Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Sóng ngầm mua bán dự án bất động sản


Nhu cầu M&A các dự án BĐS hiện đang rất nóng và sẽ ngày càng tăng nhiệt trong thời gian tới. Sở dĩ các chủ đầu tư phải chào bán tài sản là bởi thời gian trước họ đã vung tay vay tiền đầu tư quá tràn lan, trong khi chi phí vốn cao dẫn đến chi phí bào mòn lợi nhuận. Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, tới nay họ có thể có nhiều tài sản, nhiều dự án, nhiều danh mục đầu tư nhưng không còn tiền mặt, buộc phải bỏ tài sản ra bán.

Từ nhiều năm nay, dù đã chính thức tuyên bố khởi động, dự án xây dựng khách sạn 4 sao ở vị trí đắc địa trên đường Cát Linh (Hà Nội) không có vẻ gì là được đầu tư đúng với mục đích ban đầu. Quy mô diện tích hơn 1.500 m2, toàn bộ khu vực của dự án mới được quây rào. Hoạt động duy nhất là dịch vụ trông giữ xe, kiêm rửa ô tô, một hình thức “chống cháy” thường thấy trong bối cảnh chủ đầu tư không còn tiền để tiếp tục xây dựng. Nhưng mới đây, dự án đã được sang tay chủ mới một cách… nhẹ nhàng.
Tiết lộ thông tin với TBNH, đơn vị tư vấn của dự án cho biết, chủ sở hữu trước đây có trong tay khoảng 14 dự án bất động sản (BĐS) thuộc đủ danh mục từ khách sạn, khu nghỉ dưỡng, đô thị, văn phòng cho thuê... Song cũng bởi đã dốc cạn nguồn lực vào những dự án này nên chủ đầu tư đã rơi vào tình trạng mất cân đối dòng tiền, không thể tiếp tục xây dựng 2 dự án còn dang dở, cũng như vận hành bộ máy khoảng 600 - 700 người. Đó là lý do họ phải “cắn răng” bán đi dự án tiềm năng nằm ở vị trí vàng giữa thủ đô với giá khá nhẹ nhàng, khoảng hơn 200 tỷ đồng theo thông tin TBNH được cho biết. Người mua là một nhà đầu tư chưa nổi danh lắm, từ địa phương khác nhảy vào.

Lấy ý kiến dân cư trước khi điều chỉnh quy hoạch


Cập nhật lúc 10:12 07/11/2013
KTĐT - Tại phiên họp chiều 6/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình các dự án luật: Luật Xây dựng (sửa đổi), Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Báo cáo thẩm tra các dự án luật trên.
Theo Báo cáo thẩm tra Luật Xây dựng (sửa đổi), về điều kiện điều chỉnh quy hoạch, tại mục 6 chương II đã quy định cụ thể về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, bao gồm: Việc rà soát quy hoạch xây dựng, điều kiện điều chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh, các loại điều chỉnh (tổng thể, cục bộ) và trình tự điều chỉnh đối với quy hoạch xây dựng. Để tránh tình trạng điều chỉnh quy hoạch xây dựng tùy tiện, Ban soạn thảo đã bổ sung nội dung quy định cơ quan tổ chức lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và các khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp (khoản 1, điều 41).

Tiếp thu ý kiến thẩm tra, Ban soạn thảo cũng đã bổ sung những nội dung đã ổn định được quy định trong dự thảo Nghị định vào Dự thảo luật như quy định trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng (khoản 1, điều 17). Đồng thời quy định rõ nội dung, hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng và trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng (điều 18 và điều 21 Dự thảo luật).

Vụ ông Huỳnh Uy Dũng: Còn một sự thật đằng sau báo cáo gửi Thủ tướng

Xung quanh vụ  ông Huỳnh Uy Dũng – Tổng GĐ Cty cổ phần Đại Nam – gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ tố cáo ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (BD), ngày 30.10.2013, UBND tỉnh BD ra báo cáo số 132/BC-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ, nhằm nói lên “sự thật” vụ việc trên… Tuy nhiên, có một sự thật khác mà UBND tỉnh BD vẫn chưa “mạnh dạn” báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ…

Ông Dũng “phân lô, bán nền”, “phá vỡ quy hoạch”…

Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh BD cho biết: Từ tháng 10.2008, Cty Đại Nam đã phân lô bán nền khu đất ở cho cán bộ, CNV với giá từ 1,8 – 3 triệu đồng/m2/nền đất (120m2).

Ngày 14.11.2008, UBND tỉnh BD đã ban hành công văn số 3259/UBND-KTTH, yêu cầu Cty Đại Nam sử dụng đúng mục đích quy hoạch khu đất ở (61,4ha).

Ngày 24.8.2009, UBND tỉnh BD ra công văn số 2460/UBND-KTTH, về kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3.

Kết quả tới thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư đã phân ra 2.630 lô đất, với diện tích 32,3ha và thu tiền bán đất nền với tổng số tiền là 414,3 tỉ đồng.

Ngày 5.10.2009, Tỉnh ủy ra thông báo số 339/TB-TU kết luận Cty Đại Nam  “chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức thỏa thuận góp vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (mà thực chất là phân lô bán nền) là sai với quy hoạch được duyệt và trái quy định pháp luật”.

Từ đó, ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh BD – ra công văn số 3184/UBND-KTTH  ngày 21.10.2009, không cho phép Cty Đại Nam chuyển nhượng khu đất ở trong KCN dưới bất cứ hình thức nào.

Riêng việc Cty Đại Nam 3 lần nộp hồ sơ xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết, chia tách KCN Sóng Thần 3 thành 2 dự án, trong đó giảm đất công nghiệp và tăng đất dân cư đô thị..., theo UBND tỉnh BD, “việc đề nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết của chủ đầu tư nói trên là nhằm hợp thức  hóa diện tích khu ở đã phân lô bán nền...” và  việc “xin điều chỉnh của chủ đầu tư sẽ phá vỡ quy hoạch chung của khu liên hợp” v.v...

Cư dân Hà Thành Plaza khổ sở đòi quyền lợi

(HQ Online)- Sau thời gian dài bức xúc, cư dân sống tại khu căn hộ Hà Thành Plaza đã đồng loạt căng băng rôn, biểu ngữ để phản đối chủ đầu tư tòa nhà này xâm phạm quyền lợi người mua nhà. Mặc dù UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về quyền lợi của cư dân, nhưng những gì mà chủ đầu tư thực hiện thì rất ít ỏi.
Cư dân tòa nhà Hà Thành Plaza họp thành lập Ban quản trị lâm thời.
Trước đó, ngày 15-7-2012 Sở Xây dựng Hà Nội văn bản số 2929/SXD-TT-KNTC kết luận những sai phạm của công ty XNK và Đầu tư Hà Nội - Trung tâm thương mại và XNK tổng hợp Hà Nội (gọi tắt là Genexim) tại khu căn hộ, văn phòng, thương mại Hà Thành Plaza (102 Thái Thịnh). Nhưng đến nay đã hơn một năm chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục sai phạm, khiến cho những hộ dân đang sinh sống trong tòa nhà bức xúc.

Vẫn chuyện “tấc đất, tấc vàng” (07/11/2013)

Vẫn chuyện “tấc đất, tấc vàng” (07/11/2013)
Thời gian gần đây, nói đến đất đai, nhiều người thấy oải. Một trong số đó là mấy ông bà buôn đất, trường hợp nữa là mấy chị nông dân. Những cơn sốt đất đã chìm xuống lớp băng dày. Ôm đất quá nhiều, kinh doanh thua lỗ, những ông bà vì tiền đã thôi không xúi bẩy thu hồi đất thêm, phát chán vì... đất. Hoặc mấy chị nông dân trồng lúa chả ăn thua đã có vẻ nản, muốn đề nghị, tái cơ cấu... đất.

Nói thì nói vậy, đất vẫn là "chúa muôn đời”, nhất là với người dân Việt. Miếng đất đầu thừa, đuôi thẹo để đấy không ai thèm ngó. Một người động đến lại đánh nhau vỡ đầu, kiện tụng om sòm, ngày này, ngày khác. Bởi đất đã trở thành máu, thịt của dân, muôn đời vẫn là "tấc đất, tấc vàng”. Ai cũng tham, muốn phát triển, nở thêm ra...

Luật Đất đai đã nhiều kỳ họp QH trao đổi, hy vọng kỳ này thông qua. Nếu còn gì khó, chắc sau này sửa nữa. Cái quan trọng nhất, làm sao cho đất của dân phải thật sự trở nên tấc đất, tấc vàng. Và rồi đã là vàng, đã quý thì đừng bỏ phí, đồng thời phải phân xử cho thật công bằng.

Cũng chính vì vậy, chuyện thu hồi đất tuỳ tiện, hoang phí, không công bằng vẫn làm người dân canh cánh bên lòng. Thu hồi đất để làm việc chung, đại sự quốc gia cần phải hy sinh đã đành. Còn thu hồi để mà làm hỏng đất, vì túi riêng ai thì dân vẫn không chịu được. Lại nữa, đã là "tấc vàng” sao lại coi nhẹ, áp giá bọt bèo? 

 Đã là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, đã là vàng, thì việc quản lý phải sao cho chặt. Xin đừng để rồi nói của chung, khó quản. Nói "quản theo quy hoạch và pháp luật” cũng vẫn lại chung chung. Quy hoạch đã rõ như ban ngày rồi đấy mà vẫn còn nắn, chỉnh. Pháp luật đã quy định đấy mà vẫn lách, vẫn đòi sửa đổi. Vấn đề là chế tài phải mạnh, xử cho nghiêm kẻ vi phạm. Dù rằng của riêng, của chung thì phải làm sao để đất sinh sôi, phát huy vì lợi ích chung. 
Hy vọng với Luật mới ra đời, dân hết  băn khoăn.
Luật Đất đai: Phải xóa bằng được quy hoạch treo (07/11/2013)
Ngày 6-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều ý kiến của các vị đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cần làm rõ một số nội dung về quy hoạch sử dụng đất và giá đất.


Không ít dự án sau khi có đất đã để không, 
gây lãng phí và bức xúc trong dư luận
Ảnh: Hoàng Long

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Thu hồi đất tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”



(VnMedia)- Tại phiên thảo luận về Luật đất đai sửa đổi sáng nay (6/11), rất nhiều đại biểu đưa ra ý kiến về việc hiện nay Nhà nước giao quá nhiều quyền cho UBND cấp tỉnh trong việc thu hồi đất. Để minh bạch, công bằng, cần phải có một cơ quan thẩm định độc lập có vai trò quyết định.
Sáng nay, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày bản tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai sửa đổi. Các đại biểu quốc hội tiếp tục đưa ra nhiều ý kiến đóng góp.

Đại biểuTrần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho biết, trong việc giao đất, thu hồi đất hiện nay Nhà nước giao quyền cho UBND cấp tỉnh là quá lớn. UBND tỉnh vừa là đơn vị giao đất, thẩm định giá đất, thu hồi đất,... làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch. Trong khi đó, dự thảo Luật chưa quy định rõ, cụ thể về vai trò của cơ quan thẩm định giá đất. Vì vậy, đề nghị Nhà nước thành lập các cơ quan độc lập để tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” gây mất công  bang trong nhân dân.

Đồng quan điểm, đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) bày tỏ ý kiến, việc giảm bớt quyền của UBND cấp tỉnh trong vấn đề quản lý đất đai là cần thiết. Giao hết quyền cho UBND cấp tỉnh là không khách quan. Trong khi đó, vai trò HĐND lại quá mờ nhạt.Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh(Hòa Bình) kiến nghị Luật đất đai sửa đổi cần phải bổ sung vai trò của HĐND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc trong việc đưa ra quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ảnh minh họa

Đại gia địa ốc và nỗi lo ế nhà hoàn thiện

(ĐTCK) Nhiều doanh nghiệp mỗi ngày phải tiếp vài khách hoặc vài đoàn khách đến kiện. Nhưng không ít doanh nghiệp cố xây cho xong rồi... để ngắm!
    Làm xong dự án, bán chưa được… 30%
    Là một dự án bất động sản đầu tiên ở nước ngoài của Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc), Dự án Hyundai Hillstate (quận Hà Đông) được “công ty mẹ” tập trung nguồn tài chính đủ mạnh để hoàn thiện Dự án.
    Vì thế, trong khi hàng loạt dự án cao cấp trong khu vực phải “đắp chiếu” vì thiếu vốn, dự án Hyundai Hillstate vẫn được hoàn thiện, bất chấp việc không bán được hàng.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Bi hài thị trường nhà đất: Đòi không được, bán rẻ không xong

Trong khi hàng nghìn người đang cùng chung câu hỏi: tiền của tôi đang ở đâu khi mà chủ dự án đã thu tới 30 - 40%, thậm chí là 90% nhưng dự án vẫn trong tình trạng hoặc là “đắp chiếu” hoặc là bãi cỏ hoang thì lại có những dự án chỉ cần nộp nửa tiền đã được về ở ngay…nhưng vẫn ế sưng là nguồn cơn của những câu chuyện dở khóc, dở cười trên thị trường.
Đòi tiền không được, đòi nhà không thấy!
Dự án Binh Đoàn 12 Đại Mỗ được đầu tư xây dựng trên khu đất 3.912m2 thuộc đất của Binh đoàn 12 tại xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Dự án do Binh đoàn 12 và Công ty CP kiến trúc đô thị Nam Thăng Long hợp tác đầu tư. 
Từ năm 2010, hàng trăm khách hàng đã góp vốn cho đơn vị thứ cấp là Công ty TNHH quản lý BĐS Thế Kỷ dưới dạng hợp đồng vay vốn. Đơn vị này vay các khách hàng một khoản tiền bằng 30% giá trị căn hộ, kèm theo đó là phụ lục hợp đồng quyền mua căn hộ tại dự án Binh đoàn 12 Đại Mỗ. Hợp đồng vay vốn có thời hạn 9 tháng, lãi suất ấn định 9%/năm. Đổi lại khách hàng sẽ được quyền mua một căn hộ có diện tích từ 69-82m2 với giá khoảng 12 triệu đồng/m2 (chưa VAT). 

Tuy nhiên, cho đến nay đã hơn 3 năm mà dự án vẫn còn là bãi đất trống, công trình chưa mọc lên, nhiều khách hàng đã quyết định làm đơn đề nghị, tập trung đòi đơn vị huy động vốn hoàn trả lại số tiền mà họ đã cho công ty này vay nhằm mục đích đầu tư xây dựng dự án trên.
Dự án tái định cư Phú Thượng của Housing Group đang bị khách hàng đòi nhà vì hơn 4 năm chưa xong móng. Ảnh: Nguyễn Lê

Kinh doanh căn hộ: Phạt chứ không cấm!

Trong khi hầu hết các khu chung cư không đáp ứng được nhu cầu mua sắm, vui chơi cho cư dân, việc các chung cư cho thuê căn hộ để làm nhà hàng, kinh doanh karaoke, quán bar... lại bị phạt tiền lên tới 60 triệu đồng. Xử phạt, không cấm, cửa hàng vẫn tiếp tục hoạt động, nhiều người nghi ngờ việc nghị định đưa ra chỉ để huy động thêm tiền từ dân.

Dân chung cư thiệt đơn, thiệt kép
 
Nghị định 121 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở được Thủ tướng ký ban hành có hiệu lực vào ngày 30/11. 
 
Trong đó, nội dung xử phạt 50-60 triệu đồng đối với chung cư sử dụng làm nhà hàng, quán bar, sửa chữa xe máy… khiến chủ cửa hàng loay hoay, doanh nghiệp và người dân không đồng tình. 
 
Khảo sát tại các khu chung cư thuộc khu vực Mỹ Đình (Từ Liêm), Trung Hòa – Nhân Chính (Thanh Xuân), Đại Kim (Hoàng Mai), Xa La (Hà Đông)… hầu hết tầng 1 các tòa nhà chung cư đều được sử dụng làm quán cà phê, quán ăn, các cửa hàng bán quần áo, giày dép, thuốc… thậm chí kinh doanh quán bar.
 
 
Phạt 50-60 triệu đồng đối với chung cư sử dụng làm nhà hàng, quán bar, sửa chữa xe máy…

Lại đổ tiền xuống biển?

Sau khi đổ hàng trăm tỉ đồng xây các công trình nhưng không phát huy hiệu quả, các cơ quan chức năng ở các địa phương này tiếp tục yêu cầu đổ thêm gần cả ngàn tỉ đồng để xây dựng tiếp các hạng mục còn lại.
Khu neo đậu tàu thuyền An Hòa (Núi Thành, Quảng Nam) có tổng vốn đầu tư gần 78 tỉ đồng nhưng ngư dân không dám cho tàu thuyền vào tránh bão - Ảnh: Tấn Vũ
Tuy nhiên tính hiệu quả của các công trình này vẫn chưa ai dám chắc...

Hệ quả khi vốn bị “chôn” vào bất động sản

Sau một thời gian phát triển ồ ạt bất chấp nhu cầu thực của xã hội, thị trường bất động sản đã phải trả giá. Khắp nơi người ta chứng kiến những thành phố ma, những ngôi nhà bỏ hoang hàng chục năm trời. Hàng trăm nghìn tỷ đồng của xã hội đang nằm trong những tài sản không sinh lời.

Dù có hạ tầng hoàn chỉnh, đất vẫn xanh cỏ (Thủ Thiêm, Quận 2). Ảnh: Trần Kiều
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 4.015 dự án nhà ở đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 4.487 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn đầu tư vào các dự án này mới chỉ khoảng 774.707 tỷ đồng, đạt 17,26%. Con số gần 4,5 triệu tỷ cao gấp 1,5 lần tổng tín dụng trong nền kinh tế hiện nay. Do vậy, để triển khai hết các dự án này phải cần đến hàng chục năm nữa. Tuy nhiên, ngay vào thời điểm này thì chúng ta đã chứng kiến việc hàng tồn kho chất đống trên thị trường với hàng loạt khu đô thị bỏ hoang, trăm nghìn tỷ đồng đã bị chôn vùi vào bất động sản.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Sắp có lối thoát cho dự án chung cư Binh đoàn 12?

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chính thức có văn bản trả lời về Dự án Chung cư binh đoàn 12. Theo đó,Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - Bộ Quốc phòng (Binh đoàn 12) và Công ty cổ phần Kiến trúc đô thị Nam Thăng Long phải giải trình, bổ sung một số nội dung liên quan đến Dự án.

Binh đoàn 12 và Nam Thăng Long phải giải trình, bổ sung 2 nội dung
Như báo chí đã thông tin, Công ty cổ phần Kiến trúc đô thị Nam Thăng Long (sau đây gọi tắt là Công ty Nam Thăng Long) ký hợp đồng số 02/2009 - HTKD/TS-NTL với Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Bộ Quốc phòng, với nội dung, "hợp tác kinh doanh trong việc đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng trên lô đất thuộc quyền quản lý sử dụng của bên A (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - PV) , được Bộ Quốc phòng và UBND Thành phố Hà Nội cho phép" (thường được gọi là Dự án Chung cư Binh đoàn 12, tại xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội).
Sau đó, Công ty Nam Thăng Long và các đơn vị liên quan thông qua các hợp đồng góp vốn, hợp tác đã thu hàng chục tỷ đồng của các đơn vị đối tác và khách hàng để triển khai Dự án.
Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12) cùng Công ty Nam Thăng Long sẽ phải giải trình, bổ sung hồ sơ nhằm tháo nút thắt cho Dự án Chung cư Binh đoàn 12     

Cuối năm, BĐS lại chạy đua khuyến mại

Sau một thời gian dài thị trường trầm lắng, các doanh nghiệp buộc phải tìm mọi cách tìm đầu ra cho sản phẩm. Bài toán lợi nhuận sẽ phải gác lại, thay vào đó, chiến lược tạo thanh khoản cho dự án trở thành ưu tiên số 1 để thu hồi vốn.

BĐS phía Nam tung khuyến mại hấp dẫn
Tại Tp.HCM, nhiều dự án BĐS được các chủ đầu tư “tung chiêu” hút khách. Cụ thể, có rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, kèm theo tiến độ thanh toán linh hoạt nhằm kích thích người mua như: Khách hàng chỉ cần thanh toán trước 30 - 50% sẽ nhận nhà ở ngay; trong năm đầu tiên không phải trả lãi cho 50% còn lại; hay ưu đãi về phí quản lý; tặng máy lạnh cho các phòng trong căn hộ... 
Tại Dự án Him Lam Riveside (Quận 7) do Him Lam Land làm chủ đầu tư, với chính sách mới, khách hàng mua căn hộ chỉ cần thanh toán 50% giá trị hợp đồng sẽ được nhận ngay căn hộ hoàn thiện với đầy đủ nội thất; dự án SunView Town, (Quận Thủ Đức) giá chủ đầu tư đưa ra chỉ từ 10,9 triệu đồng/m2 và tặng đến 10 năm phí quản lý; hay dự án Hyco 4 tại Quận Bình Thạnh với chính sách cạnh tranh về lãi suất, chủ đầu tư ưu đãi cho khách hàng thanh toán 50% nhận nhà ở ngay, 50% còn lại thanh toán trong vòng 48 tháng với lãi suất ưu đãi 6%/năm.

Ảnh minh họa
Tấc Đất Tấc Vàng chào bán Dự án đất nền IJC@VSHIP tại Bình Dương cuối tuần này với chương trình khuyến mãi chiết khấu 7% giá trị sản phẩm cho khách hàng, tặng chuyến du lịch tại Singapore và bốc thăm trúng thưởng xe SH…

Những dự án “rùa bò” siêu lãng phí ở Chân Mây - Thừa Thiên Huế

Trong khi Nhà nước kêu gọi tiết kiệm chi để giảm lãng phí, mọi lĩnh vực phải “thắt lưng buộc bụng” thì vẫn tồn tại đó hàng trăm tỷ đồng bị lãng phí mỗi ngày từ những dự án chậm tiến độ, nằm rải rác trên khắp cả nước, tác động xấu tới đời sống kinh tế, xã hội.

Với nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, Khu kinh tế (KKT) Chân Mây – Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến đầu tư vào lĩnh vực du lịch và hạ tầng khu công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những dự án đi vào làm ăn ổn định thì vẫn còn nhiều dự án chậm hoặc không triển khai.
Dự án du lịch thi công kiểu... rùa bò
“Người dân địa phương luôn mong chờ dự án thi công xong để tìm kiếm việc làm nhưng nhà đầu tư thi công kiểu ì ạch, cầm chừng làm cho người dân sống trong vùng bị ảnh hưởng rất nhiều. Cái khó của người dân là muốn xây dựng nhà cửa, quán xá để kinh doanh tại khu vực này đều bị cấm, nếu ai xây dựng sẽ bị cưỡng chế vì nằm trong vùng quy hoạch. Chúng tôi kiến nghị nếu nhà đầu tư chưa triển khai dự án thì để người dân tu sửa nhà cửa và kinh doanh, khi nào cần thì dân sẽ bàn giao đất nhưng chưa được chấp nhận”, ông Hồ Hữu Phúc - Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), địa phương có diện tích đất bị thu hồi để làm Khu phi thuế quan.
Được thành lập vào năm 2006, KKT Chân Mây - Lăng Cô có diện tích 27.108ha, bao gồm địa bàn ba xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Sau 7 năm thành lập, KKT này đã thu hút 32 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 35.474 tỷ đồng, trong đó có 10 dự án FDI, với tổng nguồn vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng. Có thể nói đến thời điểm hiện nay, KKT này đang dẫn đầu các tỉnh ven biển miền Trung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, trong số các dự án du lịch nghỉ dưỡng nói trên chỉ có Khu du lịch Laguna Lăng Cô thuộc Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) với tổng nguồn vốn đầu tư 875 triệu USD xây dựng xong giai đoạn một và đi vào hoạt động. Các dự án khác hầu như “án binh bất động”.
Điển hình nhất phải kể đến các dự án như Khu du lịch Bãi Chuối thuộc Tập đoàn Cattigara (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 102 triệu USD, diện tích thuê đất 100ha, khởi công năm 2009 nhưng đến nay mới chỉ làm xong một đoạn đường ngắn.
Dự án Khu du lịch Diana Resort của Cty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư và Thương mại Việt, tổng số vốn đăng ký 232 tỷ đồng, được cấp 20ha đất, khởi công năm 2007, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 3/2010, nhưng cái mà dự án này làm được là “dọn sạch” cánh rừng phòng hộ và xây được 274 mét tường rào song nay cũng đã đổ sập.

Hà Nội: Hàng loạt dự án du lịch Đồng Mô "bất động"

Mặc dù khu vực hồ Đồng Mô được xác định là vùng du lịch trọng điểm của Hà Nội nhưng cả chục năm sau khi được cấp phép, hàng chục dự án BĐS kết hợp du lịch sinh thái có vị trí đắc địa, bám mặt hồ vẫn án binh bất động.

Dự án chìm trong dây leo, cỏ hoang
Từ cổng sân golf Đồng Mô chúng tôi rẽ phải đi lên đầu dốc cao trên bờ kè hồ Đồng Mô thuộc địa phận xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây). Mặc dù là khu vực được đánh giá là vị trí đặc biệt hấp dẫn đầu tư như bám trực tiếp với mặt hồ Đồng Mô, có địa hình thuận lợi, xa khu dân cư, giao thông thuận lợi nhưng sau cả chục năm triển khai đến nay hàng loạt các dự án du lịch sinh thái nơi đây vẫn là một vùng đất hoang, ngập trong cỏ dại và dây leo. Thậm chí các chủ đầu tư còn nợ đầm đìa tiền thuê đất của nhà nước.
Điển hình là dự án của hộ bà Lại Tuyết Lan thuê hơn 10,5ha đất tại khu vực đồi Giếng, đồi Tế để kinh doanh du lịch sinh thái và cam kết đưa dự án vào hoạt động trong năm 2011. Tuy nhiên đến nay chủ đầu tư mới đang thực hiện một số hạng mục tại đồi Tế, còn lại tại đồi Giếng trên diện tích lên tới 8,46ha được thuê đất từ năm 2005 vẫn để hoang.