Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Dự án giao thông trọng điểm chậm tiến độ, trách nhiệm thuộc về ai?

Chậm tiến độ đang là tình trạng chung của các công trình giao thông trọng điểm ở nước ta. Tuy nhiên, việc quy trách nhiệm chậm trễ cho cơ quan nào lại là vấn đề không hề dễ dàng.


Được biết, cả nước hiện có 26 công trình, dự án giao thông trọng điểm với tổng kinh phí đầu tư khoảng 576.484 tỷ đồng. Đến nay đã có 7 dự án bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng, 19 công trình đang trong giai đoạn thực hiện, chuẩn bị hoàn thành, khởi công và đầu tư.
Tuy nhiên, trong số đó, nhiều công trình chậm tiến độ, giãn và hoãn tiến độ; nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tại buổi toạ đàm trực tuyến do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức vào sáng 12/11, đại diện của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chia sẻ những khó khăn, thách thức và đưa ra những giải pháp để đưa tiến độ thi công các công trình về đúng đích, đảm bảo được chất lượng và môi trường.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường

Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của chủ đầu tư khi nhiều công trình giao thông trọng điểm do Bộ GTVT và các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư đang trong tình trạng báo động khi phải đối mặt với nguy cơ “lụt” tiến độ do vướng mặt bằng, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh: "Có thể nói các công trình trọng điểm quốc gia về GTVT có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội. Xác định được ý nghĩa quan trọng đó, Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo để đảm bảo tiến độ, chất lượng của các công trình này tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, một trong những điểm nghẽn lớn nhất là việc giải phóng mặt bằng".
Lý giải viêc chậm tiến độ tại các dự án giao thông trọng điểm, thứ trưởng Nguyễn Hồn Trường cho hay: "Ở nước ngoài có các mặt bằng sạch để giao cho nhà đầu tư tiến hành thi công từ đầu đến cuối. Nhưng đặc điểm của Việt Nam là chúng ta vừa giải phóng mặt bằng vừa thi công. Để giải quyết vấn đề này, thứ nhất, về mặt cơ chế chính sách, Bộ GTVT đã trực tiếp làm việc với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, để đưa ra chính sách đền bù, giải phóng một cách thấu đáo.
Trong những năm vừa rồi, Chính phủ ban hành Nghị định 69 đã tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Thứ hai, dù giải phóng mặt bằng đã giao về các địa phương nhưng trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc phối hợp với các địa phương là rất quan trọng. Chính vì vậy, việc này mang lại hiệu quả về tiến độ giải phóng mặt bằng rất lớn".
"Tuy nhiên, chính sách giải phóng mặt bằng hiện nay của chúng ta còn phụ thuộc rất nhiều điều kiện khác nhau trong các vùng miền, chưa bao quát được hết nên việc không chấp nhận, không bằng lòng của người dân xảy ra khá lớn. Chúng tôi cũng tìm các giải pháp cùng chính quyền địa phương, đặc biệt xung quanh vấn đề đền bù, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ việc làm trên tinh thần bằng hoặc là tốt hơn nơi ở cũ", thứ trưởng Bộ GTVT phân tích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét