Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Hà Nội bán thêm 288 căn hộ thu nhập thấp

GiadinhNet - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở cho người có thu nhập thấp (TNT) tại dự án khu đô thị mới Tây Mỗ, huyện Từ Liêm (chủ đầu tư dự án Tổng công ty Viglacera).

Khu nhà này gồm 2 công trình chung cư 9 tầng với 288 căn hộ thuộc quỹ đất 20% của dự án khu chức năng đô thị mới Tây Mỗ, xã Đại Mỗ (huyện Từ Liêm). Người mua nhà nộp hồ sơ đăng ký trước ngày 15/12 tại khu chức năng đô thị Xuân Phương (thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm). Thời gian nhận bàn giao nhà vào quý IV/2014.
Theo chủ đầu tư, giá bán dự kiến là 10,9 triệu đồng/m² (đã bao gồm 5% VAT và 2% phí bảo trì). Ngoài ra, khách hàng thuộc đối tượng TNT được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi không quá 6%/năm trong vòng 10 năm từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.   

Đối tượng được đăng ký mua nhà tại Dự án Khu nhà ở thu nhập thấp Tây Mỗ là những đối tượng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại Hà Nội (bao gồm tất cả các quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội).
Điều kiện để mua nhà: hộ gia đình chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích sử dụng bình quân dưới 8m²/người (xem chi tiết tại Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 16/08/2010 và Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 30/7/2013 của UBND thành phố Hà Nội).
Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký mua đợt 1 trước ngày 15/12/2013 tại: Phòng Dự án - Công ty Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Viglacera, khu chức năng đô thị Xuân Phương, thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà 

Hơn 3 vạn văn bản quy phạm pháp luật... trái luật
Đây là số liệu đưa ra tại Hội nghị của Bộ Tư pháp hôm 30/11 tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004. Theo đó, từ năm 2003 đến hết tháng 3/2013, các bộ, ngành và địa phương đã tự kiểm tra được 3.664.703 văn bản, trong đó, các bộ, ngành đã tự kiểm tra được 10.674 văn bản, các địa phương đã tự kiểm tra được 3.654.029 văn bản. Đáng chú ý, có tới hơn 30.000 văn bản bị phát hiện trái luật. Số lượng này hiện đã được xử lý xong 97%.
Hai đạo luật này được đánh giá là đã góp phần đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; bước đầu khắc phục tình trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phức tạp, quá nhiều loại văn bản, gây khó khăn khi theo dõi, xác định thứ bậc hiệu lực của các loại văn bản. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Tư pháp cũng cho thấy, tính thống nhất của hệ thống pháp luật chưa cao; tính đồng bộ, cân đối của hệ thống pháp luật vẫn còn sự chênh lệch lớn trong các lĩnh vực khác nhau; tính ổn định của hệ thống pháp luật còn thấp; tính minh bạch còn hạn chế; tính khả thi còn nhiều bất cập và còn có sự “cắt khúc” trong xây dựng pháp luật, thiếu liên kết hữu cơ giữa việc ban hành pháp luật và thi hành pháp luật.
Tham dự hội nghị này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, hệ thống pháp luật hiện hành còn rườm rà, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính tổng thể, bị động và lúng túng trước nhu cầu thực tiễn, là điểm nghẽn cản trở sự phát triển, đòi hỏi phải khắc phục. Phó Thủ tướng yêu cầu phải có giải pháp kiên quyết, mạnh mẽ để mọi hành vi của cán bộ, công chức và cơ quan công quyền phải tuân thủ pháp luật.    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét