Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Thị trường đang tự điều chỉnh


Chúng ta đều lệ thuộc lẫn nhau. Chúng ta có dân số đông, nhu cầu nhà ở lại nhiều, tốc độ tăng trưởng đô thị khoảng 3%/năm. Chúng ta lại làm được sắt thép, xi măng.... Hiện các nhà đầu tư BĐS đã học hỏi được rất nhiều kỹ thuật, công nghệ từ các DN BĐS nước ngoài...
Mặc dù thị trường đã có sự ấm dần lên, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn nút thắt về thị trường, thưa ông?
Nếu nói về tốc độ các chỉ số thì cá nhân tôi cho rằng, thì trường BĐS đang hoạt động rất tốt. Bởi, gần như thị trường đang điều chỉnh một cách tự nhiên chứ không phải do ai áp đặt. Nó có 2 yếu tố là tăng trưởng về mặt thanh khoản từ 2-4% là nhiều, quý so với quý. Nhưng, nó cũng cho thấy, nhà đầu tư thể hiện mong muốn giá cả tăng nhanh, nhưng thị trường lại tăng theo cách nó muốn.

BĐS đã có cơ hội phát triển
Nói gì đi nữa, chúng ta thừa nhận các dự án tăng giá, nhưng vẫn có chỗ không bán được. Nghĩa là có sự phân hóa rất rõ, nhờ yếu tố thị trường điều chỉnh. Tôi cho rằng, đó là tin tốt. Vì vậy, không nên đặt câu hỏi khi nào chúng ta trở lại thời hoàng kim năm 2009, mà cần đặt câu hỏi sắp tới chúng ta sẽ làm gì? Bài học rút ra qua lần điều chỉnh vừa rồi từ góc độ người mua nhà, chủ đầu tư… là gì?
Vậy theo ông, chúng ta nên làm gì?
Với Tân Hoàng Minh, chúng tôi cung cấp đầy đủ thông tin dự án. Bởi, chúng ta không chỉ đặt hy vọng vào một bàn tay, quyết định thần kỳ rằng nó có thể giải quyết hết nợ xấu, vướng mắc… để rồi ngày mai, quý sau có thể hồ hởi gặp nhau, cho rằng thị trường phát triển tốt rồi.
Tôi nghĩ, không có chuyện đó. Tôi cho rằng, thị trường đang làm đúng việc của nó. Tôi mong rằng, mọi người đừng can thiệp vào thị trường, bởi nó đang vận động rất tốt, cần nuôi dưỡng và nâng đỡ nó chứ không nên nắn, bẻ nó.
Liên quan đến thanh khoản thị trường, theo ông, việc cho phép vay vốn thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai có ảnh hưởng thế nào đến thị trường BĐS?
Bản chất đầu tư là trong tương lai, đầu tư không phải là thời hiện tại. Chính sách này nên thảo luận là làm thế nào cho đúng luật, cho an toàn. Đứng ở góc độ chủ đầu tư, các dự án của Tân Hoàng Minh hơi đặc biệt. Hiện nay, các khách hàng đang tiếp cận các sản phẩm của chúng tôi đều có sự liên doanh, liên kết với các ngân hàng như BIDV hay SHB.
Cho nên, việc tiếp cận về nguồn vốn đối với chúng tôi đã có. Tác động này đối với chúng tôi không phải quá đột biến. Theo tôi đánh giá, giải pháp này mang tính tích cực.
Nếu phân tích kỹ thì thế chấp tài sản hình thành tương lai này có tính rủi ro không?
Bản chất từ đầu tư đã có ngụ ý về mặt rủi ro. Ở đây, tôi thừa nhận tất cả chúng ta đều rất lo lắng với một tài sản mà người khác sẽ mang thế chấp ở đâu, làm sao tôi có thể đảm bảo việc đấy để ngăn chặn rủi ro? Ngân hàng có những quy định về nghiệp vụ riêng.
Phía chủ đầu tư có quy định riêng. Làm thế nào để không xảy ra chồng lấp hay lặp lại? Nhưng, nói cho cùng, nếu các bên tham gia sân chơi ai cũng nghĩ làm lợi cho mình thì câu chuyện rủi ro lúc ấy sẽ xuất hiện. Mọi quy định đưa ra đều phải từ những người tham gia, phải có thái độ muốn được làm việc nghiêm túc…
Nhìn một cách thực chất, những giải pháp mang tính chính sách liệu có mang lại cú huých tích cực cho thị trường?
Không. Bản chất việc thế chấp tài sản hình thành tương lai là đương nhiên có thể tạo ra đột biến. Nhưng, để phát triển thị trường trong tương lai bền vững, tốt hơn, qua một thời gian dài nó lại không nằm ở chỗ chúng ta có thiếu tiền hay không. Đối với các dự án, chủ đầu tư, hơn bao giờ hết việc chạy đua để có chỉ tiêu tín dụng là khó khăn. Vấn đề là dự án có khả thi không?
Ở 3 cạnh của vấn đề thị trường: chúng ta hiểu về giá thị trường thế nào? Chúng ta tôn trọng chất lượng quy hoạch thế nào? Và chúng ta phải tôn trọng quyền sở hữu sử dụng đất đến cỡ nào? Nếu chừng nào còn quy hoạch chất lượng thấp, không có dự báo mà hoàn toàn dựa trên những con số duy ý chí, thì những gì chúng ta phát triển dựa trên quy hoạch ấy còn gặp khó khăn.
Vậy, tình hình biển Đông đang căng thẳng liệu có tác động đến thị trường BĐS?
Chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng. Muốn hay không muốn, chúng ta đều lệ thuộc lẫn nhau, không có chuyện một mình một đường. Tôi cho rằng, đây là cơ hội cho những người làm BĐS, bởi chúng ta có dân số đông, nhu cầu nhà ở lại nhiều, tốc độ tăng trưởng đô thị khoảng 3%/năm.
Hơn nữa, chúng ta lại làm được sắt thép, xi măng và hoàn toàn chủ động. Hiện các nhà đầu tư BĐS đã học hỏi được rất nhiều kỹ thuật, công nghệ từ các DN BĐS nước ngoài. Các chủ đầu tư, nhà môi giới Việt Nam đã làm rất tốt và chúng ta không có e ngại nào cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét