căn hộ có diện tích từ 63,5 đến 127,5m2.
Hồi tháng 2/2013, dự án đã bị “tuýt còi” vì chưa có giấy phép xây dựng. Đến tháng 4/2013 công trình này mới chính thức có giấy phép. Chủ đầu tư cam kết đến 6/2014 sẽ bàn giao căn hộ cho khách hàng.

Sẽ cưỡng chế các hộ dân không bàn giao mặt bằng xây dựng tuyến đường Mỹ Lộc - Phủ Lý

Sẽ cưỡng chế các hộ dân không bàn giao mặt bằng xây dựng tuyến đường Mỹ Lộc - Phủ Lý (02/12/2013)
Ngày 1-12, ông Đặng Kim Chiến - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Lộc (Nam Định) cho biết: UBND huyện này sẽ tổ chức cưỡng chế các hộ dân có nhà ở nằm trên chính tuyến không chịu bàn giao mặt bằng phục vụ Dự án xây dựng tuyến đường bộ mới đoạn Mỹ Lộc - Phủ Lý. 

"Chúng tôi đã tống đạt Quyết định cưỡng chế đến các hộ dân. Việc cưỡng chế sẽ tổ chức trong thời điểm từ ngày 3 đến 6 - 12” - ông Chiến cho biết thêm. 

Được biết, Dự án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 768/TTg-CN ngày 14/6/2007, dài gần 21 km, qua địa bàn 2 tỉnh Nam Định, Hà Nam. Trong đó, đoạn chạy qua địa bàn huyện Mỹ Lộc dài 4,7 km. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 4 hộ dân ở xã Mỹ Thuận có nhà nằm trên chính tuyến chưa chấp nhận ký nhận phương án đền bù, vì cho rằng giá trị đền bù còn thấp. Trong khi đó theo khẳng định của ông Nguyên – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Lộc, sau 2 lần điều chỉnh, đến nay phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách đối với các hộ dân bị thu hồi đất. Đối với những yêu cầu của các hộ trên, huyện không thể giải quyết vì không có hoặc vượt khung chính sách.

Đặt tên 2 quận mới của Hà Nội: Chín người mười ý

GiadinhNet - Ngay khi đề án tách huyện Từ Liêm thành 2 quận được đưa ra, UBND huyện Từ Liêm muốn đặt tên 2 quận mới là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.

Đặt tên 2 quận mới của Hà Nội: Chín người mười ý 1
Theo đề án, trụ sở làm việc khu liên cơ quan của huyện Từ Liêm đang sử dụng (4ha) sẽ được dùng làm trụ sở quận Nam Từ Liêm. Ảnh: L.M
Bí thư Huyện ủy Từ Liêm cũng viết thư “tha thiết đề nghị” người dân góp ý và ủng hộ đề án của huyện. Tuy nhiên, nhiều người dân Từ Liêm lại “thích” tên 2 quận mới là Mỹ Đình và Từ Liêm.

Búc xúc vì 'sống như ở vùng cao' giữa Thủ đô

164 hộ gia đình, gần 1.000 người dân ở 2 tòa nhà CN1, CN2 (khu chung cư La Khê, Hà Đông, Hà Nội) đang chìm trong bóng tối và thiếu nước sinh hoạt. Trước những bức xúc của người dân, Công ty cổ phần Coma 18 vẫn “im hơi, lặng tiếng”.
'Vùng cao' giữa Hà Nội
Như VietNamNet đã đưa, người dân tố cáo, từ ngày 30/11, Công ty Cổ phần Coma 18 và bộ phận quản lí nhà tự ý cắt điện sinh hoạt cầu thang máy và hành lang các tầng của 2 tòa nhà.
Đến sáng ngày 1/12, người dân cho hay BQL tiếp tục tự ý cắt nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
NC1; NC2; Coma18; cắt điện
Cầu thang bộ cũng bị cắt điện, người dân sống trong tăm tối giữa Thủ đô
Theo ghi nhận của chúng tôi, vào chiều tối 1/12, cầu thang máy không hoạt động, nhiều người già, trẻ em đành quanh quẩn ở nhà vì không có sức leo cầu thang bộ.

Hà Nội bán thêm 288 căn hộ thu nhập thấp

GiadinhNet - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở cho người có thu nhập thấp (TNT) tại dự án khu đô thị mới Tây Mỗ, huyện Từ Liêm (chủ đầu tư dự án Tổng công ty Viglacera).

Khu nhà này gồm 2 công trình chung cư 9 tầng với 288 căn hộ thuộc quỹ đất 20% của dự án khu chức năng đô thị mới Tây Mỗ, xã Đại Mỗ (huyện Từ Liêm). Người mua nhà nộp hồ sơ đăng ký trước ngày 15/12 tại khu chức năng đô thị Xuân Phương (thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm). Thời gian nhận bàn giao nhà vào quý IV/2014.
Theo chủ đầu tư, giá bán dự kiến là 10,9 triệu đồng/m² (đã bao gồm 5% VAT và 2% phí bảo trì). Ngoài ra, khách hàng thuộc đối tượng TNT được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi không quá 6%/năm trong vòng 10 năm từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.   

Liệu có thiếu đất cho người chết?

Sơ đồ công viên tưởng niệm Thiên đường Thanh Tước.
Thực hiện nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội về “quy hoạch nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ TP.Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”, đề nghị bố trí thêm nghĩa trang để an táng người chết – là một vấn đề được cử tri Hà Nội quan tâm và gửi tới kỳ họp HĐND TP sắp tới.

Hoa Binh Green City cam kết nhận lại căn hộ, trả thêm tiền

Chủ đầu tư tổ hợp Hoa Binh Green City vừa có động thái hy hữu, khi mạnh dạn cam kết rằng, sau 3 năm, nếu nhà đầu tư không có nhu cầu đầu tư nữa, thì có thể trả lại căn hộ và được thanh toán 120% giá trị đầu tư.


Mua căn hộ Hoa Binh Green City sẽ không lỗ trong 3 năm tới
Cam kết này của Công ty TNHH Hoà Bình cũng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư đảm bảo với người mua căn hộ là, sẽ không lỗ trong 3 năm tới, mà lãi ít nhất cũng là 20%.
Ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoà Bình lý giải, sở dĩ ông dám mạnh dạn cam kết với nhà đầu tư như vậy, vì giá bán căn hộ Hoa Binh Green City đã thấp tới mức khó có thể giảm thêm. Nhưng lý do quan trọng không kém là, sau thời gian dài chìm trong khủng hoảng, thị trường căn hộ Hà Nội đã xuất hiện một số tín hiệu tốt khiến Hoà Bình tự tin khi đưa ra cam kết này.