Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Bức tranh đối lập của công viên Hà Nội – Sài Gòn

Cả Hà Nội và TP.HCM đều sở hữu những công viên rộng hàng chục ha, những khoảng không gian xanh này dần chuyển mình theo xu hướng xanh hơn, hiện đại hơn mà lại miễn phí. Tuy nhiên, trong khi Sài Gòn đang hướng đến sự cởi mở thì Hà Nội lại chưa thoát khỏi khuôn khổ hàng rào “rỉ sét”.
Công viên Gò Vấp - cổng chào của công viên
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi sự chiếm dụng của dân buôn bán hàng rong, mấy năm gần đây những công viên xanh ở TP.HCM đã mang một diện mạo hoàn toàn khác. Diện tích vỉa hè bao quanh công viên được lát gạch phẳng phiu, có sân bãi rộng để tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời. Đặc biệt hầu hết các công viên đều rợp bóng cây xanh và là không gian mở để phục vụ bất kỳ người dân có nhu cầu, đồng thời trở thành những điểm nhấn nhá khá thú vị cho kiến trúc của một thành phố luôn tấp nập và bận rộn.
 
Công viên Tao Đàn nơi tập hợp trên 100 loại cây với tuổi thọ trên 100 năm, tạo nên một môi trường thoáng mát cho nhu cầu tập thể dục, đi bộ với không khí trong lành. Bên cạnh đó, những công viên như Làng Hoa Gò Vấp, Lê Thị Riêng  còn có những khu vui chơi phong phú với hơn 30 trò chơi khác nhau và được đầu tư khá hiện đại.
 
Chính những điều đó đã biến những công viên xanh như Gia Định (xây dựng năm 1978);  công viên Lê Thị Riêng (Q.10) rộng 8ha (xây dựng cách đây 26 năm); công viên Tao Đàn (Q.1) với diện tích 10ha dù có tuổi đời lâu năm hay các công viên như  Làng hoa Gò Vấp, Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) mới xuất hiện cách đây 2-3 năm, đều trở thành điểm đến lý tưởng của hàng nghìn lượt dân từ sáng tới tối.
 
Công viên Gò Vấp - Quảng trường nhỏ trong công viên
 
Công viên Lê Thị Riêng - Lãng mạn trên đồi xanh
 
Công viên Lê Thị Riêng - Dụng cụ tập thể thao quen thuộc
 
Công viên Tao Đàn - Dãy tường rào được đập bỏ
 
Vỉa hè công viên Hoàng Văn Thụ được trùng tu nhưng không xây hàng rào
 
Vỉa hè và công viên nối liền bằng phẳng
 
Trong khi đó, tại Hà Nội, rất ít nơi có không gian xanh và mở cửa tự do như vậy. Ngoại trừ vườn hoa Paster, Công viên Lê Nin thì hầu hết các công viên còn lại của Thủ đô đều khá kín đáo với tường rào bao quanh, bán vé thu phí. Những công viên được coi là “giàu tính thiên nhiên” cũng chỉ có thể điểm tên vài địa điểm như Bách Thảo, Thủ Lệ. Còn lại thì đều trong tỉnh cảnh cũ nát và nhếch nhác. Đơn cử như Công viên Thống Nhất đã nhiều chục năm qua cũng chẳng có trò chơi mới, nhiều hạng mục đã xuống cấp, các thiết bị rỉ sét, dù vẫn thu phí đều đặn chừng ấy năm. Công viên Hồ Tây thì chỉ vài trò chơi thông dụng, song nặng tính thương mại. Bách Thảo và Thủ Lệ thì quá nghèo nàn và lại còn là tụ điểm của nhiều tệ nạn như nghiện hút, mại dâm, và trộm cắp. Một vài công viên mới như Cầu Giấy, Nghĩa Đô… được đầu tư khu vui chơi dành cho thiếu nhi, đường đi dạo quanh hồ khá thoáng đãng song vẫn thiếu màu xanh, chưa kể quang cảnh vẫn còn sơ sài và đặc biệt hàng rào xây kín nên cũng gây e ngại cho người dân. Tuy nhiên, hai công viên này lại đang là địa chỉ hút khách của cả thành phố và vùng lân cận, không chỉ bởi sự mới mẻ của khu vui chơi thiếu nhi mang tính kích thích trẻ vận động và sáng tạo mà còn bởi cái “sự miễn phí” của nó.
 
Điều này cho thấy người dân Hà Nội đang khát không gian xanh, thèm những khu vui chơi ngoài trời theo đúng nghĩa. Những vườn hoa, công viên rộng rãi, tiện lợi khi ở giữa thành phố sẵn sàng phục vụ bất cứ ai thì quả là một sự lý tưởng. Song trên thực tế, người dân cũng không quá coi trọng việc mất mất tiền mua vé để được hưởng một môi trường xanh sạch đúng nghĩa cho những giây phút thư thái nghỉ ngơi, lũ trẻ có thể vô tư nô đùa mà không ngại ngần bị can thiệp thô bạo bởi những dịch vụ kinh doanh, hay những tệ nạn nguy hiểm. Nhưng không phải giống như hiện tại, dù chỉ là vài nghìn đồng cho một lượt vào cửa vẫn là quá đắt cho sự trì trệ cũ kỹ không chịu đổi thay của những công viên ngoài Bắc.
 
Dù đã từng được cấp 64 tỷ đồng tu sửa chỉnh trang để chào mừng 1000 năm Thăng Long nhưng đến giờ tấm biển đã bị rỉ sét
 
Công Viên vẫn thu phí vào cửa dù không có hạng mục nào được đầu tư mới trong khi các công trình cũ thì xuống cấp
 
 
 
Vườn Bách Thảo còn bất đắc dĩ trở thành sân tập thể dục cho những trường có diện tích khiêm tốn.
 
Vườn bách thảo trống vắng và trở thành một trong những điểm hay được giới trẻ lựa chọn làm nơi chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới
 
Vườn bách thú khá sạch sẽ nhưng lại vắng bóng người
 
 
 
Công viên Hòa Bình được xây dựng với diện tích hơn 20 ha, có tổng mức đầu tư 282 tỷ đồng là công viên có kiến trúc hiện đại nhất Thủ Đô nhưng sau khi khánh thành, nhiều hạng mục công trình của công viên đã xuống cấp, hư hỏng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét