Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Chung cư hoàn tất xây thô rậm rịch đắt hàng

Chỉ có hoàn thiện dự án bằng mọi giá mới mong có thể kéo khách hàng đến với mình...


Chung cư hoàn tất xây thô rậm rịch đắt hàng
Dự án CT2 Trung Văn của Vinaconex 3 đã bán được gần 200 căn chỉ sau 1 tháng mở bán và được chia nhỏ căn hộ.

Thị trường chung cư Hà Nội đang chứng kiến một diễn biến đáng chú ý tại nhiều dự án.

Đó là sự khan hiếm hàng tại một số dự án chung cư nội thành hoặc khu vực vùng ven đã hoàn tất phần xây thô. Trong khi, khá nhiều dự án khác có giá mềm, được mời chào với vô số những ưu đãi từ chủ đầu tư lại không được nhiều khách hàng để ý chỉ vì… vừa xong móng.

Dự án Mandarin của tập đoàn Hòa Phát là một ví dụ. Chỉ cách đây mấy tháng, chủ đầu tư đã phải rốt ráo tìm mọi kế để tăng thanh khoản của dự án này, sau khi đã gần như bất động trong suốt hơn hai năm trước đó. Ngay cả chuyện bàn giao căn hộ xây thô với giá chỉ từ 26 triệu đồng/m2 cũng được chủ đầu tư chào mời với mong muốn đẩy hàng càng nhanh càng tốt.

Song, chỉ hơn ba tháng sau, toàn bộ căn hộ có diện tích từ 114 - 144 m2 tại Mandarin đã được “vét” sạch, với mức giá khá cao, trên 30 triệu đồng/m2, chứ không phải là mức giảm mạnh như một số đồn đoán trước đó.

Một đại diện Hòa Phát cho hay, số căn hộ còn lại tại dự án Mandarin giờ chỉ còn loại duplex (căn hộ đôi), còn tất cả các căn từ 144 m2 trở xuống đã hết hàng.

Một dự án khác nằm cách Mandarin không xa là CT2 Trung Văn của công ty Vinaconex 3. Đây là dự án vốn được xem như “vô danh” trên thị trường, bởi trong suốt gần hainăm xây dựng, chủ đầu tư đã không có bất kỳ một động thái nào cho kế hoạch truyền thông, tiếp thị dự án. Đến tận khi hoàn tất xây thô, đầu tháng 9 vừa qua, Vinaconex 3 mới rậm rịch lên kế hoạch bán hàng.

Nam Cường hoàn tất xây dựng hàng nghìn căn chung cư

Khoảng 2.500 căn hộ chung cư tại hai dự án lớn của tập đoàn Nam Cường đã chính thức hoàn thành và bàn giao cho khách hàng...


Nam Cường hoàn tất xây dựng hàng nghìn căn chung cư
Dự án của tập đoàn Nam Cường.

Sáng 10/11, tập đoàn Nam Cường đã tổ chức khánh thành các tổ hợp chung cư tại khu đô thị mới Dương Nội và khu đô thị mới Cổ Nhuế, Hà Nội.

Theo đó, toàn bộ tổ hợp chung cư CT7 - CT8 Lê Văn Lương Residentials gồm 14 tòa nhà cao 25 tầng với khoảng 2.000 căn hộ và cụm công trình CT1, CT2, cụm CT3 gồm 4 block A,B,C,D tại Lê Văn Lương Residentials với khoảng 500 căn đã chính thức được hoàn tất quá trình xây dựng và bàn giao cho khách hàng với thương hiệu mới là The Sparks cho cả hai dự án. 

“Thanh toán 30%, nhận nhà ngay” ở Gamuda Garden

“Thanh toán 30%, nhận nhà ngay” cho các khách hàng mua biệt thự song lập

 và nhà liền kề thuộc giai đoạn I khu đô thị Gamuda Gardens...


“Thanh toán 30%, nhận nhà ngay” ở Gamuda Garden
Lối vào khu nhà mẫu Gamuda Gardens, bên phải là 364 căn nhà đang cất nóc, phía bên trái là nhà câu lạc bộ đã gần hoàn tất.

Nhân dịp kỉ niệm 6 năm thành lập công ty, Gamuda Land Việt Nam giới thiệu chương trình hỗ trợ đặc biệt “Thanh toán 30%, nhận nhà ngay” cho các khách hàng mua biệt thự song lập và nhà liền kề thuộc giai đoạn I khu đô thị Gamuda Gardens, Hoàng Mai, Hà Nội.

Bộ Xây dựng nêu quan điểm vụ tranh chấp tại dự án Dương Nội

Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định, về nguyên tắc toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng nhà chung cư đều được tính vào giá bán các căn hộ...


Bộ Xây dựng nêu quan điểm vụ tranh chấp tại dự án Dương Nội
Hầu hết các dự án chung cư của tập đoàn Nam Cường đã hoàn tất xây thô, đang trong quá trình hoàn thiện và chuẩn bị bàn giao.

Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về những tranh chấp diện tích căn hộ tại dự án Dương Nội do tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư.
Trong công văn gửi tập đoàn Nam Cường ngày 7/11, Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, sau khi nhận được ý kiến phản ánh về tranh chấp diện tích căn hộ chung cư giữa khách hàng và chủ đầu tư tại dự án Dương Nội, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra và đối chiếu các quy định hiện hành với các theo quy định của pháp luật liên quan đến nhà ở chung cư mà cụ thể là Nghị định 71/2010 của Chính phủ, Thông tư số 16/2010 của Bộ Xây dựng cũng như hướng dẫn của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản…

Qua đó, Thanh tra Bộ nhận thấy rằng, trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội với các hộ dân, doanh nghiệp này đã cung cấp rõ ràng, minh bạch thông tin về giá bán nhà dựa trên cách tính diện tích nào, cụ thể là diện tích nhà tính theo tim tường quy định trong phụ lục hợp đồng để người mua biết rõ trước khi thanh toán và nhận nhà vào ở. Thanh tra Bộ cho biết, đối với phương thức xác định kích thước từ tim tường thì diện tích sàn căn hộ không phải trừ diện tích thuộc sở hữu chung.

Tranh chấp diện tích chung cư, Bộ Xây dựng nói gì?

Căn hộ chung cư có tính đặc thù về sở hữu và sử dụng nên cách tính diện tích có khác với cách tính diện tích nhà ở riêng lẻ...


Tranh chấp diện tích chung cư, Bộ Xây dựng nói gì?
Ông Nguyễn Mạnh Hà: "Việc tính diện tích sàn căn hộ theo một trong hai phương pháp nêu tại Thông tư số 16/2010 đều không gây thiệt hại về quyền lợi cho người mua căn hộ, cũng như mang thêm lợi nhuận cho bên bán".

Đại diện Bộ Xây dựng vừa chính thức lên tiếng sau hàng loạt tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư về cách tính diện tích căn hộ tại một số dự án chung cư.

Đáng chú ý, theo phản ánh của một số khách hàng, ngọn nguồn của các tranh chấp chính là do cách tính diện tích căn hộ chung cư theo quy định của Bộ Xây dựng mà cụ thể là Thông tư 16/2010 không thống nhất với Luật Nhà ở và Nghị định 71.

Tuy nhiên, trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, cho rằng nội dung hướng dẫn về cách tính diện tích sàn trong hợp đồng mua, bán căn hộ nhà chung cư nêu tại Thông tư số 16/2010 là “không trái với quy định” của Luật Nhà ở và Nghị định số 71/2010 của Chính phủ.

Luật Đất đai: Ý kiến không mới cho những vấn đề đã cũ!

Phiên thảo luận về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sáng 6/11 ghi nhận nhiều ý kiến, nhưng không có nhiều điểm mới, về các vấn đề cũ đã được đưa ra thảo luận lâu nay.
Luật Đất đai: Ý kiến không mới cho những vấn đề đã cũ!
Vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai một lần nữa được đề cập trong các phát biểu của các đại biểu Quốc hội.















Làm rõ sở hữu đất đai

Vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai một lần nữa được đề cập trong các phát biểu của các đại biểu Quốc hội. Theo đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận), về chế độ sở hữu đất đai, dự thảo luật quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, quy định như vậy chưa phù hợp so với thực tế. 

“Vấn đề này đã có rất nhiều tranh cãi, và ban soạn thảo xem xét quy định như vậy thì có trái với điều 200 của Bộ Luật Dân sự hiện hành hay không. Bộ luật Dân sự hiện hành ở điều 200 có quy định tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, như vậy hai quy định như thế thì quy định nào là đúng. Thêm vào đó tôi thấy khái niệm về sở hữu toàn dân là quá chung và có tính pháp lý chưa cao và chưa thật đúng với thực tế”, bà Hương nói.

Theo đại biểu này, để phù hợp hơn so với thực tế và thống nhất với các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đề nghị quy định đây là sở hữu nhà nước sẽ có cơ sở pháp lý hơn và quy định như vậy cũng không làm mất đi bản chất của chế độ.

Royal City nhận giải “Căn hộ tốt nhất Việt Nam 2013”

Đây không phải là lần đầu tiên, các công trình của Vingroup được xướng

 tên trong lễ trao giải thưởng bất động sản Đông Nam Á...

Royal City nhận giải “Căn hộ tốt nhất Việt Nam 2013”
Dưới chân Royal City là khu trung tâm thương mại và vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu Á.
Khu đô thị Royal City (Hà Nội) vừa giành vị trí số một Việt Nam tại hạng mục “Dự án căn hộ tốt nhất” trong lễ trao giải thưởng bất động sản khu vực Đông Nam Á 2013 (South East Asia Property Awards), diễn ra ngày 31/10 tại Singapore.

Chung cư Đại Thanh: Từ tiếng tăm thành tai tiếng

Không chấp thuận yêu cầu và các chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành, tranh chấp  giữa khách hàng với chủ đầu tư Dự án Chung cư Đại Thanh thêm căng thẳng.

Sau nhiều lần khách mua nhà tụ tập tại Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh yêu cầu chủ đầu tư Dự án Chung cư Đại Thanh (là Công ty Xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên) làm rõ một số vấn đề liên quan đến hợp đồng mua nhà tại dự án, ngày 29/10, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã có Công văn số 2276/BXD - QLN gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng Hà Nội và các sở, ngành có liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện dự án và có văn bản báo cáo trước ngày 10/11/2013.
Chung cư Đại Thanh gây “sóng gió” từ lúc xây dựng, mở bán đến khi khách nhận nhà, vào ở. Ảnh: Hà Thanh
Thế nhưng, đến cuối giờ chiều ngày 11/11, Bộ Xây dựng vẫn chưa nhận được báo cáo từ UBND TP. Hà Nội.
Chủ đầu tư… tai tiếng
Dự án Chung cư Đại Thanh (tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) từng gây sóng gió trên thị trường bất động sản từ quý III/2012, khi được Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh mở bán với mức giá thấp nhất là 10 triệu đồng/m2. ư
Nhiều khách hàng và giới đầu tư bất động sản Hà Nội đã lập tức “gom” hàng, đẩy giá căn hộ tại dự án với mức “chênh” lên đến vài chục triệu đồng/căn.
Dự án cũng châm ngòi nổ cho “cuộc chiến” giảm giá căn hộ liên tục suốt từ cuối năm 2012 đến nay, với mức giảm từ 20 đến 35% cho các dự án bất động sản lân cận với Đại Thanh ở khu vực huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai.
Vào thời điểm đó, Công ty Xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên bị chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản chỉ trích nặng nề về hành động bị coi là “bán phá giá” so với các dự án nằm trong cùng phân khúc căn hộ bình dân. Dự án cũng bị phản đối kịch liệt từ một số chủ đầu tư làm dự án nhà ở xã hội, khi giá căn hộ tại các dự án này được bán với mức cao hơn, từ 11 đến 13 triệu đồng/m2.

Tập đoàn Vingroup ra mắt thương hiệu Vinhomes

KTĐT - Với sự ra đời của thương hiệu Vinhomes, bắt đầu từ ngày 20/11/2013, cư dân tại Royal City, Times City, Vincom Village (Hà Nội), Vincom Đồng Khởi (TP HCM) và sau này là các tổ hợp BĐS khác do Vingroup đầu tư, sẽ có cơ hội thụ hưởng cuộc sống với dịch vụ 5 sao mỗi ngày.


Tập đoàn Vingroup chính thức ra mắt hệ thống căn hộ và biệt thự cao cấp mang thương hiệu Vinhomes theo tiêu chuẩn 5 sao với các tiêu chí bao gồm: sản phẩm nhà ở chất lượng cao; dịch vụ tại gia chuyên nghiệp; môi trường sống xanh, sạch; văn hóa cộng đồng nhân văn; an ninh - an toàn được đảm bảo và tiện ích cao cấp, đầy đủ, Vinhomes thiết lập một hệ thống dịch vụ hội tụ “năm trong một”: đối tác uy tín; quản gia chu đáo; trợ thủ đắc lực; người bảo vệ tin cậy và nhà tổ chức cộng đồng chuyên nghiệp.

 
Bể bơi ngoài trời tại KĐT Royal City.
Bể bơi ngoài trời tại KĐT Royal City.

CenGroup có “đạo diễn” để trốn trách nhiệm?

Đại diện CenGroup đã lên tiếng phủ nhận liên hệ với Công ty TNHH bất động sản Thế kỷ - công ty vừa có động thái ép khách hàng bán lại hợp đồng góp vốn tại một dự án bất động sản ở Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội).
CenGroup có “đạo diễn” để trốn trách nhiệm?


Giới đầu tư bất động sản đang rất bất bình trước thông tin về việc Công ty TNHH Quản lý bất động sản Thế kỷ (Công ty Thế kỷ) giở “trò bẩn” với khách hàng. Chuyện là, thông qua Công ty Thế kỷ, nhiều nhà đầu tư đã góp vốn vào một dự án bất động sản ở Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội). Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai, dự án này vẫn chỉ là bãi đất hoang.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Đại gia BĐS mất oan hàng trăm tỷ cho EVN

Hàng loạt chung cư, khu đô thị tại Hà Nội đang phải “biếu không” hàng trăm tỷ đồng cho EVN Hà Nội khoản vốn đầu tư lưới điện. Nếu không, các đại gia này sẽ lỗ to khi cố bán lẻ điện cho dân theo chính sách hiện hành. 
Sở Công Thương TP. Hà Nội cho hay, qua khảo sát việc quản lý kinh doanh điện tại 25 dự án khu đô thị, chung cư, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, đã có 6 dự án nhà ở thương mại được chủ đầu tư bàn giao tài sản lưới điện cho ngành điện không hoàn vốn.
Đó là khu nhà ở An Lạc ở thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm; tòa nhà Xuân Thủy ở 173, Xuân Thủy Cầu Giấy; tòa nhà Công ty CP tư vấn điện 1, km9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân; tòa nhà Fodacon tại khu đô thị Bắc Hà, Nguyễn Trãi, quận Hà Đông; khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính và Khu đô thị Xa La, Hà Đông.
Cùng đó, rất nhiều dự án được chủ đầu tư cho ngành điện "mượn" lưới điện để kinh doanh bán điện trực tiếp cho dân. Các chủ đầu tư này tạm thời chưa bàn giao tài sản lưới điện cho Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) do vướng mắc về hồ sơ và thủ tục hoàn vốn.
{keywords}
Độc quyền, EVN Hà Nội đang "ép" các chủ đầu tư BĐS bàn giao miễn phí tài sản lưới điện (ảnh minh họa).

Căn hộ, đất nền đua mở bán

Đón đầu nhu cầu mua nhà trong những tháng cuối năm, nhiều dự án căn hộ cũng như đất nền đua nhau mở bán. Đáng chú ý, sự nhộn nhịp của thị trường không chỉ tập trung ở khu vực Tp.HCM mà còn lan sang các khu vực lân cận.

Nhiều dự án đua mở bán trong khoảng thời gian cuối năm. Ảnh: TT
Thông tin từ Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long cho biết, vừa qua công ty này đã tiến hành mở bán đợt 2 dự án Ehome 4 tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương với giá trung bình từ 450 triệu đồng/căn. Khách hàng mua căn hộ tại dự án sẽ được vay vốn từ gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng với lãi suất 6% trong ba năm và thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 10 năm.

Nhà ở xã hội ở TP HCM: Cung không đủ cầu

(PetroTimes) - Số lượng người có nguyện vọng sở hữu nhà ở xã hội tại TP HCM rất lớn, tuy nhiên lượng nhà cung ứng ra thị trường không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Nhu cầu lớn
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP HCM, trên địa bàn TP có khoảng 150.000 cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan chuyên nghiệp, trong đó, có 20% (khoảng 30.000 người) có nhu cầu bức xúc về nhà ở. Để giải quyết nhu cầu lớn này, TP đã đặt ra mục tiêu là đến cuối năm 2015 phải tạo ra hơn 21.000 căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) phục vụ cho các đối tượng này.
http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/112013/12/15/IMG_1666.jpg
Nhu cầu nhà ở xã hội ở TP HCM rất lớn nhưng nguồn cung vẫn còn hạn chế

Dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ, trách nhiệm thuộc về ai?

Chậm tiến độ đang là tình trạng chung của các công trình giao thông trọng điểm ở nước ta. Tuy nhiên, việc quy trách nhiệm chậm trễ cho cơ quan nào lại là vấn đề không hề dễ dàng.


Được biết, cả nước hiện có 26 công trình, dự án giao thông trọng điểm với tổng kinh phí đầu tư khoảng 576.484 tỷ đồng. Đến nay đã có 7 dự án bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng, 19 công trình đang trong giai đoạn thực hiện, chuẩn bị hoàn thành, khởi công và đầu tư.
Tuy nhiên, trong số đó, nhiều công trình chậm tiến độ, giãn và hoãn tiến độ; nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tại buổi toạ đàm trực tuyến do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức vào sáng 12/11, đại diện của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chia sẻ những khó khăn, thách thức và đưa ra những giải pháp để đưa tiến độ thi công các công trình về đúng đích, đảm bảo được chất lượng và môi trường.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường

Dự thảo Luật nhà ở: “nóng” nhiều vấn đề

Trong Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi mới nhất, Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến về một số nội dung sửa đổi mới trong luật nhà ở. Nhiều vấn đề “nóng” như cho phép chủ đầu tư tự ý quyết định diện tích căn hộ hay quy định sở hữu nhà có thời hạn… đang được rất nhiều người quan tâm. 

Thời hạn sở hữu chung cư là 70 năm?
Chủ đầu tư được tự quyết định diện tích căn hộ
Tại điều 40 Luật Nhà ở hiện hành quy định tiêu chuẩn để thiết kế nhà ở thương mại như sau: Nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2; Nhà ở riêng lẻ xây dựng liền kề trong các dự án phải bảo đảm diện tích xây dựng không thấp hơn 50m2 và có chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m; Nhà biệt thự không được xây dựng quá ba tầng và diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất.

Bức tranh đối lập của công viên Hà Nội – Sài Gòn

Cả Hà Nội và TP.HCM đều sở hữu những công viên rộng hàng chục ha, những khoảng không gian xanh này dần chuyển mình theo xu hướng xanh hơn, hiện đại hơn mà lại miễn phí. Tuy nhiên, trong khi Sài Gòn đang hướng đến sự cởi mở thì Hà Nội lại chưa thoát khỏi khuôn khổ hàng rào “rỉ sét”.
Công viên Gò Vấp - cổng chào của công viên
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi sự chiếm dụng của dân buôn bán hàng rong, mấy năm gần đây những công viên xanh ở TP.HCM đã mang một diện mạo hoàn toàn khác. Diện tích vỉa hè bao quanh công viên được lát gạch phẳng phiu, có sân bãi rộng để tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời. Đặc biệt hầu hết các công viên đều rợp bóng cây xanh và là không gian mở để phục vụ bất kỳ người dân có nhu cầu, đồng thời trở thành những điểm nhấn nhá khá thú vị cho kiến trúc của một thành phố luôn tấp nập và bận rộn.

Kiến nghị tính sắc thuế 10-15% bảng giá đất

Ủy ban nhân dân TP.HCM kiến nghị Chính phủ nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm tiền sử dụng đất, mà thay bằng sắc thuế với thuế suất khoảng 10-15% bảng giá đất.
Theo báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về giải pháp tăng cường thị trường bất động sản, TP.HCM cho biết có tới hơn 30% số dự án đã xây dựng xong, có sản phẩm hoàn chỉnh nhưng nhiều dự án không bán được. Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho thị trường bất động sản là chi phí bồi thường và tiền sử dụng đất quá cao, chiếm từ 20-40% cơ cấu giá thành khiến giá bất động sản bị đội lên.
Ủy ban nhân dân thành phố cũng kiến nghị có những hướng dẫn cụ thể việc khấu trừ các chi phí hợp lý, đối với các doanh nghiệp đã thỏa thuận bồi thường nhưng chưa đóng tiền sử dụng đất hoặc còn nợ, tránh tình trạng phải nộp tiền sử dụng đất 2 lần.

Cuối năm hoàn thành giải phóng mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm

Sáng ngày 12/11, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ đã tổ chức cuộc toạ đàm trực tuyến về “Tiến độ và chất lượng các công trình giao thông trọng điểm”.
Cuối năm hoàn thành giải phóng mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm

Tại đây, tiến độ nhiều dự án giao thông trọng điểm đã được "mổ xẻ".

Ông Trương Quang Thiều, Trưởng ban Chỉ đạo Giải phóng Mặt bằng Thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có rất nhiều công trình trọng điểm, trong đó có 10 dự án giao thông trọng điểm đang tổ chức thực hiện rất tập trung quyết liệt. Sự phối hợp giữa Hà Nội và Bộ GTVT gắn bó, nên công tác giải phóng mặt bằng đạt những tiến độ đáng phấn khởi. 

Cuối năm hoàn thành giải phóng mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm

Sáng ngày 12/11, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ đã tổ chức cuộc toạ đàm trực tuyến về “Tiến độ và chất lượng các công trình giao thông trọng điểm”.
Cuối năm hoàn thành giải phóng mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm

Tại đây, tiến độ nhiều dự án giao thông trọng điểm đã được "mổ xẻ".

Ông Trương Quang Thiều, Trưởng ban Chỉ đạo Giải phóng Mặt bằng Thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có rất nhiều công trình trọng điểm, trong đó có 10 dự án giao thông trọng điểm đang tổ chức thực hiện rất tập trung quyết liệt. Sự phối hợp giữa Hà Nội và Bộ GTVT gắn bó, nên công tác giải phóng mặt bằng đạt những tiến độ đáng phấn khởi. 

Cuối năm hoàn thành giải phóng mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm

Sáng ngày 12/11, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ đã tổ chức cuộc toạ đàm trực tuyến về “Tiến độ và chất lượng các công trình giao thông trọng điểm”.
Cuối năm hoàn thành giải phóng mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm

Tại đây, tiến độ nhiều dự án giao thông trọng điểm đã được "mổ xẻ".

Ông Trương Quang Thiều, Trưởng ban Chỉ đạo Giải phóng Mặt bằng Thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có rất nhiều công trình trọng điểm, trong đó có 10 dự án giao thông trọng điểm đang tổ chức thực hiện rất tập trung quyết liệt. Sự phối hợp giữa Hà Nội và Bộ GTVT gắn bó, nên công tác giải phóng mặt bằng đạt những tiến độ đáng phấn khởi. 

Cuối năm hoàn thành giải phóng mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm

Sáng ngày 12/11, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ đã tổ chức cuộc toạ đàm trực tuyến về “Tiến độ và chất lượng các công trình giao thông trọng điểm”.
Cuối năm hoàn thành giải phóng mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm

Tại đây, tiến độ nhiều dự án giao thông trọng điểm đã được "mổ xẻ".

Ông Trương Quang Thiều, Trưởng ban Chỉ đạo Giải phóng Mặt bằng Thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có rất nhiều công trình trọng điểm, trong đó có 10 dự án giao thông trọng điểm đang tổ chức thực hiện rất tập trung quyết liệt. Sự phối hợp giữa Hà Nội và Bộ GTVT gắn bó, nên công tác giải phóng mặt bằng đạt những tiến độ đáng phấn khởi. 

TP.HCM: Người dân tập trung phản đối phương án đền bù của UBND Q.Tân Bình



Sáng ngày 11/11/2013, nhiều người dân đã tập trung, đồng loạt phản đối với phương án giải quyết đền bù, hỗ trợ tái định cư của UBND Q.Tân Bình trong dự án xây dựng mới chung cư 251 Hoàng Văn Thụ (CC 251), P.2, Q.Tân Bình, TPHCM.
Ngay từ sáng, tại CC 251, đã có rất nhiều hộ dân tập trung, treo băng rôn, khẩu hiệu, đề nghị UBND Q.Tân Bình cần xem xét lại án đền bù, hỗ trợ tái định cư đối với dự án xây dựng mới lại chung cư đã xuống cấp.


Người dân tập trung phản đối phương án bồi thường, hỗ trợ đền bù trong dự án xây dựng mới C/c 251 Hoàng Văn Thụ.

Dự án Daewoo Cleve vẫn "đứng hình"

baodautu.vn) Trở lại dự án sau gần một năm ngừng thi công, theo quan sát của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, công trường Daewoo Cleve vắng lặng không có máy móc và công nhân thi công.

Tọa lạc tại Văn Phú – Hà Đông, Dự án Daewoo Cleve do Tập đoàn INPYUNG (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư được quảng cáo là một "thành phố thu nhỏ, một thế giới riêng mà ở đó mỗi cư dân đều được trải nghiệm cuộc sống hiện đại – tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ các tiện ích đa dạng, hoàn hảo.
Với vốn đầu tư lên đến hơn 421 triệu USD, Daewoo Cleve gồm 15 toà nhà cao 36 và 40 tấng được xây dựng trên 7 lô đất với tổng diện tích trên 6,5 ha. Sau khi hoàn thiện, dự án sẽ cung cấp cho thị trường khoảng hơn 4.514 căn hộ cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Siêu dự án này bắt đầu khởi công từ tháng 12/2009. Theo kế hoạch, Tòa nhà CT2A và B sẽ hoàn thành vào quý IV/2013; toàn bộ dự án gồm 15 tòa nhà sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Cuối năm 2012, chủ đầu tư thông báo đã hoàn thiện tầng 6, Tòa nhà CT2A và CT2B và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013.
Thời điểm tháng 3/2013, khi phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn có mặt ở hiện trường thì cả công trường không có bóng công nhân thi công.
Tháng 6/2013, khi phóng viên quay trở lại Dự án vẫn chưa tiếp tục thi công trở lại.
Và đến tháng 11/2013, Dự án vẫn chưa có dấu hiệu tái khởi động, công trường vẫn vắng bóng công nhân và máy móc. Các khối bê tông, sắt thép đang phơi sương, phơi nắng.
Câu hỏi bao giờ dự án này sẽ khởi động trở lại vẫn là một ẩn số và dường như dự án đầu tiên mang thương hiệu Daewoo Cleve củaTập đoàn INPYUNG tại Việt Nam đang sa lầy mà không có lối thoát.
Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn ghi lại một số hình ảnh của dự án này:
Cửa số 3 tòa CT02 của Dự án Daewoo Cleve đóng im ỉm từ nhiều ngày nay.

Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ kiện của ông Huỳnh Uy Dũng

Theo đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường kiểm tra, làm rõ nội dung đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng, đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 12/2013. 

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 9329/VPCP-V.I gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

Thông báo nêu rõ: Ông Huỳnh Uy Dũng trú tại A1-01 biệt thự liền kề, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22 (quận Bình Thạnh), TP.HCM có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (ông Lê Thanh Cung) không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, không cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3. 


Theo đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường kiểm tra, làm rõ nội dung đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng, đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 12/2013. 

Phó TT Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo làm rõ đơn tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương của ông Huỳnh Uy Dũng.