Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Cẩn trọng với rủi ro


Liên Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Tư pháp và Tài nguyên - Môi trường vừa ban hành Thông tưliên tịch số 01/2014 hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thay thế Thông tư liên tịch số 05/2007 ngày 21/5/2007 của liên bộ này.

Theo Thông tư liên tịch số 01/2014, nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp để vay vốn bao gồm nhà ở thương mại và nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. Cụ thể, là căn hộ chung cư được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề) được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Đây được xem là một động thái nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn dành cho đầu tư bất động sản, tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh, phương án này lại tiềm ẩn không ít rủi ro.
Phương án thế chấp vay vốn tiềm ẩn không ít rủi ro
Phương án thế chấp vay vốn tiềm ẩn không ít rủi ro
Theo Thông tư 01/2014, chung cư, biệt thự, nhà liền kề đều có thể thế chấp ngân hàng với điều kiện phải có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, xây dựng xong phần móng, hoàn thành thủ tục mua bán, có hợp đồng ký với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Theo các nhà đầu tư bất động sản, đây là một bước tiến về mặt pháp lý cho việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Việc đó cũng khơi thông thêm được dòng vốn nữa cho thị trường bất động sản, tạo điều kiện thêm cho những người mua nhà có thêm nguồn vốn để đầu tư lại cho căn hộ của mình.
Tuy nhiên, nếu mở rộng được đối tượng, mở rộng được hình thức với động thái cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, không ít ý kiến lo ngại về việc rủi ro bị đẩy cho các tổ chức tín dụng khi nhận thế chấp những tài sản "chưa biết khi nào mới hình thành", đặc biệt là khi mà khoản nợ xấu lên liên quan tới bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu được giải quyết. Đứng dưới góc độ luật, nếu chúng ta cho phép một người thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chỉ bằng một hợp đồng ký với chủ đầu tư, trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện được dự án thì sẽ giải quyết như thế nào?, như vậy là rủi ro đẩy về phía ngân hàng.
Các chuyên gia pháp luật cũng lo ngại, nếu kiểm soát không tốt, rất có thể xảy ra tình trạng tranh chấp khi một căn hộ được đem đi thế chấp ở nhiều ngân hàng. Và lúc này sẽ xảy ra tình trạng là 3 - 4 ngân hàng tranh nhau quyền sở hữu hoặc thu hồi công nợ đối với một căn nhà hình thành trong tương lai, chưa kể là nếu dự án không thực hiện thì cũng chẳng có nhà và đất trong tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét