Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Nhà ở xã hội cạnh tranh khốc liệt

(VnMedia) -  Trong khi nhà ở thương mại tìm cách chia nhỏ căn hộ, giảm giá bán, hỗ trợ lãi suất để tạo ra một mức giá ngang ngửa với nhà ở xã hội để cạnh tranh, thì ngay lập tức, một số dự án nhà ở xã hội cũng đã ngược dòng tìm cách kéo khách hàng về phía mình.
 













Dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá được chủ đầu tư mở bán với mức giá bán 8,6 triệu đồng/m2 (bao gồm VAT), vị chi mỗi căn hộ khách hàng sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng 300 triệu đồng. Mặc dù, giá căn hộ rẻ nhưng người mua nhà sẽ được hưởng toàn bộ hạ tầng tại khu đô thị Đặng Xá, trong đó có sân tennis, bể bơi, sân chơi trẻ em và hàng loạt các tiện ích khác.
Anh Nguyễn Văn Nam (người mua nhà) cho biết, sau khi đi thăm quan nhiều dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp, tôi không khỏi ngạc nhiên trước cung cách phục vụ của chủ đầu dự án Đặng Xá. "Họ cho khách hàng xem nhà mẫu, xem các chủng loại vật liệu dự kiến sẽ lắp đặt tại căn hộ. Tôi cho rằng, các doanh nghiệp xây dung đã bắt đầu thay đổi thái độ phục vụ với khách hàng mua phân khúc căn hộ nhà xã hội, nhà thu nhập tháp nhất là trong bối cảnh nhà ở xã hội đang đứng trước áp lực cạnh tranh nhà ở thương mại." anh Nam nói.

Trong khi, các dự án thương mại cũng đang tìm mọi cách để cạnh tranh nhằm bán được hàng. Đối với các doanh nghiệp có mức giá trên 15 triệu/m2 sẽ không được hưởng bất cứ ưu đãi nào từ chương trình hỗ trợ thị trường BĐS. Người mua không được vay với lãi suất hỗ trợ 6%/ năm, không được hưởng giảm thuế GTGT xuống 5%. Thuế thu nhập của doanh nghiệp vẫn phải chịu 25%, chứ không được áp mức 10% như đối với nhà ở xã hội.

Giới BĐS cho rằng, nhóm sản phẩm có mức giá trên 15 triệu/m2 sẽ phải tự “bơi” để giải phóng hàng tồn kho. Và nhân lúc nhà ở xã hội có mức giá 10 triệu/m2 còn đang chờ thủ tục chưa thể ra hàng thì giảm giá sát với giá nhà ở xã hội để bán cũng là một giải pháp.
Ông Nguyễn Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng: “Trước khi chờ cứu doanh nghiệp phải tự cứu mình. Giảm giá bán thậm chí có doanh nghiệp bán hoà vốn và có doanh nghiệp chịu bán lỗ”. Một số doanh nghiệp BĐS lập luận, giảm giá nhưng người mua không tiếp cận được với vốn vay, đặc biệt là với lãi suất thấp thì cũng khó đưa ra quyết định mua. Vì vậy, một số doanh nghiệp đưa ra chiêu thức cạnh tranh lãi suất với nhà ở xã hội.
Một chủ đầu tư cho biết, lãi suất hiện nay của nhà ở xã hội là 6% vì vậy, muốn dành khách hàng về phía mình phải có mức lãi suất gây sốc thậm chí bằng 0%, làm sao xóa bỏ lo lắng về lãi vay và biến động lãi vay mới khiến người mua nhà mạnh dạn quyết định mua lúc này.
Trước xu thế quay ngược dòng thay đổi chiến lược xây dựng nhà ở xã hội của một số doanh nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Cường - Ủy viên Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, nhà ở xã hội cạnh tranh nhà ở thương mại là xu hướng tất yếu. Nhà ở xã hội sau khi áp dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước sẽ có những ưu thế nhất định như rẻ hơn nhà ở thương mại 2-3 triệu đồng/m2 nhưng lại yếu thế hơn là bị khống chế về thời gian chuyển nhượng trong vòng 5 năm.
Nhưng trên thực tế, trước áp lực hàng tồn kho, không ít dự án nhà ở thương mại hiện nay đã chấp nhận giảm giá lỗ vài triệu đồng/m2 khiến mức giá ngang bằng với nhà ở xã hội. Vì vậy, muốn có được ưu thế tuyệt đối để cạnh tranh ngược lại, thì nhà ở xã hội sẽ buộc phải rẻ hơn hẳn, tiện ích phải tốt hơn mới có thể chiến thắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét